sức khỏe, giáo dục cho con cái, hỗ trợ vay vốn, chỗ ở… là những hoạt động hỗ trợ rất cần được triển khai. Tuy nhiên, các hoạt động phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân cũng như cần dựa vào chính mạng lưới thân tộc và đồng hương của họ để có thể phát huy được hiệu quả.
3.2.5. Đánh giá chung về sinh kế của lao động Khmer nhập cư tại Bình Dương
Từ kết quả phân tích thực trạng sinh kế, có thể thấy lao động Khmer nhập cư lên Bình Dương chủ yếu là di cư tự phát và thiếu vắng hầu hết các nguồn vốn sinh kế. Việc làm của họ thường là lao động giản đơn trong các công ty sản xuất gốm, gỗ ở Thuận An và Bến Cát còn ở Phú Giáo là chủ yếu làm trong các lò gạch và các xưởng ván ép. Số lượng làm công nhân trong công ty lớn ở các khu công nghiệp và khu chế xuất là không nhiều. Nguyên nhân đến từ việc thiếu trình độ tay nghề và học vấn rất thấp. Mặt khác, việc làm trong các công ty lớn đòi hỏi giở giấc và kỷ luật lao động nghiêm ngặt cũng là một trong những rào cản của lao động Khmer nhập cư. Ý thức được những hạn chế của bản thân, lao động Khmer nhập cư thường chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, độc hại mà người Kinh thường không làm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự đánh giá cao về tính chịu khổ và làm việc siêng năng của lao động Khmer từ phía những người quản lý lao động.
Về mức lương, kết quả khảo sát từ lao động Khmer nhập cư là tương đồng với mức lương của công nhân đang làm việc ở Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh vật giá leo thang, các chi phí đều tăng thì giữa thu nhập và chi tiêu có sự mất cân đối mà tỷ lệ gần một phần hai số người trong nghiên cứu này cho biết mình có vay tiền lãi là một thực trạng đáng cần phải quan tâm khi đây là rủi ro mà họ phải đối diện ở hiện tại và trong tương lai.
Về điều kiện sống, nếu như lao động trong các lò gạch và các cơ sở ván ép ở Phú Giáo thường được chủ cho ở miễn phí và chỉ phải chi trả tiền điện nước nhưng điều kiện sống cũng thường chỉ mức tối thiểu khi phải sử dụng các công trình phụ chung và phải đối diện với tình cảnh ô nhiễm môi trường. Đối với hai khu vực đô thị ở Thuận An và Bến Cát, lao động Khmer thường ở tập trung trong các khu nhà trọ với mức phí tiền phòng từ khoảng 600.000đ đến 1.000.000đ/ tháng. Thông thường, ở các khu trọ này thường có những dịch vụ kèm theo nhưng giá cả thường cao hơn khá nhiều do lao động Khmer thường có thói quen mua nợ tới tháng mới thanh toán.
Chiến lược sinh kế để ứng phó với những rủi ro, khó khăn trong mưu sinh trên đất khách của lao động Khmer nhập cư là dựa vào mạng lưới thân thuộc là những người bà con thân tộc và đồng hương. Hầu như mạng lưới này có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động sinh kế từ kiếm tìm việc làm đến cho mượn tiền hay bảo lãnh chỗ trọ và cho mượn tiền sinh hoạt hay trong chia sẻ về mặt tâm lý, tinh thần. Tuy nhiên, có thể thấy bên cạnh tính cố kết cộng đồng cao là tính “khép kín” của lao động Khmer trong việc tham gia các hoạt động của các tổ chức xã hội tại nơi làm việc và nơi tạm trú. Đây là hạn chế và rào cản cần phải được phá bỏ để họ có thể thích ứng tốt hơn với cuộc sống ở không gian sống mới. Chính vì thế, đối với đối tượng đặc thù này, trong hoạt động hỗ trợ sinh kế trước khi tiến hành các hoạt động hỗ trợ chính về việc làm và cung cấp thông tin phúc lợi xã hội thì việc giúp họ phá bỏ rào cản về mặt tâm lý và tăng cường hỗ trợ kết nối với mạng lưới xã hội ở nơi làm việc và ở nơi tạm trú phải được coi là những hoạt động mà nhân viên xã hội nên tiến hành trước để tạo được sự tin tưởng và thúc đẩy sự tham gia của họ vào các hoạt động hỗ trợ khác.
