Khái Niệm Doanh Nghiệp Và Chế Tài Xử Phạt Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội



Tỷ lệ đơn vị nợ


đọng BHXH

1.3. Khái niệm doanh nghiệp và chế tài xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội

1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp

1.3.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, m i định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định.

Xét theo quan điểm luật pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi

Xét theo quan điểm chức năng:

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 5

Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M. Francois Peroux).

Xét theo quan điểm phát triển:

Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D. Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992)

Xét theo quan điểm hệ thống:

Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng " doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục


tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.

Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các định nghĩa về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:

* Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính.

* Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.

* Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.

* Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được.

Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996; một số khái niệm cơ bản về doanh nghiệp được thống nhất như sau:


DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

DN thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trên thực tế, khái niệm DN được dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có tư cách pháp nhân.

1.3.1.2. Loại hình doanh nghiệp

Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp là:

1. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation)

2. Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).

3. Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).

Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp:

1. Công ty TNHH bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

2. Công ty cổ phần là DN trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân có cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.

3. Công ty hợp danh là DN trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

4. DN tư nhân là một loại DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. DN tư nhân không


được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. M i cá nhân chỉ được quyền thành lập một DN tư nhân.

5. DN nhà nước là là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

6. Nhóm công ty là tập hợp công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác.

7. DN có vốn đầu tư nước ngoài là DN do nhà đầu tư từ nước ngoài thành lập để thực hiện đầu tư tại Việt Nam hoặc DN Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

8. DN công nghiệp là DN trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp. [30]

Căn cứ vào chế độ trách nhiệm:

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn:

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp


danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn:

Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại.

Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.

Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư – thành viên/chủ sở hữu công ty.

1.3.2. Chế tài xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự... Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài). Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hoá.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự...


Như vậy, khái niệm chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự.

Chế tài xử phạt nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:


Nộp tiền lãi chậm đóng BHXH

Sơ đồ 1.1. Chế tài xử phạt đối với người SDLĐ nợ tiền BHXH


Phạt vi phạm hành chính


Trích tài khoản để nộp tiền nợ và lãi

Chế tài đối với SDLĐ nợ BHXH

Công đoàn khởi kiện

Xử lý hình sự


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo Điều 122 Luật BHXH 2014 thì “Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Như vậy các hình thức xử lý vi phạm phạm luật về BHXH được phân thành các cấp độ từ nhẹ đến nặng bao gồm:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.


Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tùy vào từng hành vi vi phạm pháp luật về BHXH mà mức xử phạt sẽ khác nhau, cao nhất lên tới 1 triệu đồng với người lao động; đối với người sử dụng lao động lên tới 75 triệu đồng hoặc lên tới 3 triệu đồng khi vi phạm với m i người lao động.

Về các biện pháp khắc phục hậu quả: Tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP cũng quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả: buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định; buộc đóng số tiền lãi của sổ BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ BHXH; buộc trả đủ chế độ BHXH, buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng quỹ BHXH sai mục đích... về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Điều 121 Luật BHXH 2014 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thẩm quyền xử phạt thuộc về:

- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật Xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Giám đốc BHXH cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng nhưng không quá 250.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.


Ngoài ra tại khoản 2 điều 121 Luật BHXH 2014 cũng cho biết: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.

Thêm nữa tại Điều 36, 37 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn được trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thanh tra lao động.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: khi phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật về BHXH cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục sau: Phát hiện và lập biên bản; xác minh tình tiết của vụ việc; chuyển hồ sơ nếu thấy có dấu hiệu tội phạm; ra quyết định xử phạt; thi hành quyết định xử phạt.

Thứ hai, bồi thường thiệt hại.

Điều 122 Luật BHXH 2014 quy định: “Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần được phát sinh do l i cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức.

Thẩm quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được trao cho Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền tại nơi cư trú (nơi đăng ký trụ sở chính) của người bị yêu cầu hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Thủ tục yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại: theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2014, cá nhân tổ chức cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp yêu cầu giải quyết việc dân sự có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cùng với đơn yêu cầu phải gửi kèm các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau: tiến hành thủ tục thụ lý vụ việc thuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023