Những Hạn Chế Của Chính Sách Đất Đai Đối Với Nông Dân


Chính sách đất đai tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giải phóng sức sản xuất. Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao đã làm xuất hiện nhiều gia đình, nhiều xã, nhiều huyện, tỉnh làm ăn giỏi. Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi. Phong trào chuyển đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản còn phát triển cả ở những vùng đất trũng, nội đồng xa biển theo các hình thức và quy mô khác nhau: nuôi cá ruộng, cá bè, cá lồng, chuyển từ ruộng 2, 3 vụ lúa trước đây sang 1 vụ cá 1 vụ lúa có hiệu quả cao hơn.

Các chính sách liên quan đến việc giao đất, thời hạn giao đất và quyền sử dụng đất đã đưa lại cho người nông dân một loại tài sản có giá trị. Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho nông dân về cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức để phát triển sản xuất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã trở thành vật thế chấp vay vốn ở ngân hàng. Nông dân có thể tiến hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất là cho thuê, góp vốn sản xuất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nói cách khác, quyền sử dụng đất đã trở thành tài sản để nông dân không chỉ thế chấp mà còn chuyển hoá thành tiền đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của họ. Đây là bước tiến bộ về mặt tiếp cận nguồn lực đất đai phù hợp với kinh tế thị trường của nông dân Việt Nam với các giai đoạn trước. Thời hạn giao đất được đánh giá tương đối lâu dài đã tạo thuận lợi kích thích hoạt động đầu tư dài hạn của các chủ thể sản xuất nông nghiệp, không ngừng làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất và bảo vệ đất. Sự điều chỉnh giá quyền sử dụng đất theo hướng gần sát với mức giá thị trường vừa góp phần lành mạnh hóa thị trường đất đai vừa giúp cho Nhà nước quản lý nguồn tài nguyên đất đai tốt hơn, tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

3.1.1.2. Những hạn chế của chính sách đất đai đối với nông dân

Mặc dù có nhiều tác động tích cực tới hoạt động sản xuất nông nghiệp như đã được phân tích, chính sách đất đai và việc thực hiện chính sách đất đai ở nhiều địa phương vẫn còn có những hạn chế và nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết:

Thứ nhất, chính sách đất đai chưa đảm bảo cho người nông dân được lợi nhiều từ quyền sử dụng đất nông nghiệp và được tự chủ hoàn toàn trong việc chuyển đổi mục đích canh tác trên đất đã được giao sao cho có hiệu quả nhất, nhất là đối với đất trồng lúa. Do nông dân không được tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các loại đất khác,


đồng thời do đất nông nghiệp sinh lợi thấp nên giá quyền sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều. Trên thực tế, mặc dù nông dân được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp không mất tiền, nhưng giá trị của quyền đó không lớn. Xét về mặt sở hữu tài sản, nông dân vẫn thuộc lớp nghèo nhất, vấn đề sở hữu đất đai chưa thực sự giúp cho đảm bảo an ninh về quyền tài sản đất đai. Mặc dù người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất nhưng tính sở hữu về quyền, tài sản đất đai chưa được phân định rõ. Phần lớn số chủ trang trại hiện nay lo lắng đất đai họ đang canh tác không được cấp sổ đỏ, làm hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay, góp vốn để sản xuất kinh doanh, hạn chế sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Hơn nữa, quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân dễ bị thu hồi nhất. Ở nước ta, đa phần đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp tập trung, làm đường đều là đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi của nông dân. Theo Luật đất đai, người nông dân không những chỉ được sử dụng đất nông nghiệp với kỳ hạn ngắn nhất, mà cũng chỉ được hưởng lợi ít nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác.

Thứ hai, chính sách quy định mức hạn điền và thời gian giao đất đối với đất lúa theo Luật đất đai 2003 không phù hợp với một số vùng nên không kích thích người dân đầu tư lâu dài vào đất đai, cải tạo đất và thâm canh, hình thành các trang trại lớn, các doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp. Về thời hạn giao đất 20 năm đối với từng loại đất là quá ngắn. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất có thời hạn ngắn cho hộ gia đình nông dân nên không khuyến khích họ đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn đất nông nghiệp. Cộng với xu hướng chạy theo sản lượng, đã xuất hiện tình trạng nông dân lạm dụng hoá chất để thâm canh, không chú trọng đầu tư cải tạo đất lâu dài nên dẫn đến thoái hoá đất nông nghiệp, thậm chí gây ô nhiễm đất. Với quy định mức hạn điền 3 hecta là quá nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta thực hiện chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và Nghị quyết 26/NQ-TW (khóa X). Quy định hạn điền như vậy sẽ dẫn tới hạn chế phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa cũng như sự phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp giao cho nông dân quá thấp khiến hầu hết các hộ nông dân đều canh tác bằng lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu mua máy móc và hợp tác với nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.


