Lý Luận Về Người Lao Động Nhập Cư Làm Việc Ở Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước

động trợ giúp khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện khá tốt và có hiệu quả; nhưng việc cung cấp dịch vụ tại cộng đồng còn yếu và thiếu, bên cạnh đó những dịch vụ có tính chất chuyên môn, chuyên sâu còn chưa thực hiện được. Đây chính là những khoảng trống về cung cấp DVCTXH tại cộng đồng trong bối cảnh hiện nay [67].

Nghiên cứu của Phạm Thanh Hải (2020), cho thấy nhiều NLĐNC khu vực kinh tế phi nhà nước phải chịu phân biệt đối xử hoặc rơi ra ngoài lề do họ không được thừa nhận là thành viên chính thức của cộng đồng. Vì vậy, họ ít có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng tại nơi đến, khả năng hòa nhập vào cộng đồng của họ thường bị hạn chế và ít có cơ hội để tiếp về DVCTXH ở đô thị. Điều này là một trong những khó khăn lớn đối với họ khi có nhu cầu sử dụng DVCTXH để giải quyết các vấn đề tại nơi đến. Đây được xem là nhóm đối tượng yếu thế cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra biện pháp trợ giúp can thiệp kịp thời từ các hoạt động CTXH để hỗ trợ họ trong việc sử dụng DVCTXH để cải thiện chất lượng cuộc sống tại nơi đến [50].

Nghiên cứu của Bảo Hiệp (2021) cho thấy, NLĐNC trong độ tuổi lao động sẽ mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại nơi đến. Tuy nhiên, việc không được tiếp cận đầy đủ các chính sách ASXH, DVXH đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN. Đặc biệt đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ nhiều khoảng trống trong việc thực hiện các chính sách, DVXH cho NLĐNC. Điều này đặt ra bài toán cần bảo đảm quyền cho NLĐNC được tiếp cận đầy đủ và công bằng các DVXH cơ bản [58].

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Huyền (2021), đã chỉ ra trợ giúp xã hội và cung cấp các DVXH là một trong những chính sách nhằm đảm bảo an sinh cho người dân và luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện nhằm trợ giúp những người yếu thế có cơ hội tiếp cận các DVXH cơ bản và thoát nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền được trợ giúp xã hội và tiếp cận các DVXH cơ bản của nhóm NLĐNC nội địa còn gặp nhiều khó khăn do rào cản pháp lý liên quan đến các quy định về đăng ký học tập và miễn, giảm học phí cho con của NLĐNC nội địa; về dịch vụ bảo hiểm y tế; dịch vụ điện, nước sạch sinh hoạt; uy định về việc tiếp cận vay vốn giảm nghèo. Đây là khoảng trống về chính sách trong việc thực hiện quyền được trợ giúp xã hội và tiếp cận các DVXH cơ bản đối với NLĐNC tại nơi đến [69].

1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Chính sách đổi mới và mở cửa đã tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế trong nước nói chung và các vùng đô thị nói riêng, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và tăng nhanh các dòng di dân từ nông thôn ra đô thị. Vì vậy, vấn đề di dân đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu mang tính thời sự của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Thứ nhất, nhìn chung, vấn đề nhập cư đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực khác nhau như: Luật học, Kinh tế học, Tâm lý, Xã hội học, CTXH… các nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về di cư, nhập cư từ nông thôn – thành thị, nguyên nhân, đặc trưng cơ bản, mạng lưới xã hội, một số khía cạnh tâm lý của NLĐNC, vấn đề khó khăn trong trong sử dụng DVXH ở đô thị… Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN là vấn đề nghiên cứu còn mới đa chiều, phức tạp và còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án đã tiến hành tổng hợp phân tích các nghiên cứu đã có về NLĐNC cũng như DVCTXH đối với NLĐNC. Tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu này chỉ mới đề cập đến NLĐNC nói chung ít có công trình nghiên cứu về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN. Đây sẽ là cơ sở định hướng cho nghiên cứu DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Tổng quan tài liệu đã cung cấp một cái nhìn phổ quát về vấn đề nghiên cứu, từ khái niệm NLĐNC, dịch vụ CTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

Qua nghiên cứu phân tích, tổng hợp các kết quả của các công trình nghiên cứu, một số phát hiện chung của luận án: (i) DVCTXH có thể được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi NVCTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. (ii) Việc cung cấp DVCTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông,… Như vậy, DVXH bao hàm cả DVCTXH, trong quá trình thực hiện DVCTXH đòi hỏi NVXH phải có sự kết nối chặt chẽ với các DVXH khác [118], [78; tr195]. (iii) Tại Việt Nam, DVCTXH mới được các nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây, các nghiên cứu chỉ mới dừng lại sử dụng các phương pháp CTXH cá nhân, CTXH nhóm hoặc vai trò của NVCTXH hỗ trợ NLĐNC giải quyết các vấn đề của họ mà ít đề cập đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

Thứ ba, NLĐNC khu vực KTPNN trở thành đối tượng trôi nổi, chưa được thụ hưởng các chương trình DVXH. Trên bình diện chính sách đây còn là vấn đề bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Thực trạng thiếu hụt và mất cân đối trong việc đáp ứng các nhu cầu về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực này là một vấn đề cần xem xét thỏa đáng, khi mà di cư ra thành phố đang tiếp tục gia tăng. Luận án kế thừa có chọn lọc kết quả của nhiều công trình ở trên thế giới và Việt Nam về DVCTXH, đồng thời tiếp tục làm rõ những nhiệm vụ đặt ra về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đều thống nhất DVXH bao hàm cả DVCTXH được cung cấp bởi NVCTXH, sử dụng các phương pháp, kỹ năng của CTXH để hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết các vấn đề của họ. Dưới góc độ tiếp cận CTXH thì đây là một hướng nghiên cứu mới phù hợp với bối cảnh hiện nay, sau khi các địa phương triển khai thực hiện Đề án 32 và Đề án 112 giai đoạn 2021 - 2030 nhằm xác định được nhu cầu, thực trạng cũng như đánh giá được mạng lưới cung cấp DVCTXH đối với người dân nói chung và NLĐNC nói riêng tại cộng đồng, góp phần tạo điều kiện để NLĐNC khu vực KTPNN nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả với các DVCTXH.

Tiểu kết chương 1

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 6


Qua nghiên cứu tổng quan tình hình về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN có thể rút ra một số kết luận như sau:

Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đây là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều đến thực trạng, xu hướng di cư và nhập cư; một số khía cạnh tâm lý của NLĐNC, khả năng tiếp cận an sinh xã hội và vấn đề khó khăn trong sử dụng dịch vụ xã hội của NLĐNC. Các nghiên cứu về CTXH nhất là DVCTXH hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN thì còn rất ít công trình nghiên cứu. Thực tế cho thấy, NLĐNC khu vực KTPNN trở thành đối tượng trôi nổi, không được thụ hưởng các chương trình dịch vụ xã hội. Trên bình diện chính sách đây còn là vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo. Hy vọng luận án phần nào sẽ bù đắp được khoảng trống trong các nghiên cứu trước đó và mang đến một góc nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này. Thực trạng thiếu hụt và mất cân đối trong việc đáp ứng các nhu cầu về sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực này, đặc biệt là nhóm NLĐNC chưa có hộ khẩu tại thành phố là một vấn đề cần xem xét thỏa đáng, khi mà di cư ra thành phố đang tiếp tục gia tăng.

Các công trình nghiên cứu về NLĐNC khu vực KTPNN đã chỉ ra được một số hoạt động CTXH hỗ trợ thông qua các mô hình trợ giúp như: hoạt động tư vấn pháp luật, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em gia đình, câu lạc bộ phụ nữ giúp việc gia đình; xây dựng nhóm công nhân tự quản, một số nghiên cứu sử dụng phương pháp CTXH cá nhân, CTXH nhóm để hỗ trợ NLĐNC… Những mô hình trợ giúp chủ yếu từ các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam nhưng còn rất hạn chế nhất là đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò điều phối mạng lưới còn bỏ ngỏ, hiện nay các tổ chức cung cấp mang tính tự phát, còn thiếu việc kết nối các dịch vụ thành mạng lưới và vai trò điều phối mạng lưới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho hướng nghiên cứu các hoạt động trợ giúp phù hợp đối với NLĐNC khu vực KTPNN sử dụng được các DVCTXH là điều có ý nghĩa hết sức to lớn trong bối cảnh hiện nay.

Chương 2

LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƯỚC


2.1. Lý luận về người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước

2.1.1. Nhập cư và người lao động nhập cư

Hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm nhập cư để có thể áp dụng một cách phổ biến trên toàn cầu. Tùy theo mục đích chính trị, kinh tế mà mỗi quốc gia điều chỉnh cho phù hợp, có những khái niệm cho rằng người nhập cư là người từ nơi khác chuyển đến cho dù có hay không có hộ khẩu thường trú.

Trong phạm vi luận án có thể hiểu khái niệm nhập cư: Nhập cư là sự di chuyển chỗ ở từ các đơn vị hành chính của tỉnh này sang đơn vị hành chính của tỉnh khác trong khoảng thời gian nhất định. Những người từ các địa bàn khác chuyển về nhưng đã được giải quyết hộ khẩu thường trú và những người di chuyển trong nội bộ một đơn vị hành chính (tỉnh/thành phố) thì không được xem là người nhập cư.