3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh kế cho lao động Khmer nhập cư
3.3.1. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý
Thông thường những người nhập cư thường phải đối diện với các vấn đề về văn hóa, ngôn ngữ, môi trường sống thay đổi nên rất dễ gặp phải những những sang chấn, tổn thương về mặt tâm lý. Chính vì thế, trong đời sống của những người lao động xa quê, hỗ trợ tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua những trở ngại, khó khăn để có thể hội nhập tại vùng đất mới. Trong CTXH với người nhập cư, hỗ trợ về tâm lý được coi là một dịch vụ quan trọng.
Kết quả mô tả về thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6: Hoạt động hỗ trợ tâm lý
Điểm trung bình | Điểm trung bình | Tỷ lệ được nhận | |
về MĐTX | về MĐHQ | hỗ trợ (%) | |
1. Chia sẻ | 3,13 | 3,88 | 84,4 |
2. Lắng nghe | 3,21 | 3,85 | 87,5 |
3. Hỗ trợ ra quyết định | 3,12 | 3,92 | 82,8 |
4. Đồng cảm | 3,13 | 3,87 | 82,2 |
5. Tin tưởng | 3,50 | 3,97 | 91,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Và Đặc Điểm Chính Sách Hỗ Trợ Sinh Kế
- Mô Tả Địa Bàn Nghiên Cứu Và Khách Thể Nghiên Cứu
- Mô Tả Về Thu Nhập Và Chi Tiêu Theo Loại Hình Công Việc (Triệu Đồng)
- Một Số Địa Chỉ Hỗ Trợ Thanh Niên Công Nhân Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
- Kiểm Định Phương Sai Giữa Loại Hình Làm Việc Và Mức Độ Thường Xuyên Được Nhận Hỗ Trợ Việc Làm
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hỗ Trợ Tâm Lý Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Hệ Số B
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ trợ
Có thể thấy, đa phần lao động Khmer khi được hỏi về những chỉ báo liên quan đến việc hỗ trợ tâm lý đều cho rằng mình được nhận hỗ trợ. Đơn cử như “hỗ trợ ra quyết định” (87,9%) hay có tới 91% cho rằng mình được “tin tưởng”. Khi so sánh giữa công nhân và lao động làm trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tinh thần thì có sự khác biệt. Theo đó, những người lao động đánh giá mức độ hiệu quả cao hơn công nhân ở tất các các hoạt động hỗ trợ tâm lý như trong bảng 3.6:
Bảng 3.7: Kiểm định mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tâm lý với loại hình công việc hiện tại
Công nhân
Lao động trong cơ sở sản xuất nhỏ
Giá trị kiểm định T.test
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Tâm sự khi 3.80 | .729 | 3.97 | .711 | .040 |
Lắng nghe 3.78 | .665 | 3.93 | .713 | .060 |
Hỗ trợ ra 3.82 | .736 | 4.01 | .667 | .020 |
Đồng cảm 3.77 | .796 | 3.97 | .704 | .023 |
Tin tưởng 3.89 | .817 | 4.06 | .713 | .040 |
buồn quyết định
Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2018
Ở tất cả giá trị kiểm định đều nhỏ hơn 0,05, cho thấy có sự khác biệt giữa công nhân và lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Điều này còn thể hiện qua giá trị trung bình. Tiêu biểu như ở hoạt động “Hỗ trợ ra quyết định” thì điểm trung bình của công nhân là 3,82 so với 4,01 của lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ.
Kết quả này có thể lý giải từ tập quán di cư là thường đi theo người thân trong gia đình khi kết quả khảo sát cho thấy có đến 69,7% là di cư cùng vợ chồng/con cái. Ngoài ra, lao động Khmer thường cư trú thành từng cụm theo gia đình và đồng hương nên họ cũng dễ có điều kiện để hỗ trợ nhau về mặt tinh thần.
Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với thực tế khi lao động trong các cơ sở sản xuất nhỏ thường làm việc theo gia đình mà trường hợp gia đình anh Thạch H. đang làm ở một lò gạch tại Phú Giáo như là một ví dụ điển hình:
“Lúc lên đây đi 2 vợ chồng với thằng con trai lớn cũng như là đi theo anh hai trong nhà, gia đình ổng lên trước rồi dẫn mình lên theo. Rồi thằng con lên đi làm rồi quen bạn gái cưới luôn rồi cùng làm chung luôn, giờ thành ra giờ một dãy 4
-5 phòng này toàn mình ên (nghĩa là toàn người trong gia đình mình)”.
