Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu 40536


Thnht, công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có nhiều gợi mở tốt, nhưng việc vận dụng nó không dễ dàng bởi đặc thù của Việt Nam, đặt ra trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu thấu đáo và vận dụng phù hợp.

Thhai, những công trình nghiên cứu trong nước nêu trên đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển của ngành nông nghiệp cũng như những đóng góp của nông dân vào sự phát triển đó; chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân cũng như những giải pháp phát triển trong thời gian tới. Các tác giả đã tập trung đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nông nghiệp và nông dân, đặc biệt nhấn mạnh sự yếu thế của người nông dân trong sân chơi toàn cầu, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để nông nghiệp, nông dân thực sự đứng vững được.

Thba, những vấn đề liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân trong điều kiện thực hiện các cam kết gia nhập WTO đã được nhiều công trình nghiên cứu, giải quyết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu kể trên, ở các góc nhìn khác nhau đã đánh giá toàn diện hay từng mặt, về cơ bản đã cung cấp nhiều tư liệu quý cho việc nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, nhiều tài liệu nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở thời điểm Việt Nam chưa gia nhập WTO hoặc trong hội nhập quốc tế nói chung, do đó chưa gắn với việc thực hiện các cam kết của WTO cũng như việc thực thi các hỗ trợ như thế nào khi các cam kết này được thực hiện đầy đủ.

Thtư, đã có một số công trình được khảo cứu đã đề cập đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện thực hiện cam kết gia nhập WTO như “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO” của các tác giả Vũ Văn Phúc - Trần Thị Minh Châu và “Chính sách của nhà nước đối với nông dân trong điều kiện thực hiện các cam kết của WTO” của các tác giả Nguyễn Cúc - Hoàng Văn Hoan. Các tác giả đã nghiên cứu tương đối đồng bộ các chính sách của Nhà nước đối với nông dân. Tuy nhiên, cả hai công trình cũng chỉ mới nghiên cứu các chính sách được ban hành từ khi đổi mới đến khi Việt Nam gia nhập WTO (1989 - 2007). Thời điểm xuất bản các công trình nói trên là khi Việt Nam mới tham gia WTO được một thời gian ngắn, do đó chưa có thời gian để kiểm nghiệm những tác động cũng như tính hợp lý của các chính sách hỗ trợ. Hơn nữa, các chính sách được ban hành sau


khi Việt Nam tham gia WTO hầu như chưa được nghiên cứu trong hai công trình trên. Vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu để có những đánh giá cụ thể hơn.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc, có tính hệ thống về cơ sở lý luận hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO. Theo hướng này, luận án sẽ: (1) Xây dựng khái niệm, nội dung, hình thức, nguyên tắc và các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO; (2) Rút những bài học kinh nghiệm về thực hiện hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân của một số quốc gia châu Á có thể vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn: thời gian qua đã có những hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân đã không phát huy được tác dụng như mong đợi do đó cần phải có những hỗ trợ mới phù hợp. Theo hướng này, luận án đã: (1) Phân tích, thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của những hỗ trợ đó; (2) Đề xuất mục tiêu, quan điểm và các giải pháp thực hiện hỗ trợ đối với nông dân để vừa thực hiện các cam kết gia nhập WTO, vừa bảo vệ được lợi ích của nông dân và đất nước, góp phần nâng cao vị thế của nông dân trong xã hội.


Chương 2

CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

2.1.1. Khái niệm về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do GS, TS Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 1998 thì hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào [91, tr.835]. Như vậy theo cách hiểu phổ biến hỗ trợ là mang hàm ý “trợ giúp” bằng cách đem lại những điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng được trợ giúp trong việc tiếp cận các cơ hội nhằm thay đổi hoàn cảnh hiện tại.

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là “những lợi ích mà chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hóa về mặt tài chính. Trong nông nghiệp, WTO phân chia trợ cấp thành hai nhóm chính là hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Hỗ trợ trong nước là những lợi ích được chính phủ dành cho một hoặc một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết quả xuất khẩu của đối tượng đó. Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản là những lợi ích gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu. Hỗ trợ trong nước gồm những biện pháp, chính sách được chính phủ sử dụng để giúp duy trì giá nông sản mà người sản xuất trong nước nhận được ở mức cao hơn mức giá thông thường phổ biến trên thị trường thế giới; các khoản chi trả trực tiếp cho người sản xuất trong nước, kể cả các khoản chi trả để ngừng sản xuất nông nghiệp; và các biện pháp giảm chi phí tiếp thị, chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.

PGS, TS Nguyễn Cúc và PGS, TS Trần Thị Minh Châu trong các nghiên cứu của mình đều thống nhất quan điểm: Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn ở nông dân [17, tr.60], [57, tr.34].


TS Đoàn Xuân Thủy cho rằng: “Chính sách hỗ trợ nông nghiệp được sử dụng theo nghĩa là bộ phận chính sách kinh tế của Nhà nước, bao gồm tổng thể những quan điểm chủ trương, hình thức, công cụ và biện pháp mà Nhà nước sử dụng để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong phạm vi quốc gia nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả trước sức ép cạnh tranh kinh tế quốc tế” [69, tr.21].

Có thể nói rằng, vấn đề “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” có mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Phát triển nông nghiệp là quá trình gia tăng giá trị và cải biến cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng tiến bộ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; đồng thời là chủ thể của đời sống chính trị, kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn. Sự đòi hỏi đó là cơ sở khách quan hình thành nên chính sách đối với nông dân. Chính sách phát triển nông nghiệp tác động đến người nông dân với tư cách là quá trình cải biến tổ chức lao động sản xuất đối với người nông dân, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp và người nông dân được hưởng thụ tương xứng với những thành quả do sự phát triển của ngành nông nghiệp tạo ra. Do đó các chính sách cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nông dân được hưởng thụ đầy đủ hơn giá trị gia tăng được tạo ra trong quá trình sản xuất. Chính sách phát triển nông thôn bao hàm những biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng, tổ chức sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đời sống chính trị xã hội khu vực nông thôn. Người nông dân được hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển nông thôn với tư cách sử dụng các hàng hóa công cộng như kết cấu hạ tầng, dịch vụ xã hội cơ bản, an ninh, môi trường... Sự hội tụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đem lại lợi ích cho nông dân khi người nông dân được coi là mục tiêu của chính sách, không thể có chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn mà không hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, tạo năng lực nội sinh để người nông dân là chủ thể của quá trình chính sách ấy. Nếu nói “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” thì thật dễ hiểu khi cho rằng “nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Nghị quyết Trung ương 7


khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ “trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển” [33, tr.3]. Đó là triết lý cơ bản để xác định tầm nhìn dài hạn, xây dựng chiến lược phát triển và hoạch định chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Hỗ trợ Nhà nước đối với nông dân bao hàm trong nó chủ định của Nhà nước, mục tiêu mà Nhà nước mong muốn đạt tới trong cải thiện thu nhập, chất lượng sống và địa vị của giai cấp nông dân, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bối cảnh cụ thể của nông nghiệp, nông thôn cũng như hệ quan điểm lý thuyết mà Nhà nước tin tưởng. Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân không chỉ để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường đến thu nhập và đời sống của nông dân mà còn tạo ra sự bình đẳng và công bằng giữa nông dân và các tầng lớp dân cư khác trong hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế. Hỗ trợ nông dân là một trong những nghĩa vụ chính trị của Nhà nước nhằm tạo sự ổn định về chính trị, xã hội và củng cố lòng tin của nông dân vào chế độ. Nhà nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ đối với nông dân là nhằm để quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra ổn định, từ đó vừa tạo việc làm, vừa không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân với tư cách là chủ thể sản xuất và là lực lượng nòng cốt, chủ công của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Như vậy, có thể hiểu hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trước hết phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước, và để thực hiện được điều đó Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách và các lực lượng vật chất nhằm tác động vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện các mục tiêu góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, hiện đại, cải thiện thu nhập, chất lượng sống và địa vị của giai cấp nông dân.

Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân không được vi phạm các nguyên tắc cam kết. Do đó, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO là sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao năng lực của nông dân để chủ động hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu, theo luật pháp và thông lệ quốc tế.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khi đề cập đến hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, tác giả tập trung vào một số điểm sau đây:


Thứ nhất, chủ thể của hoạt động hỗ trợ đối với nông dân được đề cập trong nghiên cứu này là Nhà nước trung ương, mà cụ thể là Quốc hội, Chính phủ, các bộ, không đề cập đến hỗ trợ cụ thể của các chính quyền địa phương. Còn chủ thể nhận hỗ trợ là các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất trong các ngành nông nghiệp và sử dụng đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Cũng cần lưu ý, do Đảng ta có vai trò lãnh đạo Nhà nước thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội, nên chính sách đối với nông dân của Nhà nước cũng chính là thể hiện quan điểm và triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Do đó, khi trình bày thực trạng hỗ trợ đối với nông dân ở Việt Nam, luận án sẽ đồng nhất hoạt động hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, nông dân là nhóm xã hội có địa bàn sinh sống ở nông thôn và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tác động hỗ trợ của Nhà nước đối nông dân phải được xem xét trên nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là xem xét hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân thông qua hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn bởi vì nông dân chính là đối tượng thụ hưởng các hỗ trợ đó. Hơn nữa, không thể hỗ trợ nông dân bằng con đường cho không bởi không có ngân sách nào có thể bao cấp cho một số lượng dân cư lớn như vậy. Vì thế, nông dân chỉ có thể cải thiện thu nhập của mình thông qua phát triển một ngành nông nghiệp hiệu quả, năng suất lao động cao. Do đó hỗ trợ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại cũng chính là hỗ trợ nông dân.

Thứ ba, mỗi nhà nước có hệ quan điểm riêng và có xuất phát lịch sử riêng trong đối xử với nông dân, đến lượt nó, hệ quan điểm này lại ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức, phương tiện và công cụ để thực thi chính sách đối với nông dân. Chẳng hạn, các nhà nước tư bản phát triển hỗ trợ nông dân nhằm giữ chân họ làm việc trong nông nghiệp, do đó hỗ trợ thu nhập được coi trọng. Còn ở các nước đang phát triển, nhà nước không có khả năng hỗ trợ thu nhập thường xuyên cho nông dân nên thiên về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đầu vào.

2.1.2. Hình thức hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

Theo Hiệp định Nông nghiệp, hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp được chia


làm 03 nhóm với các cơ chế áp dụng khác nhau. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các cơ chế này. Về cơ bản các loại trợ cấp này đều được phép thực hiện, nhưng theo các điều kiện và giới hạn cụ thể, thể hiện ở bảng 2.1.

Loại hỗ trợ

Tính chất

Cơ chế áp dụng

Hộp xanh lá cây

Phải là các trợ cấp:

- Không gây bóp méo thương mại hoặc ít gây bóp méo thương mại;

- Không phải là hình thức trợ giá cho người sản xuất;

- Kinh phí hỗ trợ phải do ngân sách Chính phủ chi trả thông qua các chương trình tài trợ công, không được liên quan đến các

khoản thu từ người tiêu dùng.

Được phép áp dụng không bị hạn chế, nghĩa là hoàn toàn được miễn trừ không phải cam kết cắt giảm mức hỗ trợ.

Hộp xanh lơ

- Các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo các chương trình

- Đây là hình thức trợ cấp mà hầu như chỉ

các nước phát triển đã áp dụng

Được miễn trừ không phải cam kết cắt giảm mức hỗ trợ, không bị giới hạn về mức hỗ

trợ tài chính.

