Năng Lực Tài Chính Của Nông Dân Việt Nam Còn Yếu Kém


quen tùy tiện, đại khái của phần lớn nông dân, nên nông dân vẫn là đối tượng khó tiếp cận được với những cơ hội để hội nhập có hiệu quả, thậm chí họ còn trở thành đối tượng dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi nhất khi nước ta tham gia toàn cầu hoá.

2.2.2.5. Năng lực tài chính của nông dân Việt Nam còn yếu kém

Mặc dù sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về xóa đói, giảm nghèo, đời sống kinh tế của người nông dân dần được cải thiện. Nhưng hiện nay đang có xu hướng chững lại. Theo kết quả điều tra mới nhất về nông hộ tại 12 tỉnh đại diện cho các vùng, miền trên cả nước vừa được Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn (IPSARD) công bố tháng 6/2013, tiết kiệm của hộ gia đình nông dân mỗi năm chỉ được từ 5 - 8 triệu đồng/hộ, thậm chí còn không có tiền để tích lũy, vì thế mà nhiều người rất nghèo. Phần lớn tiết kiệm của họ (khoảng 80%) được giữ dưới dạng vàng hoặc tiền mặt và sử dụng cho mục đích dự phòng khi có rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, tuổi già, rất ít tiết kiệm được giữ cho mục đích đầu tư (chỉ chiếm 15%) [87].

Địa bàn nông thôn, tuy đã có những bước đổi thay đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển không chỉ về đời sống vật chất, mà còn cả về đời sống văn hoá, tinh thần. Đặc biệt là kinh tế nông thôn đang và sẽ phải đối mặt với tình trạng các cơ sở sản xuất còn phổ biến là thủ công lạc hậu, năng suất thấp, sức cạnh tranh kém, quy mô vốn nhỏ, cung cách quản lý lạc hậu, yếu kém, nhất là những rào cản về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với tình trạng thiếu thương hiệu, xúc tiến thương mại chậm, mẫu mã sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, với tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán đã gây ra nhiều khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn… Hơn thế, do kết cấu hạ tầng nông thôn còn rất yếu kém, nên rất khó mời gọi đầu tư của các đối tác để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, tiên tiến.

Ngoài ra, bản thân kinh doanh nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do giá cả biến động không lợi cho người sản xuất, do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, do trải ra trên diện rộng nên khó bảo vệ, khó thu hồi vốn… Chính vì thế, các tổ chức tài chính, ngân hàng không thu được nhiều lợi ích khi cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp vay vốn. Nông thôn cũng thường ở xa các trung tâm thương mại và đô thị nên vận chuyển và phân phối thường chiếm phần đáng kể trong


chuỗi giá trị của ngành mà người nông dân riêng lẻ khó lòng tham gia một cách hiệu quả. Với rất nhiều khó khăn như vậy, nông nghiệp trở nên lĩnh vực kém hấp dẫn lao động có kỹ năng. Đến lượt mình, sự thiếu vắng lao động có kỹ năng cao làm cho năng suất và thu nhập của nông dân càng thấp hơn các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Do thu nhập thấp và ít tích luỹ, thiếu điều kiện thu hút lao động có kỹ năng nên nông nghiệp và nông dân không thể tự mình nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH-CN, kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng cao, đòi hỏi thâm canh và liên tục cải tiến kỹ thuật không chỉ để có năng suất cao mà còn để tiết kiệm tài nguyên và bảo tồn môi trường sinh thái.

2.2.3. Vai trò và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ nông dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: 1) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng và Bác Hồ kính yêu luôn luôn đánh giá vị trí to lớn của giai cấp nông dân và đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo Hồ Chí Minh, “nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân… Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân… Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân [48, tr.15 – 16]. Cho nên, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phải “xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [33, tr.3].

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 7


Trong điều kiện đất nước vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay, Đảng và Nhà nước không thể gác việc hỗ trợ nông dân để sau khi hoàn thành CNH, HĐH mới làm. Quan điểm tạo điều kiện thực hiện công bằng, tiến bộ trong từng bước tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo ngay trong giai đoạn đầu CNH, HĐH chính là thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nông dân. Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng sự thua thiệt, nghèo đói của nông dân, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng và đóng góp của nông dân để thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm kích động gây rối, chống phá Đảng và Nhà nước. Cho nên, chăm lo, quan tâm hỗ trợ nông dân không chỉ là chính sách kinh tế thông thường mà còn mang bản chất chính trị, xã hội sâu sắc.

Bản chất của chế độ XHCN là giải phóng người lao động khỏi mọi áp bức chính trị, xã hội của xã hội có bóc lột bằng cách tôn vinh giá trị lao động, đưa lao động và người lao động trở lại địa vị là trung tâm tạo ra của cải cho xã hội loài người như vốn có ban đầu. Nhưng để thực hiện được điều đó, phải xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, qua đó mới cho phép phát triển không ngừng lực lượng sản xuất hiện đại. Người nông dân Việt Nam không thể mãi mãi đi sau cái cày và con trâu như trước đây, nông nghiệp phải được hỗ trợ để dần hiện đại hóa, nông dân phải trở thành người lao động hiện đại, sử dụng máy móc và công cụ sản xuất hiện đại trong quá trình lao động của mình.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cấu trúc xã hội của các quá trình kinh tế là kinh tế thị trường, do đó, quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và hiện đại hoá người nông dân vẫn phải dựa trên quan hệ sản xuất hàng hoá, trong đó hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Trong điều kiện đó, hàng hoá, động lực phát triển nông nghiệp nói chung, kinh tế hộ nông dân nói riêng phụ thuộc rất lớn vào các quyết định của bản thân nông hộ. Nhưng hộ phải có quy mô hợp lý có năng lực nội sinh và chủ quyền để quyết định của mình về giá cả, nhu cầu thị trường và chi phí sản xuất sao cho có lợi nhất. Chính sách của Nhà nước không còn hiệu lực ép buộc đối với nông dân như thời bao cấp mà trở thành một trong những căn cứ để nông hộ quyết định sản xuất, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ có hiệu lực đối với nông dân nếu đem lại lợi ích cho họ.


Tuy nhiên, nông dân thường coi trọng lợi ích ngắn hạn, chính sách của Nhà nước phải hướng người nông dân đến các mục tiêu dài hạn, trong đó quan trọng nhất là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Hơn nữa, chính sách Nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường và sử dụng các công cụ thị trường để tác động đến nông dân.

Mặt khác, thị trường nông sản thường biến động khó lường, nhất là trong điều kiện giới đầu cơ và các tổ chức phân phối của các nước phát triển có khả năng lũng đoạn thị trường thế giới như hiện nay thì người nông dân, mặc dù có quyền tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất với chi phí như thế nào và bán cho ai, nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc thụ động vào biến động của thị trường. Có thể nói, nông dân Việt Nam hiện nay còn đi sau biến động thị trường nên gánh chịu thua thiệt và được chia xẻ lợi ích ít ỏi. Đã không ít lần nông dân Việt Nam thiệt thòi khi được mùa rớt giá, hoặc bán ồ ạt khi giá thấp, lúc giá cao lại hết hàng… Để hỗ trợ nông dân trong việc thích nghi với thị trường, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân thông tin dự báo về thị trường, hỗ trợ nông dân tích cực tham gia chuỗi giá trị từ cung ứng đầu tư vào, sản xuất đến chế biến và phân phối đầu ra. Ngoài ra, cần đào tạo hỗ trợ để nông dân trưởng thành về tổ chức xã hội, làm chủ các tổ chức ngành nghề của họ nhằm tăng sức mạnh đàm phán trên thị trường.

Song song các hỗ trợ mang tính chủ động như trên, nông dân còn cần Nhà nước trong những lúc khó khăn do khủng hoảng buộc phải tái cơ cấu ngành nghề. Các hỗ trợ này rất đa dạng như đào tạo để nông dân, một số có thể tiến hành sản xuất trong ngành nông nghiệp theo các phương thức hiện đại, một số khác chuyển sang làm việc ở các ngành khác để tìm kiếm thêm thu nhập cho dân cư nông thôn; như hỗ trợ thu nhập khi thiên tai, khi buộc phải chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; như cung cấp dịch vụ kiểm dịch, khuyến nông…

Ngoài ra, trong quá trình phân phối lại qua ngân sách nhà nước (NSNN), nông dân phải được coi trọng là đối tượng ưu tiên của các chính sách an sinh xã hội, phát triển văn hoá và giáo dục cộng đồng, chính sách sức khỏe, môi trường… để tạo điều kiện cho con em nông dân có điểm xuất phát công bằng như con em các tầng lớp dân cư khác…


Như vậy, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân không chỉ để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường đến thu nhập và đời sống của nông dân mà còn tạo ra sự bình đẳng và công bằng giữa nông dân và các tầng lớp dân cư khác trong hưởng thụ thành quả phát triển kinh tế. Hỗ trợ nông dân không những là một trong những nghĩa vụ chính trị của Nhà nước nhằm tạo sự ổn định về chính trị, xã hội và củng cố lòng tin của nông dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa, mà còn là điều kiện, tiền đề và bản chất của Nhà nước ta.

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VÀ BÀI HỌC CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.2.1- Kinh nghiệm của Trung Quốc về hỗ trợ nông dân trong thực thi các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

Tháng 12/2001, Trung Quốc gia nhập WTO và đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn, vượt qua nhiều khó khăn, quản ngại. Nguyên nhân cơ bản ở đây là do Trung Quốc đã kịp thời điều chỉnh và thực thi nhiều biện pháp chính sách, trong đó có các chính sách đối với nông dân. Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng, hiện nay và trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trình CNH, HĐH của Trung Quốc và phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân.

Thứ nhất, hỗ trợ nông dân tăng thu nhập

Trung Quốc coi việc tăng thu nhập cho nông dân là nhiệm vụ chính trị lớn. Nhằm đạt được điều đó, nước này đã ban hành một loạt chính sách chủ yếu là tăng vốn đầu tư và hỗ trợ cho tam nông, giảm gánh nặng đóng góp của nông dân, tạo công ăn việc làm và hỗ trợ áp dụng kỹ thuật vào nông nghiệp. Có thể nói rằng, đây là biểu hiện cao nhất của phương châm “cho nhiều, lấy ít” với hai nội dung cơ bản: tăng đầu tư và hỗ trợ, hướng tới nền nông nghiệp hiệu quả cao; bãi bỏ thuế nông nghiệp, giảm mạnh các lệ phí khác, trợ giá trực tiếp cho các sản phẩm nông nghiệp.

Nếu xét từ góc độ lợi nhuận thuần túy, tuy tỷ suất sinh lời trong đầu tư vào tam nông không cao, nhưng nếu xét tổng thể về hiệu quả kinh tế - xã hội thì hiệu quả đầu tư lại không hề thấp. Trên nhận thức đó, Trung Quốc ngày càng tăng cường đầu tư cho


tam nông. Nếu năm 2005, Nhà nước đã chi 297,5 tỷ NDT, thì năm 2006 là 339,7 tỷ NDT và năm 2007 là 391,7 tỷ NDT [81]. Hỗ trợ từ vốn nhà nước cũng lớn và tăng liên tục. Hệ thống hỗ trợ nông nghiệp, nông dân của Trung Quốc là hệ thống hỗ trợ trực tiếp, với mức hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực lên đến 50% của quỹ rủi ro lương thực. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ cho việc mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp.

Trung Quốc còn chú trọng giảm gánh nặng của người dân nông thôn bằng cách giảm và xóa thuế trong nông nghiệp. Nhiều loại phí ngoài thuế và các loại thuế trong nông nghiệp đã được miễn, giảm. Đặc biệt, từ năm 2006, Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp, thuế đặc sản và miễn thuế chăn nuôi. Nhờ có những chính sách mới này, mỗi năm nông dân Trung Quốc đã giảm được các khoản đóng góp tương đương hơn 133,5 tỷ Nhân dân tệ để cho họ có điều kiện cải thiện cuộc sống [1, tr.28]. Ngoài ra, năm 2005, Trung Quốc còn chi thêm 14 tỷ Nhân dân tệ trợ cấp cho nông dân, nâng tổng số tiền trợ cấp giai đoạn 2002 - 2005 lên 66,4 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 8 tỷ USD theo tỷ giá thời điểm đó). Năm 2006, nông dân Trung Quốc giảm chi hơn 100 tỷ NDT, trung bình khoảng 100 NDT/người. Con số này tuy không lớn nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia nó đã giải quyết được một trong số những bất bình đẳng dễ thấy nhất trong xã hội Trung Quốc. Việc bãi bỏ thuế đã diễn ra sớm hơn 4 năm so với lịch trình và lập tức tác động tích cực đến thu nhập của nông dân, làm tăng sức cạnh tranh cho nông sản Trung Quốc. Nhờ cải cách thuế và các khoản trợ cấp sản xuất lúa gạo, thu nhập của nông dân Trung Quốc tăng 6% - mức tăng cao nhất kể từ năm 1997. Cũng nhờ có thêm vốn dôi dư, người nông dân có thể tái đầu tư, mở rộng sản xuất và có thêm khả năng tạo việc làm mới [1, tr.29].

Thứ hai, hỗ trợ nông dân gia tăng sản lượng nông nghiệp

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, Trung Quốc thực hiện đầu tư tài chính trực tiếp để tăng sản lượng nông nghiệp. Chính phủ Trung Quốc chi ngân sách quốc gia để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân về giống cây trồng, vật nuôi, lương thực, mua sắm thiết bị, máy móc nông nghiệp và các chi phí đầu vào khác.

Trung Quốc tiến hành đầu tư tài chính cho nông thôn để phát triển sản xuất nông nghiệp tổng thể trên quy mô lớn. Nguồn vốn chính được tập trung để xây dựng các công trình thuỷ lợi, hạ tầng giao thông nông thôn….


Nguồn lực tài chính cũng được tập trung để đầu tư phát triển KH - CN trong lĩnh vực nông nghiệp. Một mặt, Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền vốn để mua sắm các máy móc nông nghiệp lớn, phục vụ hiện đại hoá sản xuất. Mặt khác, nguồn ngân sách được dùng để đầu tư, khuyến khích sự sáng tạo của nông dân trong phát minh và cải tiến các loại máy móc. Đầu tư tài chính cho KH - CN để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp là một chính sách lớn của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn, Trung Quốc cũng đã xây dựng một mạng lưới tín dụng nông thôn với nhiều loại hình, nhiều tổ chức cùng tham gia. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc được xem là nòng cốt phát triển tín dụng ở nông thôn, liên tục tăng cường mức độ hỗ trợ cho nông thôn. Ngân hàng cho nông dân vay với nhiều mục đích khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và cho doanh nghiệp vay để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2007, hệ thống bưu điện mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tín dụng, thực hiện các hoạt động cho vay vốn, thay vì chỉ thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm như trước. Thông qua kênh phân phối vốn này, Nhà nước đã hỗ trợ hết sức tích cực và hiệu quả cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, ở nông thôn Trung Quốc cũng đã hình thành các hợp tác xã tín dụng thực hiện kinh doanh vốn.

Thứ ba, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp

Hỗ trợ giải phóng nguồn lực: Trung Quốc là một nước có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đến chóng mặt, vào thời điểm gia nhập WTO tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 37,7%, đến năm 2007 tăng lên 44,9%. Đô thị hóa cũng kéo theo vấn đề trợ cấp giải phóng hai nguồn lực là đất đai canh tác và lao động trong nông nghiệp. Phía Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh chính sách theo định hướng: hạn chế và thắt chặt việc biến đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp nhằm đảm bảo ổn định xã hội và sản xuất; ấn định đúng cơ chế giá đền bù tránh tình trạng nông dân chỉ được hưởng 10 - 20% tổng lợi nhuận do mảnh đất mang lại; và giải quyết việc làm và trợ cấp hợp lí cho nông dân bị mất đất rơi vào tình trạng thất nghiệp thông qua việc trích NSNN và các khoản bảo hiểm xã hội; mặt khác, từ năm 2004, các Bộ ngành chức năng chung tay tiến hành công


trình “Ánh sáng mặt trời” chuyển dịch sức lao động nông thôn, đẩy mạnh quá trình nông dân mất tư liệu sản xuất đi “kiếm lương”.

Hỗ trợ nhằm hợp tác hóa sâu hơn khu vực nông nghiệp: Có hai mô hình chính:

1) Mô hình các Hiệp hội nông dân chuyên nghiệp (FPA) là một điển hình, hình thành và phát triển nhằm cung cấp cho các nông dân thành viên những hỗ trợ về kĩ thuật công nghệ cũng như các thông tin cần thiết cho xuất nông nghiệp. Năm 2004, có 290 FPA hoạt động tại Trung Quốc và nhận sự hỗ trợ về tài chính cũng như chính sách từ chính phủ. Năm 2005, chính phủ Trung Quốc thông qua Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp chi 100 triệu NDT cho việc phát triển và mở rộng mô hình này. Trên phạm vi tỉnh, thành, Sở tài chính các tỉnh chi tổng cộng 140 triệu NDT để thành lập thêm 600 FPA, tăng 67 triệu NDT so với năm 2004; 2) Trên cơ sở của các FPA, Trung Quốc đang phát triển một mô hình sản xuất mới có mức độ hợp tác hóa cao hơn nhiều, đó là mô hình Xí nghiệp Đầu rồng. Đây là một mô hình kết hợp hoàn hảo tất cả các biện pháp trợ cấp nông nghiệp nói trên. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc năm 2006 hỗ trợ các xí nghiệp Đầu rồng một khoản ngân sách trị giá 30 tỷ NDT, thông qua các xí nghiệp này và trung gian là các tổ hợp tác, nông dân được hỗ trợ tiếp cận với giống tốt và máy móc hiện đại, và ngược lại, Xí nghiệp Đầu rồng là đầu mối tiêu thụ nông sản chủ yếu của nông dân trực thuộc, nhờ đó, rủi ro cho nông dân giảm xuống.

Thứ tư, hỗ trợ nông thôn phát triển

Cùng với với việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc còn đầu tư xây dựng nông thôn toàn diện.

Từ năm 2006, Trung Quốc miễn hoàn toàn tiền học phí cho học sinh giai đoạn giáo dục bắt buộc ở những vùng nông thôn khu phía tây, năm 2007 mở rộng sang phía đông và khu trung tâm; Cung cấp sách giáo khoa và hỗ trợ phí sinh hoạt tại nhà trọ; Giúp những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chi trả khoản vay khi còn theo học đại học nếu họ nhận công tác tại những vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển.

Xây dựng chế độ hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở nông thôn (bình quân 150 NDT/người, trong đó tài chính của Chính phủ là 120 NDT, của nông dân là 30 NDT) để thành lập một hệ thống bảo hiểm y tế trợ giúp cho nông dân. Nước này còn đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tất cả nông dân đều được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế. Xây dựng chế độ bảo đảm sinh sống tối thiểu ở nông thôn. Bắt đầu từ 2009, triển khai

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí