mềm vẫn còn một số tồn tại như sau:
Tốc độ xử lý của phần mềm quá chậm. Mỗi thao tác mất nhiều thời gian. Đặc biệt là thao tác như tổng hợp số dư, tổng số chi, tổng hợp dữ liệu báo cáo...nhận dữ liệu BHTN từ phần mềm chính sách, mỗi đợt mất 1 giờ đồng hồ, mỗi tháng thường nhận dữ liệu 15-16 đợt dữ liệu.
Xây dựng chưa đầy đủ hết hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động ngành. Khi vận hành hay gặp sự cố về thuật toán làm số liệu kế toán thay đổi mất nhiều thời gian để tìm ra nguyên nhân lệch số liệu cũng như khắc phục lỗi do phần mềm gây ra
Tiểu kết chương 2
Tại chương 2, tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán thu chi,Thực trạng tổ chức bộ máy tại xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Các nội dung được trình bày bao gồm:
- Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
- Quy trình quản lý tài chính thu chi tại BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên thông qua quy trình quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên: Thực trạng thu,Thực trạng chi, Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Chung Về Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên
- Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Máy
- Quy Trình Luân Chuyển Chi Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội
- Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên - 11
- Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Thông qua những nội dung này, tác giả sẽ thực hiện đánh giá về kết quả đạt được, những tồn tại và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các thực trạng ở BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ở chương 3.
Chương 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU - CHI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TIÊN LỮ TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Định hướng về phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quan điểm phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
3.1.1. Định hướng phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngày 26/5/1997 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 15/CT-TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện chế độ BHXH đã chỉ rõ: “BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [12]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng, thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ thất nghiệp... Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với NLĐ thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh”. Theo đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, Đảng ta đã xác định: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BH và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BH cho mọi NLĐ, mọi tầng lớp nhân dân”. [10]
Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới và trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, BHXH cần tiếp tục có những đổi mới cả về giác độ hoạch định chính sách và giác ngộ thực thi chính sách. Đảng ta đã chỉ rõ, đẩy mạnh CNH-HĐH và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp... phát triển
hệ thống an sinh xã hội ...” [11, tr.187]. Điều này cũng là một trong những định hướng chiến lược của Đảng ta, đó là: " Tiếp tục hoàn chỉnh thể thế thị trường lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức BHXH và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ BHTN..." [11, trang 216].
Sự phát triển của sự nghiệp BHXH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của nền kinh tế, do vậy chương trình phát triển ngành BHXH Việt Nam phải được xây dựng trên cơ sở chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như của mỗi địa phương. Vì vậy, chương trình phát triển ngành BHXH Việt Nam theo Quyết định 146/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 01 năm 2016 Phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
- Hoàn thiện mô hình quản lý bảo hiểm xã hội hiện đại, phù hợp với xu hướng thế giới, bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu học và phục vụ tốt hơn nhu cầu tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động, người sử dụng lao động;
- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với điều ước quốc tế về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tương đồng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Đưa các mối quan hệ quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các hiệp hội, Tổ chức an sinh xã hội khu vực trên thế giới, Châu Âu (EU), Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi;
- Tất cả công dân Việt Nam, bao gồm các công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài được đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ và thuận lợi.
- Xây dựng hệ thống pháp luật chính sách BHXH áp dụng với mọi người lao động trong các thành phần kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà
nước, tạo thành một mạng lưới an toàn xã hội rộng khắp để đảm bảo ổn định cuộc sống cho mọi đối tượng, phát triển và mở rộng hơn nữa phạm vi BHXH.
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp tới mọi NLĐ trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Từng bước hiện đại hóa phương tiện quản lý của ngành, hòa nhập với xu thế quản lý thu, chi BHXH của các nước tiên tiến trên thế giới. Bộ máy quản lý cần tinh giản, gọn nhẹ, đa chức năng.
- Cán bộ, công chức, viên chức của ngành cần được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bản và hệ thống về chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như nhận thức tư tưởng, đạo đức, thấm nhuần sâu sắc quan điểm phục vụ NLĐ. Làm tốt công tác cán bộ từ khâu đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đến khâu đãi ngộ để phát huy hết năng lực, sở trường của họ.
- Thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất, không thành lập, chia tách nhỏ các quỹ thành phần, để tạo ra một quỹ tài chính mạnh, tăng khả năng chi trả và cân đối quỹ.
- Mở rộng mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan BHXH với các cơ quan hữu quan, với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác, học hỏi giữa BHXH Việt nam với các tổ chức BHXH, An sinh xã hội quốc tế, hội nhập với các nước trong khu vực.
3.1.2. Quan điểm phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Nằm trong hệ thống ngành BHXH, tổ chức hành chính tỉnh Hưng Yên cho nên việc phát triển BHXH phải đồng bộ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện Tiên Lữ. Quan điểm phát triển của BHXH huyện Tiên Lữ tập trung chủ yếu vào những hướng sau đã được cụ thể hóa tại Chỉ thị số 28-CT/HU về chỉ thị của Ban thường vụ huyện Tiên Lữ về việc thực
hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW tại hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành trung ương lần thứ XII về việc cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội; kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2019 về Kế hoạch Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 2020-2025 trên địa bàn huyện Tiên Lữ .
Theo Chỉ thị 28-CT/HU phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện phấn đấu có 35,2% tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, 32,4 % tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, 2% tham gia Bảo hiêm xã hội tự nguyện và 97,5% dân số tham gia Bảo hiểm y tế. Về quan điểm và mục tiêu của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu với huyện ủy, HĐND, UBND định hướng để đạt được mục tiêu theo Chỉ thị số 28/-CT/HU
- Quản lý được tất cả các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH, BH thất nghiệp; đồng thời ngày càng mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nhằm tăng trường nguồn thu, đảm bảo cho quỹ BHXH được phát triển bền vững.
- Quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng BHXH và các khoản chi trả BHXH, đảm bảo các khoản chi đúng, đủ, kịp thời. Thực hiện tốt chính sách BHXH áp dụng với mọi NLĐ trong các thành phần kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội và ổn định cuộc sống cho mọi NLĐ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện BHXH tại các cơ sở. Tổ chức tuyên truyền về chế độ, chính sách tới mọi người lao động.
- Tăng cường phương tiện quản lý nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức BHXH nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chế độ BHXH với mọi NLĐ.
- Từng bước hiện đại hóa phương tiện quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ thu, chi BHXH, giải quyết chính sách, công tác hồ sơ, cấp và quản lý sổ BHXH...
- Cải tiến công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, hồ sơ giải quyết chế độ chính sách theo hướng cải cách hành chính, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ.
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thu - chi tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thu chi, tổ chức bộ máy kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
Kế toán thu – chi tại BHXH huyện là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính của BHXH huyện. Hoàn thiện kế toán thu – chi BHXH tại BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên sẽ đảm bảo cho công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý quỹ BHXH nói riêng diễn ra một cách thông suốt, đáp ứng yêu cầu quản lý trong nền kinh tế.
Để việc hoàn thiện kế toán thu – chi tại cơ quan BHXH hiện nay có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao, việc hoàn thiện phải đảm bảo:
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phải dựa trên các quy định, hướng dẫn của Bộ Tài Chính và các văn bản hướng dẫn riêng đặc trưng của ngành. Các bảng biểu, sổ sách, chứng từ được lập và ghi chép phải đúng quy định.
- Việc hoàn thiện kế toán thu – chi phải phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành và đặc điểm về cơ sở hạ tầng, nhân sự và các điều kiện khách quan khác của cơ quan bởi mỗi đơn vị, một cơ quan đều có một đặc thù riêng nhất định về các cơ chế hoạt động. Do vậy, việc hoàn thiện phải gắn liền với thực tiễn mới đạt hiệu quả cao.
- Việc hoàn thiện phải đáp ứng được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Nhiệm vụ của kế toán là cung cấp các thông tin kinh tế đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người quản lý trực tiếp và các đối tượng có liên quan, đây là yếu tố quan trọng giúp người quản lý nắm rõ tình hình các hoạt động của mình và đưa ra các hướng giải quyết hiệu quả, vì vậy việc hoàn thiện phải chú trọng đến yêu cầu này.
- Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm và giải quyết được mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Mục đích của việc hoàn thiện là phải đảm bảo cho hoạt động của cơ quan sau khi hoàn thiện trở nên hiệu quả hơn, tốt đẹp hơn vì vậy nếu việc hoàn thiện mà không thu được lợi ích gì gây lãng phí về thời gian và tốn kém chi phí thì việc hoàn thiện là không cần thiết.
Ngoài ra, hoàn thiện cũng phải tính đến các chi phí bỏ ra, nếu việc hoàn thiện cho hiệu quả công việc không thể bù đắp nổi chi phí bỏ ra thì đây là một cuộc phương án đầu tư không có lợi và không nên lựa chọn, hoặc nếu việc hoàn thiện tốn kém chi phí ngoài khả năng cho phép của cơ quan thì cũng không được tính đến.
- Quá trình hoàn thiện phải tính đến trình độ và các nhân tố vốn có của cơ quan. Như hiện tại, với thực trạng cơ quan số lượng lao động ít, hơn nữa đặc trưng trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong cơ quan là chuyên về việc giải quyết các chế độ BHXH, vì vậy nếu hoàn thiện mà nói đến việc thay đổi, đáp ứng nhận vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không hợp lý.
- Hoàn thiện kế toán thu – chi trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại.Ứng dụng CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán. Việc ứng dụng CNTT hiện đại sẽ thay thế các công việc mang tính thủ công, rút gọn thời gian, nâng cao tính chính xác, tạo sự liên kết, trao đổi thuận tiện dữ liệu thông tin giữa các bộ phận. Chính vì vậy, hoàn thiện kế toán trên cơ sở ứng dụng CNTT hiện đại là một yêu cầu tất yếu đối với BHXH huyện Tiên Lữ.
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán thu chi, tổ chức bộ máy kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
- Công tác kế toán và hoàn thiện công tác kế toán tại BHXH huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên phải được sự đồng ý của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên, sư quan tâm của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ và được sự đồng thuận của các bộ phận chuyên môn Bảo hiểm xã hội huyện
.....