Hộp hổ

phách (hay còn gọi hộp vàng)

- Là các biện pháp hỗ trợ trong nước gây bóp méo thương mại

- Các dạng hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách:

+ Hỗ trợ giá thị trường;

+ Các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách không được miễn trừ cắt giảm;

+ Các biện pháp hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể hoặc không cho sản phẩm cụ thể khác mà không thuộc cả Hộp xanh lá cây và Hộp

xanh da trời.

Phải cam kết cắt giảm nếu Lượng hỗ trợ tính gộp (AMS) vượt quá một mức nhất định gọi là mức hỗ trợ cho phép (de minimis)1.

Chương trình phát triển

Đây là những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển

Được miễn trừ không phải cam kết cắt giảm mức hỗ

trợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 4

Bảng 2.1. Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nước theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO


Đánh giá mức độ hỗ trợ trong nước của Việt Nam so với AoA giai đoạn cơ sở 1999 - 2001 cho thấy, các chính sách thuộc nhóm “hộp xanh” của Việt Nam chiếm 84,5% tổng nhóm hỗ trợ trong nước, tập trung chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng


1 Tổng lượng hỗ trợ tính gộp (AMS) là cách tính mức tổng chi phí hàng năm mà Chính phủ dành cho các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước gây bóp méo thương mại thuộc Hộp hổ phách. Tổng AMS được chia thành hai loại là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể (product – specific AMS) và hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể (non – product – specific AMS


nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông, các chương trình hỗ trợ vùng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dự trữ công vì mục đích đảm bảo an ninh lương thực. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ kiểm tra giám sát dịch bệnh và sâu bệnh, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số chi hỗ trợ trong nhóm “hộp xanh”, 1 - 3%. Hỗ trợ theo dạng hộp Hổ phách khoảng 1% trong tổng hỗ trợ trong nước. Như vậy là với mức hỗ trợ trong nông nghiệp thuộc biện pháp hộp Hổ phách 1% của Việt Nam là rất thấp so với mức mức cho phép thông thường cho các nước đang phát triển là dưới 10%. Các chính sách hỗ trợ trong nhóm chương trình phát triển Việt Nam đang áp dụng chiếm 10,7% tổng nhóm hỗ trợ trong nước. Bên cạnh đó, để hỗ trợ nông dân sản xuất giảm thiểu các thiệt hại, Việt Nam được phép áp dụng các chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất thông qua việc hỗ trợ riêng cho thu nhập, các chương trình bảo hiểm thu nhập và mạng lưới an sinh thu nhập. Chính phủ cấp thêm thu nhập hoặc miễn thuế cho nông dân, chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ sản xuất tại các vùng khó khăn.

Tuy nhiên, có những vấn đề nhất định có thể gây ra mối quan tâm cho các nước thành viên WTO là:

- Các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp Hổ phách dường như là rất đặc biệt, chúng hầu như là không thể dự đoán trước được. Vì vậy, các nước thành viên WTO có thể yêu cầu Việt Nam xây dựng một hệ thống giám sát những hỗ trợ thuộc Hộp Hổ phách để đảm bảo tổng AMS sẽ không vượt quá mức cam kết của Việt Nam, cho dù mức độ có thể là bao nhiêu. Hiện tại, vẫn chưa có hệ thống bảo đảm này để có thể hoạt động như là một “van an toàn”;

- Các khoản hỗ trợ của Chính phủ cũng tập trung một lượng nhỏ vào hàng nông sản, bao gồm gạo, đường, bông.

- Các nhóm mục tiêu cho các biện pháp hộp Hổ phách chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Điều này cho thấy không có sự minh bạch lắm trong hoạt động của hệ thống.

Trong điều kiện là thành viên WTO, để thực hiện hỗ trợ đối với nông dân mà không vi phạm các quy định của WTO, Việt Nam phải duy trì và đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ phù hợp với WTO. Đồng thời sử dụng các hỗ trợ cho phép của WTO dành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022