Khái Niệm, Tác Động, Chỉ Tiêu Đánh Giá Nợ Đọng Bảo Hiểm Xã Hội


Xây dựng pháp luật BHXH:

Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhà nước của m i nước) xây dựng các văn bản pháp luật về BHXH bao gồm các đạo luật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghị định, quyết định…) và các văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật BHXH.

Định hướng các hoạt động BHXH:

Với chức năng của mình, Nhà nước đề ra các chính sách BHXH nhằm định hướng cho các hoạt động BHXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, bao gồm:

Không phải ngay một lúc, một thời điểm nội dung các chế độ đã được xây dựng đầy đủ mà tuỳ từng thời kỳ, các nội dung này được bổ sung dần dần. Tuy nhiên, bổ sung, sửa đổi như thế nào phải cân nhắc đến tất cả các yếu tố kinh tế – xã hội và có thời kỳ cả yếu tố chính trị nữa. Ở một số nước ban đầu chỉ xây dựng một vài chế độ (chủ yếu là hưu trí và ốm đau) sau đó mới mở rộng dần các chế độ BHXH khác. Việc mở rộng đối tượng, mở rộng nội dung chế độ BHXH và cơ chế thực hiện BHXH là do Nhà nước quy định. Ngoài ra, Nhà nước còn định hướng về mô hình tổ chức hệ thống BHXH. Có những nước, ngoài hệ thống BHXH chính thống của Nhà nước còn có hệ thống BHXH của tư nhân, hệ thống BHXH của một số ngành…

Để hoạt động này có hiệu quả, phục vụ cho các đối tượng thụ hưởng BHXH và góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, Nhà nước ra những quy định về mức đóng, mức hưởng BHXH; quy định trách nhiệm của các bên khi tham gia BHXH; quy định các chế độ và quản lý quỹ BHXH; quy định về kiểm tra, kiểm toán… Ngoài ra, với vai trò là người quản lý xã hội, Nhà nước định hướng đầu tư để tăng trưởng quỹ BHXH (đầu tư vào những lĩnh vực nào, đầu tư như thế nào…). Mặc dù ở nhiều nước, hoạt động đầu tư quỹ BHXH do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò định hướng để đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH.

Quản lý tổ chức hoạt động sự nghiệp BHXH.


Quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là việc quản lý các hoạt động thu- chi BHXH, quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra của BHXH Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thông qua bộ máy của mình và trên cơ sở pháp luật BHXH của m i nước, các cơ quan BHXH tiến hành các nghiệp vụ thu tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp và người lao động (còn gọi là phí BHXH) và triển khai chi trả các trợ cấp cho người thụ hưởng BHXH và các chi phí quản lý khác.

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán – tài chính BHXH theo chính sách tài chính của m i nước.

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 4

Hoạt động BHXH có hai nhóm đối tượng đó là nhóm đối tượng tham gia BHXH và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH. Nhóm đối tượng tham gia BHXH bao gồm các doanh nghiệp và người lao động. Khi tham gia BHXH, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều phải đóng phí BHXH. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, các cơ quan BHXH phải nắm chắc được số lượng các đơn vị tham gia BHXH, những di biến động trên từng địa bàn và trong toàn quốc. Đồng thời, cũng phải có được những thông tin đầy đủ về người lao động để xác định được nguồn thu và dự báo được các khoản chi trong tương lai.

Nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH bao gồm người lao động và gia đình họ (theo quy định của từng nước). Cơ quan BHXH cũng phải có đầy đủ các thông tin về người lao động khi thụ hưởng BHXH để chi đúng, chi đủ cho đối tượng và hạn chế những sự lạm dụng BHXH.

Để quản lý tốt đối tượng các cơ quan BHXH có các công cụ quản lý đó là sổ và mã số BHXH. Trong đó có ghi chép (được mã hóa) các thông tin cần thiết về đối tượng, đặc biệt là đối tượng thụ hưởng BHXH. Hiện nay, các nước đã ứng dụng công nghệ tin học hiện đại để quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH.

Quản lý quỹ BHXH bao gồm quản lý công tác thu BHXH và quản lý công tác chi BHXH, nhằm đảm bảo cho quỹ được an toàn và đảm bảo thu đúng, thu đủ; chi đúng, chi đủ cho đối tượng thụ hưởng BHXH; hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ BHXH.



tư.

Xây dựng chiến lược tăng trưởng quỹ BHXH thông qua các hoạt động đầu


Tham gia vào thị trường tài chính của quốc gia. Đây là một trong những chức

năng quan trọng của cơ quan BHXH. Bởi lẽ các quá trình thu và chi BHXH không diễn ra song trùng và thông thường sự tồn tích của quỹ BHXH rất lớn. Nếu được Nhà nước điều tiết thông qua các chính sách và công cụ tài chính, quỹ BHXH sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định nền tài chính quốc gia.

Tuỳ mô hình của từng nước mà nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về BHXH có khác nhau. Với những nước trao quyền tự chủ cao cho Hội đồng quản trị BHXH thì trong hệ thống sự nghiệp BHXH chức năng thanh tra, kiểm tra rất quan trọng. Đối với những nước có quản lý Nhà nước về BHXH riêng thì chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH của các cơ quan quản lý Nhà nước rất lớn. Tuy nhiên, trong hệ thống BHXH vẫn có chức năng thanh tra kiểm tra của mình nhằm đảm bảo các hoạt động BHXH đúng với các quy định của pháp luật.

Song song với việc hoạch định chính sách BHXH, Nhà nước tổ chức các hoạt động sự nghiệp BHXH. Để các hoạt động này đúng định hướng, với chức năng của mình, Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH theo quy định của pháp luật, xử lý các khiếu kiện, các tranh chấp về BHXH theo luật định.

Trong hoạt động BHXH có các bên liên quan như người lao động, người sử dụng lao động với những lợi ích khác nhau và vì vậy thường có những sự lạm dụng, lợi dụng pháp luật BHXH để trục lợi cho mình. Mặt khác, chính sách BHXH là chính sách phát triển và phức tạp nên trong quá trình thực hiện cả người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH khó tránh khỏi những sai sót. Do đó, thanh tra, kiểm tra các hoạt động BHXH là cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên liên quan thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ.


Nhà nước luôn luôn bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH, nhằm đảm bảo cho BHXH không bị ảnh hưởng trước những biến động về kinh tế và xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính.

1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội

Vai trò của BHXH đối với người lao động:

BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho NLĐ và gia đình họ. Khi tham gia BHXH, NLĐ phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy, thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống. Đồng thời BHXH cũng sẽ tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng.

Vai trò của BHXH đối với xã hội:

Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người SDLĐ và NLĐ là mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người SDLĐ tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH.

BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong m i con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị thế BHXH đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.


BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLĐ; trên giác độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này NLĐ được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.

Vai trò của BHXH đối với nền kinh tế:

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Những rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.

Khi những NLĐ không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy tình hình tài chính của các DN được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.

Khi tham gia BHXH cho NLĐ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của NLĐ trong các DN, làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn r i được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ.


BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.

1.2. Khái niệm, tác động, chỉ tiêu đánh giá nợ đọng bảo hiểm xã hội

1.2.1. Khái niệm nợ đọng bảo hiểm xã hội

Đứng trên góc độ của cơ quan BHXH, “Nợ đọng Bảo hiểm xã hội” là khoản tiền đóng thiếu hoặc chậm đóng của các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động cho các khoản phí của các chế độ BHXH đã được Pháp luật của m i quốc gia quy định. Việc nợ đọng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, sự an toàn của quỹ BHXH và hệ thống an sinh của m i quốc gia.

Nợ đọng BHXH tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo thời gian có nợ đọng BHXH ngắn hạn và nợ đọng BHXH dài hạn. Nợ đọng BHXH ngắn hạn là chậm đóng BHXH dưới 3 tháng so với thời gian quy định; Nợ đọng BHXH dài hạn là chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên so với thời gian quy định. Khi xem xét các loại nợ đọng này cơ quan BHXH sẽ xác định rõ những đơn vị sử dụng lao động nợ dài hạn để tập trung đôn đốc thu, đồng thời xác định những đơn vị SDLĐ thuộc diện nợ khó đòi để kịp thời thông tin phản hồi với các cơ quan chức năng, từ đó, có biện pháp xử lý.

Theo quy mô có nợ BHXH ít (nợ dưới 100 triệu đồng) và nợ BHXH nhiều (nợ trên 100 triệu đồng). Làm rõ loại này, cơ quan chức năng xác định được quy mô nợ của từng đơn vị, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý khác nhau. Trước hết là ưu tiên xử lý các đơn vị nợ BHXH với số tiền nhiều bởi tại những đơn vị đó quyền lợi của người lao động thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Đồng thời, nếu thu hồi được nợ của các đơn vị này sẽ góp phần tích cực trong việc tăng thu cho quỹ BHXH.

1.2.2. Tác động của nợ đọng bảo hiểm xã hội

Theo Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế (ISSA), dù không có thống kê chính thức nhưng tình trạng trốn tránh trong thực hiện trách nhiệm đóng góp nói chung, nợ đọng BHXH riêng liên quan khá chặt chẽ với ý thức tuân thủ pháp luật của cả


NLĐ và người SDLĐ; đồng thời phụ thuộc vào mức đóng góp và những lợi ích mà họ có thể thu được qua hành vi vi phạm này.

Theo ISSA, các hành vi vi phạm, trong đó có việc nợ đọng BHXH tạo ra những tác động tiêu cực, có thể tạo ra những thiệt hại về kinh tế cũng như hậu quả phi kinh tế có liên quan đến các hệ thống, chương trình BHXH cũng như cuộc sống của NLĐ. [1]

Về thiệt hại kinh tế, một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy, việc không tuân thủ nghĩa vụ đóng góp là một vấn đề thực sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Riêng tại các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người ta ước tính những thiệt hại do gian lận đóng góp (bao gồm cả nợ đọng) cao gấp 7 đến 8 lần so với thiệt hại kinh tế gây ra do các hành vi gian lận lợi ích.

Việc không thu được các khoản đóng góp kịp thời, trước hết, có thể làm suy yếu nghiêm trọng tính bền vững kinh tế của các chương trình BHXH. Khi quỹ BHXH không đảm bảo nguồn thu đầu vào, các tính toán về việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia trong tương lai.

Trong ngắn hạn, với các khoản kinh phí đáng ra phải đóng BHXH nhưng được giữ lại, người SDLĐ có thể giảm được chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có lợi thế hơn trong cạnh tranh với các DN tuân thủ nghiêm túc quy định. Điều đó dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những tác động tiêu cực ngày càng tăng đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Về tác động phi kinh tế, tuy nhiên, tác động của hành vi vi phạm này đối với các chương trình an sinh xã hội còn vượt xa chi phí tiền tệ. Cụ thể, tình trạng nợ đọng BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền thụ hưởng BHXH của NLĐ và người phụ thuộc của họ, gây mất niềm tin vào hệ thống an sinh xã hội, tạo ra sự bất ổn tài chính của hệ thống an sinh xã hội, làm suy yếu nguyên tắc công bằng và đoàn kết xã hội…


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ đọng bảo hiểm xã hội

Có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá tình trạng này để có cái nhìn tổng thể về BHXH.

Để đánh giá tình trạng nợ đọng BHXH, sử dụng các chỉ tiêu sau: [46]

(a) Các chỉ tiêu tuyệt đối:

Số tiền nợ BHXH trong kỳ: Là số tiền còn lại của số BHXH phải thu trong kì với số BHXH đã nộp trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối tình trạng số tiền nợ BHXH của từng đơn vị hoặc toàn hệ thống.

Cách tính:

Số tiền nợ

=

BHXH trong kỳ

Số phải thu BHXH trong kỳ

- Số đã nộp BHXH trong kỳ

Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ: Là số đơn vị chưa đóng đủ số tiền BHXH phải thu trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị nợ BHXH của từng đơn vị hoặc của toàn bộ hệ thống.

(b) Các chỉ tiêu tương đối:

Tỷ lệ nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đọng so với tổng số tiền BHXH phải thu. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của bộ phận thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đọng BHXH so với tổng số tiền phải thu càng thấp, ngược lại tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.

Cách tính:

Tỷ lệ nợ đọng BHXH =

x 100

Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số doanh nghiệp nợ đọng BHXH so với tổng số doanh nghiệp phải tham gia BHXH. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số đơn vị nợ BHXH trên tổng số đơn vị phải tham gia càng nhiều và ngược lại. Xác định chỉ tiêu này giúp cơ quan BHXH có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH.

Cách tính:

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí