Kinh Nghiệm Của Thái Lan Trong Thực Thi Các Chính Sách Hỗ Trợ Nông Dân Khi Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới


thí điểm bảo hiểm dưỡng lão nông dân (toàn quốc có 1/10 số huyện tham gia, năm 2010 mở rộng tới 20% huyện, năm 2020 thực hiện trên cả nước).

Những giải pháp trên đây đã được tuyên bố rõ ràng và khẳng định quyết tâm chính trị. Thực tế đã diễn ra sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cho thấy ngành nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những người nghèo trong xã hội đã không lâm vào “kịch bản u ám” như nhiều người dự đoán. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động chính sách còn chậm, nông dân Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn như về cơ bản thu nhập của nông dân chưa được hỗ trợ nâng cao thoả đáng, nông thôn còn là nơi vắng bóng nhiều dịch vụ xã hội hiện đại, số lượng nông dân tiếp tục tăng gây sức ép về đất nông nghiệp và tăng quy mô di dân vào thành phố, trình độ nông dân nhìn chung chưa cao, tỷ lệ được đào tạo nghề thấp, nông dân còn ở địa vị yếu thế cả trong chính trị, xã hội lẫn đàm phán về quyền lợi kinh tế. Vì thế chính sách đối với nông dân của Nhà nước Trung Quốc còn phải tiếp tục đổi mới.

2.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan trong thực thi các chính sách hỗ trợ nông dân khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

Thái Lan là thành viên tham gia sáng lập WTO (1/1/1995). Từ những năm 60 của thế kỉ trước, Thái Lan đã tiến hành cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng xuất khẩu và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, vai trò của nông nghiệp Thái Lan có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP, từ 40% năm 1960 xuống còn 8% năm 2007. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Thái Lan vẫn được đánh giá là một nền nông nghiệp ưu thế trong khu vực, phát triển với nhiều tiềm năng và thế mạnh. Thành công này của Thái Lan trước tiên phải kể tới vai trò của Nhà nước do đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế.

Thứ nhất, có chính sách phù hợp phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp


Cơ sở hạ tầng nông nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm của Thái Lan. Ngay sau khi gia nhập WTO, trung bình hàng năm chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp chiếm 70% giá trị hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây, những khoản đầu tư công này bào gồm các khoản xây dựng đường xá, cầu cống, hệ thống phòng chống lụt bão, hệ thống đập chống hạn, hệ thống tưới tiêu trên phạm vi toàn quốc. Về hệ thống giao


thông, năm 2002, Thái Lan đã khởi công dự án đường cao tốc 4 làn nối liền Đông - Tây, Bắc - Nam, và tiếp tục tăng chi cho dự án này song song với cải thiện mạng lưới hệ thống giao thông tiểu vùng sông Mê Kông. Về chương trình điện khí hóa nông nghiệp thì sau hàng loạt đóng góp từ những dự án đầu tư các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đến nay Thái Lan về cơ bản đã hoàn thành chương trình này trong toàn quốc, hạn chế nhập khẩu năng lượng từ Lào. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại hiện đại bậc nhất ở Đông Nam Á.

Thứ hai, đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp


Quan niệm của người Thái về sản xuất nông nghiệp hiện giờ đã thay đổi, họ trồng lúa không chỉ để ăn mà để xuất khẩu, họ không chỉ trồng lúa mà còn đang chung sức chung lòng phát triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như ngô, cao su và cả những loài hoa. Có thể nói, chính việc đầu tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của quốc gia Đông Nam Á này trong suốt thời gian qua.

Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua. Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bên cạnh đó, Thái Lan khuyến khích các tổ chức tư nhân tham gia vào các chương trình khuyến nông. Bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Kể từ sau khi gia nhập WTO, khoản chi ngân sách cho các chương trình này tăng mạnh từ 3 tỷ bạt năm 1997 lên tới 8,7 tỷ bath năm 2004. Các cơ quan chức năng như Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã phối kết hợp với các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu độc lập khác tiến hành nghiên cứu cải tạo đất đai, áp dụng côn nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng vật nuôi, các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan hỗ trợ phòng thí nghiệm trung bình khoảng 2 tỷ bath/năm.


Bên trong các viện nghiên cứu, trường đại học trên khắp đất nước Thái Lan, nhà khoa học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene; kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học. Chẳng hạn, Trung tâm Công nghệ gene Quốc gia Thái Lan, từ Ngân hàng gene sẵn có, đã nghiên cứu ra những giống lúa chịu mặn cao có thể gieo trồng ở vùng Đông Bắc, nơi đang đối mặt với tình trạng người dân bỏ nghề nông vì đất nhiễm bị nhiễm mặn.

Khi đã hoàn thành các nghiên cứu thì việc giúp nông dân tiếp xúc và áp dụng những thành tựu này vào trong sản xuất cũng rất quan trọng, chính sách này được thực hiện song song với việc tư vấn nông nghiệp. Chính phủ Thái Lan cũng chú tâm đầu tư tài chính trên toàn quốc, trung bình khoảng 5 tỷ bath/năm. Riêng khu vực kiểm định và kiểm soát dịch bệnh được Thái Lan chú trọng vào tiêm phòng hàng loạt cho các nhóm gia súc gia cầm nhỏ ở nông thôn.

Thứ ba, phát triển công nghiệp chế biến và tiếp thị


Ngay từ năm 1977, Thái Lan đã đặt định hướng điều chỉnh tăng cường đầu tư vào ngành chế biến nông sản xuất khẩu làm mũi nhọn công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ chính sách phát triển nông trong đó có kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của nông sản chế biến và chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng mạnh ngân sách cho quá trình kiểm định chất lượng vệ sinh nông sản. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 1997 lượng hỗ trợ kiểm định chất lượng vệ sinh là 165 triệu bath và lên tới 1,7 tỷ năm 2004. Do đó, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính chấp nhận. Công nghiệp chế biến phát triển giúp Thái Lan dần vươn lên vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu.


Nhằm mục tiêu tiếp thị xúc tiến xuất khẩu sau chế biến, Thái Lan cũng tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thị trường và hỗ trợ tiếp thị cho nông hộ và các tổ chức nông dân với trị giá ngân sách tăng vọt từ 62,5 triệu bạt năm 1997 lên 400 triệu bạt năm 2004. Thái Lan hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất việc tiêu thụ nông sản, tổ chức các lần hội chợ, liên hoan, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại và đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ”.

2.3.4. Những bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia về giải quyết vấn đề hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Cần làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người đều phải nhận thức sâu sắc về vị trí chiến lược, vai trò trọng yếu cùng những đóng góp to lớn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự cần thiết khách quan, vừa cơ bản, vừa cấp bách phải hỗ trợ mạnh mẽ lĩnh vực này. Do đó, phải “chung tay, góp sức” để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Chỉ có như vậy mới tạo được cơ sở kinh tế - xã hội vững chắc để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội - môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước và sự an bình cho mọi người, mọi nhà trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai: Tăng cường tính thực tiễn trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối với nông dân.

Trên thực tế còn nhiều chính sách do Nhà nước ban hành chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn do chưa khảo sát, thu thập ý kiến đầy đủ từ cơ sở nên chậm đi vào cuộc sống. Do vậy cần phải cải tiến quy trình hoạch định chính sách để “đưa cuộc sống vào chính sách”. Nếu như các hiệp hội doanh nghiệp hiện nay có tiếng nói rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách thì người nông dân, tuy rằng chiếm một tỷ lệ lớn nhưng lại hạn chế trong việc tham gia đóng góp ý kiến và đề xuất chính sách. Đây cũng là vấn đề mấu chốt trong đổi mới chính sách của Nhà nước đối với nông dân.


Chính sách của Nhà nước đối với nông dân cần phát huy, đón nhận những ảnh hưởng lan tỏa trong chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Chính sách không chỉ thúc đẩy phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị, cũng như toàn bộ nền kinh tế. Chính sách đối với nông dân cần được cụ thể hóa theo đặc điểm từng vùng, đối với tỉnh cần cụ thể hóa theo khu vực: đô thị hóa mạnh, phát triển làng nghề, công nghiệp nông thôn; phát triển nông nghiệp với các vùng chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; những vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn…

Thứ ba: Nâng cao nội lực của nông dân bằng những giải pháp từ cơ chế chính sách.

Để nâng cao nội lực của nông dân, cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách để chuyển từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ thành nông nghiệp hàng hóa lớn có sức cạnh tranh. Xác định đúng lợi thế của các sản phẩm cạnh tranh, hình thành các vùng chuyên canh lớn gắn liền với chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu từ Nhà nước vì nông dân còn nghèo. Đầu tư tập trung vào hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, các cơ sở sản xuất giống, phân bón, các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các cơ sở chuyển giao công nghệ, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Nhà nước cũng cần có sự hỗ trợ để nâng cao giá trị, hình thành thương hiệu cho các nông sản phẩm do nông nghiệp là một ngành khó tạo ra giá trị gia tăng.

Tăng năng lực nội sinh cho nông dân cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt tình trạng tự phát, buông lỏng, khắc phục tình trạng thiếu thông tin dự báo mang tính định hướng về thị trường trong nước và thế giới, xử lý những khó khăn do biến động cung cầu giá cả. Tổ chức lại sản xuất trên nền kinh tế hộ bằng con đường hợp tác, kết nối hộ với doanh nghiệp; khuyến khích phát triển các HTX dịch vụ đầu vào, đầu ra, chế biến nông sản. Nhà nước tạo khung khổ pháp lý cho liên kết bền vững, xử lý hài hòa các qụan hệ lợi ích trong chuỗi giá trị gia tăng để bảo đảm quyền lợi của mọi thành viên. Hiện nay các quan hệ lợi ích không được xử lý thỏa đáng là do độc quyền, nông dân chưa đủ năng lực tham gia thị trường, buông lỏng giám sát nên doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu có lợi còn nông dân thua thiệt.

Thứ tư: Tạo sự thích ứng cho nông dân Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của WTO, hình thành tư duy mới và cách làm mới trong phát triển nông nghiệp.


Gia nhập WTO với những cam kết đã được ghi nhận trong các hiệp định đa phương, song phương phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta nói chung, nông nghiệp nói riêng. Những cam kết đó và quá trình triển khai thực hiện chúng trong hơn 5 năm qua đã tác động rất mạnh mẽ đến hình thành cách nghĩ, cách làm nông nghiệp theo một tư duy mới - tư duy của người nông dân sản xuất nông phẩm hàng hóa lớn, hiện đại - sản xuất những nông sản hàng hóa mà thị trường trong, ngoài nước có nhu cầu lớn và địa phương, đất nước mình có nhiều tiềm năng, lợi thế và sản xuất theo công nghệ ngày càng hiện đại. Đồng thời phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch và một nền nông nghiệp sinh thái. Bởi vì theo các cam kết của Việt Nam trong gia nhập WTO và nhiều hiệp định song phương, đa phương khác, chúng ta phải tham gia và đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh kiểm dịch động, thực vật; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông sản hàng hóa của nước ta phải đạt khối lượng lớn, chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ những điều kiện để cạnh tranh xuất khẩu thì mới có thị trường tiêu thụ rộng lớn và đạt hiệu quả cao. Không chỉ cạnh tranh trong xuất khẩu mà ngay trên thị trường nội địa, trong bối cảnh có sự cạnh tranh của nông sản nhập khẩu, nếu nông sản hàng hóa của nước ta không đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý đủ sức cạnh tranh thì đã bị thua ngay trên sân nhà. Trong trường hợp đó, duy trì sự tồn tại đã khó thì làm sao có thể phát triển được. Chính vì vậy mà gia nhập WTO vừa đặt ra yêu cầu bức bách, vừa hối thúc chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ tư duy và cách thức làm nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, hiện đại, bền vững, trong đó yêu cầu đảm bảo nông sản sạch, có sức cạnh tranh cao phải được đặt lên hàng đầu. Nhằm giúp nông dân thích nghi với chính sách mới, phải cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về chính sách mới. Các chính sách phải đáng tin cậy và người nông dân phải được quyền đánh giá các cơ hội mới do những chính sách này tạo ra.


Chương 3

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


3.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

3.1.1. Hỗ trợ nông dân trong tiếp cận và sử dụng đất nông nghiệp

3.1.1.1. Thực trạng hỗ trợ nông dân trong tiếp cận và sử dụng đất nông nghiệp

Vấn đề đất nông nghiệp được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật liên quan đến sử dụng đất đai đã ra đời như Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai sửa đổi 2013...

Trong Luật đất đai năm 2003, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định rõ ràng và mở rộng hơn. Lần đầu tiên, đất đai được chính thức xem là như “hàng hóa đặc biệt” và có thể chuyển nhượng. Các chính sách đất đai liên quan đến việc giao đất và các quyền của người sử dụng đất, cho phép từng bước phát triển thị trường đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ lại nguồn lực cho nông nghiệp theo hướng hiệu quả. Quyền thế chấp và chuyển nhượng đã tạo thuận lợi hơn cho nông dân về cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức để phát triển sản xuất, đồng thời tạo ra điều kiện cho sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Thời hạn giao đất tương đối lâu dài đã tạo thuận lợi kích thích hoạt động đầu tư dài hạn của các chủ thể sản xuất nông nghiệp để làm tăng độ phì của đất.

Đặc biệt, việc ban hành Luật đất đai sửa đổi 2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 đã có nhiều điểm mới. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nói chung là 50 năm, thời hạn này cũng được áp dụng khi cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Như vậy, đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản đã được nới rộng thời hạn sử dụng từ 20 năm lên thành 50 năm. Về hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp quy định cụ thể hạn mức chuyển quyền đất nông nghiệp là không quá mười lần hạn mức giao đất nông nghiệp. Luật tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Để thực hiện chính sách này Luật bổ sung quy định người được giao đất sử dụng vào mục đích khác từ đất trồng lúa thì phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.


Bảng 3.1. Hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai 2013

Loại đất

Vùng

Hạn mức (ha)

Thời hạn (năm)

Đất trồng cây hàng năm

ĐBSCL

Vùng còn lại

3

2

50

Đất trồng cây lâu năm

Đồng bằng

Trung du, miền núi

10

30

50

Đất trồng cây lâu năm giao

thêm

Đồng bằng

Trung du, miền núi

5

25

50

Đất rừng phòng hộ


30

50

Đất rừng sản xuất


30

50

Đất rừng sản xuất giao thêm


25

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 8

Nguồn: Luật đất đai sửa đổi năm 2013

Có thể nói, chính sách giao ruộng đất lâu dài cùng với những ưu đãi về thuế đất nông nghiệp của Nhà nước đã thực sự có tác động mạnh mẽ tới khai thác và phát huy nguồn lực như lao động, đất đai.... cho sản xuất nông nghiệp cũng như người nông dân. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm tăng sản lượng trên đất và tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Chính sách đất nông nghiệp thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã thể hiện chủ trương mang tính nhân văn của Nhà nước, đó là hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Do chính sách giao đất nông nghiệp không thu tiền của Nhà nước nên nông dân Việt Nam được ưu tiên trong tiếp cận nguồn lực đất đai so với các tầng lớp dân cư khác. Hầu hết các gia đình nông dân Việt Nam đều được nhận đất để chủ động canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường nhờ chế độ giao đất nông nghiệp bình quân cho nông dân. Ưu tiên của chính sách đất nông nghiệp đổi mới là tạo được động lực lao động tự chủ, sáng tạo trên mảnh đất được giao để đem lại sản phẩm nhiều hơn. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong cả nước được tập trung hơn thể hiện ở sự hình thành và phát triển nhiều trang trại trong cả nước. Chính sách đất đai cũng dẫn tới kết quả là nông dân đã tích cực mở rộng quy mô sản xuất bằng nhiều cách như nhận khoán đất, thuê, đấu thầu đất, tự khai hoang... Hơn nữa, họ còn yên tâm đầu tư cải tạo đất để nâng cao năng suất cây trồng. Thực tế đó đã đưa lại hệ quả là sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển rất mạnh cả về sản lượng và năng suất, nhiều loại nông sản được sản xuất với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đó đời sống của đa số nông dân được cải thiện, đời sống của nông dân Việt Nam không ngừng được nâng cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022