Thứ ba, tác động hỗ trợ nông dân tập trung đất chưa đạt yêu cầu. Chính sách giao đất nông nghiệp trước đây đã làm cho ruộng đất manh mún, không đủ độ lớn để phát triển kinh tế hàng hóa. Tình hình đó đã gây nhiều lãng phí về thời gian di chuyển của người lao động, vận chuyển vật tư và sản phẩm, lãng phí diện tích đất do có quá nhiều bờ vùng, bờ thửa, nhất là cản trở việc triển khai ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ mới vào sản xuất nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu.

Phong trào dồn điền đổi thửa được chính quyền các tỉnh ĐBSH hưởng ứng, nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan. Số thửa ruộng của một hộ có giảm đi, nhưng quy mô đất canh tác của một số hộ nông dân tăng không đáng kể do các hộ nông dân không muốn nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác vì nhiều lý do như quy mô đất nông nghiệp nhỏ, mỗi gia đình đều đủ lao động để đảm đương công việc đồng áng nhằm tự cung cấp lương thực cho gia đình hoặc là giá đất nông nghiệp thấp nên chuyển nhượng không thu hút hết lượng lao động dư thừa ở nông thôn, thậm chí, nhiều lao động thất nghiệp ở thành thị lại quay về làm ruộng. Vì thế, tâm lý chung của các gia đình nông dân là muốn giữ lại đất nông nghiệp để làm chỗ dựa khi thất cơ, lỡ vận.

Ở các vùng chuyên canh phía Nam tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp có khá hơn ở phía Bắc, nhưng cũng chưa tạo được sức mạnh để hình thành các trang trại lớn. Ngược lại, đã xuất hiện tình trạng người nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân bán đất để trang trải nợ nần và trở thành nông dân không có đất nông nghiệp. Nhà nước đã phải giúp đỡ họ bằng cách mua lại quyền sử dụng đất để giao cho họ canh tác. Tuy nhiên cách làm này gặp trở ngại lớn về tài chính và kết quả không bền vững.

Mặc dù Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các vùng chuyên canh

quy mô lớn thông qua việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện các quy hoạch vùng và đã hình thành một số vùng chuyên canh lúa, cao su, cà phê, tiêu, chè… Tuy nhiên, trong vùng chuyên canh, sản xuất vẫn được tiến hành chủ yếu ở quy mô gia đình, thiếu vắng sự phối hợp giữa các gia đình nông dân về giống, kỹ thuật, phòng dịch, chế biến và tiêu thụ. Vùng chuyên canh chủ yếu hình thành theo lợi thế tự nhiên hơn là theo tính chất liên kết ngành.


Cho đến nay chính sách khuyến khích sử dụng đất tập trung ở quy mô lớn của Nhà nước Việt Nam có thể nói là chưa thành công. Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp vừa chưa phát triển, vừa chưa đi vào giao dịch có tổ chức. Theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), chỉ có 9,5% diện tích đất mà hộ nông dân đang sử dụng hiện nay có nguồn gốc mua của nhau, 0,58% diện tích mà các hộ tham gia chuyển đổi.

Thứ tư, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hoá nông thôn trong bối cảnh chưa có quy hoạch tổng thể, rõ ràng về sử dụng đất dẫn đến tình trạng thu hồi đất ồ ạt, kéo theo hệ lụy là nông dân không có đất sản xuất.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường, hơn 10 năm qua, diện tích đất nông nghiệp trên cả nước bị thu hồi để phục vụ các dự án làm đường giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, thậm chí sân golf, sân bay… đã lên tới hơn 650.000ha và theo nhận định sẽ còn nhân lên trong thời gian tới. Vì những lợi ích cục bộ địa phương, đất lúa cũng đã và đang bị xẻ thịt không thương xót, 50% số đất nông nghiệp bị thu hồi trong thời gian qua nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, 80% diện tích đất này thuộc loại “bờ xôi, ruộng mật” cho 2 vụ lúa/năm với cơ sở hạ tầng, thủy lợi rất tốt. Tuy nhiên, trong khi, người nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp thì đất thu hồi do doanh nghiệp, chủ đầu tư chưa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng lại để hoang. Điều đó đã làm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nhanh chóng, thể hiện ở số liệu bảng 3.2.

Bảng 3.2: Dân số nông thôn và bình quân đất nông nghiệp trên đầu người


Năm

Dân số nông thôn (triệu người)

Tỷ lệ dân số nông thôn (%)

Đất nông nghiệp/khẩu (m2)

1990

45,143

80,6

829

2000

59,065

76,5

680

2005

63,750

75,0

630

2011

59,951

68,2

437

2012

60,026

67,7

*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 9

Nguồn: Số liệu dựa trên Niên giám thông kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Thứ năm, chính sách thu hồi đất và giá bồi thường đất nông nghiệp không sát với thị trường khiến nông dân thiệt thòi

Luật Đất đai của Việt Nam quy định khi thu hồi đất nông nghiệp, đất ở của nông dân, Nhà nước phải đền bù cho nông dân đất mới theo diện tích và hạng đất tương đương. Nếu không có đất đền bù hoặc đất đền bù ít hơn đất bị thu hồi, Nhà nước đền


tiền cho nông dân theo giá đất do Nhà nước quy định tại từng thời điểm. Tuy nhiên, người dân không có quyền quyết định giá đất khi Nhà nước chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Điều đó đã đặt người nông dân bị thu hồi đất vào thế bị thiệt thòi, đó là Nhà nước không đủ quỹ đất nông nghiệp để đền bù cho nông dân, họ không có nghề để sinh sống; các vùng đất dành để đền bù cho nông dân thường không thuận lợi bằng đất bị thu hồi nên đời sống của họ trở nên khó khăn hơn; nông dân không được quyền lựa chọn nhận đền bù hay không, thậm chí họ còn bị cưỡng chế. Trong thực tiễn, việc đền bù đất nông nghiệp theo giá Nhà nước đưa ra còn nhiều vấn đề bức xúc: một là, trong khi giá đền bù đất nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường thì giá đầu ra của các nhà đầu tư vào bất động sản lại theo giá thị trường và cao gấp hàng chục, hàng trăm lần so với giá bồi thường đất; hai là, do giá đền bù liên tục được điều chỉnh tăng, nên nông dân cố tình làm chậm quá trình nhận tiền đền bù để được nhận nhiều hơn; ba là, do không được tham gia thoả thuận giá đền bù nên nông dân không ủng hộ việc thu hồi đất của Nhà nước. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc chưa thoả đáng trong chính sách thu hồi đất là giá đền bù đất thấp. Trên thực tế, bản thân mức giá quy định đã thấp, nhiều địa phương còn lấy khung giá thấp nhất để tính giá bồi thường cho dân. Thêm vào đó, ở một số địa phương việc thu hồi đất nhiều khi không công bằng, minh bạch; thực hiện đền bù một giá không nhất quán nên càng làm cho người nông dân chịu nhiều thiệt thòi.

100%

Giá đền bù thấp

80%

Chính sách không công

bằng, minh bạch

60%

40%

Chính sách một giá không

nhất quán

20%

0%

Không có chính sách hỗ

trợ giải quyết việc làm , chuyển đổi nghề nghiệp

Bắc Điện Thái

Giang Biên Bình

Tĩnh

Quảng Đăk

Nam

Lăk

Đồng

Nai

Cần

Thơ

Những nguyên nhân khác

Hình 3.1: Ý kiến của nông dân về biểu hiện khiến chính sách thu hồi đất không thoả đáng


Nguồn: [13, tr.210]


3.1.2. Hỗ trợ về tài chính đối với nông dân

3.1.2.1. Thực trạng hỗ trợ về tài chính đối với nông dân

Hỗ trợ tài chính cho nông dân của Nhà nước ta được thực hiện chủ yếu thông qua tín dụng ưu đãi và miễn giảm thuế, phí, rất ít các khoản hỗ trợ trực tiếp thu nhập, trừ chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các cam kết gia nhập WTO.

Thời gian qua, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, chúng ta đã thực hiện một số chính sách tài chính nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và đã góp phần tạo sức bật cho phát triển “tam nông”:

Một là, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thủy lợi phí


Nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ đóng góp cho nông dân, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2003 - 2009 và Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. Nông dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được miễn giảm 50% thuế (phần diện tích ngoài hạn điền) và 100% thuế (trong hạn điền). Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm, Nhà nước đã miễn giảm cho trên 11,2 triệu hộ nông dân với tổng số thuế miễn, giảm 1,85 triệu tấn quy thóc, thành tiền là 2.837 tỷ đồng (tính bình quân theo giá thực tế). Cùng với thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí cũng được miễn giảm. Với chính sách này, bình quân mỗi năm Nhà nước đầu tư miễn giảm khoảng trên 3.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này và các tỉnh tự cân đối kinh phí đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng [58].

Có thể nhận thấy rằng, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thủy lợi phí được coi là “cú hích” để nông nghiệp, nông thôn phát triển và giảm dần các khoản đóng góp cho nông dân, “khoan sức dân” nhằm “dưỡng kế lâu dài”.

Hai là, hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn

Chủ trương này được thực hiện theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009, theo đó, thực hiện hỗ trợ 100% cho các khoản vay mua máy móc, hỗ trợ 4% lãi suất vay cho các khoản vay mua thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời


gian tối đa là 24 tháng và hỗ trợ 4% cho các khoản vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn trong thời gian tối đa là 12 tháng. Chính sách này trong quá trình thực hiện đã được điều chỉnh bằng quyết định 2213/QĐ-TTg ban hành ngày 31/12/2009, kéo dài thời hạn giải ngân thêm 1 năm. Đồng thời mức lãi suất hỗ trợ cụ thể cũng được điều chỉnh từ 4% xuống còn 2%. Quyết định 2213 bổ sung quy định tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497 đến ngày 9/7/2009 là 375.926 tỷ đồng. Trong đó các NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng trung ương là 266.767 tỷ đồng, NHTM cổ phần 87.165 tỷ đồng. Dư nợ hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 là 597 tỷ đồng chiếm 0,15%, đến 31/12/2009 con số này là 776,17 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ lãi suất là 17,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,16% tổng số kinh phí hỗ trợ lãi suất. Đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ gia đình và cá nhân, chiếm 95% tương đương 739,5 tỷ đồng; đối tượng doanh nghiệp chiếm 4,3%, tương đương 33,92 tỷ đồng; hợp tác xã chiếm 0,3%, tương đương 2,69 tỷ đồng [83, tr.42].

Đối với tiêu thụ hàng hóa, cho vay mua sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đạt 659,42 tỷ đồng (85%), các loại vật liệu xây dựng để xây nhà ở nông thôn đạt 103,65 tỷ đồng (13,3%), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 16,1 tỷ đồng (2%). Về tình hình tiêu thụ máy kéo các loại phục vụ làm đất canh tác và vận chuyển nông thôn năm 2009 tăng 65,11%; máy cắt lúa và máy gặt đập liên hợp tăng 12,86%; máy phun thuốc trừ sâu tăng 484,5% [6, tr.6]. Trong 7 tháng đầu năm 2009, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có sản lượng sản xuất và tiêu thụ máy kéo, xe vận chuyển tăng 84,77%, máy phun thuốc trừ sâu tăng 342,23%, máy bơm nước các loại tăng 159%, máy cắt lúa, gặt đập liên hợp tăng 50,74% [7, tr.5].

Sau khi triển khai thực hiện quyết định 2213/QĐ-TTg cũng đã thu thêm được những kết quả: nhiều địa phương giải ngân theo quyết định 2213 cao hơn 8 tháng thực hiện quyết định 497, trong đó hai địa phương thực hiện hiệu quả nhất là Hải Dương và Hà Tĩnh. Tính đến 31/3/2010, dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 2213 đạt mức 146,95 tỷ đồng, chiếm 3,75% tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất. Trong đó, dư nợ cho vay mua sản phẩm, máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông


nghiệp đạt 26,21 tỷ đồng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 33,5 tỷ đồng [7, tr.5]. Nhóm vật tư nông nghiệp cũng có mức giải ngân cao so với các nhóm hàng khác, từ chỉ chiếm khoảng 6% dư nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497, khi Quyết định 2213 được ban hành thì con số này khoảng 40,1%. Đến tháng 4 mức dư nợ hỗ trợ lãi suất tăng lên đến 319 tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng dư nợ cho vay [7, tr.5].

Ba là, thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp rộng khắp trên cả nước


Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp truyền thống như nước ta. Trong những năm qua, nhiều chính sách tín dụng đã được hình thành để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc như chính sách tín dụng cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội… Đặc biệt, nhằm tăng cường những ưu đãi về tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo chính sách tín dụng, kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Cũng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng. Các đối tượng trên phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc được UBND cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt

119.026 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 113.919 tỷ đồng, tăng 10.188 tỷ đồng so với năm 2011 với hơn 7 triệu khách hàng còn dư nợ, tập trung chủ yếu vào 6 chương trình tín dụng là: cho vay hộ nghèo 41.560 tỷ đồng, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 35.802 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 12.871 tỷ đồng, nước

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí