bổ ngân sách. Việc phân bổ ngân sách hiện nay về cơ bản vẫn dựa trên dân số thường trú làm tăng gánh nặng cho các địa phương có đông NLĐNC, tăng áp lực lên các hạ tầng cơ sở xã hội, nhất là về giáo dục và y tế. Hầu hết các trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo đều là các nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân hoặc các nhóm giữ trẻ tại gia đình và họ phải trả tiền nước cao gần gấp ba lần và tiền điện cao gần gấp hai so với dân địa phương [92]. Qua phân tích ở trên cho thấy, yếu tố chủ quan liên quan đến NLĐNC như (học vấn, tính di động, giới tính, độ tuổi,..) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC làm việc ở khu vực KPNN.
2.4.5. Cơ chế chính sách và pháp luật
Hệ thống thực thi chính sách, pháp luật, hệ thống dịch vụ công cùng cơ chế giám sát, thực thi trên thực tế cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiếp cận DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Nếu cán bộ và người dân địa phương nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề nhập cư, chưa đánh giá đúng đóng góp của NLĐNC đối với sự phát triển ở nơi đến thì lãnh đạo địa phương sẽ xem NLĐNC là những nguyên nhân chính tạo ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị cho Thành phố. Từ đó thiếu sự quan tâm đến việc hỗ trợ NLĐNC. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược về an sinh xã hội giai đoạn 2010 – 2020 và các Luật khác liên quan còn chậm, chưa kịp thời, thiếu sâu sát.
Bên cạnh đó các DVCTXH dành cho NLĐNC khu vực KTPNN cũng chưa đầy đủ, thiếu tính linh hoạt, vẫn còn nhiều NLĐNC chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các dịch vụ về y tế; giáo dục; dạy nghề, việc làm; tư vấn, tham vấn,… Nhận định của Ngân hàng thế giới (2012) đã chỉ ra: NLĐNC chưa có hộ khẩu thường trú khó tiếp cận dịch vụ công, và một số cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội và mô hình tăng trưởng [87:63].
Hệ thống chính sách, pháp luật tiếp tục mở rộng hơn quyền hưởng và mức hưởng các chính sách về ASXH cho người dân, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm, tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013, việc bảo đảm ASXH cho mọi người dân được thực hiện đồng bộ, thông qua tăng cường phát triển việc làm, mở rộng sự tham gia của người lao động vào hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cải cách chính sách trợ giúp xã hội và giảm nghèo bền vững. Trong Điều 34, 35 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH” [55].
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động sửa đổi (2019) cũng đã xác định: “Tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện hoạt động của các đối tác tham gia vào thị trường lao động (Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới trung gian và
người lao động); tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ tạo việc làm [96].
Hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động được hoàn thiện và phát triển. Thông tin, số liệu về cung, cầu lao động được cập nhật hàng năm, đưa lên cổng thông tin các tỉnh, thành phố để người lao động khai thác thông tin [27].
Đặc biệt trong thời gian vừa qua, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 32/QĐ- TTg/2010 Thủ tướng Chính phu phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 thì các vấn đề về phát triển mạng lưới cung cấp DVCTXH ngày càng trở nên cấp thiết hơn và được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện nay ở Việt Nam đã có trên 40 Trung tâm cung cấp DVCTXH từ tuyến tỉnh đến quận, huyện phục vụ cho các đối tượng tại cộng đồng, cũng như nhiều Trung tâm CTXH trong các bệnh viện, trường học được thành lập, cung cấp các DVCTXH khác nhau cho các đối tượng có nhu cầu [118, tr195]. Những nỗ lực trên về mặt chính sách sẽ giúp cho NLĐNC tiếp cận các DVCTXH tốt hơn.
Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, thách thức nhất là trong bối cảnh dịch Covid hiện nay đã tác động rất lớn đến cuộc sống của họ tại đô thị, sự thiếu hụt các chương trình, chính sách, dịch vụ dành cho NLĐNC chưa được quan tâm một cách đúng mức [21]; [58]. Mặt khác, trong quá trình thực thi chính sách thì NLĐNC còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng một số dịch vụ tại nơi đến. Bên cạnh đó, các chính sách liên quan đến mạng lưới cung cấp DVCTXH còn chưa hoàn thiện nên người dân nói chung và NLĐNC làm việc khu vực KTPNN nói riêng còn chưa hiểu nhiều về CTXH.
2.5. Khung phân tích
Qua phân tích các biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NLĐNC làm việc khu vực KTPNN ở trên, Luận án xây dựng khung phân tích như sau (xem trang tiếp theo):
Biến phụ thuộc là DVCTXH đối với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN như: Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn; dịch vụ kết nối, chuyển gửi nguồn lực; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ giới thiệu học nghề, việc làm và sinh kế; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục công lập.
Biến độc lập bao gồm:
- Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ: Kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, tính kiêm nhiệm công việc.
- Thông tin, truyền thông: hình thức, nội dung, cách thức truyền thông.
- Nguồn lực, mạng lưới: Nguồn lực chính thức và phi chính thức
- Đặc điểm NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN: học vấn, tính di động, giới tính, độ tuổi.
ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ THÔNG TIN NHÀ Ở
HỖ TRỢ GIÁO DỤC CÔNG LẬP
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DV
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
- Cơ chế, chính sách: Các quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình và dịch vụ liên quan đến NLĐNC.
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
NGUỒN LỰC/ MẠNG LƯỚI
ĐẶC ĐIỂM NLĐNC
TƯ | HỌC | |
NỐI | VẤN, | NGHỀ, |
NGUỒN | THAM | VIỆC |
LỰC | VÂN | LÀM |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Và Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Các Loại Hình Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Đặc Điểm Về Học Vấn, Chuyên Môn Và Độ Tuổi
- Nhận Định Về Mức Độ Cần Thiết Sử Dụng Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Của Người Lao Động Nhập Cư Phân Theo Giới Tính
- Dịch Vụ Kết Nối, Chuyển Gửi Đến Các Nguồn Lực
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu lý luận về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN, luận án nghiên cứu đã làm rõ được một số khái niệm công cụ cần thiết. Từ đó thao tác hóa các khái niệm trừu tượng thành những khái niệm được đo lường cụ thể bởi một hệ thống các chỉ báo; là cơ sở quan trọng đặt nền móng và định hướng thiết kế bộ công cụ để thu thập thông tin và phân tích dữ liệu về thực trạng sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN ở các phần tiếp theo.
Việc nghiên cứu lý luận giúp luận án làm rõ được đặc điểm chung của NLĐNC khu vực KTPNN, thực trạng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN như: dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà ở an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ giáo dục công lập; dịch vụ hỗ trợ giới thiệu hướng nghiệp, học nghề, việc làm và sinh kế; dịch vụ kết nối, chuyển gửi,… đồng thời xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN hiện nay. Qua đó luận án xây dựng được khung phân tích liên quan đến DVCTXH với NLĐNC.
Kết quả phân tích cơ sở lý luận cho thấy, DVCTXH có thể được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi NVCTXH. Việc cung cấp DVCTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông,… Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá lý luận, chúng tôi nhận thấy dịch vụ xã hội bao hàm cả DVCTXH được cung cấp bởi NVCTXH, phải có sự kết nối chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác và sử dụng các phương pháp, kỹ năng của CTXH để hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng NLĐNC khu vực KTPNN giải quyết các vấn đề của họ.
Hiệu quả của việc sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN phụ thuộc vào nhóm yếu tố khách quan như trình độ chuyên môn của người cung cấp dịch vụ, cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ và thông tin truyền thông; nhóm yếu tố chủ quan như đặc điểm của người lao động nhập cư khu vực KTPNN.
Chương 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ KHU VỰC KINH TẾ PHI NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội và người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), đất nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài và tạo nên một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế xã hội. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, đã tạo nên hình ảnh đầy ấn tượng của Việt Nam trên trường quốc tế. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, năm 2018 GDP tăng 7,08% năm so với năm 2017, cao nhất trong vòng 11 năm qua [125]. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện [137].
Thực tế cho thấy, tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào quá trình hội nhập thế giới, cũng đi kèm với nhiều rủi ro, đặc biệt đối với nhóm người nghèo và các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương. Nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh, hoặc đẩy các vấn đề xã hội trở nên phức tạp hơn như tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo,… Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, đồng thời thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần” [36, tr.79]. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” [37, tr.299]. Như vậy, trong thời kỳ đổi mới Đảng luôn chủ trương phát triển tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội; coi hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế sẽ làm cơ sở, làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Ngược lại, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là điều kiện quan trọng thúc đẩy và bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững [36].
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của Việt Nam. Về vị trí địa lý, thành phố nằm ở phía Bắc đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực có nhiều thành phố, thị trấn dọc theo hai bên lưu vực sông Mê – Kông. TPHCM có 24 quận huyện (19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành), hiện nay còn 22 quận/huyện và 01 thành phố. So với Hà Nội thì TP.HCM có lịch sử trẻ hơn với 320 năm tuổi. Khi đất nước mới thống nhất
năm 1975, dân số của thành phố chỉ có 3,3 triệu người [5]. Tuy nhiên con số này tăng lên nhanh chóng đạt mức 8,86 triệu với mật độ dân cư là 3.900 người/km2 vào năm 2018, tốc độ tăng dân số bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh là 2,15%/năm. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mô nhỏ ở thành phố. Nếu tính cả dân số không có hộ khẩu thường trú theo số liệu của Công an Thành phố thì TP.HCM hiện có trên 13 triệu người đang sinh sống,
học tập và làm việc [107]; [109]. Mức gia tăng dân số chủ yếu là do số lượng lớn người nhập cư vào thành phố dưới hai hình thức cư trú lâu dài và tạm thời.
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam. Với gần 9 triệu dân, chiếm 10% dân số của cả nước và là đầu tàu kinh tế của cả nước, thu ngân sách năm 2018 khoảng 380.000 tỉ đồng; thu 2019 xấp xỉ 400.000 tỉ đồng. Tỷ lệ ngân sách điều tiết cho TP.HCM là 18% so với tổng thu, khoảng hơn
63.000 tỉ đồng/năm [123]. Xét trên nhiều chiều cạnh, TP.HCM là trung tâm của kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn minh đô thị… một đầu mối giao thông lớn và là nơi giao lưu quốc tế trọng điểm trong việc mở rộng đầu tư hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là trong điều kiện Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế thế giới. Với chiến lược phát triển kinh tế như hiện nay, thành phố còn có thể thu hút mạnh hơn nữa các nguồn lực kinh tế của đất nước trong quá trình đô thị hóa. Mỗi năm dân số ở TP.HCM tăng cơ học (nhập cư) khoảng 200.000 người. Do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, đô thị TP.HCM luôn đối mặt tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe, ngập nước... với áp lực càng ngày càng căng thẳng [123].
Khu vực KTPNN đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển năng động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của TP.HCM xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua, giải quyết việc làm và thu nhập cho một khối lượng lớn lao động có trình độ thấp trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, tăng trưởng thấp có thể phù hợp. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì khu vực này ngày càng tụt hậu xa hơn so với khu vực kinh tế chính thức bởi năng suất lao động thấp, thu nhập thấp và các điều kiện phúc lợi xã hội kém. Kết quả của cuộc điều tra của Viện Khoa học thống kê năm 2010 cũng cho thấy, tại TP.HCM số lượng phụ nữ chiếm 55% số việc làm của NLĐNC khu vực KTPNN [31].
Trong những năm qua TP.HCM cùng với cả nước đã thực hiện các chính sách cải cách đổi mới đã làm bùng nổ sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thực hiện các chính sách an sinh xã hội của người dân nói chung và NLĐNC nói riêng. Thành phố đã xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp DVCTXH khá phong phú để triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2016, TP.HCM có trên 100 cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập được cấp giấy phép hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ CTXH,… cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng yếu thế [138]. Ngoài các trung tâm cung cấp DVCTXH thì tại các địa phương cũng đang triển khai một số DVCTXH theo các chương trình, chính sách của nhà nước tại cộng đồng. Nhìn chung, các hoạt động cung cấp DVCTXH tại cộng đồng tại các quận/huyện/Thành phố cho các đối tượng dễ bị tổn thương chưa thật sự phát triển.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng đến phát triển đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm CTXH. Đồng thời, tổ chức rà soát phân loại cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH, các đối tượng và DVCTXH, hình thành các trung tâm cung cấp DVCTXH và cung cấp dịch vụ cho một số nhóm đặc thù trên địa bàn thành phố. Đội ngũ cung cấp DVCTXH, hiện có khoảng 5.000 viên chức, người lao động làm việc trong các cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện..., là chuyên viên thuộc Phòng LĐTBXH quận, huyện và là công chức LĐTBXH phường/xã/thị trấn. Ngoài ra, Thành phố thiết lập được mạng lưới đội ngũ nhân viên CTXH làm việc Sở Y tế, giáo dục, các Hội, các đoàn thể; tổ chức xã hội khác; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố,…[101].
Có thể thấy rằng TP.HCM đã nỗ lực trong việc tuyên truyền nhằm để nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghề CTXH. Thực tế cho thấy, đã có bước chuyển biến căn bản, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của ngành LĐTBXH, các hội, đoàn thể và một số ngành khác đã hiểu rõ hơn về CTXH. Đồng thời, phát triển mạng lưới cung cấp DVCTXH hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế không chỉ ở trung tâm mà tại cộng đồng để từng bước ổn định và nâng cao đời sống cho đối tượng yếu thế, bảo đảm ASXH và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
3.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
3.1.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có xu hướng nữ giới di cư nhiều hơn nam giới, số lượng nữ giới nhập cư chiếm 63,1%, trong khi đó tỷ lệ nam giới nhập cư chiếm 36,9%. Tỷ lệ nữ NLĐNC phản ánh đúng nhu cầu hiện nay trên thị trường lao động tại các thành phố lớn như TP.HCM ở đó rất cần lao động nữ cho các khu vực sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,… (dệt, may, chế biến, dịch vụ,…).
Đvt: Tỷ lệ %
70,0
63,1
60,0
53,1
50,0
43,1
47,4
48,3
40,0
36,9
30,0
20,0
10,0
3,8
2,1
2,1
0,0
Nam
Nữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Độc thân Đã có Ly hôn Khác
gia đình
Giới tính Học vấn Tình trạng hôn nhân
Biểu đồ 3.1: Giới tính, học vấn và tình trạng hôn nhân của khách thể nghiên cứu (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).
Quy mô hộ gia đình của NLĐNC và thành viên trong hộ có sự khác biệt khá rõ nét giữa các độ tuổi. Đa số lao động di cư từ nông thôn ra đô thị chủ yếu là cá nhân, độ tuổi còn khá trẻ nên nhiều lao động chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ 47,4%. Bên cạnh đó, số lượng NLĐNC có gia đình chiếm tỷ lệ 48,3%, phần đông họ thường di cư một mình ít khi di chuyển cùng gia đình. Điều dễ dàng nhận ra là nhóm hộ gia đình nhập cư độ tuổi dưới 30 thì có số lượng thành viên đông hơn, vì để tiết kiệm các chi phí ở đô thị NLĐNC làm việc khu vực KTPNN thường ở chung với nhau. Do vậy, số thành viên trong hộ từ 03 người chiếm tỷ lệ cao nhất 41,4%, số thành viên trong hộ từ 4 người chiếm 32,6%, còn số lượng thành viên trong hộ từ 1- 2 chiếm tỷ lệ thấp hơn (14,3% và 11,7%) trong mẫu nghiên cứu (xem bảng 3.1). Điều này cho thấy, số lượng thành viên trong hộ càng đông thì có nhu cầu sử dụng DVCTXH tại nơi đến nhiều hơn so với các hộ gia đình ít thành viên.
Bảng 3.1: Số nhân khẩu trong hộ của khách thể nghiên cứu
Số nhân khẩu | N | Tỷ lệ % | |
1 | Một mình | 49 | 11,7 |
2 | Từ 2 người trở xuống | 60 | 14,3 |
3 | Ba người | 174 | 41,4 |
4 | Bốn người | 137 | 32,6 |
Tổng cộng | 420 | 100,0 |
(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế).