Đời Sống, Thu Nhập Người Nông Dân Có Đất Nông Nghiệp Nhà Nước Thu Hồi Giảm Đi


doanh nhưng mới thu hút được gần 156 ngàn lao động không chỉ của Bắc Ninh mà còn của nhiều địa phương trong cả nước. Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh đã tiếp nhận 317 dự án, 157 dự án đã đi vào hoạt động. Song chủ yếu với quy mô vừa và nhu cầu lao động không lớn mới tuyển dụng được trên 33 ngàn lao động trong đó có gần 17 ngàn người Bắc Ninh. Vấn đề xuất khẩu lao động được quan tâm song số lao động được giải quyết hàng năm rất nhỏ.

Như vậy, nhu cầu giải quyết việc làm cho người nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi là rất lớn, sự phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Ninh cũng đa dạng, song không thể giải quyết được số lao động dư thừa ở cả hai phía cung, cầu. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi (nhất là những người cao tuổi, phụ nữ có gia đình) không thể tìm kiếm việc làm mới ở địa phương tiếp tục bám vào số diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại, số lao động trẻ đi kiếm tìm việc làm ở các địa phương khác, tạo ra dòng di chuyển lao động từ nông thôn về làng nghề, ra đô thị, vào Nam, tạo ra những phức tạp của xã hội.

Nhà nước thiếu đồng bộ trong hoạch định chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Chưa gắn việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội với chiến lược đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạo nên mất cân đối quan hệ cung, cầu lao động, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, thừa lao động văn hoá thấp, tuổi cao… Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với khối lượng lớn, trong thời gian không dài làm cho hàng loạt nông dân phải chuyển đổi nghề. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân nặng về lý luận, thiếu tính thực tế, chưa nắm được nhu cầu của các đối tượng nông dân mất đất nên chưa đi vào cuộc sống.

Thực hiện chính sách thu hồi đất sản xuất chủ yếu thông qua quyết định hành chính, thiếu tuyên truyền thuyết phục để nông dân đồng thuận. Chính quyền các cấp mới chỉ quan tâm tới việc thu hồi đất, làm sao tất cả


nông dân thuộc diện thu hồi đất nhận tiền đền bù là xong, sau thu hồi đất, đời sống, việc làm của nông dân thế nào chưa được quan tâm đúng mức. Chưa lường được hết hậu quả sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nên không có cơ quan chuyên trách nào theo dõi, nghiên cứu, quản lý đề xuất các chính sách sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân. Chính sách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tìm việc làm còn nhiều bất cập, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP không được triển khai đồng bộ.

Nhà doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp của nông dân vẫn dửng dưng trước việc nông dân mất việc làm, chưa cùng Nhà nước tìm cách hỗ trợ việc làm, đời sống cho nông dân có đất bị thu hồi. Trong bài: “Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp cho biết: [18]“Tỷ lệ lao động mất đất được doanh nghiệp (nhận đất) đào tạo nghề ở Hà Nội (cũ): 0,01%; Hà Tây (cũ): 0,02%; Hải Phòng, Bắc Ninh: 0%”. Kết quả khảo sát 40 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Bắc Ninh tháng 3/2009 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bắc Ninh cho thấy: chưa có doanh nghiệp nào trích ngân sách dạy nghề cho lao động là nông dân bị thu hồi đất. Thêm vào đó không ít doanh nghiệp còn bội tín với nông dân có đất bị thu hồi, không thực hiện những cam kết, lời hứa trước khi nhận đất. Một bộ phận doanh nghiệp nhận đất không triển khai thực hiện dự án, đất để hoang trong khi nông dân không có đất sản xuất.