(PVS 8, Nam, lao động trong lò gạch, 42 tuổi, Phú Giáo)
Hình thức cư trú tập trung theo gia đình hoặc gia đình mở rộng là khá phổ biến ở khu trọ mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu không chỉ ở Phú Giáo mà ở Bến Cát hay Thuận An đều có thể quan sát được như nhật ký quan sát được khi lại vào ngày 19/8/2018:
“Được sự dẫn đường nhiệt tình của chú B. ở khu phố, chúng tôi tiếp cận khu trọ khá dễ dàng và được mọi người ở đây tiếp đón niềm nở. Chị chủ quán tạp hóa trong khu trọ cũng là chủ của khu trọ này đã dắt cả nhóm đi dọc các phòng để giới thiệu. Cảm quan ban đầu là phòng trọ ở đây sạch và rộng hơn những khu trọ ở Phú Giáo và Thuận An mà chúng tôi đã đi. Khi nói chuyện với chị chủ khu trọ thì biết đa phần người Khmer ở đây là quê ở Kiên Giang, chị cũng nói thêm là ở đây ở toàn người quen biết nhau cùng quê. Có nhà cha mẹ con cái dâu rể gì ở cùng một dãy luôn nên đã ở là ở hết mà hứng lên đi là đi luôn một lèo mấy phòng vậy đó”.
(Trích nhật ký quan sát ngày 19/8/2018, Bến Cát)
Khi phân tích dữ liệu về nguồn lực hỗ trợ về tâm lý ở bảng 3.8 đã chứng minh lý giải trên là xác đáng:
Bảng 3.8: Nguồn lực hỗ trợ về tâm lý
Tâm sự khi buồn | Lắng nghe | Hỗ trợ ra quyết định | Đồng cảm | Tin tưởng | |
Gia đình | 76 | 79,4 | 87,9 | 79,4 | 91 |
Thân tộc – đồng | 17.8 | 14.9 | 5.0 | 11,5 | 7,9 |
hương | |||||
Đồng nghiệp | 4.6 | 4.7 | 5,7 | 8,4 | 6,3 |
Nhân viên xã hội | 0.7 | 1.0 | 1,3 | 0,7 | 1,2 |
Chủ nhà trọ | 1.0 | . | . | . | . |
(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ trợ
Trong hỗ trợ tâm lý, có thể thấy gia đình đóng vai trò chính đối với lao động Khmer nhập cư khi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các tiêu chí. Kết quả khảo sát định lượng cũng chỉ ra một thực trạng là trong hỗ trợ tâm lý đối với lao động
nhập cư Khmer thì vai trò của nhân viên xã hội là rất mờ nhạt khi tỷ lệ đo được là rất thấp. Đây là một điểm cần phải khắc phục vì gia đình, hay thân tộc và đồng hương có thể là một “vỏ bọc” giúp họ an toàn và cảm thấy được bảo vệ che chở nhưng nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài mà ở đây là nhân viên xã hội thì lao động Khmer rất khó có thể hội nhập với không gian sống mới.
Những khủng hoảng về mặt tâm lý hay stress do những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ hay tiếp cận dịch vụ chỉ có thể được phá bỏ khi họ thực sự hòa nhập vào môi trường ở nơi làm việc và nơi ở mới. Chính vì thế, vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý là rất quan trọng, chính sự đồng cảm, chia sẻ và hỗ trợ tâm lý của nhân viên xã hội đối với lao động nhập cư thông qua tiến trình tham vấn tâm lý và các biện pháp can thiệp khác là hết sức cần thiết.
Trở lại với câu chuyện của anh Thạch H. được đề cập ở trên, trong lúc trò chuyện với chúng tôi, anh tỏ ra rất buồn phiền vì bị người quản đốc trong phân xưởng hiểu lầm và có lời lẽ nặng nề:
“Mình có chuyện xin nghỉ về thăm bà già ở quê bị bịnh rồi mình lên mà ổng chửi thề rồi ổng làm một câu là làm đơn xin nghỉ luôn đi. Ổng nói câu mình nghe thấy trớt quớt, lương tâm mình thấy lạ lạ sao đó. Nhà máy cũng cần công nhân, công nhân cũng cần nhà máy mà sao ổng lại đối xử mình như vậy”.
(PVS 8, Nam, lao động trong lò gạch, 42 tuổi, Phú Giáo)
Lời tâm sự của anh H. cũng có những ý tương đồng về những đặc tính của lao động Khmer mà chị L. là một phó giám đốc một công ty sản xuất gạch có nhiều lao động Khner làm việc chia sẻ:
“Họ là họ có sức đó nhưng nói về nhạy bén là họ không có đâu, mình kêu họ làm gì thì họ làm giống vậy chứ uyển chuyển một chút là họ khó đó nhưng mà họ thật thà, chịu khổ, chịu cực, chịu nắng giỏi hơn người mình (người Kinh). Nói chung là những người mà mới vô làm thì mình cũng phải hướng họ theo cái nề nếp công việc của mình, phải hết lòng với người ta chứ phải ông chủ, bà chủ gì ở đây (cười).
(PVS 9, Nữ, Phó giám đốc công ty, 37 tuổi, Phú Giáo)
Những chia sẻ của các nhân vật vừa được trích dẫn ở trên cũng cho thấy một thực tế lao động Khmer thường làm chung theo gia đình nên khi có vấn đề xích
mích là có thể cả gia đình hoặc gia đình mở rộng đều nghỉ việc và tìm việc làm mới. Thực tế này cũng gây khó khăn cho những nơi sử dụng lao động Khmer và cũng phản ánh tính không ổn định trong công việc của lao động Khmer. Mặt khác, dữ liệu định tính cũng phản ánh một bộ phận lao động Khmer có thể chịu được công việc nặng nhọc nhưng dường như họ không thích và không chấp nhận người khác xúc phạm hay coi thường mình.
Tuy nhiên, vẫn có những người vì mưu sinh họ có thể chấp nhận việc bị la mắng hay nói nặng như trường hợp của cô N, tóc đã lấm tấm sợi bạc, cô có giọng nói rò và nếu không gặp cô mà chỉ nghe giọng thì có thể không nhận ra cô là người Khmer. Cô lên Bình Dương cùng với gia đình mình từ năm 1998. Sau khi con mất vì bệnh, cô có về quê nhưng chỉ một thời gian ngắn, cô lại cùng chồng trở lại Bình Dương để tìm kiếm việc làm và xoa dịu nỗi buồn không còn con cái. Hiện nay, cô là lao công trong một công ty gốm sứ. Cô kể về công việc của mình:
“Công việc tạp vụ, quét dọn tối ngày, mình đi làm cho người ta thì lấy đồng tiền cũng đâu có dễ đâu chú. Nhiệm vụ của tui là quét mấy cái đường trong xưởng chỗ công nhân làm đó, mình thấy dơ là mình quét liền mà lớn tuổi nên mệt lắm cũng không dám ngồi lâu đâu chú, ngồi là bà tổ trưởng đi nhắc liền đó, mình không biết chữ, lớn tuổi nữa nên người ta cũng hay nói này nói nọ, nhiều lúc nhục lắm chú ơi! Nhưng giờ nghỉ thì biết làm cái gì mà ăn, con cái không có nữa...”.
(PVS 2, Nữ, công nhân, 46 tuổi, Thuận An)
Có thể thấy, người lao động Khmer đang làm thuê ở Bình Dương không chỉ đối diện với câu chuyện về vật chất mà còn là những nỗi khổ về nội tâm, là stress trong công việc và trong mối quan hệ với đồng nghiệp hay những người quản lý. Trong tình cảnh đó, gia đình chính là chỗ dựa tinh thần cực kỳ quan trọng đối với họ nơi đất khách. Tuy nhiên, các đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương hay lãnh đạo các công ty nơi họ làm việc phải quan tâm và giúp họ ổn định về mặt tinh thần nhất là những người mới đến. Cần có những chương trình giúp họ có thể giải tỏa được những sức ép về tâm lý cũng như cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công việc.
Tóm lại, trong hỗ trợ sinh kế không chỉ tập trung vào các hỗ trợ vật chất mà hỗ trợ tâm lý là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, nếu những stress trong công việc và trong những mối quan hệ xã hội nơi đất khách không được quan tâm và giải quyết, lao động nhập cư dễ bị kiệt sức cả về thể chất lẫn tâm thần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Điều đáng mừng là đa phần lao động Khmer nhập cư trong nghiên cứu này đều có được sự
chia sẻ về mặt tinh thần từ gia đình. Điều này gợi ý rằng trong hỗ trợ sinh kế đối với đối tượng này cần phải quan tâm và phát huy nguồn lực gia đình như là một nguồn lực gần gũi và có quan hệ mật thiết với họ. Tuy nhiên, có thể thấy khi người lao động bị stress thì chính những người sử dụng lao động cũng bị thiệt hại khi năng suất lao động giảm, nguy cơ về tai nạn nghề nghiệp tăng cao. Do đó, nhân viên xã hội cũng cần tư vấn và giúp các chủ doanh nghiệp thấy được mức độ những hệ quá tiêu cực của vấn đề. Từ đó, cần đề ra các chương trình tham vấn tâm lý định kỳ dành cho người lao động. Ngoài ra, cần chú ý đến các hoạt động vui chơi giải trí, chương trình cung cấp kỹ năng sống để giúp người lao động có thể giải quyết được những vấn đề về tinh thần rất cần được triển khai nhân rộng với sự phối hợp giữa các bên liên quan.
3.3.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tăng cường kết nối mạng lưới xã hội
Từ thực trạng đã phân tích, có thể thấy mạng lưới xã hội của lao động Khmer nhập cư chủ yếu là thân tộc - đồng hương. Đây có thể là chỗ dựa vững chắc cho họ trong thời gian đầu khi tới Bình Dương nhưng xét về lâu dài thì họ cần phải được hỗ trợ tham gia vào mạng lưới xã hội chính thức ở địa phương và nơi làm việc. Điều có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ sinh kế dưới cách tiếp cận của Công tác xã hội. Bởi lẽ, khi họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng này thì nguồn vốn xã hội của họ sẽ được cải thiện. Họ sẽ có nhiều hơn các cơ hội tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ mà địa phương nơi họ di cư đến tiến hành.
Kết quả khảo sát từ bảng 3.9 cho thấy, trong hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội thì tỷ lệ lao động Khmer tiếp nhận được là thấp. Tiêu biểu như chỉ có 9,4% là có tham gia chi hội Thanh niên công nhân hay 7,5% là có tham gia vào họp tổ dân phố/xóm ở địa phương. Kết quả này có thể phản ánh xu hướng “tách biệt” giữa cộng đồng lao động Khmer nhập cư với các hoạt động của địa phương trên mẫu khảo sát này. Đây là thực trạng rất cần nghiên cứu và làm rò. Phải chăng lao động nhập cư Khmer đã và đang đóng góp cho sự phát triển của vùng đất này nhưng dường như họ vẫn chưa thực sự hòa nhập với đời sống của địa phương nơi họ sinh sống và làm việc? Nhận định này còn có thể được củng cố khi nhìn vào điểm trung bình đánh giá về mức độ thường xuyên được nhận đều nằm ở mức “rất không thường xuyên” (điểm trung bình từ 1,14 đến 1,65)
Tuy nhiên, nếu tính về mức độ hiệu quả từ những người được nhận hỗ trợ thì có những tín hiệu đáng khích lệ khi điểm trung bình đánh giá lại khá cao và đều nằm ở mức “hiệu quả” với điểm trung bình từ 3,33 đến 3,96.
Bảng 3.9: Hoạt động hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội
Mức độ thường xuyên
(𝒙̅) | trợ (%) | ||
1. Kết nối tham gia hội đoàn thể ở nơi làm việc 2. Kết nối tham gia hội đồng hương | 1,52 1,65 | 3,44 3,96 | 25,3 Đồng nghiệp Thân tộc – 45,0 đồng hương |
(79,2) | |||
3. Kết nối tham gia đoàn thể nơi cư trú | 1,18 | 3,74 | 9,4 Nhân viên |
4. Kết nối tham gia tổ dân phố/xóm | 1,14 | 3,33 | 7,5 Chủ nhà trọ (55,6) |
Mức độ hiệu quả (𝒙̅)
Tỷ lệ được nhận hỗ
Người hỗ trợ chính*
(%)
(33,0)
xã hội (47,1)
(*) Tỷ lệ này được tính trên số người được nhận hỗ trợ
Khi so sánh giữa loại hình công việc và mức độ hiệu quả các hoạt động hỗ trợ mạng lưới xã hội, kết quả kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt. Tương tự, không có tương quan giữa số năm ở Bình Dương và mức độ hiệu quả của hoạt động này.
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm học vấn trong đánh giá mức độ hiệu quả hỗ trợ mạng lưới xã hội xã hội như ở bảng 3.10 cũng cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá các nhóm học vấn.
Bảng 3.10: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ hiệu quả hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội theo nhóm học vấn
Mức độ hiệu quả trong hỗ trợ tăng cường mạng lưới xã hội
Trung Bình | Độ lệch chuẩn | |
Mù chữ | 3.80 | .434 |
Cấp 1 | 3.78 | .610 |
Cấp 2 | 3.72 | .740 |
Cấp 3 trở lên | 3.85 | .743 |
Giá trị kiểm định | ANOVA | .837 |
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 8/2018