Thực Trạng Sự Truyền Dẫn Từ Chính Sách Lãi Suất Của Ngân Hàng Nhà Nước Đến Lãi Suất Huy Động Và Lãi Suất Cho Vay Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và

  

lãi suất cho vay) ở Việt Nam

 

6

Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis, Alireza Tourani- Rad (2007)

Nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất huy động và lãi suất cho vay từ những thay đổi của lãi suất cơ bản ở Newzeland

Mức độ truyền dẫn không hoàn toàn. Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ

7

Đinh Thị Thu Hồng và Phan

Đình Mạnh (2013)

Truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất thị trường

đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam

8

Jamilov và cộng sự (2014)

Nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường ở vùng Causasus

Mức độ truyền dẫn không hoàn toàn. Sự điều chỉnh bất cân xứng về vị trí cân bằng của lãi suất bán lẻ.

Không có bằng chứng rõ ràng rằng truyền dẫn lãi suất được cải thiện sau điểm gãy cấu

trúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.5 Đóng góp mới của đề tài

Cottarelli và Kourelis (1994) lập luận rằng cấu trúc kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ quyết định sự khác biệt trong cơ chế truyền dẫn. Trinidad và Tobago (2007) cho rằng kênh tín dụng là kênh truyền dẫn quan trọng hơn các kênh khác ở những quốc gia có thị trường tài chính kém phát triển. Các quốc gia có thị trường tài chính phát triển mạnh và cạnh tranh cao như Anh và Mỹ thì kênh lãi suất là kênh truyền dẫn chính (Enger và cộng sự, 1999). Theo Romer và Rommer (1990), có hai điều kiện quan trọng để chính sách tiền tệ truyền dẫn thông qua kênh

lãi suất đó là (i) các NHTM không có khả năng phòng vệ trước sự thay đổi vốn dự trữ của mình khi CSTT thay đổi. (ii) Không có loại tài sản nào khác có thể thay thế tiền trong chức năng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Việt Nam hiện nay là một quốc gia đang phát triển với thị trường chứng khoán chưa phát triển, mức độ đóng góp vốn cho nền kinh tế còn thấp, hệ thống NHTM đóng vai trò lớn trong nhiệm vụ chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Có nhiều nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ của hệ thống NHTM hoặc một nhóm các NHTM, nhưng ở bài nghiên cứu này muốn phân tích sự truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHNN đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại ngân hàng cụ thể là Agribank để đánh giá thực nghiệm cơ chế truyền dẫn lãi suất có đúng với lý thuyết hay không bằng mô hình ARDL.

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày tổng quan về lãi suất huy động, lãi suất cho vay tại NHTM và truyền dẫn lãi suất nhằm làm rõ các khái niệm liên quan đến việc truyền dẫn từ chính sách lãi suất của NHTƯ đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại NHTM, đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn lãi suất để làm cơ sở cho việc kiểm chứng kết quả thực nghiệm trong chương 4.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ TRUYỀN DẪN TỪ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.

Giới thiệu chương 3

Chương 3 trình bày lịch sử hình thành và phát triển, các hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Phân tích thực trạng lãi suất huy động, lãi suất cho vay và truyền dẫn từ chính sách lãi suất đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để thảo luận với kết quả nghiên cứu theo phương pháp định lượng ở chương 4.

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/03/1988, Ngân hàng chuyên doanh phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tên viết tắt là Agribank.

Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặt biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện với tổng tài sản: trên

833.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn: trên 804.000 tỷ đồng, tổng dư nợ: 614.561 tỷ

đồng, mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, nhân sự gần 40.000 nhân viên.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD như Dự án tài chính nông thôn III (WB), dự án Biogas ( ADB), dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD)...Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Với vị thế là NHTM- định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển của đất nước.

3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

- Huy động vốn:

+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

+ Tiếp cận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước .

- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác.

- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NHNN.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.

+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

- Dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối và các dịch vụ gia tăng khác.

- Kinh doanh vốn.

- Dự án quốc tế, hợp tác quốc tế.

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị

375.033

434.331

474.941

506.316

557.028

634.505

690.191

804.529

+/-

22,6%

15,8%

9,4%

6,6%

10%

13,9%

10,2%

16,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank 2008-2015) Nguồn vốn huy động của Agribank giai đoạn 2008-2015 không ngừng tăng trưởng, góp phần đáp ứng nhu cầu cho vay để phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 474.941 tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn tăng hơn so với năm 2010 là 31.375 tỷ đồng, tăng 6,6%. Nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2013, so với năm 2012 tăng khoảng 77.477 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 13,9%. Đến hết năm 2014, nguồn vốn huy động đạt 690.191 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ các tổ chức và dân cư chiếm khoảng 78,4% tổng nguồn vốn huy động, tăng 10,2% so với năm 2013. Năm 2015, nguồn vốn tăng mạnh khoảng 16,5% so với năm 2014, đạt 804.529 tỷ đồng. Agribank luôn thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định để qua đó chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

3.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị

294.697

354.112

414.755

443.877

480.453

548.774

605.324

673.435

+/-

22,75%

20,16%

17,13%

7%

8,20%

12,16%

8,80%

16%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank 2008-2015) Trong giai đoạn 2008-2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng của Agribank có xu hướng giảm mạnh, từ 18,45% năm 2009 giảm xuống 7,02% năm 2010, đến năm 2013 tăng 10,44% và năm 2014 tăng 11,02%. Đến ngày 31/12/2015, tổng dư nợ của Agribank là 673.435 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm 74,8%. Đặc biệt, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tiếp tục có sự tăng trưởng khi triển khai cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính Phủ; Chú trọng cho vay đối với các chương trình, các gói tín dụng thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp dụng lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích việc mở rộng tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu; tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho vay tái canh cà phê, cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ- TTg...

3.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động dịch vụ tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị

1.026

1.083

1.639

2.092

2.141

2.405

2.877

3.297

+/-

53,1%

5,24%

5,13%

29%

2,4%

10,9%

19,6%

14,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank 2008-2015) Kết quả kinh doanh dịch vụ tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2013, tổng doanh thu dịch vụ của Agribank là 2.405 tỷ đồng, tăng 10,96% so với năm 2012. Năm 2014, tổng thu dịch vụ của Agribank đạt 2.877 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2013. Trong đó: Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước tăng 10%, nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 11,2%, nhóm dịch vụ thẻ tăng 47%, các dịch vụ khác tăng

8,2%. Doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 3.297 tỷ đồng, tăng 14,6 % so với năm 2014. Agribank trở thành một trong những ngân hàng thương mại đi đầu trong cung cấp dịch vụ thu ngân sách nhà nước, thẻ, mobile banking...

3.1.3.4 Lợi nhuận

Bảng 3.4: Lợi nhuận sau thuế tại Agribank giai đoạn 2008-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị

2.128

1.829

1.300

4.851

956

1.651

2.454

2.960

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank 2008-2015) Từ năm 2010 đến 2015, lợi nhuận bình quân hàng năm của Agribank tăng 2,36%. Trong giai đọạn 2009-2014, lợi nhuận sau thuế của Agribank có sự biến động khá lớn. Nếu như năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 1.300 tỷ đồng thì năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 2.454 tỷ đồng. Trong vòng 5 năm từ 2009-2014, thì năm 2012 lợi nhuận toàn ngành nói chung và Agribank nói riêng giảm mạnh do đây là giai đoạn tăng trưởng tín dụng khá thấp, lãi suất cho vay giảm và NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

3.2 Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

LSCB là công cụ để thực hiện CSTT của NHNN trong ngắn hạn. LSCB được xác định dựa trên lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất huy động của các TCTD và xu hướng biến động cung cầu thị trường làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh. Theo Luật dân sự, các TCTD không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5 lần LSCB. LSCB được công bố lần đầu vào ngày 02/08/2010 theo Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN và áp dụng ngày 05/08/2000. Lần đầu công bố, LSCB ở mức 9%/năm. Các TCTD ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng theo lãi suất cho vay cố định hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh nhưng không vượt quá mức LSCB cộng các biên độ sau: đối với cho vay ngắn hạn: 0,3%/tháng, đối với vay trung dài hạn: 0,5%/tháng. Đến cuối tháng 5/2002, NHNN thay đổi cơ chế cho vay theo hướng không áp dụng LSCB cộng với biên độ mà cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng. LSCB

vẫn tiếp tục được duy trì nhưng chỉ để tham khảo và định hướng đối với lãi suất thị trường. Vào thời điểm tháng 06/2008, LSCB là 14%/năm (QĐ 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008). NHNN thực hiện điều hành theo LSCB, đồng thời thiết lập một hàng lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường. Lãi suất trần gần như là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất sàn được xem là lãi suất tái chiết khấu (5%-7%/năm). LSCB và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này.

Biểu đồ 3.1: Biến động lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015.

16

14

12

10

8

6

4

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

LSCB LSTCK LSTCV

(Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Năm 2008: NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm LSCB cũng như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Ngày 1/2/2008, LSCB được tăng từ 8,25% lên 8,75%. Ngày 19/5, NHNN quy định LSCB là cơ sở xác định lãi suất cho vay của các NHTM (lãi suất trần không quá 150% LSCB), cùng ngày LSCB được điều chỉnh tăng lên 12%. LSCB được điều chỉnh tăng cao nhất vào ngày 11/6 (14%). Ngày 21/10/2008, LSCB giảm còn 13%. Kết thúc năm 2008, LSCB là 8,5%.

Có thể nói năm 2009 là năm đầy thách thức đối với điều hành CSTT của NHNN trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, kinh tế trong nước suy giảm. Xét về tần suất điều chỉnh thì năm 2009 CSTT có sự

ổn định hơn. Cụ thể, đầu tháng 02/2009, LSCB giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm. Ngày 25/11/2009, NHNN thông báo điều chỉnh tăng LSCB lên 1%. Theo đó, từ ngày 01/12/2009, mức LSCB là 8%/năm thay vì 7% như trước đây. Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt điều chỉnh tăng lên mức 6% và 8%/ năm. Trong quý IV/2009, lãi suất liên ngân hàng qua đêm thường xuyên cao hơn LSCB. Nguyên nhân là do các NHTM đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn đặc biệt là các kỳ hạn dài do lãi suất bị khống chế tại mức thấp trong khi đây là giai đoạn nhu cầu vốn của nền kinh tế lớn, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu thanh toán nhiều, đột biến để mua sắm cá nhân dịp tết và chi trả các khoản lương thưởng...

Năm 2010, diễn biến lãi suất theo kịch bản của năm 2009 là lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài, tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát, còn lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm. Ngày 05/11/2010, NHNN chính thức nâng mức LSCB lên 9%, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu cũng điều chỉnh tăng lần lượt là 7% và 9%/năm. Mặc dù vậy, CSTT trong năm 2010 khó có thể nói là đã thắt chặt khi NHNN tăng tổng phương tiện thanh toán 25,3%, và tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng là 29,81% so với năm 2009. Việc điều hành thiếu nhất quán và ổn định trong chính sách đã làm giảm hiệu quả của CSTT. Hệ quả là một trong những rủi ro được nhận diện trong năm 2010 là rủi ro về chính sách đồng thời cũng khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu về ổn định vĩ mô và giá trị đồng tiền.

Năm 2011, trước áp lực lạm phát tăng cao, thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ-CP về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, CSTT thắt chặt được NHNN thực hiện nhất quán suốt năm 2011. Về lãi suất điều hành, LSCB tuy vẫn được giữ ở mức 9% nhưng lãi suất tái chiết khấu điều chỉnh tăng từ 7% lên 12% trong quý I/2011 và 13% cho quý III/2011 và quý IV/2011 còn lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ 9% lên 15% nhằm làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các NHTM ỷ lại vào NHNN và khiến các NHTM cẩn trọng hơn trong xét duyệt cho vay.

Ngày 10/4/2012, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng giảm xuống mức 2%/năm, kỳ hạn từ 1-12 tháng là 8%/năm trong khi trần lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đã được dỡ bỏ. Xu hướng giảm lạm phát trong năm 2012 là cơ sở chính cho việc giảm trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất này chủ yếu là đối với các kỳ hạn ngắn còn lãi suất kỳ hạn dài vẫn ở mức cao từ 10%-12%/năm. Điều này một mặt cho thấy được mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài vẫn tiềm ẩn rủi ro chi phí, một mặt cho thấy các ngân hàng muốn duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng vấn đề thanh khoản cuối năm.

Năm 2013, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng xuống 7%/năm đồng thời dỡ trần lãi suất với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, lãi suất điều hành cũng điều chỉnh giảm lần lượt cho lãi suất tái cấp vốn là 7% và lãi suất tái chiết khấu là 5%. Theo đó, mặt bằng lãi suất duy trì ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2012.

Năm 2014: mặt bằng lãi suất duy trì xu hướng giảm với mức giảm khoảng 1.5%- 2%/năm so với cuối năm 2013. Vào cuối quý I/2014, NHNN đã ra quyết định giảm các mức lãi suất chủ chốt. Sau đó đến đầu quý IV/2014, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 6% xuống 5,5%/năm, đồng thời giữ ổn định các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5%/năm.

Năm 2015: Chính sách lãi suất càng thận trọng hơn khi NHNN thực hiện điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát dưới 5%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mức 6,2%. Cụ thể, NHNN giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 1-1,5%/năm.

3.3 Thực trạng lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.3.1 Thực trạng lãi suất huy động

Biểu đồ 3.2: Diễn biến lãi suất huy động tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015

18

16

14

12

10

8

6

4

2

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

12M 18M 1M

24M 6M LSCB

(Nguồn: Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Trong năm 2008, lãi suất huy động của Agribank biến động mạnh nhất, bùng phát tăng trong tháng 5 và cao nhất trong tháng 6. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lập kỷ lục lên tới 43%/năm.

Sang quý IV/2009, lãi suất huy động của Agribank tiếp tục được đẩy cao trước và sau khi LSCB được điều chỉnh tăng, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn. Lý giải việc tăng lãi suất huy động trong một thời gian dài, là do đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, cũng như phù hợp với xu hướng chung của thị trường khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ tăng cao và đang thu hút không ít lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư trong khi đó nhu cầu vay của các doanh nghiệp đang tăng mạnh nhất là dịp cuối năm. Tính đến hết ngày 10/12/2009, lãi suất huy động của Agribank cho các kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng dao động khoảng 10%-10,49%, trong khi con số này ở cuối quý III là từ 8-9,4%/năm. Tuy điều chỉnh tăng LSCB nhưng chủ trương của NHNN là ổn định mặt bằng lãi suất không gây xáo trộn thị trường, từ đó chỉ đạo Agribank không được nâng lãi suất tiền gửi lên mức 10,5%/năm. Mặc dù lãi suất

tiết kiệm đã liên tục được điều chỉnh tăng, tuy nhiên mức lãi suất 10,5% vẫn rất thấp so với năm 2008, và so với các kênh đầu tư khác. Theo đó, trong thời gian tới Agribank sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế sẽ tăng lên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Vậy nên tình trạng mất cân đối về nguồn vốn huy động và cho vay sẽ tiếp diễn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cuộc đua lãi suất ngắn hạn vẫn tiếp tục diễn ra một cách căng thẳng.

Năm 2010, với nỗ lực giảm lãi suất huy động tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay, nhưng giữa các ngân hàng chưa có sự đồng thuận và thống nhất thực hiện cùng nhau. Mặc dù các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động ở mức 12%/năm, nhưng các ngân hàng lại có thỏa thuận ngầm với khách hàng về một mức lãi suất cao hơn để thu hút vốn. Để các ngân hàng thuận lợi hơn trong huy động vốn, NHNN khuyến khích lãi suất cạnh tranh. Tuy nhiên khái niệm lãi suất cạnh tranh đã được các ngân hàng lớn tận dụng triệt để. Chỉ sau tín hiệu phát đi của NHNN, thị trường lãi suất đã tăng đột ngột và xác lập kỷ lục lên gần 18%/năm (trước đó thực hiện đồng thuận là 12%). Ngay sau khi có những hiệu ứng không mong muốn này, NHNN yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh lãi suất theo đúng thỏa thuận giữa các ngân hàng. Lãi suất cạnh tranh không có nghĩa là thả nổi và tăng nóng mà là nhằm tạo lợi ích cho thị trường, cho khách hàng và giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí, tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngày 11/12/2010, Agribank cam kết áp dụng lãi suất huy động tối đa là 14%/năm, tổng lãi suất quy đổi các chương trình thưởng tối đa 15%/năm.

Năm 2011, lãi suất huy động VNĐ của Agribank không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2010, vẫn giữ lãi suất huy động tối đa 14 %/năm ở kỳ hạn ngắn.

Năm 2012, theo đà giảm của lãi suất huy động, trần lãi suất huy động của Agribank ở các kỳ hạn ngắn đang ở mức hợp lý. 6 tháng cuối năm, lãi suất duy trì ở mức 9%/năm ở kỳ hạn 1 tháng và 6 tháng, kỳ hạn dài dao động khoảng 9,5%- 10,5%/năm.

Năm 2013, lãi suất huy động của Agribank kỳ hạn ngắn 6 tháng duy trì mức trần 7%, kỳ hạn trên 6 tháng phổ biến từ 7,5%-8,5%/năm.

Vào thời điểm cuối năm 2014, lãi suất huy động của Agribank các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4%-5,45%/năm, với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất trong khoảng 5,3%-7,5%/năm. Đáng chú ý là vào cuối tháng 12, Agribank quyết định hạ lãi suất các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, vốn là một trong những cơ sở để tính toán lãi suất cho vay, xuống còn từ 6%-7%/năm. Lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm theo sau đó.

Mặt bằng lãi suất huy động trong năm 2015 của Agribank tương đối ổn định. Trong 4 tháng đầu năm, khi tín dụng chưa tăng mạnh và CPI duy trì xu hướng giảm, mặt bằng lãi suất khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Sau đó, từ cuối quý 2, lãi suất chịu áp lực tăng trở lại khi tăng trưởng tín dụng ấm lên và rủi ro tỷ giá ở mức cao. Theo đó, Agribank tăng nhẹ lãi suất huy động ở các kỳ hạn. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2015, mặt bằng lãi suất huy động giảm khoảng 0,2%-0,5% so với cuối năm 2014. Cụ thể, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4%-5,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng trở lên khoảng 5,4%-7,2%/năm.

3.3.2 Thực trạng lãi suất cho vay

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất cho vay tại Agribank trong mối tương quan với lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2015

22

20

18

16

14

12

10

8

6

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

LSNH LSTDH LSCB

(Nguồn: Agribank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2008-2015) Năm 2008, hoạt động cho vay của Agribank cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do lãi suất cao và khả năng tiếp cận vốn không dễ, tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong năm liên tục tăng dưới 1%/ tháng. Từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới và hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh, lãi suất trên thị trường bắt đầu giảm. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm 2008, NHNN điều chỉnh giảm LSCB, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thì lãi suất huy động giảm còn khoảng 8%/năm và lãi suất cho vay của Agribank tối đa từ trên 20%/năm về còn 12,75%/năm.

Đầu tháng 02/2009, LSCB giảm xuống 7%/năm kéo theo lãi suất cho vay tối đa của Agribank giảm từ 12,75% xuống còn 10,5%/năm. Ngay sau khi LSCB được nâng lên mức 8%/năm từ mức 7%/năm vào ngày 01/12/2009, Agribank đã tiến hành điều chỉnh lãi suất cho vay lên mức trần lãi suất cho phép là 12%. Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 15-17%/năm., không thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác,...) và hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh.Với quyết định trên, Agribank buộc phải áp dụng mức lãi suất trần 12%/năm cho các khoản vay ngoài mục đích tiêu dùng. Đồng thời, với tình trạng huy động vốn ngày càng gặp nhiều khó khăn, Agribank buộc phải hạn chế đối với tín dụng cầm cố chứng khoán, bất động sản.

Năm 2010, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bãi bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất điều hành. Cụ thể, NHNN ban hành thông tư 03/2010/TT-NHNN, thông tư 07/2010/TT-NHNN, thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD thực hiện cho vay VND theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Trước đây, LSCB là một cơ sở quan trọng để các NHTM ấn định LSCV. Tuy nhiên, vai trò đó đã bị vô hiệu hóa khi tháng 04/2010, NHNN mở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận.

Năm 2011: Theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay bình quân thực tế khá ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu của Agribank khoảng 17-19%/năm, ở lĩnh vực sản xuất-kinh doanh khác khoảng 17-21%/năm, lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm.

Năm 2012, NHNN đã khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay với việc áp trần lãi suất cho vay ở mức 15%/năm trong 4 lĩnh vực thiết yếu gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khoản vay cũ kể từ giữa năm 2012. Theo đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn của Agribank cũng đã được điều chỉnh và ở mức từ 9%-13%/ năm vào thời điểm cuối năm, tuy nhiên lãi suất cho vay kỳ hạn dài vẫn còn ở mức cao từ 15%-17%/năm.

Năm 2013, lãi suất cho vay của Agribank giảm xuống còn 7%-10% cho các kỳ hạn ngắn và 11%-13% cho các kỳ hạn dài.

Năm 2014, lãi suất cho vay của Agribank các lĩnh vực ưu tiên duy trì mức trần 7%/năm đối với ngắn hạn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh 7%-9%/năm đối với ngắn hạn, 9,5%-11% đối với trung dài hạn. Mặt bằng lãi suất hiện tại phản ánh tương đối phù hợp với diễn biến nền kinh tế, đặc biệt là lạm phát, áp lực tỷ giá và thanh khoản hệ thống.

Năm 2015, mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định. Theo NHNN, lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên phổ biến mức 6%-7%./ năm đối với ngắn hạn và 9%- 10%/năm với trung và dài hạn. Cùng chung xu hướng giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay của Agribank giảm khoảng 0,3%-0,5% so với cuối năm 2014. Trong đó, lãi suất cho vay ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%- 9%/năm đối với ngắn hạn, 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn.

3.4 Truyền dẫn từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.4.1 Truyền dẫn từ lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 09/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí