Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Một Số Nước Sau Khi Gia Nhập Wto

- Luật Chứng khoán tạo điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động đầu tư gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Đầu năm 2007 cho thấy là sự ra đời hàng loạt của các công ty chứng khoán, nhưng có rất nhiều công ty với năng lực cạnh tranh kém đã phải chịu những tác động rất lớn từ thị trường. Với các công ty chứng khoán, khoản thu nhập đầu tiên mà ai cũng thấy là phí giao dịch của khách hàng. Tính trung bình mỗi ngày, cả hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM có tổng giá trị giao dịch đạt gần 1.000 tỷ đồng, tương ứng với mức phí giao dịch vào khoảng 2-3 tỷ đồng. Như vậy, khi lượng công ty chứng khoán tăng lên, thu nhập từ thu phí giao dịch của mỗi công ty sẽ vì thế mà giảm đi. Bên cạnh đó, khoản thu không kém phần quan trọng đã làm cho lợi nhuận của các công ty chứng khoán tăng lên đột biến, đó chính là khoản thu tự doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, phần thu quan trọng này khó được đảm bảo chắc chắn. Hoạt động tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành cũng mang lại nguồn thu tương đối cao, nhưng chỉ có công ty chứng khoán "gạo cội" trên thị trường mới có thể kiếm lời được.

Một nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến hai nguồn thu sau chính là uy tín công ty và trình độ nhân sự. Với sự khan hiếm về nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực còn khá mới mẻ, cuộc chiến tìm kiếm và giữ chân người tài của các công ty chứng khoán hơn lúc nào hết đã trở nên khó khăn và khốc liệt. Chính vì vậy, do không có chiến lược hoạt động cũng như quản trị tốt, khó khăn trong duy trì nguồn thu của các công ty chứng khoán là khó tránh khỏi.

Với quy mô thị trường hẹp, khối lượng công ty chứng khoán mới thành lập tăng nhanh hơn quy mô thị trường, sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt hơn do chỉ thu hẹp trong phạm vi cung cấp dịch vụ

giao dịch. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng với các công ty chứng khoán mới thành lập.

Mảng cung cấp thông tin và phân tích chuyên sâu có thể coi là bỏ ngỏ vì khâu triển khai không mấy tốt, thông tin bị đánh giá là chưa chính xác và cập nhật. Hầu như thông tin nhà đầu tư nhận được chủ yếu là thông tin sơ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là miễn phí như: trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán, các phương tiện truyền thông khác. Các dịch vụ cung cấp thông tin có tính phí cũng đã phát triển nhưng chưa ở mức độ cao và không mấy phổ biến.

Khi thị trường suy giảm, cũng theo đà suy giảm của thị trường toàn cầu, giá liên tục giảm, thị trường mất gần 60% giá trị so với thời điểm “đỉnh cao”. Khó khăn chung của nền kinh tế, áp lực suy giảm của thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới các công ty chứng khoán, hoạt động ngày càng khó khăn, doanh thu giảm sút.

Bài học từ các thị trường mới nổi cho thấy Trung Quốc trước đây có số lượng công ty chứng khoán lên đến 2.000 công ty, nhưng đến thời điểm sụt giảm còn 70 công ty. Đài Loan thời điểm cao nhất có 278 công ty, sau đó sụt giảm còn 48 công ty. Thái Lan trước đây cũng có tới hơn 200 công ty chứng khoán, sau đó giảm xuống còn hơn 50 công ty. Có thể đến năm 2010, Việt Nam có thể chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán tồn tại. Đó là những công ty chứng khoán mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ… Thực tế đã cho thấy, vào năm 2008, chỉ một số ít công ty này mới duy trì hoạt động có lãi, còn lại hầu hết các công ty đều bị lỗ nặng.

Đến đầu năm 2009, khi mà thị trường chứng khoán đã đi xuống trong một thời gian dài và vẫn còn ở mức ảm đạm chung, thì các dịch vụ chứng khoán cũng dần teo tóp đi. Không ít nhà đầu tư rời sàn để "nghe ngóng" đã buộc các công ty chứng khoán - đặc biệt là những công ty chứng khoán mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

thành lập - phải thắt lưng buộc bụng để duy trì hoạt động. Bên cạnh những động thái như giảm lương, cắt giảm nhân sự… một trong những biện pháp tiết giảm chi phí được một số công ty chứng khoán có tiềm lực yếu âm thầm thực hiện là cắt bớt hoặc giảm chất lượng dịch vụ chứng khoán dành cho khách hàng. Tại nhiều công ty chứng khoán, động thái giảm phí giao dịch song hành với việc hạ thấp chất lượng dịch vụ. Có vẻ như tâm lý bất an, chế độ đãi ngộ …, khiến tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên trở nên “giảm nhiệt”, những công nghệ mới từng là niềm tự hào một thời của không ít công ty giờ cũng đã bị thu hẹp các tiện ích; về hệ thống mạng lưới bao gồm các phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh cũng đã được nhiều công ty chứng khoán đóng cửa với lý do không hiệu quả... Trong khi đó, thị trường càng ảm đạm, nhà đầu tư càng kỹ tính hơn trong việc lựa chọn các công ty chứng khoáng có chất lượng dịch vụ tốt.

Vấn đề hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vẫn chưa được các công ty quan tâm khi gần đây, một con số đáng lo ngại được đưa ra từ cuộc khảo sát của Trung tâm An ninh mạng Bách Khoa (BKIS) là có đến 40% website có lỗ hổng trong số 60 website của các công ty chứng khoán đang hoạt động. Lỗ hổng hiện nay tại các website chứng khoán có thể bị hacker lợi dụng thay đổi thông tin kết quả giao dịch, sửa đổi chỉ số chứng khoán, đưa các thông tin thất thiệt về thị trường, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 8

Ngoài ra, một trong những tồn tại hạn chế lớn là các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã được bổ sung sau khi Luật chứng khoán ra đời nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Điều này gây không ít khó khăn cho các công ty và cả nhà đầu tư. Một trong những văn bản quan trọng là Nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán vào ngày 19/01/2007, trong đó có quy định một công ty chứng khoán nếu muốn hoạt động đầy đủ cả 4 nghiệp vụ: môi giới (25 tỷ đồng), tự doanh (100 tỷ đồng), bảo lãnh phát hành (165 tỷ đồng), tư

vấn đầu tư (10 tỷ đồng) sẽ phải có vốn pháp định 300 tỷ đồng. Tháng 2/2009 là hạn chót để các công ty đáp ứng yêu cầu về vốn. Đây chính là nguyên nhân chính mà rất nhiều các công ty chứng khoán đã phải thu bớt nghiệp vụ của mình do không đủ vốn cần thiết. Mặt khác, theo cam kết về dịch vụ chứng khoán khi Việt Nam gia nhập WTO, vào năm 2012, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty chứng khoán 100% vốn tại Việt Nam. Giới hạn số lượng công ty chứng khoán có thể đặt các công ty chứng khoán trong nước vào nguy cơ bị thâu tóm bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh. Kinh doanh dịch vụ chứng khoán nhiều khả năng sẽ trở thành sân chơi do các nhà cung cấp dịch vụ khổng lồ nước ngoài thống trị, trong khi các công ty trong nước với kinh nghiệm còn non trẻ, tiềm lực kinh tế còn mỏng khó lòng sống sót trong cuộc cạnh tranh.

Mặc dù đã có Thông tư ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay vẫn cho rằng việc công bố thông tin vẫn còn rất sơ sài và cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa về việc quản trị của các công ty nhằm làm tăng chất lượng của hàng hoá trên thị trường Chứng khoán. Các vấn đề như nộp báo cáo tài chính trễ, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính là phổ biến. Vấn đề thứ hai nữa là việc xử lý vi phạt trong thị trường vẫn bị coi là quá nhẹ.

CHƯƠNG 3‌‌

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO


I. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán ở một số nước sau khi gia nhập WTO

1. Hàn Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán

Ngày 15/04/1994, Hàn Quốc lần đầu tiên trình lên WTO Bản cam kết cụ thể về Thương mại Dịch vụ. Cho đến ngày 13/12/1997, WTO mới thông qua bản cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính của Hàn Quốc. Năm 1997 cũng là năm mà tất cả các bản cam kết về thương mại dịch vụ của các thành viên trong WTO bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, dưới sức ép từ bên ngoài là chính, Hàn Quốc đã bắt đầu các kế hoạch tự do hóa tài chính của mình. Căn cứ vào đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình tự do hóa thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc thông qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất diến ra từ đầu thập niên 80 cho đến trước năm 1997 (trước khi cam kết về tự do hóa tài chính của Hàn Quốc được thông qua bởi WTO).

- Giai đoạn thứ hai diễn ra từ 1997 tới nay (sau khi WTO thông qua bản cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Hàn Quốc).

1.1. Giai đoạn từ đầu thập niên 80 đến trước năm 1997

Thị trường chứng khoán, từ 1981, dần dần được mở cho sự tham gia của nước ngoài. Thời kỳ đầu của quá trình tự do hóa, Hàn Quốc cho phép đầu tư danh mục gián tiếp nước ngoài thông qua các công ty tín thác hải ngoại và cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Hàn Quốc. Năm 1984, Quỹ Hàn Quốc được quyền gia nhập danh sách trao đổi chứng khoán New York nhằm tăng thêm độ sâu của các thị

trường và tới năm 1990, công ty Samsung đã trở thành công ty đầu tiên được phép đưa ra doanh số tiền gửi trên các thị trường nước ngoài.

Sau những bước thăm dò ban đầu đối với quá trình tự do hóa ngành công nghiệp chứng khoán quốc gia, nhịp độ tự do hóa đã gia tăng. Năm 1991, các công ty chứng khoán nước ngoài đã được phép rộng rãi mở các chi nhánh ở Hàn Quốc và tham gia công việc kinh doanh với các công ty trong nước. Cũng trong năm 1991, câu lạc bộ thành viên trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc được mở cho sự tham gia thị trường nước ngoài. Năm 1992, các nhà chức trách Hàn Quốc mở cửa thị trường đầu tưu danh mục bởi người nước ngoài. Mức trần ban đầu đối với đầu tư danh mục nước ngoài, đối với các nhà đầu tư cá thể, là 3% đóng góp trong công ty và đối với tổng đầu tư nước ngoài, 10% tổng số đầu tư danh mục. Tổng số đầu tư danh mục nước ngoài chiếm 3% các cổ phiếu chưa thanh toán vào cuối quý I năm 1992, và tới cuối năm 1994, tổng lượng đầu tư danh mục nước ngoài đã đạt được mức trần 10%. Từ 1994, các nhà đầu tư nước ngoài được phép sử dụng các trái phiếu chuyển đổi do các công ty vừa và nhỏ phát hành, song những chủ thể phải chịu 50% mức trần đối với tổng sở hữu nước ngoài và 10% đối với sở hữu cá thể nước ngoài.

Cùng với việc các định chế tài chính xâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, các công ty chứng khoán của nước này cũng tích cực thành lập văn phòng chi nhánh và công ty con ở những trung tâm tài chính quốc tế lớn.

1.2. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ 1997 tới nay

Theo các cam kết WTO của Hàn Quốc trong lĩnh vực chứng khoán, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh, các công ty liên doanh tại Hàn Quốc nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Chỉ các văn phòng đại diện, các chi nhánh hoặc các liên doanh của các công ty chứng khoán nước ngoài mà vốn đã góp của nó hoặc cổ phần của các cổ đông có giá trị lần lượt là hơn 50 tỷ won hoặc 100 tỷ won và những

công ty này đã hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán hơn 5 năm mới được phép hoạt động.

- Trong các công ty liên doanh được thành lập như Chusik Hoesa (một công ty cổ phần) phần vốn nước ngoài phải ít nhất là 40% nhưng nhỏ hơn 50%.

- Nếu có nhiều cổ đông nước ngoài trong công ty liên doanh, ít nhất một cổ đông phải nắm giữ hơn 20% cổ phần. Các nhà đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn thích hợp nhất định. Vốn đã góp của công ty liên doanh ít nhất phải là 50 tỷ won. Các tổ chức tài chính quốc tế có thể nắm giữ nhiều nhất là 5% cổ phần.

- Việc mua cổ phần trong một công ty chứng khoán trong nước bởi các công ty chứng khoán nước ngoài bị giới hạn ở mức nhỏ hơn 10% đối với một công ty và nhỏ hơn 15% đối với một tập thể.

Hàn Quốc chỉ cam kết trong các dịch vụ như: giao dịch, môi giới, bảo lãnh, tiết kiệm chứng khoán, trợ cấp tín dụng và đầu tư tín thác. Nói chung là còn rất hạn chế. Đối với phương thức 1 và 2, Hàn Quốc không có cam kết nào về việc hạn chế tiếp cận thị trường cũng như đối xử quốc gia. Cũng tương tự đối với phương thức 4 ngoại trừ các cam kết chung. Còn về phương thức hiện diện thương mại, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, liên doanh với công ty trong nước tuy nhiên phải đáp ứng được các yêu cầu như trên đã trình bày.

Tháng 5/1996 đã có 19 chi nhánh của các công ty chứng khoán nước ngoài và 2 công ty chứng khoán trong nước với hình thức sở hữu nước ngoài nhỏ ở Hàn Quốc. Theo cam kết của Hàn Quốc với OECD, các công ty chứng khoán nước ngoài từ các nền kinh tế OECD được phép thành lập các công ty con ở Hàn Quốc và nắm phần sở hữu trong các hoạt động kinh doanh từ 01/12/1998. Kế hoạch cho sự tham gia của nước ngoài trong ngành công nghiệp chứng khoán Hàn Quốc được tiến hành ngay sau đó và được mở rộng

cho tất cả các công ty nước ngoài. Theo thỏa thuận về dịch vụ tài chính với WTO, Hàn Quốc đã đề nghị xem xét lại các hạn chế đối với sự tham gia cổ phiếu của nước ngoài trong các công ty cổ phần đang tồn tại, các tín thác đầu tư các các giao dịch tư vấn đầu tư. Các công ty đầu tư nước ngoài giờ đây theo dự kiến sẽ được phép thành lập các công ty con ở Hàn Quốc từ giữa năm 1998.

Theo thảo thuận của Hàn Quốc với OECD, trần đối với tổng đầu tư danh mục nước ngoài dự trù tăng tới 26% vào năm 1998 và hủy bỏ vào cuối năm 2000. Theo các phương thức mở cửa thị trường đặc biệt khác trong thỏa thuận của Hàn Quốc với OECD, nó không đáp ứng được yêu cầu về mở cửa các dịch vụ tài chính của WTO như đã được thông qua ngày 13/12/1997. Sau đó Hàn Quốc tiếp tục cam kết mở cửa thị trường hơn nữa trong cam kết với IMF. Cuối tháng 12 năm 1997, trần đối với sở hữu cổ phiếu nước ngoài ở Hàn Quốc tăng lên 55%. Dự kiến sẽ loại bỏ vào cuối năm 1998. Trần đối với sở hữu cổ phiếu cá nhân cũng tăng vào tháng 12/1997 từ 7% lên 50%. Vào đầu năm 1998, Hàn Quốc cũng thông qua quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 1/3 cổ phiếu chưa thanh toán của công ty cho dù Ban giám đốc có chấp thuận hay không.

Vào ngày 24/06/2000, Chính phủ Hàn Quốc đã xóa bỏ những hạn chế về phát hành trái phiếu và cổ phiếu bằng đồng nội tệ của các công ty nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc không còn áp đặt bất cứ một hạn chế nào về quyền sở hữu nước ngoài các trái phiếu hoặc thương phiếu được niêm yết, không còn hạn chế về sở hữu nước ngoài các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường nội địa. Nước này cũng đã xóa bỏ hầu hết các mức trần đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Vào tháng 5/1998, mức trần về đầu tư chứng khoán bởi người nước ngoài trong các công ty tư doanh đã hoàn toàn được xóa bỏ. Đối với các công ty thuộc sở hữu nhà nước, mức trần đã được tăng lên 30% từ 18% năm trước. Mức trần về đầu tư chứng khoán trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022