2.1.4.5. Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay đòi hỏi những người làm việc trong ngành nông nghiệp phải đó đầy đủ tri thức, sự hiểu biết về hội nhập, luật pháp, khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý. Người nông dân trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải có trình độ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kỹ năng canh tác tiên tiến. Do đó, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách đào tạo nghề cho nông dân nhằm bồi dưỡng kiến thức về khoa học kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, xu hướng giải phóng lao động nông nghiệp là tất yếu, từ đó cần có chính sách đào tạo nghề mới, nhất là cho thanh niên nông thôn nhằm tạo quá trình chuyển đổi hoạt động sang các nghề phi nông nghiệp, trong đó có dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Để phát triển hệ thống đào tạo nghề cần có những hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt đảm bảo lợi ích cho các cơ sở đào tạo nghề, đồng thời hỗ trợ bằng nhiều hình thức đa dạng như cấp học bổng, cho vay vốn đối với thanh niên nông thôn học nghề.
2.1.5. Những tiêu chí đánh giá kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
Đánh giá kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân là một nỗ lực để xác định lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của hỗ trợ đó. Đó là quá trình tìm hiểu sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân đã đạt được mức độ cao hay thấp trong hoạt động không chỉ dựa trên lợi ích của hỗ trợ đó mang lại mà còn đòi hỏi đầu ra của hỗ trợ đó thực sự là kết quả của những hành động được thực thi để giải quyết vấn đề hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân.
Đánh giá kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sẽ góp phần cung cấp những thông tin có hiệu lực và tin cậy về hoạt động của các hỗ trợ, về những nhu cầu, giá trị và cơ hội đã được hiện thực hóa trong và sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân. Việc đánh giá đó cũng đóng góp vào sự lựa chọn và phê phán những giá trị đạt được và chưa đạt được của các đối tượng chịu sự tác động của các hỗ trợ.
Đánh giá kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO có thể dựa trên những tiêu chí sau:
- Tính phù hợp: Hỗ trợ của Nhà nước có phù hợp với điều kiện nguồn lực hiện có?
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Sự Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Nông Nghiệp, Nông Dân Trong Thực Hiện Cam Kết Gia Nhập Wto
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Nguyên Tắc Hỗ Trợ Của Nhà Nước Đối Với Nông Dân Việt Nam Sau Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
- Năng Lực Tài Chính Của Nông Dân Việt Nam Còn Yếu Kém
- Kinh Nghiệm Của Thái Lan Trong Thực Thi Các Chính Sách Hỗ Trợ Nông Dân Khi Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
- Những Hạn Chế Của Chính Sách Đất Đai Đối Với Nông Dân
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Có phù hợp các cam kết với các tổ chức tham gia? Hướng đến đối tượng nào?
- Tính hiệu lực: Hỗ trợ của Nhà nước có hiệu lực trong thực tế không?
- Tính hiệu quả: Mỗi hoạt động hỗ trợ cần phải được đo lường, cân đối giữa tỷ lệ lợi ích/chi phí là bao nhiêu? Có tương xứng với nguồn lực cho việc thực hiện hỗ trợ
- Tính công bằng: Những lợi ích và chi phí khi thực hiện hỗ trợ có được phân phối công bằng cho các đối tượng thụ hưởng?
- Tính đồng bộ: Các hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân đó mâu thuẫn nhau không, có mâu thuẫn với các chính sách trong nền kinh tế nói chung không?
Tóm lại, đánh giá kết quả hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO là công việc quan trọng, cần thiết để thấy được hỗ trợ đó đã đạt được mục đích, mục tiêu đề ra hay chưa, nó có phục vụ cho đối tượng mà nó hướng tới, có nâng cao được vị thế của nông dân và quốc gia trên thị trường nông sản thế giới hay không. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước phải sát với thực tế, trong quá trình thực hiện cần có giám sát và điều chỉnh cho phù hợp với tính hình thị trường và đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO.
2.2. CĂN CỨ ĐỂ NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Trong bài viết “Gia nhập WTO: Cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu khái quát những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam sau gia nhập WTO. So với công nghiệp, dịch vụ và cư dân thành thị thì “tam nông” có những đặc điểm riêng và nhất là trình độ phát triển thấp hơn, do đó những khó khăn, thách thức có phần đậm nét hơn.
2.2.1. Những khó khăn và thách thức của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đến nông nghiệp, nông dân
2.2.1.1. Cạnh tranh trong nông nghiệp ngày càng gay gắt hơn
Cạnh tranh được coi là thử thách đầu tiên của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Gia nhập WTO, động thái đầu tiên ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta đó là tất cả những công cụ bảo hộ trước đây dần bị dỡ bỏ theo lộ trình thực hiện cam kết. Trước hết là thuế nhập khẩu, tiếp theo là trợ cấp cho nông nghiệp bị cắt giảm dần,
đó là chưa kể một số hình thức trợ cấp còn bị cấm. Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn không chỉ là hệ quả tất yếu của một nền nông nghiệp còn non kém khi gia nhập WTO mà còn là một khó khăn, thử thách vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp. Các nước thành viên không những phải mở cửa thị trường trong nước cho hàng hoá mà còn mở cửa cho thương gia, vốn và lao động nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Chính vì thế, nông dân không những phải cạnh tranh về đầu ra trên thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp và lao động nước ngoài. Nếu Nhà nước không hỗ trợ để nông dân mau chóng trưởng thành, có được kỹ năng lao động cần thiết thì nông dân sẽ mất cơ hội đầu tư và việc làm ngay trong ngành nông nghiệp và ở chính quê hương mình.
2.2.1.2. Gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới
Trong một nền kinh tế thị trường theo cơ cấu kinh tế mở thì việc các chủ thể chịu sự ràng buộc lẫn nhau là điều tất yếu. Do các quốc gia mở rộng tối đa các quan hệ kinh tế đối ngoại nên nền kinh tế các nước có sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau cũng là điều dễ hiểu.
Việt Nam gia nhập WTO, tức là chấp nhận tham gia vào một sân chơi của nhiều quốc gia, với những luật chơi đã giao ước do đó phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới là tất yếu. Để thích ứng với môi trường mới, Việt Nam đã phải điều chỉnh các hoạt động kinh tế của mình sao cho phù hợp. Càng ngày kinh tế Việt Nam càng chịu nhiều sự ràng buộc hơn. Sự ràng buộc càng lớn thì kinh tế nước ta càng bị phụ thuộc nhiều hơn và tính tự chủ của nền kinh tế càng giảm. Chính vì vậy mà kinh tế nước ta thường hay bị động trước những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới.
Biểu hiện phụ thuộc của nông nghiệp Việt Nam vào thị trường thế giới chủ yếu ở thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào) và thị trường tiêu thụ nông sản (thị trường đầu ra). Sự biến động bất lợi của hai loại thị trường này thường xuyên gây ra khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Giá của các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao, sản xuất không thu được lãi, thậm chí lỗ, buộc người nông dân phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác.
Cũng tương tự, sự bấp bênh về lượng cầu và giá cả làm cho người sản xuất không yên tâm với đầu ra của nông sản. Trình độ của công nghiệp chế biến nước ta còn thấp nên nông sản khó bảo quản hoặc chế biến thành các sản phẩm khác. Giá cả
thấp, nông dân còn bị thương gia ép giá nhưng vẫn phải chấp nhận bán nông sản với giá thấp, thậm chí lỗ.
Có thể nói sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới và các nước thành viên của WTO không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân mà còn là một trong những khó khăn, thử thách của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
2.2.1.3. Những khó khăn, thách thức do các quy định về thương mại nông sản của WTO
Thương mại nông sản trong WTO không những được thực hành trong điều kiện các nước đi trước có quyền duy trì các mức thuế và hạn ngạch thuế quan cao, mà Hiệp định nông nghiệp còn cho phép các chính phủ duy trì hệ thống trợ cấp và hỗ trợ nhiều mặt cho nông sản và nông dân, nhất là ở các nước phát triển, nhằm bảo hộ cho ngành nông nghiệp ở nước họ. Chính vì thế, thương mại nông sản hiện là lĩnh vực thương mại bất bình đẳng nhất, đặc biệt là bất bình đẳng giữa các nước giàu và nước nghèo.
Những quy định về tiêu chuẩn nông sản, nhất là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và phòng dịch trong thực hành thương mại nông sản với các nước phát triển rất phức tạp. Trong khi đó, cả Nhà nước và nông dân nước ta hầu như chưa biết, chưa quen và chưa quan tâm đến việc đề ra và thực thi các tiêu chuẩn nông sản quốc tế. Tình hình đó dẫn đến hai bất lợi: một là, nông sản của nước ta khó xâm nhập các thị trường phát triển do chưa có uy tín, chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế; hai là, nông sản kém chất lượng của các nước có điều kiện xâm nhập thị trường nội địa nước ta làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và cạnh tranh không lành mạnh với nông sản trong nước.
Để giúp nông dân đứng chân được trên thị trường thế giới, Nhà nước cần chủ động đề hệ thống các biện pháp tổng thể, một mặt, hỗ trợ nông dân để họ hiểu, quan tâm và có năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu; mặt khác, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, tăng cường năng lực quản lý chất lượng hàng hoá ở thị trường trong nước, hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu kém chất lượng.
2.2.2. Những hạn chế do sự yếu kém của nông nghiệp và nông dân Việt Nam
Đi lên từ xuất phát điểm thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp đã kéo lùi sự phát triển của Việt Nam nói chung, của nông
nghiệp Việt Nam nói riêng. Từ khi Đổi mới, diện mạo nông nghiệp, nông thôn, nông dân có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, khi gia nhập vào sân chơi chung của WTO thì nông nghiệp Việt Nam vẫn tụt hậu xa so với thế giới. Sự cách biệt đó được thể hiện ở những mặt hạn chế sau:
2.2.2.1. Nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn suy giảm và đã đến lúc tới hạn, chi phí sản xuất cao
Điều này thể hiện ở chính sự tới hạn của một nguồn lực sản xuất hết sức quan trọng của sản xuất nông nghiệp là đất đai (diện tích giảm và chất lượng đất kém) cộng với nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp không ổn định do hiện tượng biến đổi khí hậu nên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng có khả năng phát triển về nông nghiệp (cây ăn trái và vựa lúa lớn của cả nước) sẽ giảm rất nhanh.
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào của nông nghiệp ngày càng cao so với giá đầu ra khiến giá trị thu nhập của nông dân ngày càng giảm sút. Giai đoạn 2000 – 2006, nếu giá đầu ra của nông nghiệp tăng 4,2% thì giá đầu vào tăng 10%. Điều này có nghĩa nông dân phải đổi nhiều nông sản hơn để có được một đơn vị đầu vào dùng cho nông nghiệp. Trên thực tế, các giống cây, con mới nhập vào nước ta có giá rất cao, người nông dân không thể tùy tiện nhân giống vì vấn đề bản quyền đang là những trở ngại lớn cho ngành nông nghiệp. Giá cả các yếu tố đầu vào khác cho sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng không ngừng tăng lên khiến cho giá thành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam bị đẩy lên, hiệu quả sản xuất thấp đi, tính cạnh tranh của sản phẩm càng trở nên bấp bênh khiến thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp có thể tăng về giá trị tuyệt đối song thực tế thu nhập lại giảm đi.
2.2.2.2. Trình độ KH - CN trong sản xuất và công nghiệp, dịch vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn chậm phát triển dẫn đến hàm lượng chất xám của nông sản còn thấp
Nhìn chung, trình độ KH - CN trong nông nghiệp nước ta còn thấp. Phần lớn các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất (giống cây, giống con, mẫu máy móc…) có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động nghiên cứu chưa được xã hội hóa rộng rãi, các mảng nghiên cứu chính sách, thị trường, môi trường, nông thôn, nông dân chưa được chú ý đáng kể. Nghiên cứu ứng dụng cho các vùng sinh thái (nhất là ven biển miền Trung, miền núi) và nghiên cứu cơ bản chưa được đầu tư thích đáng.
Công nghệ sinh học (ngoài một số giống mới), công nghệ thông tin chưa được áp dụng rộng rãi để đóng góp đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp. Hoạt động nghiên cứu chưa gắn với thực tiễn chưa nhiều.
Nông sản Việt Nam trong nền kinh tế tự nhiên chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của chính người bản thân người sản xuất và được tạo ra chủ yếu nhờ vào sức lao động thủ công của người nông dân. Năng suất, chất lượng kém lại rất bấp bênh. Ngày nay, mặc dù đã có những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nhưng nhìn chung còn chưa nhiều, chưa hiệu quả và thiếu tính đồng bộ. Người nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn dựa nhiều trên kinh nghiệm nên năng suất thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, hàm lượng chất xám trong nông sản còn thấp. Hàm lượng chất xám thấp là sự phản ánh một năng suất thấp, chất lượng kém, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ lao động lạc hậu. Một điều dễ nhận thấy nhất là nông nghiệp Việt Nam phải chấp nhận bán các loại nông sản thế mạnh của mình với giá rẻ dưới dạng thô như: cà phê, cao su, lúa gạo,…
Điều này gây khó khăn rất lớn cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh của nông sản cũng như uy tín, thương hiệu hàng hoá của nước ta trên thị trường thế giới. Hàm lượng chất xám trong nông sản là một chỉ tiêu tổng hợp và muốn tăng hàm lượng này so với các nước thành viên phát triển không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi đến một hệ thống giải pháp tổng thể, đồng bộ và chắc chắn chúng ta không thể làm được điều này trong một sớm, một chiều.
Công nghiệp chế biến có vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn ở trong tình trạng kém phát triển, vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành cũng như chưa góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nông dân. Công nghệ còn lạc hậu do đó công suất hoạt động của ngành thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến nông sản, chất lượng sản phẩm chưa cao; phân tán, thiếu tập trung nên gây khó khăn rất lớn cho việc thu mua nông sản và hình thành các khu công nghiệp chế biến. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị nông sản và đời sống của nông dân. Có tình trạng nông dân bị tư thương ép giá là do phần lớn nông sản sản xuất ra không được chế biến, không bảo quản được. Những sản phẩm mang tính mùa vụ như: vải, nhãn, cá tra, cá basa, thậm chí cả lúa, cà phê đều bị ép giá vào mùa thu hoạch,
nhất là khi được mùa làm cho người nông dân rơi vào cảnh “được mùa ngoài đồng, mất mùa trong nhà”. Nhiều nông dân đã phải chặt phá những loại cây trồng mà họ đã mất rất nhiều công sức, tiền bạc và sự kì vọng vào nó.
Công nghiệp sản xuất, cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như cơ khí, hóa chất, các loại hình dịch vụ nhất là dịch vụ vận tải, thương mại phát triển còn chậm và chưa đồng bộ. Công nghiệp chế tạo máy nông cụ vừa chưa cung cấp đầy đủ máy móc cho thị trường nông thôn, vừa không cạnh tranh được cả về tính năng lẫn giá cả với máy nông nghiệp nhập ngoại. Do đó, các hỗ trợ tín dụng mua máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất rất khó phát huy được hiệu quả.
2.2.2.3. Sản xuất vẫn còn mang tính manh mún, tự phát
Ở cả nước, nhất là các tỉnh miền Bắc không còn lạ gì với hình ảnh mỗi hộ gia đình canh tác trên nhiều mảnh ruộng, với độ lớn nhỏ của các mảnh là khác nhau. Tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), 90 - 95% số hộ nông dân có diện tích 0,2 - 0,3ha, bình quân mỗi hộ có từ 8 – 12 thửa ruộng với diện tích trung bình 200-400m2/thửa. Hộ có diện tích dưới 0,5 ha vẫn chiếm trên 70% tổng số hộ. Đa số nông hộ tại ĐBSH có diện tích canh tác trung bình dưới 600m/người [62, tr.49-50]. Trên những thửa ruộng như
vậy, khó có thể áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học vào sản xuất cũng như đầu tư để hình thành các khu vực chuyên canh sản xuất tập trung được. Đây là khó khăn rất lớn cản trở quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chỉ có các vùng chuyên canh lúa, cao su, cà phê và chè là tương đối ổn định, trong khi đó các vùng chuyên canh khác mới đang trong quá trình hình thành, ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn định. Các vùng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở các vùng truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của KH - CN, trình độ cơ giới hoá thấp và luôn gặp khó khăn về thị trường. Trong khi đó, công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung lại rất yếu kém. Hàng loạt các quy hoạch sai về sản xuất mía đường, cà phê, nuôi cá lồng bè,… đã gây ra những hậu quả tiêu cực không nhỏ.
Bên cạnh tính thiếu tập trung, sản xuất nông nghiệp cũng phải đối mặt với cách làm tự phát của nông dân. Việc giao khoán ruộng đất cho người nông dân, tuy làm cho họ tự chủ cao hơn trong sản xuất, song cũng là nguyên nhân nảy sinh tình trạng tự phát.
Người dân tự ý trồng loại cây mà bằng suy nghĩ cảm tính họ nghĩ rằng sẽ hứa hẹn lợi ích lớn. Điều này nhìn về lâu dài và tổng thể thì đây chính là sự yếu kém trong ngành. Khi thiếu sự quy hoạch thì hậu quả sẽ rất khó lường, đặc biệt là vấn đề năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng về lâu dài đến môi trường sinh thái. Người nông dân rơi vào trạng thái mạnh ai người ấy làm, điều này dẫn đến nguy cơ sụt giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và khó tiêu thụ hàng hóa. Với tư duy quen thuộc của người nông dân là chỉ quan tâm tới cái mình có chứ ít quan tâm tới cái mà thị trường cần, nên sản xuất rất khó để đáp ứng nhu cầu thị trường, tình trạng hàng hoá ế thừa cũng là dễ hiểu.
2.2.2.4. Trình độ chuyên môn cũng như ý thức của nông dân trong hội nhập WTO còn thấp
Các hoạt động sản xuất của người nông dân nước ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng kinh nghiệm cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. Người nông dân rất ít được đào tạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Theo kết quả điều tra lao động, việc làm năm 2011, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mới hơn 9%. Nhiều nông dân không coi trọng học hỏi kỹ năng sản xuất kinh doanh, ngại đọc sách. Trình độ thấp kém của lao động dẫn đến rất nhiều vấn đề. Vấn đề khó khăn nhất đó là việc tiếp cận với KH - CN, nhất là công nghệ hiện đại. Với tư duy của một xã hội tiểu nông đã làm cho người nông dân khó thích ứng với một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, hiện đại trong xu thế hội nhập hiện nay. Đó là chưa kể đến trình độ tin học và ngoại ngữ và những hiểu biết về pháp luật của lao động trong khu vực kinh tế này.
Nông dân chưa hiểu rõ các quy tắc thương mại trong WTO và còn thiếu nhiều kỹ năng cơ bản. Người nông dân và các chủ trang trại, các chủ doanh nghiệp nông dân hiện hiểu biết rất ít về những quy định, quy tắc, các chế tài pháp lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, còn thiếu thông tin về thị trường, về quyền sở hữu trí tuệ, về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, về thương hiệu, nhãn mác sản phẩm... nhất là, thiếu thông tin kịp thời về sự bảo trợ nông nghiệp của các đối thủ cạnh tranh ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ... Hiện nay, do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và khoa học - kỹ thuật còn rất thấp, do năng lực tư duy kinh tế, tư duy pháp lý và năng lực pháp quyền còn nhiều hạn chế, do thất nghiệp, mất đất, bệnh tật, thiếu kinh nghiệm làm ăn, do còn chịu ảnh hưởng nhiều của tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, những thói