Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 2


- Nguyễn Thu Thùy Trang (2009), “Giải pháp phát triển Bancassurance ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học sinh viên 2009, số 11.

Tuy nhiên, các bài báo và đề tài nghiên cứu khoa học trên chỉ mới giải quyết vấn đề ở một mặt nào đó, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá toàn diện thực trạng mô hình Bancassurance được vận dụng như thế nào. Do đó đề tài này không trùng lặp với các đề tài trước đây.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích và đánh giá khách quan về thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, khóa luận đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện mô hình dịch vụ Bancassurance tại Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về Bancassurance và những điều kiện cần và đủ để triển khai Bancassurance.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển mô hình dịch vụ Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình Bancassurance tại Việt Nam.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào đánh giá thực trạng triển khai mô hình Bancassurance tại Việt Nam. Đồng thời khóa luận cũng nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phát triển mô hình này trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 2


Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian: khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngoài ra còn tại một số thị trường bảo hiểm của các quốc gia khác.

Về mặt thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển mô hình Bancassurance tại thị trường Việt Nam từ những năm 1993 đến nay.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của khóa luận dựa trên phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp nghiên cứu khác như tổng hợp, thống kê, phân tích định tính, định lượng, so sánh và sử dụng một số tài liệu minh họa. Các số liệu và dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy bao gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính… Ngoài ra, khóa luận cũng tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu có trước, từ báo chí và các nguồn khác được khai thác trên mạng Internet.

7. Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần Mờ đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, biểu đồ và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về mô hình Bancassurance.

Chương 2: Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình Bancassurance tại Việt Nam.

Mô hình Bancassurance tại Việt Nam còn chưa phát triển mạnh mẽ và còn

khá mới mẻ, nên những ý kiến đề xuất của tác giả chỉ dựa trên nghiên cứu qua


các tài liệu, báo chí nên hạn chế phần nào tính cụ thể, thực tế của khóa luận tốt nghiệp. Những kiến nghị tác giả đưa ra chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa đáp ứng được yêu cầu của người đọc, vì vậy tác giả mong được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn đọc.

Quá trình thực hiện khóa luận tác giả gặp rất nhiều khó khăn, song được sự giúp đỡ tận tình của Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học Ngoại Thương, đặc biệt là của giảng viên ThS. Nguyễn Thị Hiền luôn quan tâm hướng dẫn chỉ bảo một cách chu đáo và thiết thực, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BANCASSURANCE‌‌


I- TỔNG QUAN VỀ BANCASSURANCE

1. Nguồn gốc ra đời và phát triển Bancassurane

Đầu thập niên 70, ACM (Assurances du Crédit Mutuel) Vie et IARD (life and general insurance - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ hoặc có thể dịch là Công ty BH Hỗn hợp (composite)) đã chính thức được phép đi vào hoạt động - một bước ngoặt trong lịch sử ngành bảo hiểm. Ý tưởng của công ty này là nhằm tránh việc phải sử dụng đơn vị trung gian bảo hiểm khoản cho vay và tự bảo hiểm cho các khách hàng có giao dịch ngân hàng với mình. Đây chính là tiền thân của một hoạt động mà 15 năm sau được gọi với tên "Bancassurance".

Khái niệm này bao hàm hoạt động triển khai cả sản phẩm bảo hiểm từ phía các ngân hàng. Một cách đơn giản, Bancassurance chính là các sản phẩm và cả dịch vụ bảo hiểm do ngân hàng cung ứng, hoặc được cung ứng qua ngân hàng. Bancassurane ra đời như là một kết quả tất yếu của hàng loạt các yếu tố kinh tế xã hội.

Như chúng ta đã biết, bắt đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, nền kinh tế của các nước phát triển đã có sự thay đổi rất lớn, mà biểu hiện rõ nhất là sự thay đổi thường xuyên của lãi suất. Chẳng hạn như ở nước Mỹ, trước những năm 1970, lãi suất trong nền kinh tế tương đối ổn định, thì đến năm 1971 trở về sau, lãi suất đã biến động rất lớn, thậm chí biến động rất nhiều trong một năm. Từ sự biến động lãi suất đó, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống có các yếu tố tính phí cố định không còn phù hợp ở cả dưới góc độ khách hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ. Bởi xét về phía công ty bảo hiểm nhân thọ, khi lãi suất luôn luôn biến động, để đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận, cũng như chi trả cho khách hàng tham


gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sử dụng lãi suất kỹ thuật tính phí khá thận trọng, phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm luôn có xu hướng tăng lên. Mặt khác, việc áp dụng lãi suất tính phí cố định cao, các công ty bảo hiểm phải chịu những rủi ro khi lãi suất hạ xuống quá thấp. Trong khi đó, xét từ phía khách hàng, lãi suất biến động ảnh hưởng nhiều đến khả năng mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của họ, vì họ không còn ưa thích các sản phẩm truyền thống với lãi suất cố định, họ muốn nhận được nhiều hơn khi lãi suất thị trường tăng. Hơn nữa từ những năm 70, do nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện cùng những tiến bộ của y học, mà tuổi thọ bình quân của người dân được nâng lên đáng kể. Do vậy họ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố đầu tư của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, một yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất ngân hàng.

Từ những lý do trên, để cùng nhau san sẻ những rủi ro cũng như cùng nhau hưởng lợi nhuận từ biến động lãi suất, một loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới ra đời, với sự kết hợp giữa ngân hàng – bảo hiểm đã giải quyết được phần nào những hạn chế của các sản phẩm truyền thống. Ngoài ra, việc các công ty bảo hiểm mong muốn đa dạng hóa các kênh phân phối để giảm rủi ro do phụ thuộc quá lớn vào kênh phân phối truyền thống (qua đại lý) cũng là một nguyên nhân đóng góp vào sự ra đời của Bancassurance.

Với những tác động tích cực nhằm thu lợi nhuận, củng cố lòng trung thành của khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, mô hình Bancassurance đã đạt được rất nhiều thành công ở nhiều quốc gia, bằng chứng là công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng lần đầu tiên được thành lập tại Pháp vào giữa những năm 1980 của thế kỷ 20 với việc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đến đầu năm 1990, thế giới chứng kiến sự xâm nhập chính thức đầu tiên của các công ty này vào lĩnh vực kình doanh bảo hiểm phi nhân thọ, cũng ở thị trường Pháp. Các công ty

bảo hiểm trực thuộc ngân hàng đã chứng minh sự thành công rất mạnh trong


hoạt động kinh doanh, và chiếm ưu thế hơn cả với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể là phí bảo hiểm kinh doanh thu qua kênh phân phối tại các ngân hàng tăng từ 37% trong năm 1990 đến 64% trong năm 2006. Phí bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng lên rõ rệt.

Các ngân hàng hiện đang áp dụng khá thành công mô hình Bancassurance trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, điều này tạo đà cho các sản phẩm, dịch vụ khác ra đời và phát triển. Sự đổi mới các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm phi chuẩn như hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hợp đồng bảo hiểm tài sản… vừa mới được đưa ra, điều này phụ thuộc vào nhân khẩu của từng vùng miền, từng quốc gia. Với những thay đổi tích cực trong chính sách thuế và quy tắc, điều lệ đã giúp cho Bancassurance tại Pháp giữ vững được thị phần của nó trên thị trường bảo hiểm. Những sản phẩm và dịch vụ mới được thiết kế cho khách hàng đang tạo nên những cơ hội mới giúp cho Bancassurance ngày càng phát triển.

Tuy xuất hiện đầu tiên ở Pháp nhưng mô hình Bancassurance lại phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và các nước châu Âu khác, đặc biệt trong số đó có Tây Ban Nha và Áo là hai quốc gia có mô hình Bancassurance phát triển hơn cả. Bancassurance là một kênh phân phối chính tại châu Âu, theo tính toán thực tế thì có trên 60% phí bảo hiểm nhân thọ cá nhân ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và hơn 50% ở Bỉ. Các quốc gia khác như Anh và Đức, mô hình Bancassurance chưa được phát triển như mong đợi. Ở châu Á, mô hình Bancassurance cũng đang hình thành và phát triển tại các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông…

Như vậy, với khung pháp lý thuận lợi, hệ thống ngân hàng phát triển, sản phẩm tài chính giản đơn nhưng đầy sáng tạo, và mối quan hệ mật thiết, gắn kết


giữa các ngân hàng – ngân hàng, ngân hàng – bảo hiểm đã giúp cho Bancassurance ngày càng phát triển hơn.

2. Khái niệm về Bancassurance:

2.1. Định nghĩa

Bancassurance là một khái niệm đã được phổ biến rộng rãi bởi thành công của hoạt động này tại thị trường Châu Âu và không phải là một khái niệm mới đối với thị trường châu Á. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Bancassurance:

- Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”.

- Bancassurance là việc “các ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng”.

- Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng”.

Từ các định nghĩa trên thì Bancassurance (banca + assurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng. Một cách tổng quát, mô hình Bancassurance có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Chẳng hạn, ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho những người vay tiền để mua ôtô… Cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài

chính, ngân hàng (Assurbanking).


2.2. Đặc điểm và phạm vi áp dụng mô hình Bancassurance

2.2.1. Đặc điểm của Bancassurance

Tuy ra đời muộn nhưng Bancassurance đã cho thấy sự vượt trội về các ưu điểm và năng lực cạnh tranh so với kênh phân phối bảo hiểm truyền thống. Với những đặc điểm nổi bật dưới đây, có thể thấy sự liên kết này sẽ góp phần phát triển, phân phối các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm một cách hiệu quả nhất.

Kênh phân phối rộng, hiệu quả và có uy tín

Bancassurance được biết tới dưới dạng hoạt động của những mô hình liên kết ngân hàng và bảo hiểm. Mô hình này cho ra những sản phẩm có thể là do công ty bảo hiểm thiết kế, hoặc có thể là do bảo hiểm kết hợp với ngân hàng thiết kế trên cơ sở hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, và tất cả các sản phẩm này đều được bán qua mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng. Từ đó tạo khả năng cung cấp sản phẩm Bancassurance một cách tiết kiệm và tiện lợi. Từ việc có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả, Bancassurance sẽ tạo được sự tin tưởng và gắn bó của khách hàng đối với ngân hàng cũng như đối với liên kết ngân hàng – bảo hiểm.

Đặc điểm hiệu quả cũng xuất phát từ chính đặc điểm của hoạt động ngân hàng. Với mạng lưới ngân hàng dày đặc và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng là một định chế tài chính quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng được tất cả nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều này cũng sẽ tác động tích cực tới hoạt động Bancassurance.

Mặt khác, uy tín của kênh Bancassurance thể hiện ở chỗ khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng sẽ có cảm giác tin tưởng hơn so với mua bảo hiểm tại các đại lý bán bảo hiểm nhờ vào tên tuổi, thương hiệu và uy tín của ngân hàng mà khách hàng đã biết từ trước. Các ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới thị trường

và đã gây dựng được hình ảnh tốt với các khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023