Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Bằng Cách Áp Dụng Các Chế Tài Xử Phạt


của cơ quan BHXH. Cán bộ BHXH không chủ động đôn đốc, tìm đến người tham gia BHXH nên cơ quan BHXH hầu như không phát hiện được ra các l hổng, bất cập trong công tác thu nộp BHXH. Chỉ đến khi hệ thống có trục trặc ở khâu nào đó mới tìm cách để tháo gỡ, do đó quá trình vận hành sẽ bị gián đoạn.

“Tuy nhiên, trong một ngày, cán bộ chuyên quản thu phải thực hiện rất nhiều việc, ví dụ như lượt hồ sơ phát sinh tăng, giảm, chốt sổ BHXH của đơn vị có thể lên đến trên 60 hồ sơ/mỗi cán bộ thu/1 ngày và thời hạn giải quyết hồ sơ thì có hạn, nếu không giải quyết kịp thời thì hồ sơ bị chậm muộn sẽ ảnh hưởng đến đơn vị do đó đa số cán bộ chuyên quản thu sẽ chú tâm vào việc giải quyết hồ sơ của đơn vị, ngoài ra việc thực hiện đồng bộ mã số BHXH để hướng đến mục tiêu mỗi người một mã số BHXH và việc cập nhật hết quá trình tham gia BHXH của người lao động trên sổ BHXH vào hệ thống phần mềm để in lại sổ BHXH trả cho NLĐ (trước đây sổ BHXH được viết bằng tay thì bây giờ sổ BHXH phải được in hết ra bằng tờ rời) cũng là một nhiệm vụ mà cán bộ thu phải thực hiện, trung bình mỗi cán bộ thu phải nhập đến hàng nghìn sổ BHXH…,công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ thu có hạn (BHXH quận Thanh Xuân chỉ có 20 cán bộ thu), dẫn đến việc cán bộ thu sẽ không thể chú tâm hết vào việc bám sát các đơn vị nợ BHXH để đôn đốc, do đó hiệu quả không cao.” (Nữ, 30 tuổi, Cán bộ BHXH quận Thanh Xuân)

Những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thu của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc quản lý thu không thể kiểm soát hết được dữ liệu của người tham gia BHXH. Theo đó, việc quản lý thu nộp BHXH chưa được chặt chẽ.

Ngoài ra, một nguyên nhân đáng lưu ý khác nữa là mức lãi suất phạt chậm nộp BHXH chưa linh hoạt. Hiện mức lãi suất chậm nộp BHXH trong năm thấp hơn so với lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại do đó nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng vốn của cơ quan BHXH.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg mức lãi suất đối với các trường hợp người sử dụng lao động chưa đóng, chậm đóng,


chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên sẽ bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề.

Mức lãi suất đầu tư năm 2017 bằng 7,25 %/năm; tương đương bằng 0,604

%/tháng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Theo đó, mức lãi suất chưa đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN áp dụng từ ngày 01/01/2018 bằng 1,208 %/tháng.

So với năm 2017, mức lãi suất chậm đóng BHYT đã giảm 0,217%/tháng, mức lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN đã giảm 0,109%/tháng.

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 9

- Về trách nhiệm của các bên liên quan:

Chế tài xử phạt đối với các đơn vị nợ BHXH chưa đủ mạnh, mức xử phạt còn thấp, tính khả thi của các biện pháp chưa cao dẫn tới các doanh nghiệp còn trốn tránh lách luật, cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH. Ví dụ, việc khởi kiện ra tòa các doanh nghiệp, đơn vị nợ BHXH ở quận Thanh Xuân còn ít so với các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm, tổ chức thi hành án hoạt động chưa hiệu quả, việc thu hồi tiền nợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác khởi kiện vẫn còn nhiều vướng mắc do quy định về việc ủy quyền của người lao động cũng như quyền khởi kiện của các tổ chức công đoàn trong các văn bản liên quan như Luật Công đoàn, Bộ luật Tố tụng Dân sự có nhiều điểm chưa rõ, thiếu hướng dẫn cụ thể, khiến việc triển khai thực hiện gặp khó khăn. Do đó, việc hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt hình sự là chưa được áp dụng một cách triệt để. Để hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị khởi kiện như theo dõi, tập hợp chứng từ, lập biên bản, đốc thúc, khởi kiện… thời gian phải mất ít nhất 6 tháng.

“Kể từ khi tổ chức công đoàn thực hiện quy định khởi kiện DN nợ BHXH ra tòa án, Từ năm 2016 đến nay, cơ quan BHXH đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị tổ chức công đoàn khởi kiện đối với 592 đơn vị, với số tiền nợ đóng BHXH 475,6 tỷ đồng. Tổ chức Công đoàn đã gửi thông báo khởi kiện và nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghĩa vụ đóng số tiền BHXH đang nợ. Qua đó, đã có một số đơn vị khắc phục trả toàn bộ hoặc trả một phần số tiền nợ, số tiền nợ thu hồi là 100,1 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, quá trình thực hiện việc khởi kiện của công đoàn còn gặp khó khăn do các


quy định, thủ tục khởi kiện giữa các văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất. Hiện nay, để khởi kiện một vụ án nợ BHXH, phải có giấy ủy quyền của NLĐ hoặc giấy ủy quyền của tổ chức công đoàn cơ sở, phải qua thủ tục hòa giải của Chủ tịch UBND cấp quận. Nhưng trên thực tế, việc tổ chức công đoàn đi lấy hết ý kiến ủy quyền của hàng nghìn NLĐ là khó khả thi, và cũng ít có tổ chức công đoàn cơ sở nào đứng ra khởi kiện chủ SDLĐ của chính họ. Về phía NLĐ cũng không dám ủy quyền để kiện chủ DN khi bản thân họ cần việc làm. Còn chủ SDLĐ luôn trốn tránh, không hợp tác làm việc với các cơ quan chức năng, không ký nhận biên bản đối chiếu công nợ để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ khởi kiện…” (Nam, 50 tuổi, cán bộ BHXH thành phố Hà Nội)

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả: chính sách BHXH chịu tác động, đan xen của nhiều chính sách khác như tiền lương, tiền công… Vì vậy thực hiện tốt chính sách BHXH rất cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trong đó có các cơ quan như: Cục thuế, Sở Lao động Thương binh xã hội, Thanh tra người lao động, Sở kế hoạch đầu tư…bởi khi doanh nghiệp thành lập phải đăng ký chế độ tiền lương mà doanh nghiệp sẽ áp dụng, số người lao động với Sở lao động thương binh và xã hội. Song thực tế thời gian qua ở Việt Nam nói chung và ở quận Thanh Xuân nói riêng do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành nên dẫn đến tình trạng tạo ra nhiều kẻ hở, tạo thuận lợi cho việc nợ đọng BHXH của các chủ lao động.

Ví dụ, ở quận Thanh Xuân khi doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải đăng ký với cơ quan Thuế nhưng lại không thực hiện tham gia BHXH cho người lao động, thực tế có rất nhiều đơn vị có mã số thuế nhưng lại chưa tham gia BHXH cho người lao động, từ năm 2018 khi hệ thống phần mềm hoàn chỉnh hơn, cán bộ thu có thể xuất danh sách những đơn vị có mã số thuế nhưng chưa tham gia BHXH để đi đến từng địa chỉ xác minh xem đơn vị đó có còn tồn tại hay không, nếu còn tồn tại hoạt động sẽ yêu cầu truy thu, việc truy thu nhiều dẫn đến nhiều đơn vị lại không có khả năng đóng, nộp BHXH hoặc việc những đơn vị đã tham gia nhưng nợ đóng BHXH


thì cũng chưa có những chế tài để kết hợp với bên cơ quan Thuế hoặc sở Kế hoạch đầu tư.

Do các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội chưa quản lý, quan sát chặt chẽ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

- Về người sử dụng lao động:

Do các đơn vị sử dụng lao động chưa nhận thức hết vai trò của bảo hiểm xã hội. NSDLĐ chưa ý thức được trách nhiệm của mình trước NLĐ và quyền lợi của chính đơn vị, nhận thức của NSDLĐ về BHXH còn hạn chế, chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng lao động dẫn đến quyền lợi chính đáng của người lao động không bảo đảm.

“BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc tham gia.” (Nam, 55 tuổi, Chủ DN Công ty TNHH xây dựng Rạng Đông)

Nguyên nhân số tiền nợ tăng cao là do nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc gặp phải những thiên tai, hoạt động cầm chừng. Một số đơn vị thật sự khó khăn trong kinh doanh sản xuất nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông vận tải do chủ đầu tư chậm thanh toán, đơn vị không đủ chi phí trả lương và đóng BHXH cho người lao động.

“Do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng khó khăn, để duy trì ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên công ty có những thời điểm phải cân đối nguồn tiền để đảm bảo chi trả tiền lương, tiền công và các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm với Nhà nước đúng hạn, đúng quy định. Tuy nhiên có những giai đoạn tài chính eo hẹp nên DN có chút chậm trễ trong việc đóng nộp BHXH.” (Nữ, 30 tuổi, NLĐ Công ty cổ phần Dệt Mùa đông)

Số tiền nợ ở khối DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn. Số DN giải thể, ngừng hoạt động có chiều hướng tăng, việc xử lý nợ BHXH đối với DN giải thể, ngừng hoạt động… chưa có quy định, hướng dẫn giải quyết của pháp luật.

Do phương thức trả lương hai kỳ của doanh nghiệp thường kéo dài đến đầu tháng sau cho nên đa số các doanh nghiệp đóng BHXH thường chậm.


Doanh nghiệp cố tình chậm đóng BHXH, chiếm dụng vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh.

“Nguyên nhân nợ đọng BHXH: do khó khăn về tài chính, Công ty thường ưu tiên những khoản cấp thiết trước như tiền lương, chi phí nguyên vật liệu để đầu tư sản xuất.” (Nam, 55 tuổi, Chủ DN Công ty TNHH xây dựng Rạng Đông)

- Về người lao động:

Người lao động còn thiếu thông tin nên chưa nhận thức hết vai trò của bảo hiểm xã hội. NLĐ nhận thức về BHXH bắt buộc còn hạn chế.

Việc đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của NLĐ còn yếu do NLĐ sợ va chạm và sợ mất việc làm và sợ tước mất một số quyền lợi trong doanh nghiệp.

2.3.2. Hậu quả nợ đọng bảo hiểm xã hội

- Đối với người lao động:

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của khoa học kỹ thuật, công nghệ thì trong giai đoạn hiện nay, yếu tố con người ngày càng phát huy được vai trò quan trọng của mình trong lao động sản xuất cũng như trên mọi hoạt động chính trị, xã hội khác, các chế độ chính sách nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động, được cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Một doanh nghiệp dù có cơ sở vật chất hay kỹ thuật hiện đại nhưng nguồn lao đông không đáp ứng được yêu cầu thì doanh nghiệp đó cũng khó có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để phát huy sức mạnh của người lao động, các doanh nghiệp cần phải có những chính sách khuyến khích người lao động thông qua công tác tạo động lực cho họ. Một trong các động lực để khuyến khích họ, không thể không kể đến đó là chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động. BHXH có vai trò quan trọng, có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế tác động trực tiếp đến người lao động. Khi người lao động có động lực, họ sẽ phát huy được sức mạnh, cũng như khả năng làm việc của mình, hăng say công tác và cống hiến hết mình cho tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tăng cường quan tâm đến người lao động khi doanh nghiệp không nộp BHXH cho người


lao động thì quyền lợi thụ hưởng của họ sẽ bị tước đoạt. Đi đôi với số lượng doanh nghiệp nợ BHXH là số lượng lớn lao động không được đóng BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích của hàng nghìn người lao động bị xâm phạm. Mọi chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp… của người lao động đều không được giải quyết.

