Kinh Nghiệm Giải Quyết Xử Phạt Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội Một Số Nước


thẩm quyền của mình, chuyển đơn yêu cầu cho tòa có thẩm quyền. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tòa án tiến hành hòa giải giữa các bên. Sau khi Tòa tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự mà không đi đến sự thỏa thuận thống nhất thì Tòa sẽ mở phiên tòa sơ thẩm để thực hiện giải quyết vụ việc. Phiên tòa sơ thẩm phải tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ việc ra xét xử và có sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng. Mặc dù pháp luật BHXH có thừa nhận bồi thường thiệt hại là một trong những hình thức xử lý vi phạm pháp luật nhưng lại không hề có bất cứ quy định cụ thể nào về hình thức xử lý khiến cho biện pháp này hiện nay khó áp dụng chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn.

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định những tội danh riêng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH: Điều 214 về tội gian lận BHXH; Điều215 về tội gian lận BHYT; Điều 216 về tội trốn đóng BHXH. Việc tội phạm hóa hành vi trốn đóng BHXH và quy định tách riêng tội gian lận BHXH và tội gian lận BHYT trong bộ luật hình sự mới đã khắc phục được khoảng trống trong xử lý nhóm hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Điều này tăng tính tương h của bộ luật hình sự trong việc tạo cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội mà các luật chuyên ngành trong lĩnh vực BHXH đã cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài các hình thức trên, pháp luật BHXH còn cho phép một số chủ thể có thẩm quyền khởi kiện ra Tòa đối với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH để bảo vệ quyền lợi cho người lao động hoặc nhóm chủ thể bị xâm hại. Theo đó, tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật BHXH 2014 quy định tổ chức công đoàn có quyền: Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật Công đoàn (Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền và


lợi ích chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền”. Ngoài ra khởi kiện còn là đặc quyền mà pháp luật BHXH dành cho người lao động và người sử dụng lao động khi họ nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: Khoản 8 điều 18 Luật BHXH 2014 quy định về quyền khởi kiện của người lao động về BHXH; Khoản 2 điều 20 Luật BHXH 2014 quy định về quyền khởi kiện của người sử dụng lao động về BHXH. Như vậy Luật BHXH 2014 cho phép quyền khởi kiện đối với tổ chức Công đoàn, người lao động và người sử dụng lao động.

Theo đánh giá chung về việc khởi kiện ra Tòa đối với những vi phạm chế độ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng khi thi hành án theo phán quyết của tòa thì lại gặp phải một số trở ngại khiến công tác thực thi trở lên khó khăn, các biện pháp khắc phục hậu quả đã được pháp luật quy định song trên thực tế rất khó thực hiện. Mục đích thu hồi số tiền BHXH bị các doanh nghiệp chiếm dụng không trọn vẹn, quyền lợi của người lao động chưa được bảo vệ, thậm chí có trường hợp tòa án vừa tuyên bản án thì sau đó doanh nghiệp biến mất không để lại dấu vết.

Khoản 1 và Khoản 2, Điều 122, Luật BHXH 2014 quy định nghĩa vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức và cơ quan trong trường hợp họ có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, riêng với trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể phải chịu xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động hiện nay được quy định bao gồm: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức, và sa thải. Còn đối với cán bộ, công chức, viên chức, các hình thức xử lý kỷ luật đa dạng hơn, bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc; đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thêm 02 hình thức là cách chức và giáng chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự được trao cho Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.


Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 6

Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự: khi nhận được tin tố giác của các cá nhân, tổ chức hay thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp cận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm BHXH. Sau đó cơ quan điều tra phải có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nguồn tin và ra quyết định có hay không khởi tố vụ án hình sự. Sau khi quyết định khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra và nếu nhận thấy có đủ căn cứ để xác định chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật BHXH thì ra quyết định khởi tố bị can, tiếp tục tiến hành nghiệp vụ điều tra để bổ sung chứng cứ chứng minh tội phạm và ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Đề nghị truy tố sẽ được gửi tới Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Tòa án căn cứ vào chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập, căn cứ vào bản cáo trạng cũng như lời khai của bị can ra quyết định có hay không đưa vụ án ra xét xử và ra bản án thích hợp. Tuy nhiên hiện nay khởi tố vụ án hình sự liên quan tới vi phạm pháp luật BHXH vẫn còn khá mới mẻ dù đã có quy định pháp luật.

Sơ đồ 1.2. Chế tài hình sự tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN


Hành vi

- Trốn đóng từ 50 - dưới 300 triệu đồng

- Trốn đóng cho từ 10 - dưới 50 NLĐ

• - Phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng

• - Cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 1 năm

• Đối với pháp nhân thương mại:

• - Phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng


- Phạm tội 2 lần trở lên

- Trốn đóng từ 300 triệu - dưới 1 tỷ đồng

- Trốn đóng cho từ 50 - dưới 200 NLĐ

- Không đóng tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ (từ 50 triệu - dưới 300 triệu đồng; của từ 10 - dưới 50 người)

•Phạt tiền từ 200 -500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

•Đối với pháp nhân thương mại:

•Phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng


- Trốn đóng 1 tỷ đồng trở lên

- Trốn đóng cho 200 người trở lên

- Không đóng tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ (từ 300 triệu - dưới 1 tỷ đồng, của từ 50- dưới 200 người)

•- Phạt tiền từ 500 triệu - 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 đến 7 năm

•Đối với pháp nhân thương mại:

•Phạt tiền từ 1 đến 3 tỷ đồng

(Nguồn: Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự)


Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20- 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm.

1.4. Kinh nghiệm giải quyết xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội một số nước

Việc tìm ra giải pháp, cách thức tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội luôn được các nước quan tâm; đặc biệt với nước ta là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ đọng BHXH tương đối cao. Do đó, nghiên cứu khả năng giải quyết nợ đọng BHXH của các nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cho đến nay đã có nhiều phương pháp được các quốc gia áp dụng nhằm giải quyết vấn đề nợ đọng BHXH. Có thể kể đến, kinh nghiệm quản lý, xử lý nợ BHXH của một số quốc gia:

Kinh nghiệm của Mỹ: [2]

Tại Mỹ, việc đóng góp thuế an sinh xã hội theo Đạo luật Đóng góp bảo hiểm Liên bang (FICA) là trách nhiệm của cả người SDLĐ và NLĐ để chi trả cho chương trình an sinh xã hội. Thuế FICA đã trở thành một thành phần quan trọng trong thu nhập của người Mỹ khi về già và nghỉ hưu.

Theo quy định NSDLĐ kể cả các DN quy mô nhỏ cũng phải hiểu rõ và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đóng góp. Việc hoàn thành nghĩa vụ thuế FICA cũng được xem là quan trọng như việc hoàn thành bất kỳ nghĩa vụ thuế nào khác theo luật pháp Mỹ. Tất nhiên, việc không tuân thủ là bất hợp pháp.

Cụ thể, trong trường hợp các DN không thực hiện nghĩa vụ thuế FICA trong năm, DN sẽ nhận được yêu cầu thanh toán nợ, cùng với một khoản phạt tài chính từ 2 đến 25%, tùy thuộc vào mức độ thanh toán quá hạn.

Nếu NSDLĐ cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình, họ phải tự chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ, cùng với mức phạt tiền tương đương 100% số tiền vi phạm; đồng thời có thể phải chịu các cáo buộc hình sự, đối mặt với hình phạt tù.

Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức: [2]

Cộng hòa liên bang Đức là nước đầu tiên thiết lập BHXH bắt buộc. Sự phát triển của BHXH được phát triển theo từng bước. Các chế độ BHXH bao gồm: bảo hiểm ốm đau, thai sản: bảo hiểm tuồi già; tàn tật; bảo hiểm tai nạn lao động; bảo


hiểm thất nghiệp; bảo hiểm phụ thuôc. Hiện tại, người lao động và người sử dụng lao động có tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 19,9%. Ngoài ra, còn khoản trợ cấp của liên bang. Các khoản đóng BHXH Là 180.5 tỷ EUR, h trợ từ ngân hàng liên bang là 61,3 tỷ EUR. Để công tác quản lý thu BHXH được hiểu quả, Đức đã xây dựng hệ thống giám sát chủ sử dụng lao động. Hằng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 vụ việc, trong đó: 50% do các chuyên gia được đào tạo chuyên biệt của cơ quan bảo hiểm hưu trí liên bang Đức (DRV Bund) tiến hành, 50% do 14 cơ quan khu vực của DRV Bund tiến hành.

Đức đã tiến hành xây dựng 20 khu vực giám sát ở tất cả liên bang với số lượng nhân viên rất lớn 1,732 người, công tác quản lý hành chính được đặt tại 20 khu vực số giám sát viên là 309 người. Cơ cấu tổ chức tại m i khu vực giám sát gồm: giám đốc khu vực, thư ký, lãnh đạo nhóm (m i nhóm có từ 56 đến 100 giám sát viên). Văn phòng của giám sát viên được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại do liên bang cung cấp như: máy tính nối mạng toàn hệ thống, điện thoại, ô tô… tất cả khoản chi phí này do liên bang chi trả. Ngoài nhiệm vụ giám sát chủ lao động công tác quản lý hành chính bao gồm: quan hệ cộng đồng, đưa ra con số thống kê, báo cáo kiểm soát… với các trường hợp nợ quá hạn chia làm hai loại là: trường hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các khoản quá tháng, trường hợp cố ý sẽ yêu cầu nộp khoản quá hạn + 1% lãi suất m i tháng. Các trường hợp dã mạo hồ sơ, gian lận, lao động bất hợp pháp và những trường hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kinh nghiệm của Philippines: [2]

Các thành viên của Hệ thống an sinh xã hội Philippines (SSS) được pháp luật bảo vệ chống lại sự sơ suất hoặc hành vi không tuân thủ của chủ SDLĐ trong việc đóng góp vào SSS.

Theo Đạo luật an sinh xã hội năm 1997, tất cả các chủ SDLĐ ở Philippines phải khấu trừ các khoản đóng góp vào SSS hàng tháng từ tiền lương của nhân viên, trả phần đóng góp thuộc trách nhiệm của họ và nộp các khoản đóng góp này cho SSS đúng hạn. Chủ SDLĐ cũng phải nộp báo cáo hàng tháng về đóng góp của nhân


viên cho văn phòng SSS gần nhất. Nếu vi phạm, chủ SDLĐ sẽ bị phạt từ 5.000 –

20.000 peso hoặc bị phạt tù đến 6 năm. Ngoài ra, họ cũng phải nộp tất cả các khoản đóng góp chưa thanh toán cùng mức phạt 3% m i tháng; đồng thời phải trả các khoản trợ cấp cho nhân viên chết, bị tàn tật, bị bệnh hoặc đến tuổi nghỉ hưu.

Ngoài hành vi này, nếu chủ SDLĐ không nhận tiền đóng góp SSS của nhân viên cũng sẽ bị xem là phạm pháp và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo SSS, nếu phát hiện chủ SDLĐ chậm thanh toán các khoản đóng góp cho SSS, NLĐ cần chủ động trong việc khẳng định quyền được bảo vệ an sinh xã hội của mình qua việc báo cáo cho SSS. Đây là một biện pháp pháp lý rất cần thiết.

Theo thống kê, SSS đã thực hiện các biện pháp nghiêm khắc đối với những người SDLĐ không tuân thủ nghĩa vụ đóng góp cho NLĐ. Chỉ tính từ năm 2010, SSS đã đệ trình các vụ án hình sự và dân sự đối với hơn 34.000 NSDLĐ phạm pháp ra tòa án. Trong số này, đã có ít nhất 41 người SDLĐ bị tòa kết án.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội, chế tài xử phạt nợ đọng BHXH đối với doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội có những quan điểm khác nhau; tuỳ theo góc độ nghiên cứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Khái niệm liên quan đến nợ đọng BHXH, các chỉ tiêu đánh giá nợ đọng BHXH, các chế tài xử phạt nợ đọng BHXH đối với doanh nghiệp cũng được chỉ ra. Các khái niệm, phân loại, đặc điểm về doanh nghiệp cũng được quy định rõ trong các bộ Luật/Nghị định. Chương 1 cũng giới thiệu kinh nghiệm quản lý, xử lý nợ BHXH của một số quốc gia. Tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng BHXH còn nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động và ảnh hưởng tới quỹ BHXH. Đây là tiền đề lý luận để tác giả nghiên cứu sâu về thực trạng và đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt.


Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHẾ TÀI XỬ PHẠT NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.‌‌


2.1. Tổng quan các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân

Ngày 22/11/1996 quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/NĐ- CP của Chính phủ, quận Thanh Xuân nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp huyện Nam Từ Liêm và quận Hà Đông. Đơn vị hành chính thuộc quận có 11 phường, bao gồm: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Khương Trung, Khương Mai, Kim Giang; có diện tích tự nhiên là 913,2 ha; dân số hiện nay là 285.614 người, tăng gấp hơn 2 lần so với năm đầu thành lập quận. Thanh Xuân có các con đường lớn, án ngữ các cửa ô ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), Quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi) …; ngoài ra còn có hệ thống các đường giao thông mới được đầu tư, tạo ra sự thuận tiện trong giao thông không chỉ trong quận mà còn cả với các quận huyện khác và các tỉnh thành khác xa hơn. [39]

- Đặc điểm kinh tế:

Là quận nội thành của Thủ đô, quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, đó là: Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế 78,7% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, trong đó có nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của Thành phố, đây là lợi thế quan trọng để thu hút lực lượng lao động và tạo đà thúc đẩy các hoạt động dịch vụ; vị trí địa lý của quận rất thuận tiện cho phát triển thương mại và dịch vụ, mở rộng giao lưu hàng hoá, có thể trở thành trung tâm phát luồng, phục vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá cho các tỉnh phía bắc và phía nam.


Năm 2019, kinh tế trên địa bàn quận Thanh Xuân tiếp tục tăng trưởng ổn định; giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt hơn 72 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2018... [39]

- Nguồn nhân lực:

Dân số của quận năm 2014 đã vượt 25 vạn người, tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,056%. Do đặc điểm về sự hình thành nên quận có cơ cấu dân cư khá phức tạp. Ngoài bộ phận chủ yếu dân cư là các gia đình cán bộ, công nhân, bộ đội, công an, các trường đại học... còn có bộ phận dân cư làm nghề nông. Mật độ dân số trung bình toàn quận đến năm 2014 trung bình khoảng trên 28 nghìn người/km2.

Là một trong những quận có số dân đông và địa bàn thuận lợi cho việc giao lực, phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, Thanh Xuân là quận được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tọa lạc. Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện tập trung nhiều doanh nghiệp, đa số là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thuộc khối xây dựng, thi công cơ giới, xây lắp, cầu đường… trước tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nợ BHXH đã diễn ra thường xuyên và ở mức cao. Mặt khác, dân cư thường xuyên biến động về cơ học, địa bàn tập trung nhiều người lao động các địa phương khác đến thuê nhà ở, tỷ lệ doanh nghiệp có số lao động nhỏ chiếm hơn 85% chính là những khó khăn không nhỏ trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Chỉ trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2017, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký hoạt động tại quận Thanh Xuân đã tăng tới 1,6 lần, tỷ lệ doanh nghiệp tính trên đầu dân của quận này đang ở mức cao nhất toàn thành phố, qua 3 năm thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 9%/năm. Đặc biệt, so với năm 2015, hiện nay trên địa bàn quận đã có khoảng 10.500 doanh nghiệp tư nhân, tăng gấp 1,6 lần; có 12.500 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 1,2 lần. Đáng chú ý, số hộ kinh doanh cá thể chuyển sang loại hình doanh nghiệp rất lớn, điển hình như trong năm 2017 có tới hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận đăng ký thành lập doanh nghiệp. [39]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023