Tăng Cường Hỗ Trợ Tài Chính Từ Ngân Sách Nhà Nước Để Nông Dân Tham Gia Vào Hệ Thống An Sinh Xã Hội Mạnh Hơn


4.3.2. Tăng cường hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước để nông dân tham gia vào hệ thống an sinh xã hội mạnh hơn

Thứ nhất, về các biện pháp hỗ trợ tài chính cho BHYTTN. Để mở rộng phạm vi bao phủ đối với BHYTTN, cần tăng tỷ lệ hỗ trợ kinh phí tham gia BHYTTN cho đối tượng cận nghèo và mở rộng phạm vi hỗ trợ kinh phí tham gia cho đối tượng có thu nhập trung bình. Quyền lợi của những người tham gia BHYTTN, đến thời điểm hiện nay nhiều hơn so với những người tham gia BHYTBB và mặc dù chi cho chữa bệnh chăm sóc sức khỏe xếp thứ 4 trong tổng số các khoản chi tiêu chính của các hộ gia đình nông dân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay số lượng nông dân tham gia BHYTTN rất ít, 28,8% theo số liệu điều tra. Chúng tôi khuyến nghị tiếp tục mở rộng phạm vi tham gia BHYTTN, để đến năm 2020 có thể bao phủ 100% đối tượng nông dân.

Muốn đạt được mục tiêu này, vấn đề hỗ trợ kinh phí tham gia là một yếu tố có tính chất quyết định hiện nay. Theo như phân tích trên, nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thì khả năng tham gia BHYTTN của người nông dân sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách BHYT toàn dân.

Kết quả điều tra của tác giả cho thấy, mặc dù người dân đều nhận thức được ích lợi từ việc tham gia vào hệ thống BHTN, nhưng do còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên phần lớn đối tượng của BHTN khi được phỏng vấn mong muốn Nhà nước hỗ trợ phần lớn kinh phí tham gia, phần còn lại họ sẽ tự trang trải.

Bảng 4.7: Mong muốn của người dân về mức đóng góp và nhận được hỗ trợ của Nhà nước để tham gia vào hệ thống BHTN



% đóng góp của người dân

% hỗ trợ của Nhà nước

BHXHTN

BHYTTN

BHXHTN

BHYTTN

Dưới 40%

53,64

48,97

12,87

20,00

Từ 40 - 60%

38,41

36,55

36,84

31,35

Từ 60 - 80%

5,96

12,41

30,99

31,15

>80%

1,99

2,07

19,30

17,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 20

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả

Từ đó, việc hỗ trợ cũng phải được tính toán theo các đối tượng. Tác giả cho rằng, các đối tượng thuộc hộ giàu và hộ khá, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền vận động để họ tham gia vào BHYTTN. Việc hỗ trợ nên dành cho đối tượng cận


nghèo và những năm tới nên bổ sung mở rộng cho đối tượng có thu nhập trung bình. Đối với đối tượng cận nghèo, cần tăng mức hỗ trợ kinh phí tham gia

BHYTTN, theo tác giả, mức hỗ trợ khoảng 75-80%.

Riêng đối với hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số, cần áp dụng chính sách Nhà nước mua BHYTTN như hộ nghèo.

Bên cạnh đó, những năm tới nên bổ sung mở rộng hỗ trợ kinh phí cho đối tượng có thu nhập trung bình tham gia BHYTTN.

Xuất phát từ đó tác giả cho rằng, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc hỗ trợ tài chính để nông dân tham gia vào ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng tập trung vào hỗ trợ cho nông dân mua BHYTTN. Như phương hướng hoàn thiện đã nêu trên, tác giả đề nghị hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân hộ cận nghèo từ 75-80% phí tham gia; hỗ trợ cho đối tượng nông dân có thu nhập trung bình từ 50-60% phí tham gia.

Việc hỗ trợ này được thực hiện từ hai nguồn: NSNN trung ương và NSNN địa phương, sao cho tổng mức hỗ trợ cho các đối tượng tham gia khoảng 60% - 80% kinh phí tham gia tùy từng đối tượng trung bình và cận nghèo. Cụ thể như Bảng 4.8 sau đây:

Bảng 4.8: Đề xuất mức hỗ trợ tài chính để nông dân tham gia BHYTTN

những năm 2013-2015



Tổng kinh phí (%)

Trong đó

Hỗ trợ của Nhà nước

Đóng góp của dân

Hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số

100,00

100,00

0,00

Hộ cận nghèo

100,00

75-80

20-25

Hộ trung bình

100,00

50-60

40-50

Nguồn: Dựa trên tính toán điều tra của tác giả.


Thứ hai, Nhà nước có các biện pháp tăng nguồn thu và điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách cho TGXH nói chung, đối với nông dân nói riêng.

Với việc mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao mức TGXHTX như đề xuất trên, tác giả dự kiến đến năm 2015 sẽ có 2.800.000 người được trợ giúp với mức trợ giúp là 390.000 đồng/người/tháng và tổng kinh phí trợ giúp là 13.104 tỷ đồng/năm, bằng 1,12% chi NSNN.


Đến năm 2020, số người nhận trợ giúp như dự kiến là 5.000.000 người, giả sử với mức trợ giúp nâng lên là 680.000 đồng/người/tháng và tổng kinh phí trợ giúp là 40.800 tỷ đồng/năm, bằng 2,45% chi NSNN (xem Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Dự báo nhu cầu kinh phí cho TGXH theo mục tiêu Nghị quyết 15-NQ/TW



2010

Dự kiến 2015

Dự kiến 2020

1. Về số người được trợ giúp




1.1. Tổng dân số (ngàn người)

86.932

93.057

98.604

1.2. Số người được nhận trợ giúp xã hội (ngàn người)

1.440

2.800

5.000

1.3. Tỷ lệ đối tượng hưởng trợ giúp so với dân số (%)

1,65

3,0

5,0

2. Về kinh phí trợ giúp




2.1. Thu nhập bình quân của xã hội (ngàn đồng/ người/tháng)

1.387

1.950

2.722

2.2. Mức trợ giúp so với thu nhập bình quân chung xã hội (%)

12,97

20,0

25,0

2.3 Số tiền trợ giúp bình quân 1 người (nghìn đồng/tháng)

180

390

680

2.4. Tổng số kinh phí trợ giúp (tỷ đồng)

3.575

13.104

40.800

3. Chi NSNN (ngàn tỷ đồng)

661,37

1.168,40

1.659,72

4. Tỷ lệ số trợ giúp so với tổng chi NSNN (%)

0,54

1,12

2,45

Nguồn: Tự tính của tác giả dựa trên số liệu Tổng cục Thống kê và Cục Bảo trợ xã hội.


Để có thêm nguồn tài chính, đảm bảo tăng thu NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong thời gian tới, một mặt, Nhà nước cần điều chỉnh lại cơ cấu chi tiêu NSNN cho ASXH; mặt khác cần phải cải thiện nguồn thu từ thuế, đặc biệt coi trọng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân. Bởi thực tế hiện nay, người lao động làm việc ở khu vực chính thức nói chung, khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng đều có thu nhập đảm bảo cuộc sống lớn hơn mức lương tối thiểu rất nhiều lần. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ lại chưa phải đóng thuế thu nhập hoặc nếu có thì mức đóng lại rất ít so với thu nhập của họ. Vì vậy, đã đến lúc phải tiến hành cải cách lại chính sách tiền lương, sao cho tiền lương trở thành nguồn thu nhập chính và phản ánh tương đối chuẩn xác mức thu nhập của những người làm công ăn lương, có như thế nguồn thu NSNN từ thuế thu nhập mới được cải thiện, Nhà nước có thêm kinh phí để thực hiện các mục tiêu đề ra.


4.3.3. Nghiên cứu đổi mới tổ chức quản lý an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng

- hưởng đối với nông dân

Từ thực tế triển khai ASXH đối với nông dân những năm qua cho thấy, tổ chức ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng tự nguyện nói chung, đối với nông dân nói riêng còn nhiều bất cập, chưa truyền tải được chủ trương chính sách về BHXHTN, BHYTTN đến tận người dân, chưa với tới tận nông dân, chưa đảm bảo cho nông dân tham gia một cách thuận lợi nhất vào hệ thống đóng - hưởng.

Vì thế, để tăng cường năng lực hệ thống quản lý trong việc thực hiện ASXH đối với nông dân, tác giả khuyến nghị Nhà nước sớm nghiên cứu đổi mới tổ chức và quản lý ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng tự nguyện. Có thể một phương án là Nhà nước tách tổ chức bộ phận thu chi BHXHTN nói chung, đối với nông dân nói riêng và giao cho một đơn vị khác có tổ chức từ Trung ương đến xã, phường thực hiện. Có như thế mới tuyên truyền, vận động, tổ chức thu chi sát với nông dân. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, cần được tiếp tục nghiên cứu.

Tổ chức công tác thông tin ASXH; đổi mới thống kê thu nhập để cung cấp thông tin cho quản lý ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng.

4.2.4. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội

Để nâng cao được năng lực của đội ngũ làm công tác ASXH cho nông dân trong thời gian tới, cần tăng cường đội ngũ quản lý, nhân viên có năng lực vận hành, triển khai các chương trình ASXH đối với nông dân trên các vùng nông thôn rộng và dân cư không tập trung đã được xác định. Tăng cường sự tham vấn và tham gia của người dân địa phương trong quản lý và lập kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia. Đảm bảo nguồn nhân lực quản lý tại chỗ, đặc biệt là kỹ năng và năng lực của cán bộ xã, phường để tham gia làm việc trong các chương trình, dự án triển khai ASXH đối với nông dân. Muốn vậy, cần tăng cường đào tạo đội ngũ, đảm bảo số lượng, đảm bảo đào tạo ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân nói riêng.

Để làm tốt công tác này, phải xây dựng kế hoạch lựa chọn những người tuổi trẻ có phẩm chất tốt, nhiệt tình, có kỹ năng chuyên môn và định hướng cho họ theo học các trường đại học có liên quan đến ASXH. Nếu cần, Nhà nước có thể và cần


phải đầu tư kinh phí để đào tạo. Thêm nữa, quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần thông qua biện pháp thay thế dần những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn bằng những cán bộ, công chức trẻ, nhiệt tình, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về ASXH, am hiểu đời sống nông dân địa bàn mình tiếp cận phải có lộ trình cụ thể từ 05 đến 10 năm. Trong quá trình này cần chú trọng thường xuyên công tác đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, tình hình kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH đương nhiệm, giúp họ có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng thời, để cán bộ làm công tác ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng chuyên tâm với nghề nghiệp, Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, trước hết là tiền lương và thu nhập cho đảm bảo cuộc sống của chính người làm công tác an sinh xã hội.

4.2.5. Nâng cao nhận thức cho người nông dân về lợi ích của việc tham gia các chương trình an sinh xã hội

Với một quốc gia mà hơn 60% dân số sống trong khu vực nông thôn và làm nông nghiệp, an sinh xã hội đối với nông dân có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Những người làm công tác an sinh xã hội, do đó không chỉ phải làm nổi bật được những hỗ trợ của Nhà nước trong việc giúp người dân chủ động tham gia và hệ thống này, mà còn phải truyền đạt được ích lợi của việc chủ động tham gia vào hệ thống ASXH đối với nông dân.

Để đạt được điều này, ngoài việc sử dung các phương tiện truyền thông nhằm giáo dục ý thức tự an sinh đối với mỗi nông dân, giáo dục tinh thần phấn đấu vươn lên của mỗi người dân, tinh thần tự nguyện đóng góp, tích lũy để đảm bảo ASXH cho bản thân và gia đình, Nhà nước cũng nên hoàn thiện hệ thống kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người nông dân về các vấn đề liên quan đến luật pháp, chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện các chương trình này. Những hoạt động này, một mặt khẳng định được Nhà nước trong việc tăng cường trách nhiệm trong xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân, hỗ trợ nông dân chủ động tham gia vào hệ thống an sinh chủ động, nhưng đồng thời tạo ra một môi trường xã hội để người dân đấu tranh chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, thực trạng thu nhập, đời sống của người nông dân nói riêng, chương này Luận án đã phân tích những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề bức xúc trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân nước ta những năm tới trên hai khía cạnh: 1) Làm thế nào để mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao mức độ tác động của ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng đối với nông dân; 2) Làm thế nào để mở rộng và nâng cao mức độ tác động của hệ thống ASXH theo nguyên tắc không đóng góp.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng tăng cường vai trò của nhà nước về ASXH đối với nông dân những năm tới. Tác giả cho rằng, việc mở rộng phạm vi bao phủ BHXHTN nên tập trung vào đối tượng khá và giàu; đồng thời đưa thêm một số quyền lợi được hưởng vào BHXHTN để bình đẳng với BHXHBB.

Đối với BHYTTN, tác giả khuyến nghị đối với các đối tượng trung bình và cận nghèo Nhà nước các cấp Trung ương và địa phương cần hỗ trợ từ 60 - 80% phí đóng góp.

Đối với hệ thống TGXH, cần mở rộng phạm vi và nâng cao mức TGXHTX. Trong trợ cấp TGXHĐX, cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia đình thuộc nhóm dễ bị tổn thương.

Cuối cùng, Luận án đề xuất hệ thống các giải pháp về hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức và đội ngũ quản lý để xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân những năm tới.


KẾT LUẬN


Là một đất nước chuyển sang phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện khu vực nông thôn còn chiếm một tỷ lệ lớn như nước ta, việc xây dựng hệ thống ASXH có ý nghĩa rất quan trọng để giúp cho người dân phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong cuộc sống. Nhận thức được điều đó, những năm đổi mới vừa qua, Nhà nước ta đã quan tâm tới việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống ASXH, trong đó có ASXH đối với nông dân. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, tổ chức và nhận thức còn hạn chế, nên đến nay việc phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, mức độ bao phủ còn thấp, mức độ tác động chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó có vấn đề về vai trò của nhà nước. Vì thế, Luận án nghiên cứu về Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở khẳng định vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân theo nguyên tắc đóng - hưởng (BHXHTN và BHYTTN) và ASXH không dựa trên sự đóng góp của người dân, mà dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước, của cộng đồng (TGXHTX và TGXHĐX), cùng với việc phối hợp chính sách ASXH với các chính sách xã hội khác, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tác giả đã chỉ rõ, đến nay, hệ thống ASXH đối với nông dân mới được hình thành, nhưng chưa đồng bộ, mức độ bao phủ của BHXHTN, BHYTTN và TGXH còn thấp, mức độ tác động của TGXHTX thấp, việc đảm bảo ASXH cho nông dân còn rất khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân trong những năm tới.

Tác giả cho rằng, đối với BHXHTN, để mở rộng phạm vi bao phủ cần tăng cường tổ chức triển khai nhằn huy động đối tượng giàu và khá trong khu vực nông thôn tham gia; đồng thời, đưa thêm một số quyền lợi được hưởng vào BHXHTN để bình đẳng với BHXHBB. Đối với hệ thống TGXH, cần mở rộng phạm vi và nâng cao mức trợ cấp TGXHTX, ít nhất trợ giúp cũng bằng chuẩn nghèo hiện hành; cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia đình thuộc nhóm dễ bị tổn thương.


Cuối cùng, để tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân những năm tới, tác giả khuyến nghị hệ thống các giải pháp kể từ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng cường hỗ trợ từ NSNN cho cả hệ thống đóng - hưởng cũng như hệ thống không đóng góp, hoàn thiện tổ chức quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh và nâng cao nhận thức về ASXH cho nông dân.

Bốn vấn đề quan trọng mà tác giả kiến nghị là:

1) Để phát triển BHXHTN, một mặt, Nhà nước cần thay đổi quy định về căn cứ đóng BHXHTN, không nên theo tiền lương tối thiểu mà nên theo mức thu nhập bình quân vùng; mặt khác cần tăng chế độ hưởng để đảm bảo sự bình đẳng với BHXHBB.

2) Để tiến tới BHYT toàn dân, Nhà nước cần hỗ trợ từ 60-80% phí đóng góp cho các đối tượng nông dân có thu nhập trung bình và cận nghèo tham gia BHYTTN.

3) Tăng phạm vi bao phủ TGXHTX từ 1,65% dân số năm 2010 lên 3% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020; nâng kinh phí TGXHTX từ NSNN từ 0,54% năm 2010 lên 1,12% năm 2015 và 2,45% năm 2020. Trong TGXHĐX, cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia đình nông dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương.

4) Về tổ chức hệ thống, Nhà nước cần nghiên cứu tách bộ phận theo dõi BHXHTN đối với nông dân và lao động khu vực phi chính thức nói chung thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới các địa phương./.

Ngày đăng: 02/11/2022