- Đối với người sử dụng lao động:

Đơn vị sử dụng lao động có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của đơn vị sử dụng lao động đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát triển nội lực vào phát triển kinh tế xã hội góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo… là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế của các vùng, địa phương; đơn vị sử dụng lao động là nhân tố đảm bảo cho mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Đơn vị sử dụng lao động nợ đọng BHXH đồng nghĩa với việc các đơn vị này đã vi phạm pháp luật về BHXH, pháp luật về lao động. Người lao động mất niềm tin vào doanh nghiệp, khi quyền lợi của họ không được đảm bảo thì năng suất lao động của đơn vị cũng giảm, ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Đối với hệ thống an sinh xã hội của đất nước:

Bảo hiểm xã hội là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội: vì BHXH có đối tượng người lao động tham gia rất lớn, đây là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Khi rủi ro ốm đau, tai nạn, mất việc làm và già yếu…sẽ đe dọa đến cuộc sống bản thân người lao động và gia đình họ, làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của người lao động từ đó ảnh hưởng tới xã hội. Yếu tố tâm lý


của con người luôn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển trí tuệ và khả năng khai thác nguồn chất xám trong m i con người. Nếu như trong công việc, thu nhập là mục đích chính, là yếu tố kích thích hoạt động sản xuất thì yếu tố tâm lý sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Do vậy sự vững chắc của hệ thống an sinh xã hội ở một quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó. Vì vậy, việc các đơn vị nợ đọng BHXH cũng đồng nghĩa với việc không ổn định của tài chính BHXH, nguy cơ phân hóa giàu nghèo lớn, gây bất bình đẳng xã hội, tiềm ẩn bất ổn định xã hội.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình thu BHXH và số tiền nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn năm 2014 - 2019 và những biện pháp mà BHXH quận Thanh Xuân đã áp dụng đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH. Tình hình nợ đọng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp đã được cải thiện nhiều song số nợ còn rất lớn và tình trạng nợ đọng BHXH vẫn còn tồn tại. Chương 2 tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân từ việc thực thi các chế tài xử phạt nhưng vẫn dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp và hậu quả của việc nợ đọng bảo hiểm xã hội, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt.


Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÁC‌

DOANH NGHIỆP BẰNG CÁCH ÁP DỤNG CÁC CHẾ TÀI XỬ PHẠT


3.1. Giải pháp hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt

3.1.1. Đối với thủ tục hành chính

Mọi hoạt động của các lĩnh vực kinh tế xã hội đều cần đến sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Vì thế, để chính sách BHXH ở Việt Nam được hoàn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu của người tham gia BHXH thì cũng không thể nằm ngoài phương hướng hoạt động của Nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng. Các chế độ chính sách về BHXH chưa được hoàn chỉnh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện từng bước, cơ chế quản lý tài chính BHXH cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, chế tài xử phạt còn lỏng lẻo và nhẹ, đa số là xử phạt hành chính đối với lĩnh vực BHXH, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, các văn bản quy phạm pháp luật và Luật BHXH còn rườm rà chưa sâu sát cao, chưa đưa ra một số hành vi vi phạm cụ thể… chính vì lý do đó mà BHXH Việt Nam rất cần có sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để ngành BHXH phát triển đúng hướng, thực hiện được mục tiêu lâu dài của toàn ngành.

Cần cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các chế độ BHXH. Các chính sách BHXH đều phải được công bố công khai cho tất cả người lao động, người sử dụng lao động được biết và thực hiện. Các mẫu biểu, bảng biểu thu BHXH cần phải được đơn giản hóa để tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tuân thủ pháp luật. Quy trình tra cứu thông tin cần được đơn giản hóa, đơn vị có thể lên trang website của BHXH Việt Nam và đăng nhập để cập nhật thông tin số tiền phải đóng BHXH hàng tháng kịp thời, biểu mẫu, bảng thông báo kết quả đóng BHXH cần phải được đơn giản hóa để các doanh nghiệp đọc dễ hiểu.

Những quy định về việc thực hiện BHXH, các biểu mẫu, thủ tục cần phải được nghiên cứu một cách kỹ càng và ổn định, không nên thay đổi liên tục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023