sự hỗ trợ ở đâu. Vì vậy, khi sử dụng DVCTXH chúng tôi sẽ được giúp đỡ để giải quyết được các vấn đề của mình”. (Nữ, 31 tuổi, NLĐNC quận Bình Tân).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy, nhận định mức độ cần thiết sử dụng DVCTXH của NLĐNC nhóm nam và NLĐNC nhóm nữ làm việc trong khu vực KTPNN có sự khác biệt nhưng không nhiều. Nhìn chung, nhận định của NLĐNC nhóm nữ cao hơn ở nhóm nam như dịch vụ tư vấn, tham vấn (ĐTB nhóm nữ = 3,49; ĐTB nhóm nam= 3,39); Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế (ĐTB nhóm nữ= 4,34; ĐTB nhóm nam= 3,39); dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập (ĐTB nhóm nữ= 4,08; ĐTB nhóm nam= 4,02). Ngược lại nhận định của NLĐNC nam cao hơn nữ về mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ như thông tin nhà trọ an toàn (ĐTB nhóm nam= 4,73; ĐTB nhóm nữ= 4,42); dịch vụ kết nối, chuyển gửi (ĐTB nhóm nam= 4,06; ĐTB nhóm nữ= 3,34).
Bảng 3.5. Nhận định về mức độ cần thiết sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo giới tính
Mức độ cần thiết | Giới tính | N | ĐTB | Độ lệch chuẩn | p | |
1 | Thông tin nhà trọ an toàn | Nam | 155 | 4,73 | 0,45 | 0,000 |
Nữ | 265 | 4,42 | 0,85 | |||
2 | Dịch vụ tư vấn/ tham vấn | Nam | 155 | 3,39 | 0,83 | 0,001 |
Nữ | 265 | 3,49 | 1,14 | |||
3 | Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế | Nam | 155 | 3,95 | 0,63 | 0,000 |
Nữ | 265 | 4,34 | 0,79 | |||
4 | Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập cho con | Nam | 155 | 4,02 | 0,96 | 0,000 |
Nữ | 265 | 4,08 | 0,87 | |||
5 | Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực | Nam | 155 | 4,06 | 1,10 | 0,142 |
Nữ | 265 | 3,34 | 0,94 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Khái Quát Về Đặc Điểm Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Và Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đặc Điểm Về Học Vấn, Chuyên Môn Và Độ Tuổi
- Dịch Vụ Kết Nối, Chuyển Gửi Đến Các Nguồn Lực
- Khả Năng Sử Dụng Dịch Vụ Giới Thiệu Hỗ Trợ Học Nghề, Việc Làm Và Sinh Kế Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Năng Lực Đội Ngũ Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, DVCTXH có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho NLĐNC. “Đối với NLĐNC khu vực KTPNN được sử dụng DVCTXH hỗ trợ thì họ có nhiều cơ hội để lựa chọn những nơi ở ổn định an toàn phù hợp với hoàn cảnh của NLĐNC và giúp họ không bị cô lập về mặt xã hội và không gian tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận ASXH và được tiếp cận với nhiều nguồn lực tại địa phương để giải quyết nhu cầu cần thiết của họ được tốt hơn. Đặc biệt trong đại
dịch Covid vừa qua, NLĐNC rất cần các chương trình, gói an sinh xã hội và DVCTXH hỗ trợ họ vượt qua khó khăn”. (Nữ Lãnh đạo phường ĐHT, quận 12).
3.2.1.2. Thực trạng chung về sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư
Ở Việt Nam CTXH là một nghề mới phát triển nên rất nhiều người chưa được biết tới. Đặc biệt sau khi Đề án 32 của Thủ tướng Chính Phủ về Phát triển nghề CTXH được chính thức phê duyệt và đi vào hoạt động, nhu cầu nâng cao, hoàn thiện các hoạt động CTXH ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Một bộ phận cá nhân, nhóm và cộng đồng có nhu cầu sử dụng nhưng chưa hiểu rõ về các dịch vụ CTXH.
Để đánh giá chung về khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN tại cộng đồng ở TP.HCM, tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng về 05 loại hình dịch vụ CTXH đối với NLĐNC tại TP.HCM. Dựa trên ĐTB và ĐLC của toàn bộ khách thể trong mẫu nghiên cứu, đề tài xác định số lượng và tỉ lệ khách thể có ĐTB ở 5 mức độ (mức 1 là hoàn toàn không thuận lợi – mức 5 là rất thuận lợi), cụ thể như sau:
Điểm trung bình | Mức độ | |
1 | 1,0 ≤ ĐTB≤ 1,80 | : Hoàn toàn không thuận lợi |
2 | 1,81 > ĐTB≤ 2,60 | : Không thuận lợi |
3 | 2,61 > ĐTB ≤ 3,40 | : Bình thường |
4 | 3,41 > ĐTB ≤ 4,20 | : Thuận lợi |
5 | 4,21 > ĐTB ≤ 5,00 | : Rất thuận lợi |
Đối với NLĐNC khu vực KTPNN thì DVCTXH có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra các điều kiện thuận lợi để cho cá nhân, gia đình, nhóm cần sự giúp đỡ có thể tự lực giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải; đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội nhằm phòng ngừa, can thiệp, phục hồi tình trạng yếu thế của mình cũng như nâng cao phát triển chất lượng cuộc sống của NLĐNC tại nơi đến.
Với ĐTB chung= 2,99 cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng DVCTXH ở mức trung bình. Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn được NLĐNC đánh giá là tiếp cận thuận lợi nhất, tiếp theo là dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực; Dịch vụ tư vấn/ tham vấn; Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế và cuối cùng là Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công cho con của NLĐNC được đánh giá là ít thuận lợi nhất. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với bối cảnh hiện nay, DVCTXH mới được cung cấp chủ yếu ở các trung tâm, cơ sở xã hội còn ở cộng đồng thật sự chưa phát triển. Do vậy, người dân nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng khả năng sử dụng DVCTXH còn ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu này
cũng khá tương đồng với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ LĐTBXH cho biết: “Hiện nay DVCTXH được cung cấp chủ yếu ở các cơ sở xã hội công lập, các cơ sở ngoài công lập tham gia còn ít, chỉ một số nơi có các dự án, chương trình thì người dân được cung cấp dịch vụ nhưng số lượng cung cấp không nhiều. Một số DVCTXH được cung cấp từ cán bộ phường, hội, ban/ngành, đoàn thể là chủ yếu nhưng việc cung cấp này chưa được thường xuyên liên tục mà chỉ diễn ra vào từng thời điểm cụ thể “. (Cán bộ LĐTBXH, quận Bình Tân).
NLĐNC khu vực KTPNN là một trong nhóm người ít có tiếng nói quyết định trong cộng đồng, bị phân biệt đối xử, dễ bị bóc lột và dễ bị tổn thương do các quyền cơ bản và hợp pháp không được đảm bảo. Vì vậy, tùy vào từng vấn đề cụ thể của mỗi thân chủ mà NVCTXH có thể vận dụng các vai trò như biện hộ chính sách; tư vấn, tham vấn; là người giáo dục và cung cấp kỹ năng; huy động, kết nối nguồn lực,… khác nhau để hỗ trợ NLĐNC khu vực KTPNN nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để họ tiếp cận được nguồn lực cần thiết và giúp họ phá vỡ được rào cản và kết nối được các dịch vụ trợ giúp hòa nhập cộng đồng nơi đến được tốt hơn cũng như đảm bảo an ASXH cho họ.
Bảng 3.6. Khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Khả năng sử dụng DVCTXH với người lao động nhập cư | Điểm trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ bậc | |
1 | Dịch vụ thông tin về nhà ở an toàn, an ninh | 4,40 | 0,61 | 1 |
2 | Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực | 3,14 | 0,89 | 2 |
3 | Dịch vụ tư vấn/ tham vấn | 2,73 | 0,88 | 3 |
4 | Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế | 2,62 | 0,80 | 4 |
5 | Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho con | 2,07 | 0,86 | 5 |
ĐTB chung | 2,99 | 0,81 |
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy, khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC phụ thuộc vào nhu cầu và vấn đề mà họ đang gặp phải. Theo đánh giá của NLĐNC trong các loại hình dịch vụ thì dịch vụ hỗ trợ thông tin nhà ở an toàn, dịch vụ chuyển gửi là họ tiếp cận thuân lợi nhất, còn các loại dịch vụ khác đều ở mức trung bình. Đa số NLĐNC cho biết khả năng sử dụng thuận lợi nhất là hỗ trợ tìm kiếm thông tin về nhà ở an toàn, với ĐTB=4,40. Thực tế cho thấy, hiện nay với sự phát triển
nhanh và mạnh của mạng xã hội nên NLĐNC không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin nhà trọ. Bên cạnh đó, thông qua mạng lưới bạn bè, người thân cũng giúp cho NLĐNC khu vực KTPNN tìm được một nơi ở an toàn, khang trang, thoáng mái để có thể an cư lâu dài và yên tâm làm việc tại nơi đến.
Bên cạnh đó, dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực cũng được NLĐNC khu vực KTPNN đánh giá là sử dụng ở mức trung bình với ĐTB= 3,14. Thực tế cho thấy, NLĐNC thường sống cách biệt với cộng đồng địa phương, họ thường sống trong điều kiện nhà ở không ổn định, và còn không được hưởng lợi từ bất kỳ một chính sách xã hội đặc biệt nào, không có công đoàn, không được hưởng một số chính sách ASXH và rất ít và hầu như tiếp cận được rất ít với các DVXH của Chính phủ và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên ở một số địa phương hiện nay, việc huy động kết nối nguồn lực vẫn được các cấp ban, ngành; đoàn thể, các hội; mặt trận hỗ trợ không chỉ dừng lại hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế mà cho cả những đối tượng khác trong đó có NLĐNC khu vực này đang gặp khó khăn cần sự giúp đỡ. Như vậy, việc huy động, kết nối nguồn lực từ trong cộng đồng để góp phần xây dựng hệ thống ASXH hoàn thiện đối với NLĐNC khu vực này là một điều vô cùng cần thiết. Trong đó, NVCTXH là người đóng vai trò kết nối, vận động và điều phối các nguồn lực một cách hiệu quả vào việc trợ giúp cho NLĐNC tại địa phương để giải quyết các vấn đề của họ một cách hiệu quả.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở các địa phương tại TPHCM diễn biến phức tạp. Nhiều cán bộ LĐTBXH tham gia rất nhiều các hoạt động hỗ trợ cho người dân vượt qua đại dịch. Một lãnh đạo phường cho biết: “Cán bộ LĐTBXH phối hợp để vận động người dân test covid, phát phiếu từng nhà cho người dân, điều phối lấy mẫu test, hỗ trợ điểm tiêm covid, nhập thông tin dữ liệu của người dân khai báo khi test covid, phân phối nguồn lực của mạnh thường quân hỗ trợ cho người dân nói chung và NLĐNC trên địa bàn nói riêng. Đồng thời đi chợ cho người dân ở khu cách ly, hỗ trợ những trường hợp F0 đang khó khăn tại cộng đồng. Đến nay các hoạt động hỗ trợ cho người dân thụ hưởng gói ASXH vẫn đang được triển khai, nhiều người dân nghèo, trong đó có NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN gặp nhiều khó khăn chưa nhận được hỗ trợ từ các gói ASXH vì công tác thống kê và những thủ tục hành chính”. (Cán bộ Hội phụ nữ phường ĐHT, quận 12).
Trong các loại dịch vụ CTXH thì NLĐNC đánh giá về khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục công là thấp nhất. Với ĐTB= 2,07 cho thấy, việc sử dụng được dịch vụ giáo dục công lập ở mức không thuận lợi và vẫn còn là con đường lắm gian nan đối với một nhóm NLĐNC khu vực KTPNN. TP.HCM là địa bàn thu hút và tiếp nhận NLĐNC ngoại tỉnh rất lớn trở thành một vấn đề đáng quan ngại trong việc lập kế hoạch, xây
dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng và hệ thống cung cấp DVXH. Vì vậy, chính quyền địa phương thường dành ưu tiên trước hết cho nhóm trẻ em có hộ khẩu thường trú trước tình trạng quá tải của các hạ tầng xã hội, chưa xét nhiều đến nhóm trẻ em nhập cư. Điều này cho thấy, NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN phải trả thêm các khoản chi phí cho con theo học ở các trường tư thay vì các trường công tại nơi nhập cư.
Qua phỏng vấn sâu cán bộ LĐTBXH phường cho biết: “Việc tiếp cận giáo dục công lập của trẻ em nhập cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là các địa phương có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao như quận Bình Tân. Một số trẻ không đủ điều kiện đến trường do không có hộ khẩu thường trú, hoặc không đủ giấy tờ cần thiết, trong khi các trường học công lập tại địa bàn khảo sát không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của học sinh nhập cư trong độ tuổi đến trường. Mặt khác, cơ sở vật chất không đảm bảo để sắp xếp cho các em vào học, nhiều trường không tổ chức được các lớp bán trú vì số trẻ em nhập học quá đông”. (Nữ 32 tuổi, Cán bộ LĐTBXH phường BTĐ B, quận Bình Tân).
Bảng 3.7. Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo giới tính
Khả năng sử dụng DVCTXH | Giới tính | N | ĐTB | Độ lệch chuẩn | p | |
1 | Thông tin nhà trọ an toàn | Nam | 155 | 4,25 | 0,53 | 0,265 |
Nữ | 265 | 4,49 | 0,43 | |||
2 | Dịch vụ kết nối, chuyển gửi đến các nguồn lực | Nam | 155 | 3,09 | 0,77 | 0,925 |
Nữ | 265 | 3,17 | 0,78 | |||
3 | Dịch vụ tư vấn/ tham vấn | Nam | 155 | 2,55 | 0,78 | 0,000 |
Nữ | 265 | 3,11 | 0,63 | |||
4 | Dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế | Nam | 155 | 2,73 | 0,31 | 0,000 |
Nữ | 265 | 2,56 | 0,65 | |||
5 | Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập cho con | Nam | 155 | 2,15 | 0,68 | 0,857 |
Nữ | 265 | 2,03 | 0,69 |
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 cho thấy, có sự khác biệt rõ ràng trong việc đánh giá khả năng sử dụng DVCTXH giữa NLĐNC nam và NLĐNC nữ. ĐTB của NLĐNC nữ cao hơn nam thể hiện ở một số như dịch vụ hỗ trợ thông tin nhà trọ an toàn (ĐTB= 4,49; ĐTB= 4,25); dịch vụ tư vấn, tham vấn (ĐTB= 3,11; ĐTB= 2,55); dịch vụ như dịch vụ kết nối, chuyển gửi (ĐTB= 3,17; ĐTB= 3,09). Ngược lại,
NLĐNC nam đánh giá khả năng sử dụng như dịch vụ giới thiệu và hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế (ĐTB= 2,73; ĐTB= 2,56); dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập (ĐTB= 2,03; ĐTB= 2,15). Điều này có thể được lý giải bởi đặc điểm giới trong mỗi gia đình thì nữ giới thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ nhiều hơn nam giới.
Khi xem xét mối tương quan giữa các độ tuổi chúng tôi nhận thấy, với mức ý nghĩa thống kê = 0,047<0,05 có khác biệt về độ tuổi trong việc đánh giá khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy, khá tương đồng với dữ liệu phân tích ở trên, dịch vụ thông tin về nhà trọ an toàn ở độ tuổi từ 45 – dưới 59 đánh giá sử dụng thuận lợi hơn so với độ tuổi từ 30 – dưới 45 và từ 15 – dưới 30 tuổi (ĐTB=4,57; ĐTB=4,46 và ĐTB=4,27). Bên cạnh đó, dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế cũng được độ tuổi giữa các độ tuổi từ 45 – dưới 59 tuổi đánh giá sử dụng thuận lợi hơn so với các nhóm độ tuổi khác (ĐTB=2,76; ĐTB=2,68 và ĐTB=2,54). Ngược lại, dịch vụ tư vấn, tham vấn và dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập thì độ tuổi từ 30 – dưới 45 tuổi đánh giá sử dụng DVCTXH thuận lợi nhất (ĐTB=3,07; ĐTB=2,97 và ĐTB=2,76),… (xem biểu đồ 3.5).
5
4,27
4,46
Đvt: Tỷ lệ %
4,57
4
2,76 3,07 2,97
2,68
2,76
3,15
3,18
2,96
3
2,54
1,97
2,26
2
1,89
1
0
Nhà trọ an toàn Tư vấn, tham vấn Dạy nghề, việc làm
Giáo dục
Kết nối, huy động, nguồn lực
Từ 15 - Dưới 30 tuổi
Từ 30 - Dưới 45 tuổi
Từ 45 - 59 tuổi
Biểu đồ 3.5: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo độ tuổi (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: “Đa số NLĐNC khu vực KTPNN ít tham gia các hoạt động xã hội của địa phương như việc đi họp tổ khu phố. Họ cho rằng không phải người địa phương nên không cần thiết quan tâm đến những vấn đề này, khi có vấn đề gì liên quan đến họ sẽ được chủ nhà trọ thông báo. Chính sự thờ ơ của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN đã khiến cho họ thiệt thòi hơn so với những nhóm người khác trong việc sử dụng DVCTXH tại địa phương”. (Nữ 41 tuổi, Hội phụ nữ phường ĐHT, quận 12).
4,42 | |||||||||
2,93 | |||||||||
4,43 | 2,91 | ||||||||
2,64 | |||||||||
3,04 | 2,06 | 2,91 | |||||||
2,53 | |||||||||
4,37 | 2,04 | 3,51 | |||||||
2,79 | 2,69 | ||||||||
2,11 |
Đvt: Điểm TB
14,00
12,00
10,00
8,00
6,00
4,00
2,00
0,00
Nhà trọ an toàn Tư vấn, tham vấn Dạy nghề, việc làm Giáo dục
Kết nối, huy động, nguồn lực
Quận 12 Bình Tân Quận 8
Biểu đồ 3.6: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư phân theo địa bàn khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.6 cho thấy, có sự khác biệt nhưng không nhiều giữa các địa bàn khảo sát trong việc đánh giá khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Nhìn chung, NLĐNC ở quận 12 đánh giá khả năng sử dụng các dịch vụ như dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập và kết nối, kết nối nguồn lực với (ĐTB=2,69; ĐTB=2,11; ĐTB=3,51) thuận lợi hơn so với quận Bình Tân (ĐTB=2,53; ĐTB=2,04; ĐTB=2,91) và quận 8 (ĐTB=2,64; ĐTB=2,06; ĐTB=2,93). Trong
thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể, quận 12 đã triển khai nhiều buổi truyền thông phổ biến các kiến thức pháp luật, các chính sách ASXH và các chương trình, mục tiêu của Thành phố cho người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân nói chung và NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng. Thực tế cho thấy, mạng lưới cung cấp các DVCTXH ở cộng đồng còn thiếu và yếu nhất là những dịch vụ mang tính chuyên sâu về tư vấn, tham vấn khủng hoảng tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần. Do vậy NLĐNC chưa chủ động trong việc tìm kiếm các hoạt động hỗ trợ tại địa phương nên đánh giá chưa đầy đủ về dịch vụ này. Ngược lại, dịch vụ nhà trọ an toàn và tư vấn, tham vấn thì quận Bình Tân đánh giá khả năng sử dụng cao hơn so với các địa bàn khác.
3.2.2. Dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn
Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể của các quận, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động các chủ nhà cho thuê thực hiện phong trào xây dựng mô hình nhà trọ an toàn/an ninh. Nhờ đó mà
tình hình an ninh, trật tự ở các khu nhà trọ trên địa bàn thành phố đã tốt hơn trước đây rất nhiều.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy, với ĐTB=4,40; có đến 100% (70,2%; 29,8%) ý kiến NLĐNC cho biết họ tiếp cận rất thuận lợi và thuận lợi với dịch vụ cung cấp thông tin về các mô hình nhà trọ an toàn. Một trong những hoạt động trong dịch vụ này là hỗ trợ đăng ký tạm trú; thông tin về địa chỉ, giá cả nhà trọ được nhiều NLĐNC quan tâm nhiều nhất với (ĐTB= 4,28; ĐTB= 4,22), có 49,2% và 36,9% ý kiến cho biết là họ tiếp cận các hoạt động này rất thuận lợi. Đa số NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN chịu áp lực về mặt thời gian, thu nhập thấp nên không có nhiều thời gian rãnh để thực hiện các thủ tục hành chính nên họ rất mong được các chủ nhà trọ hỗ trợ đăng ký tạm trú. Đặc biệt những thông tin về mô hình nhà trọ an toàn với mức giá phù hợp và được các chủ nhà trọ cam kết với chính quyền địa phương lấy đúng giá đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người thuê trọ và đem đến đến cho họ một không gian vui chơi giải trí, an cư lý tưởng được NLĐNC khu vực KTPNN đánh giá tốt. Điều này tạo điều kiện cho NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về nơi ở an toàn, phù hợp với tình hình kinh tế cũng như nhu cầu gia đình mình.
Bảng 3.8. Khả năng sử dụng dịch vụ thông tin nhà trọ an toàn của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước
Khả năng sử dụng dịch vụ thông tin nhà trọ an toàn đối với NLĐNC | Phương án trả lời (%) | ĐTBC | ĐLC | |||||
Rất thuận lợi | Thuận lợi | Bình thường | Không thuận lợi | HT không thuận lợi | ||||
1 | Cung cấp thông tin về địa chỉ, giá cả nhà trọ | 36,9 | 48,6 | 14,5 | 0,0 | 0,0 | 4,22 | 0,68 |
2 | Cung cấp thông tin về các mô hình nhà trọ an toàn | 70,2 | 29,8 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 4,70 | 0,46 |
3 | Cung cấp thông tin về các chủ nhà trọ cam kết lấy tiền điện, nước đúng giá,... | 42,9 | 42,6 | 14,5 | 0,0 | 0,0 | 4,28 | 0,70 |
ĐTBC | 4,40 | 0,61 |
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, mô hình nhà trọ an toàn không chỉ tạo ra sự thay đổi rất lớn về nếp sống văn hóa cho NLĐNC mà còn giúp địa phương quản lý tốt công tác an ninh, trật tự và giảm được các tệ nạn xã hội phát sinh. Một chủ nhà trọ chia