Kí hiệu | |
Trang phục của nhân viên gọn gàng và phù hợp với môi trường làm việc. | PT4 |
Năng lực phục vụ của nhân viên | |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có khả năng giao tiếp tốt. | NL1 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ thành thạo chuyên môn và nghiệp vụ. | NL2 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có kiến thức trả lời các câu hỏi của ông (bà). | NL3 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ giải quyết công việc một cách linh hoạt. | NL4 |
Hành vi của nhân viên tiếp nhận hồ sơ ngày càng tạo sự tin tưởng đối với ông (bà). | NL5 |
Sự đáp ứng của nhân viên | |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ phục vụ ông (bà) nhanh chóng, đúng hạn. | SDU1 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ ông (bà). | SDU2 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ phục vụ công bằng với tất cả trường hợp. | SDU3 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp ứng nhu cầu của ông (bà). | SDU4 |
Sự đồng cảm của nhân viên | |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ luôn thể hiện sự quan tâm đến cá nhân ông (bà). | DC1 |
Chỉ có một số nhân viên tiếp nhận hồ sơ thể hiện sự quan tâm đến cá nhân ông (bà). | DC2 |
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ dễ dàng hiểu được những yêu cầu của ông (bà). | DC3 |
Sự hài lòng của tổ chức, đơn vị | |
Ông (bà) hoàn toàn hài lòng với cách tổ chức phục vụ của cơ quan BHXH. Ông (bà) hài lòng khi thực hiện giao dịch hành chính tại cơ quan BHXH. | HL1 HL2 |
Ông (bà) hài lòng cách tổ chức phục vụ của cơ quan BHXH hơn các cơ quan, đơn vị Nhà nước khác mà đã từng đến liên hệ công tác. | HL3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch Vụ Hành Chính Công Có Đặc Trưng Riêng, Phân Định Nó Với Loại Dịch Vụ Công Cộng Khác: Nguyễn Ngọc Hiến Và Các Tác Giả (2006)
- Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Dịch Vụ Bảo Hiểm 2.3.1.sự Hài Lòng
- Các Biến Số, Chỉ Số Và Các Định Nghĩa Dùng Trong Nghiên Cứu
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Độc Lập Và Phụ Thuộc.
- Hiệu Chỉnh Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Sau Khi Phân Tích Efa
- Kết Quả Kiểm Định Sự Khác Biệt Nhỏ Nhất Về Trình Độ
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
3.3.2. Thiết kế mẫu
Để phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát (kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần số biến quan sát), Hair và cộng sự
(1998). Số biến quan sát của mô hình nghiên cứu là 29, do đó tác giả chọn số mẫu cần khảo sát ít nhất là: 145 mẫu.
Tác giả đã chuẩn bị 170 phiếu để phát ra và kết quả thu về là 166 phiếu và có 4 phiếu người khảo sát không trả lại. Trong 166 phiếu thu về có 6 phiếu bị loại bỏ do người khảo sát đánh cùng một mức độ trên nhiều nhân tố khảo sát. Vậy, số phiếu trả lời cuối cùng được sử dụng trong nghiên cứu là n = 160 phiếu đáp trả lời.
Các phiếu thu về được kiểm tra mức độ đầy đủ về các thông tin và dựa trên tính phù hợp của các câu hỏi, nếu không phù hợp được loại bỏ. Sau đó, tiến hành mã hóa, nhập liệu và tiến hành phân tích. Dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS
16.0 để phân tích.
Tóm tắt chương 3:
Thông qua phương pháp định tính, tác giả xây dựng thang đo dựa trên thực tế phát sinh tại đơn vị. Xây dựng quy trình nghiên cứu; xác định kích thước mẫu; tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và chuyên viên thực hiện nghiệp vụ tại BHXH thị xã. Sau đó tiến hành khảo sát nhập liệu, làm sạch dữ liệu để tiến hành phân tích dữ liệu trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các phương pháp mà tác giả nêu ra trong chương 3 sẽ là nền tảng cho việc phân tích kết quả nghiên cứu trong chương 4 này. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui và trình bày kết quả nghiên cứu.
4.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn
4.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn
4.1.1.1. Chức năng:
Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn là cơ quan sự nghiệp nhà nước trực thuộc BHXH tỉnh Bình Định, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh.
4.1.1.2. Nhiệm vụ:
+ Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, BHTN; cấp các loại sổ BHXH, thẻ BHYT; thực hiện thu các khoản đóng BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện; quản lý, phát triển và lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia BHXH, BHYT; hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có thẻ BHYT theo quy định; thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT; thực hiện chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng đúng quy định; thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước, của BHXH tỉnh và hướng dẫn các phòng chức năng nghiệp vụ tại các xã, phường và các phòng ban thực hiện;
+ Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã; kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan
cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH, BHYT, BHTN;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã An Nhơn; thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH.TXAN;
+ Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH.TXAN theo phân cấp của BHXH tỉnh Bình Định; thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh Bình Định và UBND thị xã An Nhơn theo quy định.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH.TXAN, gồm: 6 phòng nghiệp vụ. Sơ đồ tổ chức của Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn, như sau:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.THU
P.CHÍNH SÁCH
P. CẤP THẺ
P. KẾ TOÁN
P. TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
P. HÀNH CHÍNH TỔNG
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức của BHXH.TXAN
Nguồn: dẫn theo sơ đồ của BHXH.TXAN (6/2016)
+ Chức năng của các phòng nghiệp vụ, như sau:
- Phòng Thu: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã khai thác mở rộng đối tượng tham gia, quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu BHXH,BHYT,BHTN đối với đối tượng tham gia BHXH,BHYT bắt buộc và tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Phòng Chính sách: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã thực hiện công tác thẩm định, giải quyết những chế độ ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, nghỉ việc, hưởng chế độ BHXH một lần khi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu; tiếp nhận hồ sơ và đề nghị BHXH tỉnh giải quyết những chế độ như: tai nạn, tử tức, bảo hiểm thất nghiệp v.v...
- Phòng Kế toán: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã theo dõi thu – chi các chế độ của người lao động, chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp BHXH một lần.
- Phòng Cấp thẻ: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã kiểm tra, nhập những dữ liệu vào chương trình phần mềm, theo dõi quá trình người lao động làm việc tham gia BHXH, BHYT; cấp sổ, thẻ BHXH tờ bìa cho người lao động mới tham gia và in sổ BHXH tờ rời trong quá trình làm việc của người lao động, chốt sổ BHXH khi người lao động nghỉ việc để giải quyết các chế độ theo quy định của pháp luật. In và cấp thẻ BHYT cho người tham gia BHYT (kể cả các đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT) như: trẻ em, người già từ 80 tuổi trở lên, người tàn tật, người bị ảnh hưởng chất độc, người có công cách mạng và thân nhân người có công, người nghèo, cựu chiến binh.
- Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý và tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc hệ thống BHXH thị xã theo quy định.
- Phòng Hành chính Tổng hợp: có chức năng giúp Giám đốc BHXH thị xã quản lý công tác hành chính, quản trị và tuyên truyền.
4.1.3. Công tác tiếp nhận và trả hồ sơ
Bảo hiểm xã hội thị xã bắt đầu triển khai thực hiện tiếp nhận và trả hồ sơ theo mô hình một cửa kể từ tháng 02/2012. Với số lượng bình quân một ngày Bảo hiểm xã hội thị xã: tiếp nhận 58 hồ sơ và trả 49 hồ sơ các loại. Bình quân mỗi ngày Bảo hiểm xã hội thị xã giao dịch với số lượng khách hàng: bộ phận tiếp nhận 25 khách hàng và bộ phận trả 18 khách hàng.
Trên đây là số bình quân, nhưng trong đó có những ngày trong tháng có số hồ sơ tiếp nhận gần đến 90 hồ sơ/ngày và số lượt khách hàng đến giao dịch gần đến 50 lượt khách/ngày. Như vậy, qua đó thấy được áp lực rất lớn đối với bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ, vào những ngày đông số lượng khách hàng gấp hơn 2 lần/ ngày bình thường.
Trên đây là đặc thù của dịch vụ hành chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội, số khách hàng không trải đều các ngày trong tháng, mà thường đột biến một số ngày trong tháng. Mặc dù vậy, cán bộ tiếp nhận và trả hồ sơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, do có sự chuẩn bị trước tâm lý và tinh thần phục vụ (thể hiện qua bảng số liệu phía dưới).
Bảng 4.1. Tổng hợp số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả (Đơn vị tính: số hồ sơ)
Số hồ sơ tiếp nhận | Số hồ sơ trả | Ghi chú | |
2012 | 9.341 | 9.073 | |
2013 | 7.060 | 6.859 | |
2014 | 7.361 | 7.339 | |
2015 | 9.367 | 9.273 | Tính đến tháng 10/2015 |
(Nguồn: Báo cáo của BHXH.TXAN, tháng 10/2015)
Bảng 4.2. Tổng hợp số lượt khách hàng đến giao dịch (Đơn vị: số lượt người)
Số khách hàng đến nộp hồ sơ | Số khách hàng đến nhận hồ sơ | Ghi chú | |
2013 | 3.385 | 2.880 | |
2014 | 3.533 | 3.082 | |
2015 | 4.496 | 3.894 | Tính đến tháng 10/2015 |
(Nguồn: Báo cáo của BHXH.TXAN, tháng 10/2015)
4.1.4. Đánh giá chung về dịch vụ bảo hiểm và cải cách hành chính tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn.
Đội ngũ cán bộ, viên chức của BHXH thị xã có nhiều chuyển biến tích cực hơn trong công việc chuyên môn. Tác phong, lề lối làm việc có tính chuyên nghiệp hơn, cách giao tiếp với các tổ chức, công dân có tiến bộ hơn, văn minh nơi công sở được phát huy làm nâng cao hình ảnh cơ quan trong cách nhìn của mọi người. Bên cạnh đó cũng còn vài trường hợp cán bộ, viên chức chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chưa thật sự phát huy tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo trong việc giải quyết các công việc liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho các tổ chức, công dân dẫn đến vẫn còn hồ sơ trễ hạn.
Qua đánh giá chung về công tác cải cách thủ tục hành chính trong những năm thực hiện phần nào đạt được nhiều kết quả tốt hơn so với những năm trước đây. Tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn vẫn còn nhưng có giảm dần qua các năm. Thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính so với trước đó đã giảm tuỳ theo loại hồ sơ. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp giải quyết hồ sơ còn chậm so với quy định, nguyên nhân của việc chậm trễ này thường do: khối lượng hồ sơ ngày càng tăng nhiều, khả năng của một số cán bộ chuyên môn còn hạn chế dẫn đến việc giải quyết không kịp; bên cạnh đó cũng có một số hồ sơ do có tính chất phức tạp; hay do hồ sơ nộp chưa đúng thủ tục, phải bổ sung nhiều lần.
Qua quá trình thực hiện thu được một số kết quả như sau:
- Công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên.
- Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
- Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có năng lực, trình độ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ.
4.2. Kết quả thống kê mô tả về mẫu khảo sát
4.2.1. Giới tính
Kết quả cho thấy số lượng nữ được phỏng vấn chiếm số lượng nhiều hơn nam, từ đó cho thấy nữ giới tham gia trong công tác giao dịch BHXH nhiều hơn nam giới trong thời gian khảo sát.
Bảng 4.3. Giới tính
Số lượng | Tỉ lệ % | |
Nam | 53 | 33.1 |
Nữ | 107 | 66.9 |
Tổng cộng | 160 | 100.0 |
(Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của tác giả 7/2016)
4.2.2. Nhóm tuổi
Đối tượng khách hàng tham gia giao dịch với cơ quan BHXH thị xã tập trung ở độ tuổi 25 đến 34, chiếm 51.3% và là độ tuổi có tỷ lệ chiếm ưu thế hơn so với các nhóm tuổi khác; những người độ tuổi từ 35 đến 44 chiếm 28.1%. Có thể nói công việc về BHXH cần người trẻ tuổi và có kinh nghiệm công tác.
Bảng 4.4. Nhóm tuổi
Số lượng | Tỉ lệ % | |
Nhỏ hơn 25 tuổi | 17 | 10.6 |
Độ tuổi từ 25 đến 34 | 82 | 51.3 |
Độ tuổi từ 35 đến 44 | 45 | 28.1 |
Từ 45 trở lên | 16 | 10.0 |
Tổng cộng | 160 | 100.0 |
(Nguồn : Khảo sát và tổng hợp của tác giả 7/2016)