Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Và Một Số Quyền Lợi Vật Chất Khác

Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Vò, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;

Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;

Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;

Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;

Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;

Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;

Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;

Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;

Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;

Các huyện còn lại thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - 6

Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;

Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;

Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;

Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;

Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;

Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;

Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;

Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;

Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

* Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);

Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;

Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;

Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;

Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;

Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;

Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;

Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;

Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;

Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;

Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;

Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;

Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;

Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;

Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;

Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;

Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;

Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;

Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;

Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;

Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;

Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;

Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;

Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;

Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;

Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;

Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;

Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;

Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;

Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;

Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;

Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;

Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;

Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

* Mức 1.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV, bao gồm các địa bàn còn lại chưa liệt kê ở ba địa bàn trên.

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định 70 là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận tiền lương trả cho NLĐ.

Mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định 70.

Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do DN xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

Có thể thấy, mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện nay đối với NLĐ nói chung là thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của NLĐ. Theo kinh tế chính trị học Mác Lê nin, lương của NLĐ phải đủ nuôi sống bản thân, gia đình (để có thế hệ lao động tiếp theo), có thể có tiền để đầu tư nâng cao nghiệp vụ, và nếu hơn nữa còn có tiền để tích lũy. Tuy nhiên, với mức lương như hiện nay, NLĐ khó có thể đủ để chi trả cho cuộc sống trong tình trạng giá cả các mặt hàng sinh hoạt ở nước ta liên tục leo thang, tình trạng lạm phát khó kiểm soát, đồng tiền ngày càng mất giá. Tiền lương thực tế của NLĐ đang càng ngày càng thấp đi. Ngoài ra, công tác tiền lương theo quy định với DNNN chưa tạo được động lực phấn đấu cho NLĐ, nhiều DN chưa áp dụng được hình thức và phương pháp trả lương sát với năng suất lao động. Tại nhiều DN, hệ thống đánh giá thành tích của NLĐ quá đơn giản chưa cung cấp thông tin chính xác để tính trả lương theo thành tích. Công tác đánh giá thành tích còn mang nặng tính hình thức và phong trào, chưa phản ánh được đầy đủ đóng góp của nhân viên, do đó triệt tiêu nỗ lực thể hiện năng lực của nhân viên.

Khó khăn trong công tác cải cách tiền lương tại các DN sau CPH được thể hiện như sau:

- Khó khăn trong xây dựng các chức danh và mô tả công việc. Cùng với tiến trình CPH, các DN tiến hành cải tổ lại bộ máy tổ chức, sắp xếp lại nhân sự, quy trình nghiệp vụ. Đa số các DN cho biết bước đầu đã triển khai xây dựng mô tả công việc, tuy nhiên, công tác này còn có nhiều bất cập, mô tả công việc xây dựng xong ít được sử dụng.

- Khó khăn trong xác định giá trị công việc để xây dựng các thang bậc lương theo chức danh (hay một số DN gọi là lương cơ bản). Sự nhầm lẫn thường gặp là đánh đồng định mức lương cho cá nhân và định giá trị và mức lương cho chức danh. Nhiều DN thiếu công cụ, thiếu phương pháp và kỹ năng triển khai, trong khi vẫn chưa loại bỏ được tâm lý chờ văn bản hướng dẫn chi tiết của cấp trên hay Nhà nước để triển khai.

- Khó khăn trong xây dựng chính sách lương. Vấn đề đặt ra là khi nào thì trả lương theo chức danh, khi nào trả lương theo năng suất, tỷ lệ phần lương “cứng”, lương “mềm”, sử dụng kết quả đánh giá thành tích thế nào trong tính lương? Vấn đề bằng cấp, thâm niên, tuổi tác, giới tính... trong hệ thống lương mới? Quan hệ giữa chính sách tiền lương và chính sách nhân sự khác của DN? Mức độ cá nhân hoá ra sao? Chính sách lương hướng tới tinh thần làm việc theo ê kíp hay theo nỗ lực cá nhân? Trả lương cao hay thấp? Khi nào trả cao khi nào trả thấp? Trả cao cho ai và trả thấp cho ai? Trả lương hình thức phúc lợi tập thể hay thu nhập cá nhân? Trả bằng tiền hay hiện vật?...

- Khó khăn trong xác định bằng lương bảo hiểm xã hội mới. Thực tế cho thấy, hệ thống lương mới thường có mức lương cơ bản cao hơn rất nhiều so với trước đây do hệ thống mới chỉ tính lương “một vòng” thay vì nhiều vòng trước đây. Vậy xác định hệ số và mức lương đóng bảo hiểm xã hội thế nào cho đúng luật và phù hợp với hệ thống mới, không làm gia tăng chi phí cho DN là những vấn đề thường được đề cập nhất.

- Khó khăn trong bổ nhiệm lại nhân viên vào các ngạch bậc lương mới. Việc bố trí lại lao động hậu CPH là công việc quan trọng. Đi đôi với nó là việc bổ nhiệm lại các cá nhân vào các ngạch bậc lương mới cho phù hợp với công việc. Thêm vào đó, xuất phát từ sự khác nhau giữa chính sách tiền lương trước đây và chính sách tiền lương mới về các tiêu chí thâm niên và bằng cấp, DN gặp khó khăn trong sắp xếp lại các ngạch và bậc lương.

Qua phân tích thấy nổi lên một số điểm bất cập còn tồn tại trong cơ chế cải cách tiền lương tại các DNNN và DN sau CPH hiện nay như sau:

- Về nguyên tắc DNNN, công ty CP nhà nước được phép tự chủ xây dựng quy chế phân phối tiền lương, đảm bảo không bình quân, cào bằng, phù hợp với thực tiễn, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn áp dụng thang lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP vận dụng chưa đúng và chưa linh hoạt các quy định của Nhà nước về tiền lương…

- Nặng tính bình quân chủ nghĩa do bội số tiền lương thấp. Kể cả đã tự khắc phục bằng hệ số lương “mềm” hay lương kinh doanh thì về cơ bản thang lương xây dựng không dựa trên đánh giá giá trị công việc. Do vậy, dẫn đến tiền lương còn cào bằng giữa lao động quản lý và nhân viên, giữa công việc phức tạp và đơn giản. Điều này phản ánh chưa đúng quan hệ lao động, tiền lương, làm giảm hiệu quả làm việc và là nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám.

- Mức lương thấp, thậm chí phi thị trường, dẫn đến khó tuyển dụng và đàm phán với các ứng viên vào vị trí quản lý đòi hỏi trình độ cao, có kinh nghiệm, nếu không xử lý bằng các cơ chế đặc thù.

- Nguyên tắc xếp bậc lương và thăng tiến tiền lương chủ yếu dựa trên thâm niên và bằng cấp mà chưa dựa trên đánh giá năng lực hiệu quả kinh doanh, công việc hoàn thành trong thực tế. Nếu có đánh giá thì cũng còn hết sức đơn giản, mang tính hình thức, dĩ hòa vi quý.

- Tổ chức phân công và mô tả công việc chưa hợp lý, dẫn đến không rò ràng trách nhiệm trong công việc, gây khó khăn trong đánh giá giá trị từng vị trí, chức danh và hiệu quả công việc.

- Chưa vận dụng được các phương pháp và kỹ năng quản trị nhân sự hiện đại vào thực tiễn nên còn nhiều lúng túng trong xử lý các vấn đề trên. Hơn nữa lãnh đạo chưa quyết liệt cải tiến cộng với văn hóa dân chủ đồng thuận, nếp nghĩ cũ về công bằng kiểu bao cấp đã tạo ra lực cản không nhỏ để có thể xây dựng chính sách tiền lương cạnh tranh.

2.2.4. Chế độ bảo hiểm xã hội và một số quyền lợi vật chất khác

a) Về chế độ BHXX

Theo quy định tại khoản 4, Điều 48 Nghị định 59 thì NLĐ trong DN CPH được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định hiện hành khi chuyển sang làm việc tại công ty CP Đây là quy định hoàn toàn hợp lý để đảm bảo quyền lợi của NLĐ lúc về già. trên thực tế, các Công ty đã thực hiện chính sách này khá tốt, tại các DNNN CPH, NLĐ trong các Công ty đều được đóng và chi trả BHXH đầy đủ.

b) Một số quyền lợi vật chất khác

- Nếu trong quá trình làm việc NLĐ bị mất việc, thôi việc, NLĐ được hưởng đầy đủ các quyền lợi về trợ cấp thôi việc, mất việc. Mức trợ cấp mất việc, thôi việc được quy định tại Điều 24 Luật Lao động, Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) về hợp đồng lao động

- Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 14, Điều 19 Nghị định 59, đối với công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển

giao cho tổ chức công đoàn tại công ty CP quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể NLĐ trong công ty CP.

- Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của DN, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.

- Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của DN CPH được tính vào giá trị DN và công ty CP tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này DN CPH có trách nhiệm hoàn trả Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho NLĐ đang làm việc ở DN tại thời điểm xác định giá trị DN theo số năm công tác tại DN CPH.

2.2.5. Thực hiện chế độ dân chủ tại DNNN CPH

Tạo điều kiện để NLĐ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ; Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với NLĐ; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho NLĐ và thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ngày 28 tháng 5 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2007/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty CP, công ty trách nhiệm hữu hạn (Gọi tắt là NĐ 87). Để phát huy thực hiện quyền dân chủ ở Công ty, NLĐ trong các DNNN CPH có những quyền sau:

Người quản lý công ty phải công khai cho NLĐ được biết các nội dung sau đây:

Các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp đến NLĐ.

Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, của phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022