Theo khoản 1 Điều 3 của Bộ Luật Lao động (2019): Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc cho người sử dụng lao động theo sự thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động [96; tr1]. Người lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội, phụ trách nhiều vị trí cũng như đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong một tổ chức.

Theo Action Aid Vietnam (2014): Người lao động nhập cư là những người chuyển từ các khu vực nông thôn tới các đô thị (không phân biệt thời gian sinh sống) và không được nhập hộ khẩu thường trú - giấy đăng ký nhân khẩu cho phép họ có quyền bình đẳng với các công dân khác tại nơi cư trú về tiếp cận các ASXH [1; tr2].

Tác giả Trương Nguyễn Bảo Trân (2016), NLĐNC là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, di chuyển từ vùng khác đến và đang định cư hoặc tạm trú tại một đơn vị hành chính mới sau vì mục đích việc làm (sự di chuyển này không tính đến phạm vi cùng đơn vị hành chánh như tỉnh/thành phố). Hoạt động nhập cư này bao gồm cả những người có đăng ký tạm trú và kể cả chưa đăng ký tạm trú [128; tr14].

Như vậy, NLĐNC được hiểu là những người trong độ tuổi lao động chuyển từ một đơn vị hành chính của tỉnh/ thành phố này sang một đơn vị hành chính của tỉnh/thành phố khác để sinh sống, làm việc với thời gian 6 tháng trở lên có đăng ký

theo quy định thủ tục đăng ký tạm trú và chưa có hộ khẩu thường trú tại nơi đến. Người lao động đã được giải quyết hộ khẩu thường trú không nằm trong phạm trù này.

2.1.2. Khu vực kinh tế phi nhà nước

Theo Stiglitz (1986), khu vực KTPNN thường bao gồm các tổ chức được sở hữu tư nhân và không phải là một phần của chính phủ. Khu vực này thường bao gồm các công ty (cả lợi nhuận và phi lợi nhuận), quan hệ đối tác và tổ chức từ thiện. Hiểu theo một cách đơn giản hơn, khu vực KTPNN là các tổ chức không được sở hữu hoặc điều hành bởi chính phủ [88].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, KTPNN đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định. Với chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động cho thành phần này, số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, do tính đa dạng trong loại hình của kinh tế ngoài nhà nước, nó có mặt trong tất cả mọi ngành nghề lĩnh vực, có mặt ở cả nông thôn và thành thị, có thể dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổ đông liên kết lại dưới dạng công ty TNHH, công ty cổ phần cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động. Do vậy, KTPNN phát triển tạo điều kiện thu hút lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội và là nơi tạo việc làm nhanh nhất, dễ dàng hơn so với kinh tế Nhà nước.

Theo Bộ luật doanh nghiệp Nhà nước được ban hành ngày 20/04/1995, Bộ luật doanh nghiệp sửa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999, và Bộ luật khuyến khích đầu tư trong nước được thông qua ngày 22/06/1994 có quy định: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ hàng hóa trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm các doanh nghiệp có nguồn vốn thuộc sở hữu tư nhân của một người hoặc nhóm người có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% nguồn vốn điều lệ trở xuống. Doanh nghiệp phi Nhà nước bao gồm: (1) Các doanh nghiệp tư nhân; (2) Các công ty hợp danh; (3) Các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; (4) Các công ty cổ phần không có vốn Nhà nước; (5) Các công ty cổ phần có tỷ lệ vốn Nhà nước từ 50% nguồn vốn điều lệ trở xuống. Trong phạm vi luận án chỉ đề cập đến doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh [125], còn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài nên không

nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Như vậy, khu vực KTPNN là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân hoặc nhóm người được pháp luật thừa nhận đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.

2.1.3. Người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước: được hiểu là những người trong độ tuổi lao động chuyển từ một đơn vị hành chính của tỉnh/thành phố này sang một đơn vị hành chính của tỉnh/thành phố khác để sinh sống, làm việc tại các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý với thời gian 6 tháng trở lên có đăng ký theo quy định thủ tục đăng ký tạm trú và chưa có hộ khẩu thường trú tại nơi đến. NLĐNC đã được giải quyết hộ khẩu thường trú và làm việc ở khu vực kinh tế chính thức không nằm trong phạm trù này.

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về NLĐNC ở khu vực KTPNN tại Việt Nam, đặc biệt vào những năm 90 và những năm gần đây. Tại nhiều địa phương, người người ra đi, nhà nhà có lao động đi làm ăn xa, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Sự tập trung đa dạng nguồn gốc dân cư, đã tạo nên một mạng lưới dân cư có quy mô lớn và không đồng nhất. Chính vì vậy tạo nên sức ép về hạ tầng kinh tế, văn hóa – xã hội quá tải, đặc biệt là các vấn đề tiếp cận các DVCTXH, ASXH đối với NLĐNC ở khu vực KTPNN. Người lao động nhập cư làm việc ở khu vực KTPNN có một số đặc điểm như sau:

- Đặc điểm về nhân khẩu học

Đặc điểm nhân khẩu học phản ánh những đặc trưng về mặt dân số của người nhập cư như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân. Các nghiên cứu về nhập cư đều có chung một nhận xét đó là NLĐNC thường là những người trong độ tuổi lao động và ngày càng có xu hướng trẻ hoá và đều đưa ra nhận định hiện tượng phụ nữ di cư chiếm tỷ lệ cao và thường tham gia vào lực lượng lao động trong khu vực KTPNN. Độ tuổi trung bình của người di cư là khá trẻ. Trong đó di cư tập trung nhiều ở nhóm tuổi 15- 39 (chiếm 85% trong nhóm tuổi 15-59), tỷ lệ này của điều tra 2004 là 79%, và thường chưa có tay nghề di chuyển từ nông thôn và đô thị để tìm kiếm cơ hội việc làm ở khu vực KTPNN đến nay không giảm [122].

Các nghiên cứu này cho thấy việc di cư có tính chọn lọc và sự chọn lọc này là còn tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau của di cư và loại hình di cư. Ngoài tính chọn lọc về độ tuổi thì nơi xuất cư của NLĐNC khá đa dạng đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh [46].

- Đặc điểm về học vấn, chuyên môn

Trình độ học vấn, chuyên môn khu vực KTPNN chủ yếu ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, nam giới thường có học vấn cao hơn nữ giới. Trình độ học vấn thấp sẽ rất khó kiếm được việc làm với mức thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, NLĐNC khu vực KTPNN chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất cao. Phụ nữ có xu hướng di cư ngày càng nhiều, hình thành nên một lực lượng quan trọng trong khu vực KTPNN và họ đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong tiếp cận DVXH tại đô thị [115].

Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã lưu ý học vấn là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐNC [46]. Đối với khu vực đô thị những yếu tố về khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày càng được vận dụng nhiều hơn trong quá trình sản xuất, nơi cạnh trạnh gay gắt của thị trường lao động có sự chọn lọc, người nào có trình độ tay nghề thì dễ tìm kiếm một công việc phù hợp hơn. Trình độ tay nghề và kỹ năng của NLĐNC sẽ làm tăng khả năng kiếm tiền và triển vọng việc làm mang lại phúc lợi lớn hơn cho xã hội. Thực vậy, khi đạt đến một trình độ tay nghề cao thì NLĐNC có khả năng tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Đặc điểm về việc làm, thu nhập, điều kiện sống

Về điều kiện sống, phần lớn NLĐNC ở khu vực này thường phải đối mặt với môi trường lao động không đảm bảo, thu nhập thấp và điều kiện sống tạm bợ. Hầu như họ không được ký hợp đồng lao động, hoặc nếu có hợp đồng lao động thì thường không được tham gia BHXH, bảo hiểm y tế. Vì vậy, các quyền lợi về BHXH, phân chia lợi nhuận, nghỉ phép được trả công gần như không có đối với việc làm trong khu vực này. Một điểm cũng rất đáng chú ý, đó là các rào cản về phân bố ngân sách dựa trên dân số thường trú, nhiều quy định về tiếp cận dịch vụ ASXH còn gắn với hộ khẩu.

Việc làm của NLĐNC ở khu vực KTPNN hết sức đa dạng, đa màu sắc. Tùy thuộc vào từng quy mô của từng cơ sở và tính chất lao động mà điều kiện làm việc của NLĐNC ở khu vực này tương đối khác nhau. Họ thường tham gia làm công ăn lương ở một số công ty tư nhân, cơ sở sản xuất kinh tế hộ gia đình, thợ may tại nhà, lao động tự do, … đang lấp vào những chỗ trống thiếu hụt lớn về việc làm trong xã hội đô thị hiện nay. Tính chất công việc thường không ổn định, công việc giản đơn, không đòi hỏi tay nghề, với thời gian ngắn hoặc mức lương dưới ngưỡng quy định; đặc biệt là do đặc thù công việc của họ nên không được áp dụng các quy định về lao động vì nhiều lý do khác nhau.

Nghiên cứu của SDRC (2015) đã chỉ ra NLĐNC khu vực KTPNN chỉ tìm kiếm thông tin khi có việc quan trọng liên quan đến cuộc sống của họ như con cái vào học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023