Các Thành Phần Kinh Tế Và Số Lao Động Của Các Doanh Nghiệp Tại Thanh Xuân Năm 2019


Bảng 2.1: Các thành phần kinh tế và số lao động của các doanh nghiệp tại Thanh Xuân năm 2019

Danh mục

Số đơn vị

Tỷ trọng

Số lao động

Tỷ trọng

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nhà nước

1

0.0%

12

0.0%

Các doanh nghiệp tư nhân

140

0.6%

955

0.5%

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài >51%

1

0.0%

10

0.0%

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

23,653

99.4%

188,540

99.5%

Kinh tế h n hợp có vốn nhà nước

>51% vốn điều lệ

3

0.0%

38

0.0%

Tổng

23,798

100.0%

189,555

100.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: Chi cục thuế quận Thanh Xuân [22]

Thống kê trong bảng 2.1 cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động của các doanh nghiệp tại địa bàn, chiếm 99.5% với 188,540 lao động trên tổng số 189,555 lao động tại địa bàn quận Thanh Xuân, số đơn vị thuộc thành phần kinh tế này cũng chiếm tỷ lệ cao có 99.4% trên tổng số các doanh nghiệp của quận. Các thành phần kinh tế khác chiếm một tỷ lệ không đáng kể cả về số lượng đơn vị và số lượng lao động chỉ khoảng từ trên 0% đến mức cao nhất là 0.6%.

Thống kê về số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn từng phường tại Thanh Xuân như sau:

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2019

Địa bàn

Số lượng doanh nghiệp

Tỷ lệ

Phường Nhân Chính

4,106

21%

Phường Khương Trung

2,417

12%

Phường Khương Mai

2,280

12%



Phường Thanh Xuân Trung

2,315

12%

Phường Khương Đình

1,840

9%

Phường Phương Liệt

1,851

9%

Phường Hạ Đình

1,424

7%

Phường Thanh Xuân Bắc

1,114

6%

Phường Thượng Đình

1,041

5%

Phường Thanh Xuân Nam

801

4%

Phường Kim Giang

493

3%

Tổng số doanh nghiệp

19,682

100%

Nguồn: https://ha-noi.congtydoanhnghiep.com [43]

Đứng đầu về số lượng doanh nghiệp phải kể đến phường Nhân Chính với hơn 4000 doanh nghiệp chiếm tới 21% số doanh nghiệp tại các phường của quận Thanh Xuân, điều này có thể nhận thấy là do Nhân Chính tiếp giáp với quận Cầu Giấy là một quận có mật độ dân số, sự phát triển kinh tế rất mạnh của thành phố Hà Nội. Các phường Khương Trung, Khương Mai, Thanh Xuân Trung với số doanh nghiệp trên 2000 chiếm tỷ lệ gần tương đương ở mức 12%. Các phường Phương Liệt, Khương Đình có số doanh nghiệp ít hơn chiếm 9% số doanh nghiệp là trên 1.800. Các phường Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Thượng Đình lần lượt chiếm 7%, 6% và 5%. Các phường có số lượng doanh nghiệp thấp nhất là Thanh Xuân Nam và Kim Giang chỉ 3-4%, do 2 phường này đa phần diện tích nằm ở ngoại thành Hà Nội, số diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn, dân cư thưa thớt so với các phường khác của quận.

2.2. Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân

2.2.1. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội và số nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp

Việc nợ BHXH gần như xảy ra trên toàn bộ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Việc các doanh nghiệp trốn nộp, chậm nộp diễn ra gần như trong suốt quá


trình kinh doanh. Chính việc nợ BHXH từ các doanh nghiệp đã gây một hậu quả trực tiếp tới người lao động. Người lao động không hề biết các doanh nghiệp, nơi họ làm việc đang trực tiếp sử dụng tiền họ đóng BHXH để làm vốn kinh doanh. Đến khi gặp tai nạn nghề nghiệp, hoặc mất việc, người lao động cần tới sự giúp đỡ của BHXH thì hầu như không nhận được sự trợ cấp nào, vì doanh nghiệp nơi họ làm việc đang nợ BHXH.

Trước khi phân tích tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, tác giả phân tích kết quả thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2019. Thu BHXH không những là khâu đầu tiên của một quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, mà bản thân nó thường chiếm một khối lượng lớn công việc, chi phối đến các hoạt động của toàn ngành BHXH. Vai trò của công tác thu BHXH được khẳng định là cơ sở hình thành nguồn quỹ BHXH và cũng là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Số thu và lao động tham gia BHXH như là sự sống còn của sự nghiệp BHXH.

Kết quả thu BHXH của toàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn 2014- 2019 được thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH giai đoạn 2014-2019 của BHXH quận Thanh Xuân

(đơn vị: tỷ đồng)


Thời gian

Kế hoạch thu

(đvt: Tỷ đồng)

Số thực thu

(đvt: Tỷ đồng)

% Kế hoạch

Năm 2014

1,054,651

1,055,249

100%

Năm 2015

1,230,637

1,243,398

101%

Năm 2016

1,423,189

1,447,828

102%

Năm 2017

1,652,036

1,666,928

101%

Năm 2018

1,892,267

1,893,261

100%

Năm 2019

2,132,498

2,133,497

100%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân


Qua bảng 2.3 ta thấy mức thu tăng đều qua các năm, số thực thu luôn vượt kế hoạch được giao từ BHXH thành phố đạt mức cao nhất là 102% vào năm 2016. Số thực thu năm 2019 tăng gấp đôi so với mức thu năm 2014 từ mức 1,055,249 tỷ đồng lên mức 2,133,497 tỷ đồng. Lý do có thể hiểu được bởi có mức tăng đáng kể về số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, mức tăng quỹ lương trích nộp bảo hiểm xã hội đã tăng hơn gấp 2 lần trong năm 2019 so với năm 2014 thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Tổng số lượng lao động tham gia BHXH và tổng quỹ lương trích nộp BHXH tại BHXH quận Thanh Xuân (giai đoạn 2014-2019)


Chỉ tiêu

Tổng số lượng đối tượng tham

gia BHXH

Mức tăng giảm

tuyệt đối

Tốc độ tăng giảm (%)

Tổng quỹ lương

Mức tăng giảm tuyệt

đối

Tốc độ tăng

giảm (%)


(Đơn vị tính: người)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2014

69,511



2,911,379



Năm 2015

73,707

4,196

106%

3,279,512

368,133

113%

Năm 2016

77,282

3,575

105%

3,905,895

626,383

119%

Năm 2017

77,282

0

100%

4,413,658

507,763

113%

Năm 2018

87,054

9,772

113%

5,150,268

736,610

117%

Năm 2019

90,554

3,500

104%

5,895,888

745,620

114%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Mặc dù số lượng đối tượng tham gia BHXH có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng của tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể năm 2015 mức tăng của số lượng đối tượng tham gia BHXH là 106% trong khi tổng quỹ lương tăng tới 113%; đặc biệt nhất là trong năm 2017 mặc dù số lượng đối tượng tham gia BHXH không hề tăng so với năm 2016 nhưng tổng quỹ lương cũng đạt mức tăng 113%.


Bảng 2.5: Tốc độ tăng thu BHXH giai đoạn 2014-2019 tại BHXH Thanh Xuân

(đơn vị: tỷ đồng)


Thời gian

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số thực thu

1,055,249

1,243,398

1,447,828

1,666,928

1,893,261

2,133,497

Tốc độ tăng thu


17,8%

16,4%

15,1%

13,6%

12,7%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Mặc dù tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng thu của BHXH từ năm 2014 đến năm 2019 lại có xu hướng giảm dần từ mức 17,8% vào năm 2015 xuống còn 12,7% vào năm 2019 trong khi tổng số đối tượng tham gia BHXH và quỹ lương đóng BHXH lại liên tục tăng qua các năm.

Từ việc phân tích kết quả thu BHXH trên cho thấy việc quản lý thu BHXH tại Thanh Xuân đang còn chưa được hoàn thiện. Kết quả thu BHXH có chiều hướng giảm dần.

Phân tích tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân. Tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân (giai đoạn từ năm 2014- 2019)

(đơn vị: tỷ đồng)


Năm

Tổng số nợ

Số phải thu

Tỷ lệ nợ

Năm 2014

205,762

1,266,733

16.24%

Năm 2015

174,386

1,455,851

11.98%

Năm 2016

149,485

1,572,674

9.51%

Năm 2017

144,629

1,796,665

8.05%

Năm 2018

115,235

2,007,502

5.74%

Năm 2019

126,862

2,218,339

5.71%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Bảng 2.6 đã phản ánh rất rõ rệt tình hình nợ đọng BHXH tại Thanh Xuân với tỷ lệ giảm rất đáng khích lệ. Tổng số nợ bảo hiểm không chỉ giảm về lượng tuyệt


đối mà còn giảm cả về tỷ lệ so với số phải thu. Trong năm 2014 trong khi số phải thu BHXH là trên 1,200 tỷ đồng thì số nợ lên tới 205 tỷ chiếm 16.24%; từ năm 2015-2017 tỷ lệ nợ lần lượt là 11.98%, 9.51% và 8.05%; và đặc biệt là tỷ lệ này đã giảm xuống còn 5.71% vào năm 2019 với số nợ BHXH là trên 126 tỷ đồng.

Tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân có thể được phân chia theo từng loại đơn vị nợ như sau:

Bảng 2.7: Báo cáo nợ BHXH giai đoạn 2014- 2019 phân chia theo từng loại đơn vị nợ của quận Thanh Xuân

(Đơn vị: tỷ đồng)


Loại đơn vị nợ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Nợ dưới

1 tháng

914

2.69

889

2.49

789

2.24

811

2.48

625

2.81

706

1.64

Nợ từ 1-

dưới 3 tháng


931


20.65


881


20.54


681


20.37


926


20.54


770


12.61


796


17.65

Nợ từ 3-

dưới 6 tháng


521


20.61


441


20.52


351


20.32


442


15.07


252


14.21


305


13.54

Nợ từ 6-

dưới 12 tháng


395


28.09


360


27.89


261


19.36


116


10.82


65


7.97


177


17.34

Nợ từ 12

– dưới 24 tháng


185


53.21


165


44.31


123


32.31


82


12.59


58


6.91


66


12.14

Nợ từ 24 tháng trở

lên


119


80.51


89


58.63


67


54.89


116


83.13


66


70.72


56


64.53

Tổng số đơn vị nợ


3065


205.76


2825


174.39


2272


149.49


2493


144.63


1836


115.24


2106


126.86

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Qua bảng 2.7 ta có thể thấy số nợ BHXH từ năm 2014 đến năm 2019 có chiều hướng giảm rõ rệt, giảm cả về số doanh nghiệp nợ BHXH và số tiền nợ BHXH, cụ thể: năm 2014 tổng số đơn vị nợ là 3065 đơn vị, thì đến năm 2019 giảm xuống còn 2106 đơn vị; tổng số nợ của năm 2014 là 205,76 tỷ đồng thì đến năm 2019 giảm xuống còn 126,86 tỷ đồng.


Đa số là doanh nghiệp nợ dưới 1 tháng và nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, số đơn vị và số tiền nợ cũng tăng, giảm qua các năm, từ năm 2014 đến năm 2016 số đơn vị và số nợ có chiều hướng giảm nhưng cũng không đáng kể, đến năm 2017 số đơn vị và số nợ tăng, đến năm 2018 số đơn vị nợ và số nợ lại giảm, đến năm 2019 số đơn vị nợ và số nợ lại tăng, cụ thể số đơn vị nợ dưới 1 tháng là 706 với số nợ

1.64 tỷ đồng, số đơn vị nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng là 796 với số nợ là 17,65 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp nợ từ 24 tháng trở lên chiếm ít nhất nhưng lại có số tiền nợ BHXH cao nhất. Số doanh nghiệp nợ từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, nợ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, nợ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng có số tiền nợ BHXH cũng tăng, giảm thất thường qua các năm từ năm 2014 đến năm 2019, tuy nhiên nhìn vào bảng có thể thấy số đơn vị nợ và số tiền nợ có chiều hướng giảm sâu qua các năm, điều đó chứng tỏ công tác đôn đốc, thu hồi nợ của BHXH quận Thanh Xuân ngày càng được đẩy mạnh.

Bảng 2.8: Báo cáo nợ BHXH từ năm 2014 đến năm 2019 của toàn thành phố Hà Nội(Đơn vị: tỷ đồng)

Loại đơn vị

nợ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Nợ dưới 1 tháng


6,650


41.3


7,969


59.4


8,758


51.9


10,283


102.1


8,143


36.8


8,558


60.2

Nợ từ 1-

dưới 3 tháng


4,061


165.5


5,798


268.9


7,527


299.9


5,843


151.1


8,812


195.9


8,826


196.8

Nợ từ 3-

dưới 6 tháng


2,214


135.1


2,558


119.7


3,353


160.1


3,561


102.6


3,327


117.8


3,424


120.3

Nợ từ 6-

dưới 12 tháng


2,484


245.1


2,544


205.1


2,982


240.6


2,087


151.7


1,585


109.8


1,684


111,9

Nợ từ 12

– dưới 24 tháng


1,971


332.7


1,617


272.6


1,879


268.2


1,335


204.7


889


144.3


905


145.4

Nợ từ 24 tháng trở lên


2,274


805.3


1,918


774.2


1,780


769.8


1,162


628.2


721


439.5


735


445.6

Tổng số đơn vị

nợ


19,654


1,725


22,404


1,700


26,279


1,791


24,271


1,340


23,477


1,044


24,132


1,080

Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội [21]


Bảng 2.9: So sánh tình hình nợ đọng BHXH của quận Thanh Xuân với toàn thành phố Hà Nội

(đơn vị: %)


Loại đơn vị nợ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Số đơn

vị

Số nợ

Nợ dưới

1 tháng

13.74

6.51

11.16

4.19

9.01

4.32

7.89

2.43

7.68

7.64

8.25

2.72

Nợ từ 1-

dưới 3 tháng


22.93


12.48


15.19


7.64


9.05


6.79


15.85


13.59


8.74


6.44


9.02


8.97

Nợ từ 3-

dưới 6 tháng


23.53


15.26


17.24


17.14


10.47


12.69


12.41


14.69


7.57


12.06


8.91


11.26

Nợ từ 6-

dưới 12 tháng


15.90


11.46


14.15


13.60


8.75


8.05


5.56


7.13


4.10


7.26


10.51


15.50

Nợ từ 12

– dưới 24 tháng


9.39


15.99


10.20


16.25


6.55


12.05


6.14


6.15


6.52


4.79


7.29


8.35

Nợ từ 24 tháng trở

lên


5.23


10.00


4.64


7.57


3.76


7.13


9.98


13.23


9.15


16.09


7.62


14.48

Tổng số

đơn vị nợ


15.59


11.93


12.61


10.26


8.65


8.35


10.27


10.79


7.82


11.04


8.73


11.75

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ bảng 2.7 và bảng 2.8

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy tỷ lệ nợ BHXH của quận Thanh Xuân so với toàn thành phố Hà Nội có sự tăng giảm biến động, năm 2014 tổng số đơn vị nợ chiếm 15.59% toàn thành phố nhưng đến năm 2019 giảm xuống chiếm 8.73% so với toàn thành phố, và tỷ lệ nợ cũng tăng giảm biến động theo từng năm: năm 2014 là 11.93%, năm 2015 là 10.26%, năm 2016 là 8.35%, năm 2017 là 10.79%, năm 2018

là 11.04%, năm 2019 là 11.75% so với toàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ đơn vị nợ dưới 1 tháng có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ đơn vị nợ từ 24 tháng trở lên có xu hướng tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2018.

2.2.2. Các chế tài xử phạt nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội đã thực hiện tại quận Thanh Xuân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023