Các Nghiên Cứu Về Khả Năng Tiếp Cận Chính Sách An Sinh Xã Hội Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước

Nghiên cứu của Veronique Marx và Katherine Fleischer (2010), đã chỉ ra rằng những người di cư không nằm trong các chương trình di cư của Chính phủ. Các phân tích trong tài liệu chỉ ra các xu hướng nổi trội của di cư trong nước, tác động của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội, những khó khăn và thách thức mà người di cư gặp phải trong quá trình di cư. Mặt khác, sự tác động này sẽ phụ thuộc vào các môi trường chính trị, kinh tế và xã hội cùng với hành vi và nguồn lực của cá nhân người di cư và gia đình của họ. Nghiên cứu đã gợi mở cho luận án chú ý về khả năng huy động và kết nối nguồn lực để hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN [133].

Nghiên cứu của Catherine Locke và Heather Xiaoquan Zhang (2012), tác giả tập trung nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vì hai nước này đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế. Điều này đã kéo theo sự gia tăng mạnh về nhiều loại hình di dân “mới” và chỉ ra di dân và các mối liên hệ của nó với tái sản xuất có sự phân tầng do những điều kiện cư trú và quyền lợi xã hội có liên quan. Chính điều này sẽ là rào cản lớn mà NLĐNC bị từ chối đến những quyền liên quan đến chương trình, chính sách an sinh xã hội của họ tại nơi đến. Điều này sẽ giúp cho hướng nghiên cứu của luận án chú ý khi đề cập cách tiếp cận về quyền trong quá trình lập kế hoạch hỗ trợ NLĐNC [20].

Nghiên cứu của Piper (2012), cho thấy sự khác biệt của người di cư giữa nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực: chính sách, vị trí trong thị trường lao động, kinh nghiệm và quyền lợi. Những sự thay đổi đã dần dần trở nên rõ rệt hơn không chỉ về số lượng nữ di dân ngày một tăng mà còn về những hình thức di cư của họ. Đây là những gợi mở để luận án xem xét có sự khác biệt gì giữa nam và nữ trong quá trình di cư [85].

Nghiên cứu của China Labour Bulletin - CLB (2016), đã chỉ ra những vấn đề đối mặt của công nhân nhập cư là con của họ phải bỏ lại ở các vùng nông thôn, còn những đứa trẻ đi cùng cha mẹ đến các thành phố bị phân biệt và hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế. Về lý thuyết các trường công lập sẵn sàng nhận trẻ em di cư vào học, trong lĩnh vực sức khỏe chính quyền đã thiết kế các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có giá cả phải chăng hơn cho NLĐNC. Trên thực tế ở Trung Quốc, còn nhiều trở ngại được đặt ra để hạn chế cơ hội học tập và phải trả chi phí khám chữa bệnh cao hơn nhiều với thu nhập của cha mẹ. Bài viết này mới chỉ đề cập đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế, ngoài ra còn nhiều dịch vụ khác đối với NLĐNC chưa được đề cập [148].

Nghiên cứu của Dheer và Lenartowicz (2017), cho thấy NLĐNC và con cái của họ phải đối mặt các rào cản về chính sách cũng như một số vấn đề khác tại nơi đến. Việc thiết lập một nghề nghiệp có tầm quan trọng đáng kể, vì nó không chỉ cung cấp ổn định kinh tế cho những các cá nhân, nhưng cũng ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc gia đình và thích ứng văn hóa xã hội của họ (Bhagat & London, 1999; Yakushko,

Backhaus, Watson & Gonzalez, 2008). Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ tính linh hoạt xã hội ngày càng được mở rộng và ảnh hưởng đến định hướng cấu trúc xã hội và bản sắc nghề nghiệp của người di dân trong quá trình di cư này. Đây là những khoảng trống về mặt chính sách đối với họ và cần có những nghiên cứu sâu hơn về chính sách để hỗ trợ đối với NLĐNC khu vực KTPNN tại nơi đến [161].

1.1.2. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận chính sách an sinh xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Nghiên cứu của Marx và Fleischer (2010), cho thấy các quyền đã được thừa nhận trong các chuẩn mực quốc tế và quy định trong khung pháp lý của Việt Nam. Tuy nhiên, NLĐNC gặp những khó khăn thách thức gặp phải trong quá trình di cư bởi do thực trạng đăng ký hộ khẩu của họ sẽ ảnh hưởng đến việc thụ hưởng chính sách an sinh xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, việc đăng ký hộ khẩu được cải thiện theo hướng thuận lợi hơn rất nhiều đối với NLĐNC. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận NLĐNC phải sử dụng các DVXH tư nhân đắt đỏ, chính điều này làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và làm tình trạng nghèo đói đô thị tăng lên. NLĐNC đã bị loại trừ về mặt xã hội theo những phương cách nhất định và còn khoảng trống về chính sách đối với họ. Vì vậy, cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về các dịch vụ khác nhằm nâng cao lợi ích và quyền của họ trong xã hội đô thị [166].

Nghiên cứu của Locke và Zhang (2012), đã chỉ ra rằng ở Việt Nam và Trung Quốc di dân và các mối liên hệ của nó với tái sản xuất có sự phân tầng do những điều kiện cư trú và quyền lợi xã hội có liên quan. Hệ thống đăng ký hộ khẩu đang hạn chế NLĐNC tiếp cận DVXH tại nơi họ đến (GSO 2005:10) [20]. Mặc dù khoảng cách về tiếp cận DVXH đối với NLĐNC đã bớt căng thẳng hơn so với các báo cáo trước đây, song những NLĐNC chưa có hộ khẩu ở đô thị vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công tại nơi đến. Bài viết gợi mở đến những yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận các chương trình, chính sách ASXH của NLĐNC từ nông thôn ra đô thị cũng như giảm thiểu những rủi ro, những tổn thương và có lẽ cả những khoảng cách gắn liền với việc xây dựng và quản lý đời sống gia đình cho NLĐNC.

Nghiên cứu của tác giả Pookunju (2012), đã chỉ ra điều kiện sống, làm việc của người dân di cư đến Gurgaon, Ấn Độ và đã phác thảo bức tranh khá ảm đạm về hoàn cảnh sống hiện tại của những người di cư về những khó khăn đang đối mặt. Hầu hết người di cư sống ở các khu công nghiệp thiếu tất cả tiện nghi đô thị cần thiết như nước sạch, hệ thống thoát nước, giao thông vận tải… và họ cũng không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế… điều này gây cản trở cho sự phát triển của họ tại nơi đến [94].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của Locke và Zhang (2012), đã chỉ ra ở Trung Quốc đại đa số NLĐNC đều “không đăng ký” và phần lớn trong số họ bị từ chối những quyền liên quan đến các chương trình ASXH với lý do chế độ an sinh xã hội của NLĐNC đã được hưởng tại quê nhà. Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Trung Quốc nhằm ngăn cản sự di cư từ nông thôn ra thành thị. Những khó khăn mang tính thể chế này gây trở ngại lớn đối với những NLĐNC đang cố gắng xây dựng và duy trì hôn nhân của họ, mang thai và nuôi con không được hưởng các chương trình, chsinh sách tại nơi nhập cư. Ngay cả các phụ nữ nhập cư lấy chồng thành phố cũng có thể đối diện với vấn đề này, vì việc đăng ký hộ khẩu của con đi theo hộ khẩu của mẹ chúng. Đây là khoảng trống trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với người lao động nhập cư tại các đô thị lớn [74].

Nghiên cứu của ILO tại Thái Lan (2015), đã chỉ ra mặc dù đã có những cải cách trong chính sách, nhiều thách thức tiếp tục tồn tại đối với nhiều NLĐNC không đăng ký thường xuyên sẽ làm hạn chế các quyền lợi trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục đối với các thành viên gia đình họ. Việc tiếp cận DVXH của NLĐNC đã bị hạn chế bởi các rào cản như: thái độ không ủng hộ, các nguồn lực hạn chế của chính phủ trong thực hiện các dịch vụ sẵn có, và do thiếu thông tin và rào cản ngôn ngữ đối với NLĐNC. Đặc biệt là những người không có tư cách pháp nhân, bị từ chối tiếp cận với các DVXH cơ bản và có những khó khăn để có được sự trợ giúp pháp lý, do đó làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của họ. Đây cũng một trong những khoảng trống về chính sách đối với NLĐNC bị hạn chế về quyền và lợi ích khi tiếp cận các DVXH tại nơi đến [149]; [150].

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 4

1.1.3. Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Nghiên cứu của Mary nomme russell & Bonnie white (2002), đã chỉ ra NVCTXH cần cung cấp các DVCTXH hỗ trợ và thông tin cũng như tư vấn cho gia đình nhập cư về các trường nội trú trẻ em và gia đình của họ. Ảnh hưởng của đa văn hóa đến mối quan hệ giữa NLĐNC trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục tại nơi đến. Bên cạnh đó, NVCTXH làm cầu nối văn hoá, cung cấp các DVCTXH hỗ trợ NLĐNC nỗ lực để hòa nhập trong một bối cảnh văn hoá khác. Bài viết chỉ mới đề cập đến vai trò giáo dục, hòa nhập cộng đồng thì còn nhiều lĩnh vực DVCTXH khác mà NLĐNC cần sự can thiệp của nhân viên CTXH [158].

Nghiên cứu của Emilia E. Martinez-Brawley và Estrella Gualda (2009), đã chỉ ra các phương tiện thông đại chúng là một lực lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong sự phát triển của dư luận và đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và thay đổi ý

kiến công chúng. Khi NVCTXH giải quyết mối quan tâm về NLĐNC hoặc chính sách nhập cư, họ đang giải quyết các hình ảnh truyền thông được ăn sâu trong tư tưởng của các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, NVCTXH có khả năng thúc đẩy thảo luận tích cực bằng cách đưa ra những quan điểm tích cực hơn về hiện tượng nhập cư. Điều quan trọng cần có những nghiên cứu tiếp theo để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chương trình, chính sách, DVCTXH hỗ trợ NLĐNC cải thiện điều kiện sống [146].

Nghiên cứu của Sonia Dias & cộng sự (2012), đã chỉ ra thái độ của nhân viên y tế ảnh hưởng đến hành vi, chất lượng chăm sóc và sức khoẻ đối với bệnh nhân nhập cư. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, trong số các bác sĩ, y tá những người lớn tuổi có thái độ ít tích cực hơn và có cảm xúc tiêu cực mạnh hơn so với những người trẻ hơn. Nghiên cứu này chỉ ra cần củng cố nhu cầu xây dựng các giải pháp ngăn ngừa thái độ tiêu cực và rập khuôn trong các dịch vụ y tế và nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho NLĐNC. Bài viết đã gợi mở ra đây một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN [164].

Nghiên cứu của Thomas RW Blair (2012), đã chỉ ra người cao tuổi nhập cư theo con cái của họ phải được công nhận. Việc nhập cư vào nơi ở mới đã làm xáo trộn đến các quan hệ xã hội và những thay đổi văn hóa của riêng họ và gia đình. Quá trình này khiến những người cao tuổi nhập cư dễ bị cô lập xã hội và không có khả năng được tiếp cận các DVXH (Becker & cộng sự, 2003 ; Teas & Mazumdar, 2002). Do vậy, cần nghiên cứu sâu hơn để có cơ sở thiết kế các chương trình, DVXH phù hợp với nhu cầu NLĐNC nhất là để giúp đỡ những NLĐNC trên 60 tuổi tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và các DVCTXH khác [165].

Nghiên cứu của Younshik Chung và Cộng sự (2014), đã chỉ ra người nhập cư có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển rất lớn. Tuy nhiên, họ thường phải đối mặt với rào cản về ngôn ngữ, họ không biết địa chỉ tại nơi đến, các dịch vụ xã hội,… Nhiều người lao động nước ngoài mới có thể hưởng lợi từ các nguồn thông tin và các chương trình giáo dục về tiếng Hàn. Từ đó có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội và các hoạt động như nhà ở giá rẻ, giáo dục, việc làm và vui chơi giải trí (FHWA & FTA, 2002; Khisty, 1996; Littman, 2014; Lucas, 2004). Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện các dịch vụ vận chuyển hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN hội nhập vào xã hội tại nơi đến [168].

Nghiên cứu của Sally Lindsay và cộng sự (2014), cho biết những thách thức chung mà các NVCTXH gặp phải bao gồm rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt về giới tính và thế hệ, thiếu kiến thức về các nguồn lực, và những khó khăn trong việc xây

dựng mối quan hệ và tin tưởng. NVCTXH phải vượt qua những thách thức này bằng cách làm việc như là "môi giới văn hoá" để liên kết gia đình nhập cư đến các nguồn lực và để làm cầu nối trung gian giữa sự định hướng văn hoá của bệnh nhân và nhà lâm sàng. Ngoài vai trò kết nối nguồn lực thì NVCTXH sử dụng hàng loạt các vai trò khác nhau hỗ trợ đối với NLĐNC. Vì vậy, cần có sự đa dạng trong việc cung cấp sức khỏe và các dịch vụ CTXH cho các gia đình di dân, thiết lập mạng lưới quan hệ tin cậy giữa bệnh nhân và NVCTXH để hỗ trợ cho NLĐNC tăng năng lực và giải quyết được các vấn đề của mình (Boyle & Springer, 2001; Breland & Ellis, 2012) [162].

Nghiên cứu của Jaehee Yi & cộng sự (2016), đã chỉ ra rằng do sự khác biệt về hàng rào ngôn ngữ, văn hóa, bị phân biệt đối xử nhiều thanh niên và gia đình họ không tiết lộ tình trạng di dân của mình. Họ có nhu cầu sử dụng DVXH nhưng các DVXH hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của NLĐNC. Nói cách khác đặc điểm cá nhân như tuổi tác và thời gian làm việc… có thể ảnh hưởng đến DVXH mà họ cung cấp cho khách hàng và những thách thức mà NLĐNC có thể phải đối mặt và nhu cần có những chính sách hỗ trợ NLĐNC ngay từ đầu quá trình di cư đảm bảo sự công bằng, ổn định cuộc sống cho họ tại nơi đến [151].

Nghiên cứu của Mark L.Hatzenbuehler và cộng sự (2016), đã chỉ ra các chính sách hạn chế nhập cư có thể gây phương hại đến tinh thần sức khỏe của người Mỹ gốc La tinh ở Hoa Kỳ và tác động đến tâm lý của trẻ. Bởi vì, chúng luôn lo lắng, sợ hãi khả năng cha mẹ bị trục xuất vì không có giấy tờ và bị kỳ thị. Mặt khác, chính sách này cũng tác động gây hại nghiêm trọng đối với cả NLĐNC lẫn người không di dân người Latinh (Jim Enez-Silva et al, 2014.; Salas và cộng sự, 2013; Toomey Và cộng sự, 2014). Ngoài vấn đề chính sách nhập cư ảnh hưởng đến sức khỏe thì bài viết còn hạn chế chưa đề cập đến vấn đề hòa nhập cộng đồng thông qua các mạng lưới NLĐNC [157].

Nghiên cứu của Maria-Asuncion Martinez-Roman (2017), đã chỉ ra sự kỳ thị kết hợp với các yếu tố phân biệt khác đối với người di cư sẽ làm tăng nguy cơ bạo lực và những rào cản làm hạn chế người nhập cư khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ CTXH hỗ trợ. Quá trình nhập cư rất phức tạp và có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ bị lạm dụng (Ayllon, Orjuela, & Román, 2011; Fergus, 2012). Phụ nữ di dân dễ bị tổn thương bởi nhiều lý do có thể liên quan, ví dụ, với các yếu tố văn hoá trong cộng đồng của họ, kinh tế, dễ bị lạm dụng bởi các thành viên bản địa của xã hội chủ nhà, và các rào cản mà họ gặp phải để tiếp cận thông tin và các DVCTXH hỗ trợ (Mateo Pérez, 2002; Sokoloff & Dupont, 2005). Nghiên cứu này cho thấy còn lỗ hổng trong việc

thiết kế các chương trình, chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu đối với NLĐNC tại nơi đến [156].

Nghiên cứu của Natalia Khvorostianov & Ben (2017), cho biết CTXH không tồn tại như một nghề thực hành ở Liên Xô cũ (FSU) và do đó phần lớn NLĐNC FSU đến Israel không có kiến thức cơ bản về CTXH. Mặc dù chính phủ Liên Xô duy trì một hệ thống an toàn xã hội toàn diện về bảo hiểm xã hội, như lương hưu và trợ cấp cựu chiến binh, trợ cấp tàn tật,... Mặt khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người nhập cư là truyền thông đại chúng. Bởi vì, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, lợi ích mang lại từ CTXH, làm cầu nối trung gian giữa các cơ quan CTXH và các cộng đồng nhập cư. Do đó, điều quan trọng là đào tạo NVCTXH không chỉ trong mối quan hệ liên văn hóa với khách hàng nhập cư, mà còn trong việc duy trì đối thoại thận trọng với các chuyên gia về di dân. Bài viết đã chỉ ra cần có sự chuyên nghiệp hóa trong việc cung cấp các DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN để NVCTXH hỗ trợ/can thiệp cho họ giải quyết các vấn đề xã hội có thể xảy ra trước khi nhập cư [160].

1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước

1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Trong những năm gần đây chủ đề di dân đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu mang tính thời sự của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, chính sách đổi mới và mở cửa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung và các vùng đô thị nói riêng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, dẫn đến sự tăng nhanh các dòng di dân từ nông thôn ra đô thị, các khu công nghiệp, điển hình một số nghiên cứu:

Những năm đầu tiên của thập niên 90, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về di dân điển hình như Tống Văn Đường; Doãn Mậu Diệp và các tác giả, 1996; Đỗ Văn Hoà, 1998; Đặng Nguyên Anh, 1997, Đặng Nguyên Anh 1998; Vũ Thị Hồng và các tác giả, 2003; Nguyễn Thị Thiềng, Patrick Gubry et al, 2004; Nguyễn Thị Thiềng, Vũ Hoàng Ngân, 2006); Hoàng Bá Thịnh (1998) Các nghiên cứu này tập trung vào thực trạng và những nguyên nhân di cư, đặc trưng cơ bản của người di cư, việc làm và thu nhập của họ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 42% trong số họ đã có khả năng tìm việc trong tuần đầu tiên và 68% trong tháng đầu tiên kể từ khi họ đến thành phố, trong khi đó tỷ lệ tương ứng đối với nữ di chuyển đến trong giai đoạn 1984 - 1989 chỉ là 27% và 51%... Đồng thời nhóm NLĐNC mới di chuyển đến nơi mới ít hơn 6 tháng hầu như chưa

được tính đến. Đây là một khoảng trống trong việc xác định vấn đề và nhu cầu cần trợ giúp đối với NLĐNC thông qua các DVCTXH [104],[112], [108]; [109].

Nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Thọ (2002), Hoàng Văn Chức (2004), đã chỉ ra những thực trạng, đặc điểm di dân cũng như di dân giữa các quận huyện Tp.HCM trong quá trình đổi mới và ảnh hưởng của di dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TPHCM; từ đó làm cơ sở khoa học nhằm đề ra những giải pháp thích hợp và điều tiết quá trình di dân ở TPHCM, phục vụ quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố. Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của di dân đến quá trình phát triển mà chưa đề cập đến những đóng góp, các quyền và lợi ích của người nhập cư được hưởng tại nơi đến và cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ vấn đề này [26], [113].

Nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (2004), đi sâu phân tích động thái di dân và đô thị hóa bền vững ở Hà Nội và TPHCM, là hai thành phố đông dân nhất Việt Nam và cũng là nơi có mức độ đô thị hóa và di dân cao nhất nước. Bài viết cũng làm sáng tỏ chiều cạnh di dân, đô thị hóa bền vững và môi trường sống của hai thành phố. Chiều cạnh nói trên cho thấy, môi trường sống ở Hà Nội hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Bầu không khí, nguồn nước, đất đai đều ít nhiều bị ô nhiễm. Dân số gia tăng tiếp tục tạo thêm sức ép đối với môi trường sống [5].

Chuyên khảo của Tổng cục thống kê thực hiện (2006), đã chỉ ra những ảnh hưởng của các sự kiện như giáo dục, hôn nhân, nghề nghiệp,.. đối với cuộc sống của NLĐNC, cũng như sự khác biệt về bản chất của các sự kiện này ở từng nhóm NLĐNC. Trên cơ sở đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu để xây dựng các chính sách và khung pháp lý về NLĐNC góp phần vào việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp vùng và cấp quốc gia, đặc biệt là cho các vùng nông thôn, trong đó thể hiện sự tôn trọng đối với các quyền cơ bản của NLĐNC và giúp họ hòa nhập với xã hội nơi chuyển đến. Kết quả nghiên cứu cũng đã đề cập đến nguyên nhân và hậu quả của phụ nữ di cư, lý do di cư và quyết định di cư, vấn đề sức khoẻ, khoảng trống trong tiếp cận về quyền và chính sách, những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ di cư,… họ không được thụ hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐNC tại nơi đến [124];[110].

Nghiên cứu của Bùi Thị Xuân Mai và Cộng sự của (2012), đã chỉ ra tình trạng chưa đáp ứng được nhu cầu và vắng những dịch vụ trợ giúp xã hội liên quan tới di cư như tham vấn tâm lý, tư vấn pháp lý trước khi di cư có tác động không tích cực đến tâm lý di cư của thanh niên nông thôn. Những phát hiện trên là căn cứ khoa học để phát triển, hoàn thiện các chính sách trợ giúp thanh niên nông thôn, giúp họ có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định dư cư hay không cũng như tăng cường hiệu quả nếu thanh niên nông thôn di cư tới nơi khác để sinh sống và lập nghiệp [76]; [32].

Nghiên cứu của Trần Nguyệt Minh Thu (2013), cho biết dòng di cư ngày càng mạnh mẽ từ nông thôn ra thành phố với nhiều nguyên nhân đa dạng và phức tạp, trong đó phần đông vì lý do kinh tế, có những nét đặc trưng về giới, tuổi, học vấn, ... Nữ có xu hướng di cư ngày càng nhiều, hình thành nên một lực lượng quan trọng trong khu vực kinh tế phi chính thức tại đô thị và họ đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Song, bất chấp tất cả những khó khăn đó, di cư lao động và đi làm ăn xa vẫn là một lời giải phù hợp và khả thi cho bài toán phát triển kinh tế gia đình nông thôn hiện nay. Trên cơ sở đó, cần có nghiên cứu tiếp theo để đánh giá đúng nhu cầu sử dụng dịch vụ và có những hoạt động trợ giúp phù hợp với NLĐNC tại các đô thị [115].

Nghiên cứu của Phạm Thanh Thôi (2013), đã chỉ ra khía cạnh đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, điều kiện sống, làm việc, thu nhập và tiếp cận các DVXH ở đô thị của thanh niên nhập cư. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến sự phân tầng trong lĩnh vực kinh tế giữa người sử dụng lao động và người “bán” sức lao động ngày càng lớn. Mặt khác, đời sống văn hóa, giải trí và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn nghèo nàn. Các cơ sở sản xuất chưa có chính sách hay kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này trong chiến lược đầu tư, phát triển kinh tế của họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra còn thiếu các chính sách hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN tiếp cận dịch vụ văn hóa tại các đô thị [114].

Nghiên cứu của Trần Nguyệt Minh Thu (2014), đã chỉ ra lao động di cư ra thành phố là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế và tiếp cận với các nguồn sinh kế bổ sung đối với hộ gia đình nông thôn. Trong bối cảnh đó, hòa nhập cộng đồng là cần thiết để vừa nâng cao hiệu quả của những nỗ lực làm kinh tế, song cũng đảm bảo được chất lượng cuộc sống nói chung vừa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần, tạo nền tảng vững chắc cho hơn cho những nỗ lực của NLĐNC. Xuất phát từ cách tiếp cận xã hội học, luận án đã tập trung vào việc nhận diện quá trình hòa nhập cộng đồng đời sống đô thị của NLĐNC trên hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Đồng thời qua đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị tạo thuận lợi hơn nữa cho NLĐNC trong quá trình hòa nhập cộng đồng tại đô thị. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến quá trình hòa nhập cộng đồng mà chưa đề cập đến các khía cạnh khác của NLĐNC [116].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), đã chỉ ra quá trình nhập cư xuất phát từ sự điều chỉnh, cân đối giữa nhu cầu và nguồn lao động giữa các vùng lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị. NLĐNC vào các thành phố có những đặc trưng riêng như ít người có nhà ở cố định, có ít người thân quen, phần đông họ thiếu kiến thức, hiểu biết về môi trường sống mới. Do đó, họ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tiếp

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí