Các Loại Hình Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước

- Tính linh hoạt khi sử dụng dịch vụ: Số lượng NLĐNC được cung cấp DVCTXH thực tế tại cộng đồng và khi họ gặp vấn đề thì nhân viên kịp thời tiếp cận can thiệp kịp thời, nhanh chóng để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra với NLĐNC. Các DVCTXH phải được triển khai từ cộng đồng để người dân nói chung và NLĐNC dễ tiếp cận.

- Tính đa dạng và phù hợp: NLĐNC làm việc khu vực KTPNN và gia đình của họ có các vấn đề, nhu cầu, tâm sinh lý, nguồn lực, môi trường khác nhau. Để giải quyết các vấn đề này cần có sự phối hợp liên ngành trong cung cấp DVCTXH trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, an sinh xã hội,… Vì vậy DVCTXH đối với NLĐNC được cung cấp một cách đa dạng, phong phú hoặc mang tính đa ngành thì không những tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ mà còn giúp cho việc cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng thân chủ.

- Phù hợp tài chính và đảm bảo được tính liên tục của NLĐNC: Như phân tích ở phần mô hình trên cho thấy, hiện nay các đối tượng sử dụng DVCTXH là đối tượng yếu thế nên được sử dụng miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với NLĐNC khu vực KTPNN thì tùy vào từng đối tượng được miễn hoặc giảm chi phí dịch vụ. Đồng thời nhân viên cần kết nối, huy động các nguồn lực sẵn có từ các chương trình, chính sách của nhà nước hoặc từ cộng đồng, các tổ chức xã hội để phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ cho NLĐNC một cách liên tục, không gián đoạn. Trong thời gian tới cần chú ý đến mức phí của NLĐNC phải chi trả thực tế để sử dụng DVCTXH.

2.2.2.4. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Qua việc nghiên cứu và phân tích khái niệm về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN và phân tích tổng quan ở trên cho thấy, hiện nay ở nước ta có khoảng 29 nhóm DVCTXH, “các dịch vụ mang tính chất chăm sóc nuôi dưỡng dài hạn tập trung ở các Cơ sở xã hội, nhưng việc cung cấp dịch vụ tại cộng đồng nơi đối tượng cư trú lại chưa thực hiện được nhiều” [67]. Trong phạm vi Luận án này, tập trung vào một số loại hình dịch vụ như: hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm và sinh kế; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục; dịch vụ kết nối, chuyển gửi.

* Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn

Nhà ở là một trong những vấn đề nóng bỏng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số NLĐNC khu vực KTPNN có điều kiện và hoàn cảnh sống khó khăn nên họ thường chấp nhận chọn thuê những nơi có cơ sở hạ tầng đô thị yếu kém, ô nhiễm nặng nề,… Bên cạnh đó, nhằm giảm bớt chi phí chi tiêu

hàng tháng họ cùng chung nhau thuê phòng trọ ở để sống và làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của NLĐNC khu vực KTPNN.

Mặt khác, một bộ phận NLĐNC phải thuê nhà trọ, các khu nhà trọ hình thành tự phát, do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là nhà cấp 4 liền tường nên diện tích chật hẹp, môi trường sống ẩm thấp, nóng bức, thiếu ánh sáng, không khí. Một bộ phận NLĐNC thường xuyên thay đổi việc làm và nơi lưu trú nên không khai báo tạm trú, gây khó khăn trong quản lý dân cư, tội phạm. Do vậy, NLĐNC khu vực KTPNN rất cần thông tin về nhà ở an toàn để ổn định cuộc sống và đảm bảo về tình hình an ninh trật tự; việc giáo dục, học hành của con em của NLĐNC. Thực tế cho thấy, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, nhu cầu sống của nhiều NLĐNC khu vực KTPNN thuê trọ không chỉ đơn thuần là có nơi ăn, chốn ngủ, tắm giặt mỗi ngày, mà còn cần một căn phòng trọ khang trang, thoáng mát để có thể an cư lâu dài. Đối với NLĐNC nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng có nhu cầu

sử dụng nhà trọ an toàn rất lớn nhằm ổn định chỗ ở để tìm kiếm việc làm [120, tr67].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nội dung thông tin về nhà ở an toàn đối với người lao động nhập cư

NLĐNC khu vực KTPNN mong muốn là có đầy đủ thông tin về nhà trọ thoáng mát, sạch sẽ, an toàn, có không gian sinh hoạt phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như tiện việc đi làm, đi học, sinh hoạt của gia đình NLĐNC.

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 8

Thông tin về các mô hình nhà trọ an toàn cho NLĐNC khu vực KTPNN như; địa chỉ nhà trọ có thuận lợi cho việc đi lại, học tập và làm việc của họ tránh việc bị lừa gạt mất tiền qua môi giới nhất là đối với NLĐNC mới từ các vùng, miền khác đến đây.

Đối với gia đình NLĐNC khu vực KTPNN có con trong độ tuổi đi học khi họ có chỗ ở ổn định và cư trú có tính chất lâu dài thì họ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nơi học cho con của họ. Bên cạnh đó, NLĐNC cũng rất cần các thông tin về các nhà trọ hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký tại nơi đến cho họ. Đồng thời, NLĐNC cũng cần biết thông tin về giá cả phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và thông tin về các chủ nhà trọ có làm cam kết lấy tiền điện, nước theo đúng giá quy định của nhà nước. Tuy nhiên, nhu cầu của NLĐNC rất cao trong khi đó nguồn cung có giới hạn nên một bộ phận NLĐNC khu vực KTPNN chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về nhà ở an toàn.

* Dịch vụ tư vấn, tham vấn

Thông qua hoạt động tư vấn, tham vấn đối với NLĐNC khu vực KTPNN là giúp cho NLĐNC và gia đình của họ ổn định về mặt tinh thần, giảm bớt những cảm xúc lo lắng, tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn hòa nhập cộng đồng tại nơi đến.

Nội dung tư vấn, tham vấn đối với người lao động nhập cư

Tư vấn, tham vấn về thông tin về mô hình nhà trọ an toàn: Đối với NLĐNC khu vực KTPNN để hòa nhập cộng đồng tại nơi đến thì việc tiếp cận đầy đủ thông tin truyền thông về thông tin dịch vụ nhà ở an toàn là rất quan trọng, nó sẽ giúp họ tìm kiếm được nhà trọ an toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Đồng thời những nhà trọ nào trên địa bàn làm các thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng cho NLĐNC, nhà trọ nào đăng ký với địa phương giữ nguyên giá cho thuê cũng như cam kết lấy tiền điện, nước theo giá quy định của nhà nước.

Tư vấn, tham vấn về tâm lý: Đối với NLĐNC khu vực KTPNN đang đối mặt với cuộc sống chịu nhiều áp lực và khó khăn tại nơi đến đã khiến không ít NLĐNC có vấn đề về tâm lý như: stress, thường xuyên lo lắng thiếu kinh nghiệm, chuyên môn, bất an... Đây là những khó khăn thường gặp, cản trở đối với NLĐNC khu vực KTPNN đặc biệt là giai đoạn đầu tại nơi đến [78].

Những thay đổi về môi trường sống làm cho họ nhớ nhà, lo lắng cho cuộc sống của bản thân và gia đình ở quê, căng thẳng khó hòa nhập tại môi trường mới, NLĐNC khu vực KTPNN rất mong muốn nhận được sự tư vấn, tham vấn về tâm lý để họ có thể giải quyết những khó khăn của mình, yên tâm sinh hoạt, làm việc tại nơi ở mới. Bên cạnh đó, NLĐNC khu vực KTPNN là nạn nhân của bạo lực gia đình lại càng có nguy cơ gặp phải những vấn đề tâm lý trầm trọng như khủng hoảng, trầm cảm, muốn tự tử... Họ không thể biết tới những cơ sở dịch vụ, trung tâm tư vấn tâm lý và cũng không có kinh phí để chi trả cho những loại hình dịch vụ này. Do đó, rất cần có những sự trợ giúp chuyên nghiệp của CTXH cho các nhóm đối tượng này.

Tư vấn, tham vấn về hướng nghiệp, dạy nghề, việc làm, sinh kế: cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, thông tin liên quan đến các lĩnh vực cần thiết cho NLĐNC như: Tư vấn về nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm, pháp lý…hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho NLĐNC, hỗ trợ cho họ được học nghề, chuyển đổi việc làm,... có nhiều cơ hội cho NLĐNC vượt qua khó khăn và hòa nhập cộng đồng tại nơi đến nhanh hơn.

Ngoài ra, NLĐNC khu vực KTPNN còn có nhu cầu được tư vấn, tham vấn về thủ tục vay vốn ưu đãi; các vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐNC; các chương trình, chính sách an sinh xã hội cũng như các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của nhà nước.

Tư vấn, tham vấn về hỗ trợ tiếp cận giáo dục công: Trong thời gian qua các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM được hình thành, phát triển đã thu hút các nguồn lực đầu tư cũng như tiếp nhận nhiều lao động di cư làm cho dân số cơ học tăng nhanh dẫn đến điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cho cấp cơ sở không kịp đáp ứng nhất là

các địa phương có đông lao động di cư tự do. Các cơ sở mầm non ngoài công lập còn tồn tại nhiều bất cập nên họ muốn cho con vào học tại các trường công lập trên địa bàn nhưng một số NLĐNC không biết các thủ tục, điều kiện để được vào học trường công nên cần được tư vấn cụ thể cũng như liên hệ với những ai để làm thủ tục, hồ sơ; các chế độ miễm, giảm học phí; hỗ trợ đồ dùng sách vở,… Nhân viên CTXH cũng tư vấn cho NLĐNC khu vực KTPNN các trường ngoài công lập thì trường nào đủ tiêu chuẩn về điều kiện vật chất, mức học phí phù hợp với gia đình họ.

Tư vấn, tham vấn về nguồn lực: cung cấp cho NLĐNC những thông tin về nguồn lực hỗ trợ, kết nối họ đến các với các Trung tâm cung cấp dịch vụ, các Hội, Ban ngành đoàn thể để giải quyết các vấn đề liên quan của NLĐNC.

Các hình thức tư vấn, tham vấn cho người lao động nhập cư

Tư vấn, tham vấn cá nhân: là hình thức tư vấn, tham vấn giữa một bên là nhân viên tư vấn, tham vấn và một bên là thân chủ/ khách hàng (NLĐNC, người thân trong gia đình, bạn bè,… của NLĐNC khu vực KTPNN).

Tư vấn, tham vấn gia đình NLĐNC: tham vấn gia đình là quá trình tương tác giữa tham vấn viên với gia đình của thân chủ/khách hàng như cha mẹ, vợ chồng, con cái nhằm giúp gia đình giải quyết những vấn đề liên quan đến gia đình họ.

Tư vấn, tham vấn nhóm: là một quá trình tương tác của tham vấn viên với những thành viên trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề có tính chất chung của mỗi cá nhân đồng thời hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực.

Tùy trường hợp cụ thể của từng khách hàng NVCTXH có thể sử dụng các dịch vụ, hình thức tham vấn cá nhân hoặc tham vấn gia đình hoặc tham vấn nhóm linh hoạt nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong hỗ trợ NLĐNC sử dụng được các DVCTXH.

* Dịch vụ hỗ trợ giới thiệu học nghề, việc làm, sinh kế

NLĐNC tại khu vực KTPNN thường là những lao động tự do, thường không có quan hệ lao động về mặt pháp luật. Họ thường gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của NLĐNC cao gấp 5 lần người lao động cư trú tại địa phương [135]. Họ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương tại khu vực đô thị, tuy nhiên họ tiếp cận rất ít các chính sách an sinh xã hội và họ thường bị loại ra khỏi các chương trình giảm nghèo và vay vốn tạo việc làm bởi không đáp ứng được quy trình xét duyệt thường căn cứ vào tình trạng cư trú [92]. Để ổn định cuộc sống tại đô thị NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN có nhu cầu tìm được việc làm phù hợp, ổn định và có thu nhập tốt hơn để đảm bảo cuộc sống ở nơi đến. Đây là nhu cầu có thể nói là lớn nhất để đảm bảo thực hiện được những nhu cầu khác. Khi có công việc, có thu nhập họ mới có thể gửi tiền

về gia đình, mới có thể trang trải cuộc sống. Mặt khác, NLĐNC có nhu cầu vay vốn ưu đãi tạo việc làm cũng như mong muốn hỗ trợ tìm việc làm trong các chương trình, chính sách tại địa phương.

Bên cạnh đó, NLĐNC khu vực này cũng có nhu cầu được các Trung tâm giới thiệu việc làm, ban/ngành; đoàn thể hỗ trợ hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và tổ chức mở các lớp dạy nghề cho họ về các ngành nghề hiện nay trên thị trường lao động có nhu cầu tuyển dụng cao. Thực tế ở TPHCM hiện nay đã có rất nhiều những công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, số lượng công ty có uy tín, chất lượng còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu cho NLĐNC. Để tránh những trường hợp rủi ro có thể xảy ra với họ như bị lừa gạt và mất những chi phí không đáng có qua môi giới thì NVCTXH hỗ trợ họ tiếp cận được các thông tin về học nghề, việc làm và kết nối họ đến các Trung tâm giới thiệu việc làm, các tổ chức, ban/ngành khác hỗ trợ tìm kiếm được công việc phù hợp được ký hợp đồng lao động và đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt.

* Dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho con học trường công lập

Hiện nay việc phân bổ ngân sách về cơ bản vẫn dựa vào dân số thường trú sẽ làm tăng gánh nặng cho địa phương có đông người nhập cư, tăng áp lực lên các cơ sở vật chất kinh tế- xã hội. Do đó, chính quyền địa phương sẽ dành ưu tiên trước hết cho những người có hộ khẩu thường trú trước tình trạng quá tải, cầu vượt cung của các hạ tầng cơ sở xã hội, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản.

NLĐNC khu vực KTPNN thường không có nơi ở cố định, không có hộ khẩu thường trú, với mức sống nhìn chung còn thấp và luôn phải tiết kiệm gửi tiền về nhà nên việc tiếp cận được các dịch vụ giáo dục công lập là rất hạn chế. Trong đó, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vấn đề này chính là trẻ em, những đứa trẻ là con của các gia đình nhập cư gặp khó khăn trong cơ hội về tiếp cận giáo dục, không đủ các điều kiện để được học tại các trường công lập như trẻ em cùng lứa ở nơi đến.

Đối với gia đình NLĐNC khu vực KTPNN di chuyển cả gia đình hoặc có con trong độ tuổi đi học, họ thường lo lắng rất nhiều làm thế nào để tìm được nơi học cho con của mình trong điều kiện kinh phí hợp lý, có thể chi trả được phù hợp với hoàn cảnh của gia đình. Hiện nay khối các trường dân lập được mở ra rất nhiều, không có hộ khẩu thì trẻ em vẫn có thể đi học được, tuy nhiên học phí của những trường này rất cao, chỉ phù hợp với những NLĐNC đã có công ăn việc làm ổn định, còn với những NLĐNC có trình độ học vấn và nghề nghiệp không ổn định thì thực sự đó là khó khăn lớn và họ đều mong mỏi có được trường học phù hợp cho con cái của mình, đảm bảo quyền học tập của các con [120, tr68].

Mức độ sử dụng các dịch vụ giáo dục của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN bị hạn chế. Thực tế là họ không được xem là cư dân địa phương và không có hộ khẩu là điều kiện tiên quyết để nhận dịch vụ về giáo dục công lập. Trong trường hợp NLĐNC có thể mua DVCTXH, họ phải trả mức giá cao hơn gấp ba lần người dân địa phương. Vì vậy, họ có nhu cầu được tôn trong và đối xử bình đẳng trong học tập và trong các hoạt động khác. Được xét miễn giảm học phí, trang bị đầy đủ sách giáo khoa, học bổng theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo. Đối với gia đình NLĐNC gặp khó khăn thì vận động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, mạnh thường quân hỗ trợ xe đạp đến trường cho con của họ.

Đối với NLĐNC khu vực KTPNN họ thường thiếu những kỹ năng xã hội, do vậy cần được trang bị kiến thức và kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng làm việc, kỹ năng thiết lập và mở rộng quan hệ xã hội,... để có hiểu biết và hành vi đúng đắn, có lối sống lành mạnh tránh vướng vào các tệ nạn xã hội .

Bên cạnh đó, hoạt động CTXH hỗ trợ giáo dục sẽ đảm bảo cho trẻ em trong các gia đình NLĐNC khu vực KTPNN có quyền được tham gia học tập, mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản về học tập của trẻ em nhập cư. Đồng thời NVCTXH thể hiện vai trò là người giáo dục, hướng dẫn trẻ em nhập cư học, hỗ trợ và tổ chức học tập cho trẻ.

* Dịch vụ kết nối, chuyển gửi

NLĐNC khu vực KTPNN có rất nhiều các nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như: nhà ở an toàn; nhu cầu được tư vấn, tham vấn, nhu cầu hỗ trợ việc làm, sinh kế; nhu cầu hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập,... Do vậy để trợ giúp cho họ không thể hoạt động đơn lẻ mà cần phải kết nối đến mạng lưới nguồn lực song song với việc phối hợp cùng các ban ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tham gia. “Sự kết nối, chuyển gửi đến mạng lưới các nguồn lực sẽ giúp chia sẻ thông tin và nắm bắt được tình hình NLĐNC tại mỗi địa phương, kịp thời phát hiện các nguy cơ, các vấn đề nảy sinh của NLĐNC khu vực KTPNN để lên kế hoạch can thiệp hiệu quả” [120, tr.70].

Một số chính sách, chương trình dành cho NLĐNC từ nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện không có nhiều. Để có thể hỗ trợ tốt cho NLĐNC khu vực KTPNN được tiếp cận nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thọ thì ngoài nguồn lực của nhà nước rất cần thiết phải kết nối, chuyển gửi trẻ đến các nơi cung cấp dịch vụ; các Hội, Ban/ngành đoàn thể; các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn lực hỗ trợ ở đây không chỉ là nguồn lực từ vật chất mà còn nguồn lực con người cũng tạo nên sự thành công trong việc cung cấp các DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua một số tổ chức phi chính phủ TPHCM đã cung cấp một số loại hình DVCTXH cho NLĐNC vào Thành phố, giúp cho họ nắm bắt được các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình, những vấn đề xung đột nảy sinh giữa NLĐNC với chủ sử dụng lao động cũng như phòng ngừa vướng vào các loại tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều NLĐNC khu vực này chưa nắm bắt được thông tin cũng như các nguồn lực hỗ trợ cho họ vẫn còn hạn chế, thì rất cần thiết có nhiều hoạt động cung cấp, kết nối dịch vụ và chuyển gửi cho họ cần phải linh hoạt, vì thực tế NLĐNC đến từ rất nhiều địa bàn cư trú và ở nơi khác nhau nên các dịch vụ có thể giảm bớt các thủ tục để các cơ sở, trung tâm có thể linh hoạt trong tiếp nhận, hỗ trợ cho NLĐNC và nhằm tạo điều kiện để họ được tiếp cận với các DVCTXH giải quyết các vấn đề của mình.

Việc kết nối, chuyển gửi NLĐNC đến các hội/ban ngành, đoàn thể, Trung tâm cung cấp dịch vụ để giúp NLĐNC được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thông tin về mô hình nhà ở an toàn là cần thiết, vì để cho NLĐNC và gia đình họ có một không gian sinh hoạt thoáng đãng có nơi sinh hoạt tập thể và được sử dụng điện, nước đúng giá quy định của nhà nước cũng như họ cảm thấy được an toàn làm việc, học tập và an cư lâu dài tại nơi đến.

Kết nối, chuyển gửi tiếp cận dịch vụ tư vấn, tham vấn. Trong những năm gần đây các dịch vụ tư vấn, tham vấn ở nước ta hiện nay đang có sự phát triển mạnh mẽ đáp ứng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Đối với NLĐNC khu vực KTPNN gặp khó khăn về tâm lý, tình cảm hoặc cần có sự hỗ trợ về chuyên môn sâu thì kết nối, chuyển gửi đến phòng CTXH, trung tâm CTXH hay các tổ chức ban/ngành, đoàn thể để giải quyết vấn đề của NLĐNC khu vực KTPNN.

Bên cạnh đó kết nối, chuyển gửi tiếp cận học nghề, việc làm và sinh kế thông qua các hội ban/ngành, đoàn thể tại địa phương có thể giới thiệu đến các trung tâm đào tạo nghề, có thể miễn giảm học phí giúp NLĐNC khu vực KTPNN gặp khó khăn được học nghề và có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.

Ngoài ra kết nối, chuyển gửi NLĐNC và thành viên gia đình họ tiếp cận dịch vụ giáo dục. Để thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ này thì NLĐNC cần tuân thủ các quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng dài hạn, nhưng do tính chất công việc nên họ thường không có sự ổn định về nơi ở nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ này. Đối với NLĐNC khu vực KTPNN còn trẻ thì nhu cầu được tiếp cận dịch vụ giáo dục là rất lớn, nên nhân viên CTXH cần chú trọng dịch vụ kết nối, chuyển tuyến trong giáo dục để hỗ trợ cho NLĐNC và thành viên gia đình họ được học tập, rèn luyện,

nâng cao trình độ văn hóa, trình độ giáo dục. Góp phần giúp NLĐNC cải thiện phần nào khó khăn trong cuộc sống và tạo điều kiện cho họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng tại nơi đến nhanh hơn. Dịch vụ có ý nghĩa rất lớn đối với NLĐNC không những về mặt vật chất mà còn mang ý nghĩa về tinh thần rất lớn để họ an tâm và có động lực vươn lên trong cuộc sống.

2.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cận dựa trên thuyết hành vi

Cách tiếp cận hành vi được một số nhà tâm lý học đề cập đầu thế kỷ XX, đại diện xuất sắc là nhà tâm lý học John Waston (1878 – 1958); Tocdike (1874 – 1949); B.Ph Skinner (1904 – 1990),… Theo quan niệm chung, hành vi luôn xuất phát từ một quá trình ý thức của con người, môi trường có gây tác dộng đến những hành vi của con người hay là bản thân hành vi có thể tự do bộc lộ theo đúng mong muốn của con người. Theo John Waston, hành vi của con người là do các kích thích từ môi trường tạo ra, chúng được hình thành theo cơ chế phản xạ khi được luyện tập và nếu được giáo dục đúng, con người có thể học được mọi thứ.

Sau đó Skinner đã phát triển lý thuyết của mình dựa trên luận điểm kích thích tạo hành vi của John Waston. Ông cho rằng, con người có phản ứng do có một sự thay đổi của môi trường, gọi là tác nhân kích thích. Phản ứng của con người là tác nhân gây kích thích. Khi có một tác nhân gây kích thích sẽ có nhiều khả năng gây phản ứng của con người, những phản ứng có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hoặc được trải nghiệm. Như vậy, hành vi hành vi của con người không phải tự có mà do chúng ta học hoặc chúng ta được củng cố nó. Theo cách lý giải này, chúng ta có thể học được những hành vi khác để thay thế hành vi không mong muốn, không thích nghi [79].

Ứng dụng lý thuyết này vào luận án

Để thay đổi hành vi của NLĐNC thì NVCTXH phải sử dụng các biện pháp tác động tích cực, cần cung cấp cho thân chủ các mẫu hình để họ quan sát, ghi nhớ và lặp lại. Mẫu hình này có thể cung cấp bằng biện pháp truyền thông cho thân chủ qua các lớp tập huấn, nói chuyện, qua các tài liệu bằng hình ảnh (video) hoặc bằng chính hoạt động truyền thông của NVCTXH có kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng tốt tác động vào nhằm giúp thân chủ tự nhận ra những suy nghĩ không phù hợp của mình tạo nên những hành vi đúng đắn tương ứng. Do vậy, NVCTXH sẽ chú trọng vào biện pháp truyền thông để có thể góp phần tích cực cho việc hỗ trợ thân chủ có hành vi phù hợp hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023