Nhà nông chưa thật sẵn sàng chuyển đổi nghề nghiệp hầu hết các hộ nông dân ở Bắc Ninh có đất Nhà nước thu hồi sử dụng tiền bồi thường đất chưa hợp lý. Kết quả khảo sát quí 2/2009 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bắc Ninh cho thấy: các hộ nông dân đã dùng 65,03% tiền đền bù để xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt, dùng cho học nghề chỉ chiếm 7,58%, gửi tiết kiệm 11,73%, dùng vào việc khác 15,66%. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh khảo sát tháng 8/2008 cho kết quả tương tự, chỉ có 9,3% số tiền đầu tư cho mở mang ngành nghề, 2,43% học


nghề. Với tư duy rất đơn giản là mất đất là mất nghề, chẳng còn gì để lại cho con cháu, do đó dồn tiền vào xây dựng nhà cao cửa rộng mong làm tài sản cho con “Việc sử dụng tiền đền bù được nêu cụ thể trong bảng 2.6”.

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tiền đền bù sau khi thu hồi đất.



St t


Thôn

Sử dụng tiền bồi thường đất nông nghiệp (triệu đồng)


Tổng số

Mua sắm đồ dùng, xây, sửa nhà, chi dùng hàng

ngày


Học nghề


Gửi tiết kiệm


Khác

1

Do Nha

5747

3662

1052

286

747

2

Giang Liễu

7059

5467

732

252

608

3

Yên Lã

7653,67

4181,39

677,46

1446,9

1347,9

4

Trung Hoà

5977,062

4390,98

83,957

592,587

929,616

5

Chi Long

20086,88

16171,25

1885,5

1046

984,152

6

Ngô Xá

1205,37

1010,67

30,0

63,15

101,50

7

Xóm Giáo

3015,72

2027,3

223

370,92

395,5

8

Xóm Lương

7380,0

3488,0

810,0

1334,0

1748,0

9

Núi Móng

4779,54

3382,23

311,31

40,0

1046,0

10

Bất Lự

5001,350

4265,23

150,0

381,8

204,3

11

Thanh Hoài

8557,216

5674,44

1051,83

1219,00

919,18

12

Thanh Tương

7520,17

2633,5

832,0

841,5

2568,8

13

Đa Cấu

11291,9

3808,0

540,0

4887,0

2056,9

14

Lãm Làng

7260,0

6339,0

350,0

0

571,0

15

Chu Mẫu

7779,0

4608,0

672,0

325,0

2174,0

16

Sơn Trung

7008,4

5443,5

330,0

725,0

509,9

Cộng

117.322.278

76.522,49

7.845.557

13.820.875

16.907.748

%


65,22

6,69

11,78

16,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 11

Nguồn: [3]


Kết quả phân tích tình hình lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh cho thấy:


Nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, song việc tuyển dụng khó cả hai đường. Lao động người Bắc Ninh trong khu công nghiệp biến đổi bất thường, biên độ ra vào cao. Yêu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tuổi từ 18 đến 25, tốt nghiệp PTTH nhưng rất khó tuyển dụng đủ. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành cho thấy tình trạng trên có một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân là: một bộ phận không nhỏ nông dân có đất bị thu hồi không muốn vào làm việc tại các khu công nghiệp; Bắc Ninh có nhiều làng nghề, nhiều việc làm, mức thu nhập tương đương các khu công nghiệp song được tự do, không bị gò bó bởi kỷ luật lao động. Tâm lý trên tạo nên cung cầu lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh đã khó lại càng khó hơn.

Nhà trường dạy nghề, tạo việc làm cho người nông dân, nhất là nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi hiệu quả còn thấp.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm tới công tác dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân. UBND tỉnh xây dựng Đề án “Hỗ trợ cho lao động nông thôn giai đoạn 2006-2010”; Đề án “Phát triển xã hội hoá dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010”; Chương trình “Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”. Trong bồi thường đất, UBND tỉnh đã hỗ trợ 14.700đ/m2 để nông dân học, chuyển đổi nghề.

Tuy nhiên, việc dạy nghề cho nông dân nói chung, cho nông dân có đất bị thu hồi hiệu quả rất hạn chế. Tình trạng phổ biến hiện nay là dạy cho nông dân nghề mà trường có giáo viên chứ chưa quan tâm đến nhu cầu nông dân cần học cái gì, chưa dạy nghề theo yêu cầu của xã hội. Mỗi năm, tỉnh Bắc Ninh có tới 15 ngàn người được học nghề, song số nông dân mất đất tham gia học nghề chưa đạt 1,5%. Dạy nghề chủ yếu mang tính phổ cập, chưa gắn với hướng dẫn, tạo việc làm. Khảo sát 11.775 lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi chỉ có 1.142 lao động (9,69%) đã học nghề và chỉ có 653 (57,18%) tìm được việc làm [3].


2.2.2.2. Đời sống, thu nhập người nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi giảm đi

Như trên đã phân tích, Nhà nước thu hồi trên 11% đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, của 65.635 hộ gia đình với 262.540 khẩu trong đó có gần 190 ngàn người có độ tuổi từ 15 trở lên, ảnh hưởng tới trên 180 ngàn lao động ở nông thôn. Do việc làm không ổn định, tất yếu kéo theo thu nhập, đời sống cũng thay đổi, gây khó khăn cho không ít hộ nông dân.

- Mức thu nhập bình quân một tháng của các hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (thời điểm khảo sát) là 937,4 ngàn đồng/hộ, bằng 92,8% mức thu nhập bình quân của hộ nông dân trong tỉnh [23].

- Chỉ có 19,94% số hộ có thu nhập tăng hơn trước khi thu hồi, 25,86% có mức thu nhập không thay đổi, còn 55,20% hộ có mức thu nhập giảm đi so với trước khi thu hồi đất [23]

Tuy nhiên, mức thu nhập trong khu vực thu hồi đất độ chênh lệch không cao, số hộ có thu nhập dưới 260 ngàn đồng/hộ (hộ nghèo) chỉ có 7,3% thấp hơn của tỉnh (tỷ lệ chung của tỉnh là gần 8%). Nếu chia mức thu nhập trong khu vực có đất Nhà nước thu hồi thì nhóm thấp nhất (Nhóm I) có mức thu nhập 364,1 ngàn đồng/người/tháng, nhóm V (nhóm cao nhất) là 1.880,9 ngàn đồng/người/tháng, mức chênh lệch là 5,2 lần (tỷ lệ chung của nông thôn trong tỉnh là 5,7 lần).

Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết là do đất nông nghiệp giảm ảnh hưởng trực tiếp đến lao động, thu nhập của từng người, từng gia đình. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp hơn tình hình chung, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản do đó chưa tìm được việc làm. Tuy nhiên, các hộ có một khoản tiền bồi thường đất, dành cho chi tiêu hàng ngày nên mức độ khó khăn chưa lộ rõ, nếu tình hình thiếu việc làm kéo dài thì sự tái nghèo là một thực tế sẽ diễn ra.


Thêm vào đó, toàn tỉnh có 12 xã có trên 70% số hộ có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi (Quế Võ: 4, Bắc Ninh: 3, Yên Phong: 2, Tiên Du: 2, Từ Sơn: 1); và có 19 xã có số diện tích đã thu hồi từ 30% trở lên [23], dẫn tới sự khó khăn cục bộ.

Kết quả khảo sát ở Bắc Ninh cũng tương đồng với kết quả khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra: 53% số hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi có thu nhập giảm đi so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng thêm.

Tâm trạng của nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi tiềm ẩn diễn biến phức tạp

Hầu hết các hộ nông nghiệp có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi đều lo lắng về việc làm, đời sống.

Người nông dân Bắc Ninh sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thiếu việc làm không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Ước mong của các hộ nông dân là người từ 35 tuổi trở lên Nhà nước quan tâm để kiếm việc làm thêm ở địa phương, vừa bám ruộng, vừa làm dịch vụ phục vụ khu, cụm công nghiệp, vừa làm thuê, làm mướn mưu sinh, làm trụ cột gia đình. Mong Nhà nước tập trung dạy nghề và tạo việc làm cho số lao động trẻ dưới 35 tuổi, đưa họ tham gia ngày càng nhiều vào khu vực lao động tiểu thủ công nghiệp, xây dựng lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tuy nhiên, nông dân có đất thu hồi không chỉ có băn khoăn, lo lắng về việc làm, đời sống, mà còn trăn trở nhiều điều: khi không còn ruộng để sản xuất, nông dân thuộc tầng lớp nào? vị thế chính trị xã hội ra sao? lo lắng về tệ nạn xã hội (trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, may túy...), trăn trở về lối sống thực dụng, coi trọng tiền là trên hết tràn về thôn quê, truyền thống cần cù, tiết kiệm của nông dân bị mai một, quan hệ cộng đồng làng xã thay đổi, về ô nhiễm môi trường sống, song băn khoăn lớn nhất là việc làm, đời sống sau khi thu hồi đất.


2.2.2.3. Kết cấu hạ tầng nông thôn vùng bị thu hồi đất được cải thiện song đời sống văn hoá ở nông thôn diễn biến phức tạp

Do việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội được tăng cường, bộ mặt đô thị và nông thôn ngày đổi mới. Đối với khu vực nông thôn, phong trào làm đường giao thông nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh, trên 60 tuyến đường, 55 cầu cống, với chiều dài trên 2.000km được rải nhựa, bê tông và cứng hoá, 87,5% số xã, phường có đường liên thôn đã trải nhựa hoặc bê tông hoá từ 50% trở lên. Hệ thống đê điều và thuỷ lợi tưới tiêu được củng cố và tăng cường, gần 400 tuyến kênh mương với chiều dài trên 500km đã được cứng hoá. Chương trình kiên cố hoá trường học được đẩy mạnh.

Điện lực đã đầu tư trên 500 tỷ đồng để cải tạo và xây dựng hệ thống đường dây và trạm. Là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành bàn giao lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn cho ngành điện và thực hiện bán điện trực tiếp tới 100% hộ tiêu thụ điện ở nông thôn.

Hệ thống thông tin ở nông thôn ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại hoá. Đầu tư thêm tổng đài và 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố và 120 điểm bưu điện văn hoá xã và trên 250 điểm bưu điện văn hoá thôn. 100% số xã sử dụng hệ thống máy vi tính, trên 30% số xã đã kết nối Internet.

Bộ mặt nông thôn nói chung, khu vực thu hồi đất nói riêng có nhiều đổi mới. Hệ thống điện, đường, trường, trạm y tế, điểm bưu điện văn hoá được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Hệ thống nước sạch được triển khai đạt kết quả, 71,6% số xã có xây dựng hệ thống thoát nước thải...

Đối với các hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội, nhà ở được xây dựng, tôn tạo khang trang hơn, hầu hết các hộ đã có xe máy làm phương tiện đi lại và kiếm sống, các đồ sinh hoạt khác như ti vi, bàn, ghế,


giường, tủ... đều được trang bị lại hoặc bổ sung. Thời gian dành cho nghỉ ngơi, theo dõi đài truyền hình nhiều hơn, tích cực tham gia các sinh hoạt cộng đồng hơn trước như: hội làng, sinh hoạt tổ chức quần chúng...

Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá, quan hệ xã hội của vùng có nhiều đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi cũng có nhiều diễn biến phức tạp, tạo thêm nỗi lo cho nông dân. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng chưa thật sự được coi trọng. Trong vùng bị thu hồi đất nông nghiệp, làng quê xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng ở nông thôn tốt hơn, đem lại lợi ích cho số đông, song một bộ phận nông dân mất đất gặp nhiều rủi ro. Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và nông dân mất việc làm; mâu thuẫn giữa lối sống công nghiệp, tư tưởng thực dụng với nề nếp gia phong, tập tục làng, xã...sự phân hoá giầu, nghèo ngày càng phức tạp thêm. Nếp sống văn hoá cấu kết làng xã từng bước bị mai một. Thái độ của lớp trẻ ở nông thôn đối với giá trị văn hoá truyền thống thay đổi theo hướng tiêu cực. Phố về làng, nông thôn trở thành bản sao yếu kém của đô thị cấp thấp, pha tạp lối sống, ô nhiễm môi trường và sự biến đổi văn hoá truyền thống làng, xã ngày càng trầm trọng.

2.3. Đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất để xây dựng các KCN

2.3.1. Các chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất

2.3.1.1. Chính sách bồi thường cho nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Về đơn giá bồi thường:

UBND tỉnh hàng năm căn cứ vào Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất: “Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá tính bằng thương số giữa mức thu nhập thuần tuý hàng năm trên

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí