Bảng Tổng Kết Công Tác Điều Tra Năm 2018 Và 2019


BHXH quận Thanh Xuân đã áp dụng một số biện pháp đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH như sau:

Thực hiện việc tính lãi

Các doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng theo Luật định. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; đồng thời phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Thực hiện việc đôn đốc, thu nợ

Hằng tháng, cơ quan BHXH quận Thanh Xuân gửi thông báo kết quả đóng BHXH đến chủ sử dụng lao động để đôn đốc việc đóng, nộp BHXH. Trường hợp đối với doanh nghiệp nợ BHXH đến 03 tháng trở lên, cơ quan BHXH cử cán bộ hoặc Tổ thu nợ của cơ quan BHXH trực tiếp đến doanh nghiệp để đôn đốc, đối chiếu thu nộp và lập biên bản theo quy định, sau đó gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Trường hợp đã thực hiện các biện pháp đôn đốc nêu trên nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục nợ trên 03 tháng thì cơ quan BHXH gửi văn bản báo cáo UBND quận và phối hợp với cơ quan công an, cơ quan thanh tra trên địa bàn để tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp nợ kéo dài đến 04 tháng (hoặc 03 tháng đối với doanh nghiệp quy mô lớn, số tiền nợ lớn) mà cơ quan có thẩm quyền chưa thanh tra, xử lý vi phạm thì cơ quan BHXH lập hồ sơ, khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án dân sự. Hằng tháng, cùng kỳ, BHXH quận Thanh Xuân gửi danh sách các đơn vị nợ từ 03 tháng trở lên về BHXH Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, kế hoạch đề ra thì như vậy nhưng thực tế việc thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ vẫn chưa thực sự được bám sát do cán bộ chuyên quản thu và cán bộ thu nợ cũng phải thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ trong cùng một lúc.


“Trong một ngày, cán bộ chuyên quản thu phải thực hiện rất nhiều việc, ví dụ như lượt hồ sơ phát sinh tăng, giảm, chốt sổ BHXH của đơn vị có thể lên đến trên 60 hồ sơ/mỗi cán bộ thu/1 ngày và thời hạn giải quyết hồ sơ thì có hạn, nếu không giải quyết kịp thời thì hồ sơ bị chậm muộn sẽ ảnh hưởng đến đơn vị do đó đa số cán bộ chuyên quản thu sẽ chú tâm vào việc giải quyết hồ sơ của đơn vị, ngoài ra việc thực hiện đồng bộ mã số BHXH để hướng đến mục tiêu mỗi người một mã số BHXH và việc cập nhật hết quá trình tham gia BHXH của người lao động trên sổ BHXH vào hệ thống phần mềm để in lại sổ BHXH trả cho NLĐ (trước đây sổ BHXH được viết bằng tay thì bây giờ sổ BHXH phải được in hết ra bằng tờ rời) cũng là một nhiệm vụ mà cán bộ thu phải thực hiện, trung bình mỗi cán bộ thu phải nhập đến hàng nghìn sổ BHXH…,công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ thu có hạn (BHXH quận Thanh Xuân chỉ có 20 cán bộ thu), dẫn đến việc cán bộ thu sẽ không thể chú tâm hết vào việc bám sát các đơn vị nợ BHXH để đôn đốc, do đó hiệu quả không cao.” (Nữ, 30 tuổi, Cán bộ BHXH quận Thanh Xuân)

Trường hợp đơn vị mất tích không còn giao dịch với cơ quan BHXH, tiếp tục theo dõi và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thu hồi số tiền nợ BHXH; báo cáo cấp ủy, UBND quận, công an, tòa án... để xác minh tồn tại của doanh nghiệp, đơn vị nợ; đưa thông tin danh sách doanh nghiệp, đơn vị nợ lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hàng năm cơ quan BHXH quận Thanh Xuân có kế hoạch đi thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị sử dụng lao động, Tổ công tác thu hồi nợ trực tiếp tới doanh nghiệp nợ BHXH kiểm tra, đôn đốc và xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định; sau khi có quyết định xử phạt, phối hợp với các cơ quan nhà nước theo dõi, đôn đốc thực hiện; kiểm tra xem quá trình đăng kí kinh doanh có hợp lệ, xem xét đối chiếu danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có được người sử dụng lao động đăng kí để đóng góp BHXH hay không và sự thay


đổi số lượng người lao động tham gia BHXH ở các cơ quan đơn vị sử dụng lao động.

“Qua khảo sát thực tế cơ quan BHXH quận Thanh Xuân đã có thêm được thông tin cũng như nhu cầu của người tham gia BHXH. Từ đó tạo lên sự gần gũi và làm cho người lao động hiểu thêm về chính sách BHXH. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp, đơn vị sau thanh, kiểm tra đã chấp hành nghiêm túc hơn việc bảo đảm quyền lợi BHXH cho người lao động”. (Nữ, 45 tuổi, Cán bộ BHXH quận Thanh Xuân)

Cũng như các năm trước đây, trong năm 2018, 2019 BHXH quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, kiểm soát được thể hiện một phần qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10: Bảng tổng kết công tác điều tra năm 2018 và 2019

(đơn vị: tỷ đồng)


STT

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Trong tháng 12

Lũy kế

Trong tháng 01

Lũy kế

I

Kiểm tra theo Quyết định

1

Số đơn vị

33

50

66

164

1.1

Số nợ

2.362.509.864

5.229.988.070

2.632.414.061

10.815.425.506

1.2

Số tiền thu hồi

2.624.877.398

3.761.010.792

1.798.800.990

8.709.250.446

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân

Thực hiện khởi kiện

Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung quyền các tổ chức công đoàn khởi kiện ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động. Tuy nhiên, việc khởi kiện ra tòa các doanh nghiệp, đơn vị nợ BHXH còn ít so với các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm, tổ chức thi hành án hoạt động chưa hiệu quả, việc thu hồi tiền nợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

BHXH quận Thanh Xuân cũng đề nghị các cơ quan: Công an, Viện Kiểm sát, TAND xem xét, xử lý hình sự đối với những đơn vị, DN vi phạm theo quy định


của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017; Liên đoàn Lao động quận tiếp tục chỉ đạo Công đoàn cơ sở khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các DN nợ đóng BHXH để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, vẫn chưa vụ án nào được khởi tố, dù cơ quan BHXH đã gửi hồ sơ sang cơ quan điều tra. Từ khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành, tổ chức công đoàn được trao quyền khởi kiện ra Tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, cơ quan BHXH đã cung cấp kịp thời, đầy đủ cho tổ chức công đoàn danh sách, hồ sơ các đơn vị nợ BHXH để phục vụ khởi kiện. Song, vẫn còn nhiều vướng mắc do quy định về việc ủy quyền của người lao động cũng như quyền khởi kiện của các tổ chức công đoàn trong các văn bản liên quan như Luật Công đoàn, Bộ luật Tố tụng Dân sự có nhiều điểm chưa rõ, thiếu hướng dẫn cụ thể, khiến việc triển khai thực hiện gặp khó khăn. Do đó, việc hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt hình sự là chưa được áp dụng một cách triệt để. Để hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị khởi kiện như theo dõi, tập hợp chứng từ, lập biên bản, đốc thúc, khởi kiện… thời gian phải mất ít nhất 6 tháng.

“Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp có động thái “tích cực” như nộp một phần khoản nợ thì cơ quan BHXH vẫn không thể khởi kiện được. Đó là chưa nói đến trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản, chủ doanh nghiệp không còn trên địa bàn để khởi kiện.” (Nữ, 30 tuổi, Cán bộ BHXH quận Thanh Xuân)

Công tác khởi kiện trong năm 2018:

+ Lũy kế số đơn vị gửi hồ sơ sang LĐLĐ quận đề nghị khởi kiện đến tháng 12/2018: 70

+ Tổng số tiền nợ BHXH của các đơn vị SDLĐ khi gửi LĐLĐ khởi kiện: 44.490.651.869 đồng

+ Tổng số tiền đã thu hồi được sau khi gửi LĐLĐ khởi kiện: 10.457.537.043 đồng (đạt 23.5%) do BHXH quận đôn đốc bằng văn bản và cán bộ Thu hồi nợ trực tiếp đến đơn vị đốc thu.

Công tác khởi kiện trong năm 2019:


+ Lũy kế số đơn vị gửi hồ sơ sang LĐLĐ quận đề nghị khởi kiện đến tháng 07/2019: 95

+ Tổng số tiền nợ BHXH của các đơn vị SDLĐ khi gửi LĐLĐ khởi kiện: 52.652.319.504 đồng

+ Tổng số tiền đã thu hồi được sau khi gửi LĐLĐ khởi kiện: 18.798.207.000 đồng (đạt 35.7%) do BHXH quận đôn đốc bằng văn bản và cán bộ Thu hồi nợ trực tiếp đến đơn vị đốc thu.

Với số lượng nhân sự không quá lớn BHXH quận Thanh Xuân đã thực hiện kiểm tra được 256 doanh nghiệp trong năm 2018 và 196 doanh nghiệp trong năm 2019, mặc dù chỉ là một phần rất nhỏ trong số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận nhưng cũng đã phát hiện được nhiều trường hợp sai phạm, làm thí điểm để các doanh nghiệp khác có ý thức hơn trong thực hiện nghĩa vụ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện công tác khởi kiện thì số tiền nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp thu hồi được cũng chiếm tỷ lệ không cao.

Thực hiện tuyên truyền

Tổ chức các hội nghị tuyên truyền để gặp gỡ các doanh nghiệp cùng bàn về những khó khăn đối với doanh nghiệp khi đóng, hưởng BHXH để cùng nhau tháo gỡ.

Cơ quan BHXH quận Thanh Xuân đã có thiết lập đường dây nóng để có thể nắm bắt được thông tin, nguyện vọng và nhu cầu từ người tham gia BHXH, để từ đó người lao động, người sử dụng lao động có thể chủ động thông báo những thông tin cần thiết cho cơ quan BHXH góp phần làm cho cơ quan BHXH nắm bắt kịp thời về đối tượng tham gia và tình hình hoạt động của các cơ sở tham gia BHXH. Và ngược lại cơ quan BHXH cũng có thể giải đáp được những yêu cầu thắc mắc từ phía người tham gia BHXH làm cho họ hiểu rõ hơn về bản chất của BHXH và chính sách BHXH đang được tiến hành triển khai thực hiện đến mọi người lao động.

2.3. Nguyên nhân và hậu quả của nợ đọng bảo hiểm xã hội.

2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.


- Về thủ tục hành chính:

Khuôn khổ pháp lý thiếu sự minh bạch; chưa thuận lợi cho NLĐ và NSDLĐ; chế tài còn chưa đủ mạnh.

Tính minh bạch của các chính sách về thu BHXH: Về nguyên tắc, các chính sách BHXH đều phải được công bố công khai cho tất cả người lao động, người sử dụng lao động được biết và thực hiện. Tuy nhiên, nếu người tham gia BHXH gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, tài liệu của cơ quan BHXH: về quy trình, biểu mẫu, hồ sơ…, chưa kể đến những quy định về việc thực hiện BHXH, các biểu mẫu, thủ tục thì luôn thay đổi khiến cho doanh nghiệp không kịp nắm bắt, sẽ kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH và gián đoạn công tác đóng BHXH định kỳ, nguyên nhân làm cho tình trạng nợ BHXH gia tăng.

Ví dụ, từ năm 2015 thì thực hiện theo quy định tại Quyết định 959/QĐ- BHXH, đến năm 2017 thì thực hiện theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, và đến nay lại thực hiện theo quy định tại Quyết định 505/QĐ-BHXH.

Quy trình xử phạt nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp cũng chưa được quy định một cách rõ ràng, mặc dù đã có những quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật BHXH song thực tế vẫn chưa được giải quyết toàn diện.

Nếu như việc thực hiện đóng BHXH được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng; các mẫu danh sách, bảng biểu thu BHXH được đơn giản hóa sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tuân thủ pháp luật. Ngược lại, thủ tục hành chính rườm rà là nguyên nhân đầu tiên mà ngành BHXH “tự đẩy” doanh nghiệp vào xu hướng không tuân thủ pháp luật về BHXH và lao động bởi tâm lý không sẵn sàng thực hiện do thủ tục rắc rối, phiền hà.

Ví dụ, hàng tháng cơ quan BHXH gửi thông báo đóng BHXH theo mẫu C12 - TS cho đơn vị sử dụng lao động. Rất nhiều nhân viên phụ trách mảng BHXH tại đơn vị hỏi về cách đọc, cách xem số liệu trong biểu mẫu này.


“Mẫu số: C12-TS

(Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

Bảo hiểm xã hội …............

Bảo hiểm xã hội …............


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------


THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Tháng…….năm……..

Kính gửi: .................................................

Địa chỉ: ……………………Mã đơn vị…………


STT

NỘI DUNG


BHXH

BHYT

BHTN

BHTNLĐ, BNN

CỘNG

A

B


1

2

3

4

5 = 1 + 2

+ 3 +4

A

Kỳ trước mang sang







1

Số lao động







2

Phải đóng







2.1

Thừa







2.2.

Thiếu







3

Thiếu lãi







B

Phát sinh trong kỳ







1

Số lao động







1.1

Tăng







1.2

Giảm







2

Phải đóng







2.1

Tăng







2.2

Giảm







3

Phải đóng







3.1

Tăng







3.2

Giảm







4.

Điều chỉnh phải đóng

kỳ trước







4.1

Tăng








Trong đó: Năm trước







4.2

Giảm








Trong đó: Năm trước







5

Lãi







5.1

Số tiền tính lãi







5.2

Tỷ lệ tính lãi







5.3

Tổng tiền lãi









C

Số tiền đã nộp trong kỳ







1

+UNC số …,

ngày../../..







2

+ UNC số …,

ngày../../..







n

+ UNC …….







D

Phân bổ tiền đóng







1

Phải đóng







2

Tiền lãi







Đ

Chuyển kỳ sau







1

Số lao động







2

Phải đóng







2.1

Thừa







2.2

Thiếu







3

Thiếu lãi







Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị như sau:

a) Kết quả đơn vị đã đóng BHXH bắt buộc cho…. lao động đến hết tháng/năm……

b) Kết quả đơn vị đã đóng BHTN cho .......... lao động đến hết tháng/năm................

c) Kết quả đơn vị đã đóng BHTNLĐ, BNN cho …lao động đến hết tháng/năm….

d) Tổng số nộp thiếu là… đồng đề nghị đơn vị nộp cho cơ quan BHXH trước ngày…

đ) Đề nghị đơn vị kiểm tra số liệu trên, nếu chưa thống nhất đề nghị đến cơ quan BHXH…

để kiểm tra điều chỉnh trước ngày…/…/…Quá thời hạn trên nếu đơn vị không đến, số liệu trên là đúng.


Cán bộ thu

(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày ……. tháng …… năm ……….

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)"


- Về cơ quan BHXH:

Công tác đôn đốc, thanh kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH chưa thực sự sâu sát.

Nhận thức, thái độ phục vụ của các nhân viên ngành BHXH: Hiện nay, không ít cán bộ thu trong cơ quan BHXH nói chung và BHXH quận Thanh Xuân nói riêng ngồi chờ người sử dụng lao động mang tiền đến đóng, chuyển khoản vào tài khoản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023