) Nhiều Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Sẽ Gia Nhập Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam Trong Thời Gian Tới

khiến các nhà đầu tư nước ngoài mới ở khâu tiến hành thăm dò thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thị trường bán lẻ Việt Nam từ 1/1/2009 tới nay khá trầm lắng, không xuất hiện nhiều nhà đầu tư mới và chỉ có một số ít các địa điểm phân phối nước ngoài được đưa vào hoạt động. Một minh chứng rõ nhất là thực trạng thiếu bóng các nhà đầu tư mới.

Năm 2009, các chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt trên 5%, thấp hơn 1,2% so với năm 2008. 4 tháng đầu năm 2009, cả nước thu hút hơn 6,4 tỷ $ vốn FDI và điều đáng quan tâm là có tới 91% vốn vẫn “chảy” vào thị trường bất động sản. Khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài chưa xâm nhập thị trường nước ta ngay mà còn bận lo giải quyết việc kinh doanh của đơn vị mình cũng như những chi nhánh sẵn có. Với lại họ còn phải điều nghiên lại chủ trương, chính sách, nguồn vốn... cân nhắc trước khi quyết định đầu tư mới. Nhiều nhà đầu tư có ý định trước kia đã tạm dừng đợi chờ những động thái của thị trường mới. Hai năm 2007 và 2008, không có một doanh nghiệp bán lẻ mới nào được cấp quyền kinh doanh, và năm 2009 Việt Nam có thêm rất ít nhà đầu tư nước ngoài vào, chỉ có một số tập đoàn đã kinh doanh từ trước như Big C, Metro... là đăng ký phát triển thêm chi nhánh đăng ký kinh doanh và thị trường bán lẻ vẫn thuộc về các gương mặt cũ với không khí trầm lắng hơn.

Một điều dễ nhận thấy khác minh chứng cho thị trường bán lẻ 2009 trầm lắng là quy mô của các chi nhánh, doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mở thêm không lớn. Hiện có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam, gồm: Metro đăng ký kinh doanh theo hình thức bán buôn nhưng thực ra hoạt động phần lớn là bán lẻ; Big C hoạt động theo hình thức bách hóa tổng hợp; Parkson có mô hình bán hàng bách hóa chuyên về hàng công nghiệp; Lotte kinh doanh cả siêu thị lẫn gian hàng; Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang thương hiệu của họ. Trong đó, chỉ có Big C và Metro mở rộng thêm kênh phân phối.

Big C mở thêm hai siêu thị tăng số lượng hệ thống phân phối lên 10 địa điểm. Ngày 13/7/2009, siêu thị Big C Huế chính thức đi vào hoạt động, với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng. Big C Huế được bố trí tại 5 tầng dành cho khu thương mại của

Trung tâm Thương mại - Văn phòng Phong Phú (Phong Phú Plaza). Tầng hầm là khu vực để ô tô và xe máy với diện tích gần 2.000 m2. Tầng trệt với diện tích 3.600 m2 là khu vực gian hàng cho thuê với các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như: PNJ, Revlon, Takasima, AgTex 28, John Henry, Converse, Nino Maxx, Bán lẻue Exchange, Baby land, ACB Bank…

Ngày 19/1/2010, hệ thống Siêu thị Big C chính thức khai trương Siêu thị Big C The Garden (siêu thị thứ 10 trong hệ thống các siêu thị Big C trên toàn quốc) tại Trung tâm Thương mại The Garden, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trung tâm thương mại The Garden nằm trong khu chung cư cao cấp The Manor Mễ Trì mới khai trương 11/6/2009. Đây được xem là trung tâm mua sắm kết hợp vui chơi, giải trí và làm đẹp lớn nhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế tương đương với các trung tâm thương mại lớn tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Metro đưa vào hoạt động trung tâm bán sỉ thứ 9. Tháng 7/2009, tập đoàn Metro Cash & Carry vừa đưa vào hoạt động Trung tâm bán sỉ cash & carry mới tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là trung tâm bán sỉ tự phục vụ thứ 9 của đơn vị này tại Việt Nam.Trung tâm này bán sỉ mở cửa từ 6 giờ sáng đến 21 giờ hàng ngày với hơn 26.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Tổng diện tích bán hàng hơn 7.000m2, 95% hàng hóa được mua tại Việt Nam. Metro Biên Hòa hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai cũng như vùng Đông Nam bộ phát triển hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và giải quyết 270 việc làm mới cho lao động địa phương.

Ngoài ra, ngày 31/3/2010, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro) đã động thổ xây dựng trung tâm bán sỉ tự phục vụ mới tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đây là trung tâm bán sỉ Metro thứ hai tại ĐBSCL, sau trung tâm đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ và là trung tâm thứ mười tại Việt Nam. Trung tâm Metro Long Xuyên có tổng vốn đầu tư khoảng 17 triệu đô la Mỹ được xây dựng trên diện tích hơn 3 héc ta, có diện tích bán hàng khoảng 6.500 mét vuông với hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

25.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Trung tâm này dự kiến sẽ mở cửa trong năm nay và sẽ tạo việc làm cho hơn 400 lao động địa phương.

Trong khi đó, cũng có một số thương hiệu nước ngoài tên tuổi tham gia thị trường bán lẻ đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang may mặc nhưng mới dừng lại ở hình thức cửa hàng đi thuê. Đó là: Naf Naf, Morgan de Toi, Mexx, Aldo, Hard Rock Café, Debenhams, Mphosis, Paris Hilton, Vanlaack.

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 6

Nafnaf: Ra đời năm 1973 tại Paris, Nafnaf được biết đến như một biểu tượng thời trang trẻ của nước Pháp và châu Âu. Từng sản phẩm Nafnaf toát lên vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung nhưng đầy gợi cảm và tinh tế của người phụ nữ.

Tại Hà Nội, Nafnaf khai trương Flagship store đầu tiên tại Việt Nam với diện tích hơn 220 m2 tại Vincom Galleries vào ngày 16/10/2009. Nhân dịp khai trương, Nafnaf Paris đã giới thiệu bộ sưu tập Thu Đông 2009 - 2010. Những mẫu thiết kế của Nafnaf từ trang phục đến phụ kiện đều mang ý tưởng sáng tạo độc đáo, chất liệu cao cấp, được chau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Tại TP HCM, Nafnaf Flagship store được mở hôm 5/3/2010. Nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp này đã mang tới cho những người phụ nữ phong cách, yêu thời trang và luôn biết làm mới mình một lựa chọn mới.

Morgan de Toi: Xuất xứ từ Pháp với phong cách gợi cảm và lôi cuốn, thời trang Morgan de Toi đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm hãng giới thiệu 6 bộ sưu tập chính từ Paris để bắt kịp với những xu hướng thời trang thế giới. Những bộ váy áo của hãng thể hiện nét trẻ trung, quyến rũ và mang lại phong cách tự tin, sành điệu cho người mặc.

Tại Hà Nội, Morgan De Toi, vừa khai trương cửa hàng mới tại Vincom Galleries vào ngày 1/11/2009 và ngay lật tức cho ra mắt khách hàng những mẫu mới nhất của bộ sưu tập Thu Đông 2009. Tại TP.HCM , ngày 20/03/2009 Morgan De Toi đã chính thức khai trương cửa hàng trang phục cao cấp tại: lầu 1, Parkson Saigon Tourist, 35bis-45 Lê Thánh Tôn, Q.1.

Trung tâm thương mại hàng đầu của Anh Debenhams cũng đã mở trung tâm nhượng quyền vào ngày 18/12/2009 và Hard Rock cafe TP HCM tưng bừng khai trương ngày 22/1/2010 tại Kumho Asiana Plaza 39 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM.

2.2) Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới

Với điều kiện kinh tế và độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài đã có bước thăm dò, lập kế hoạch gia nhập. Trong đó có Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ ba của Nhật Bản FamilyMart lên kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Theo kế hoạch, FamilyMart sẽ liên doanh với nhà phân phối Việt Nam Phú Thái và mở một cửa hàng tại TPHCM. Không tiết lộ số lượng cụ thể, song FamilyMart cho biết quy mô sẽ tương tự như Hàn Quốc và các thị trường khác mà họ đã có mặt. Tại Hàn Quốc, FamilyMart mở tới 300 cửa hàng chỉ trong 5 năm đầu tiên. Hãng có kế hoạch mở thêm 667 cửa hàng ở nước ngoài trong vòng 2 năm, tính tới tháng 2 năm sau, nâng tổng số cửa hàng mở ở nước ngoài lên 7.914, tương đương quy mô của hãng trong nước.

Đáng chú ý có việc ký kết đầu tư 33 triệu $ xây dựng Trung tâm Thương mại Promenada@Canary rộng 82.000 m2 tại Bình Dương giữa tập đoàn quản lý và phát triển trung tâm thương mại ECC (Hà Lan) với công ty kinh doanh bất động sản Guocoland Việt Nam (công ty mẹ từ Singapore) vào tháng 6.2009. ECC cho biết đã làm việc với 200 thương hiệu lớn trên thế giới và đã có 81 thương hiệu đồng ý thuê mặt bằng tại Promenada@Canary.

Bên cạnh đó, Anh hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba của châu Âu tại Việt Nam và đang có tham vọng muốn trở thành nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn của Anh trong 3 lĩnh vực bán lẻ, viễn thông và bảo hiểm đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Như vậy, ngoài các nhà bán lẻ Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, các ông lớn trong ngành bán lẻ của Anh cũng đang nhòm ngó thị trường nước ta.

Ngoài ra, không cho biết lộ trình tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam, ông Guy Lacombe, Phó Chủ tịch - Trưởng Văn phòng Đại diện của Tập đoàn Bán lẻ Auchan (Pháp), chỉ tiết lộ sẽ có mặt sớm trong vòng 2 năm tới, sau khi đã lập văn phòng đại diện tại TP.HCM từ tháng 12.2008. Như vậy, sau BigC (thuộc tập đoàn bán lẻ Casino), Auchan sẽ là đại diện thứ hai của Pháp tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai gần.

Trong khi đó, theo hãng luật Indochine Counsel, hiện hãng này đã tư vấn thành công và hỗ trợ cho 7 nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. Theo ông Bùi Ngọc Hồng, chuyên gia tư vấn luật của Indochine Counsel, 7 nhà bán lẻ này sẽ lần lượt vào Việt Nam trong 2 năm tới.

Tất cả những dấu hiệu trên đều cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường lạc quan về việc gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai không xa.

3) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Như vậy, mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải đối mặt với các tập đoàn đa quốc gia có sức mạnh về tài chính, thế mạnh vè công nghệ quản lý, thương hiệu và kinh nghiệm. Nắm rõ lộ trình mở cửa theo cam kết quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực tính toán, lựa chọn những chiến lược, phương thức hoạt động phù hợp để có thể tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Phần lớn doanh nghiệp đều ý thức rõ về sự đe dọa mất thị phần, cũng như yêu cầu phát triển, nếu không muốn bị thua trên "sân nhà" nên hướng mạnh vào việc triển khai những kế hoạch có tầm vóc để mở rộng quy mô, tầm hoạt động. Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã làm gì để giữ vững và mở rộng thị phần ngay tại thị trường nội địa?

3.1) Chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng lưới bán lẻ

Trước nguy cơ tấn công mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ được xem là bước đi đúng đắn, cần thiết của các doanh nghiệp nội địa nhằm củng cố và phát triển thương hiệu trên thị trường, tích cực triển khai nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ để chiếm lĩnh thị phần nội địa.

Trong quý I/2009, Hapro cùng với Công ty TNHH Trí Phúc khai trương 4 siêu thị đồng giá mang thương hiệu Daiso (đây là thương hiệu được Tập đoàn siêu thị đồng giá Daiso Nhật Bản nhượng quyền) tại Hà Nội. Dự kiến trong năm 2009, sẽ khai trương 10 siêu thị mang thương hiệu này trên toàn quốc. Ngoài ra, Hapro còn chú trọng phát triển hệ thống siêu thị mang thương hiệu Hapro Mart. Trong tháng 6/2009, Hapro liên tục khai trương 2 siêu thị Hapro Mart mới tại chợ Bưởi và

khu chung cư Kim Chung-Đông Anh, nâng tổng số siêu thị, cửa hàng tiện ích của đơn vị lên 30 điểm kinh doanh tại Hà Nội và 4 tỉnh phía Bắc.

Đứng trước tình hình khoảng gần 400.000 cửa hàng bán lẻ của Việt Nam đã và đang vấp phải rất nhiều khó khăn trước sự đe doạ của các tập đoàn bán lẻ khổng lồ đa quốc gia, Tập đoàn Phú Thái quyết định đầu tư vốn để xây dựng chuỗi cửa hàng FamilyMart tại Việt Nam thông qua việc ký hợp đồng nhượng quyền với FamilyMart Nhật Bản, mục tiêu chính là hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có sức cạnh tranh trên thị trường. Ngày 26/1/2010, tại số 69 Nguyễn Khắc Nhu, quận 1, TP.HCM, cửa hàng FamilyMart đầu tiên trong chuỗi hệ thống Family Mart Việt Nam đã chính thức khai trương. Ngoài việc đầu tư một lượng vốn lớn, Tập đoàn sẽ xây dựng các trung tâm đào tạo với mục đích hỗ trợ các đại lý, các cửa hàng về mặt công nghệ theo tiêu chuẩn của FamilyMart Nhật Bản như: chuẩn hóa cửa hàng (hệ thống quản lý, thu mua, trang trí, bày biện…), chuẩn hóa đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm....Điều này sẽ giúp nâng cấp các cửa hàng nhỏ truyền thống trở thành các cửa hàng hiện đại, có đủ sức cạnh tranh và song song tồn tại với các chuỗi siêu thị, đại siêu thị đa quốc gia đã, đang và sẽ có mặt tại Việt Nam. Mô hình cửa hàng 24 giờ như vậy là một mô hình tương đối mới ở nước ta. Cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng mô hình này nhưng không thành công. Tập đoàn Phú Thái quyết tâm xây dựng và chuẩn hoá một mô hình phù hợp nhất với thị trường Việt Nam trên cơ sở kết hợp tiềm lực của doanh nghiệp và những kinh nghiệm lâu đời cũng như công nghệ tiên tiến của FamilyMart Nhật Bản, để từ đó phát triển hệ thống Family Mart tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.

Không chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ tại các thành phố lớn, có sức mua cao nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng đã tăng cường mở rộng mạng lưới bán lẻ ra các tỉnh thành. Đại diện Saigon Corp cho biết: Riêng trong tháng 5/2009, tai tỉnh Bình Phước và Vũng Tau đơn vị đã khai trương, đi vào hoạt động thêm 2 siêu thị. Không dừng lại ở đó, siêu thị Co.opmart mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Miền Trung. Ngày 23/01/2010, Saigon Co.op tiến hành khởi công siêu thị Co.opMart tại Quảng Trị. Mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các tỉnh miền Trung

và tiến ra miền Bắc là một phần trong chiến lược của Saigon Co.op trong quá trình phấn đấu đến mục tiêu đạt 100 siêu thị Co.opMart vào năm 2015. Siêu thị Co.opMart Đông Hà dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý 3 năm 2010 và là Co.opMart thứ 2 tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Đặc biệt, trong lĩnh vực siêu thị điện máy, nhiều trung tâm kinh doanh lớn được xây dựng thêm, mở rộng ở nhiều địa bàn. Topcare mở thêm một trung tâm mới tại khu vực Cầu Giấy (3.000m2); Việt Long đã chuyển vị trí kinh doanh từ đường Nguyễn Trãi sang trung tâm quận Hà Đông (diện tích hơn 1.000m2); còn Pico Plaza là một trong những DN đang được đánh giá là có quy mô, hiệu quả kinh doanh hàng đầu Việt Nam sẽ cho mở rộng thêm chuỗi siêu thị bán lẻ điện máy Pico Electronics với diện tích 30.000m2 vào đầu năm 2010. Đây được xem là sự kiện mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống siêu thị điện máy của Pico Plaza trên khắp cả nước. Trong lúc diện tích mặt bằng bán lẻ còn thiếu do nhu cầu ngày càng gia tăng và giá thuê mặt bằng luôn là thách thức với nhiều DN, thì việc đầu tư cho một mặt bằng lớn là sự cam kết của Pico Plaza về chiến lược kinh doanh dài hơi và bền vững của DN này.

Theo các chuyên gia về phát triển thương hiệu, chuỗi siêu thị mới Pico Electronics sẽ là ngôi nhà của những sản phẩm điện tử, điện máy, gia dụng tiện nghi, nơi khách hàng có thể tự khám phá và cảm nhận những nét khác biệt hoàn toàn so với các siêu thị điện máy khác tại Việt Nam. Với thiết kế không gian độc đáo, khoa học; hàng hóa đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại là nơi trình diễn các sản phẩm công nghệ mới nhất của các tập đoàn điện tử;những dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng phong phú, hấp dẫn… sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi mua sắm. Việc mở rộng mặt bằng kinh doanh vào đúng thời điểm kinh tế suy giảm, sức mua của người tiêu dùng hạn chế, được xem như là sự táo bạo của các doanh nghiệp trẻ.

Các doanh nghiệp nội địa đã thiết lập kế hoạch dài hơi, trực tiếp nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Không chỉ chú ý cung cách phục vụ để lấy lòng khách hàng, Saigon Co.op còn có những kế hoạch dài hơi trong tình hình

cạnh tranh bán lẻ ngày càng gay gắt. Saigon Co.op đầu tư 3 triệu USD để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin liên kết tất cả các siêu thị nhằm thống nhất cách quản lý để có thể điều hành hiệu quả. Bên cạnh đó, năm nay Saigon Co.op sẽ đầu tư trang bị hệ thống tổng kho, vận chuyển; tăng cường liên doanh với các đối tác Việt Nam liên quan đến vốn, sản xuất, đặt hàng, xây dựng trung tâm thương mại... Hơn nữa, không chỉ phát triển thực phẩm (chiếm 70% doanh số bán lẻ), siêu thị có kế hoạch khởi công xây dựng khu trung tâm thương mại cao cấp 6 tầng ngay cạnh khu vực tự chọn, bày bán những sản phẩm phi thực phẩm mà theo dự báo cũng là những mặt hàng cạnh tranh không kém phần quyết liệt với đại gia phân phối, bán lẻ nước ngoài.

3.2) Chiến lược cửa hàng tiện ích

Trong cuộc chạy đua khi Việt Nam mở cửa sâu rộng lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ theo cam kết WTO, TP.HCM đang xuất hiện chuỗi cửa hàng tiện ích với các sản phẩm thực phẩm tươi sống, đông lạnh… được bảo quản hợp vệ sinh. Đây được xem là một bước các doanh nghiệp bán lẻ nội có thể giữ thị phần trước sự xâm nhập của các nhà bán lẻ ngoại.

Tại cửa hàng của Vissan trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3) gần chợ Nguyễn Văn Trỗi lúc nào cũng có đông khách đến mua hàng. Người tiêu dùng đến cửa hàng không chỉ mua thịt heo tươi, thịt sơ chế mà còn mua cả nhưng loại rau củ được đóng gói sẵn. Tương tự như vậy, các cửa hàng Fresh CP Mart, Sagrifood lượng khách mua cũng không vắng vẻ. Điều đặc biệt là nhiều cửa hàng như trên nằm ở vị trí ngay cạnh các chợ truyền thống.

Mặc dù giá ở đây có cao hơn trong chợ nhưng người tiêu dùng tỏ ra hài lòng và rất yên tâm vì sản phẩm vệ sinh và dễ chế biến, không đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị. Yếu tố thuận tiện cho người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, những cửa hàng thực phẩm như thế này nằm ngay mặt tiền các con đường nên người mua không phải mất khâu gửi xe như khi vào chợ.

Khởi đầu hình thức kinh doanh này là sự ra đời của hệ thống cửa hàng thực phẩm của Vissan, Fresh CP Mart (Công ty CP), Sagrifood… với mặt hàng thịt heo, thịt gà, trứng tươi sống là chủ yếu. Đến nay Vissan đã phát triển được một mạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022