Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 15


hồ sơ tư liệu và đề xuất giải pháp bảo tồn, quảng bá cho di tích. Kết quả đạt được trong việc khảo cứu DTLS phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, mức độ hiểu biết của HS và khả năng GV hướng dẫn, động viên làm cho các em thích thú với công tác này.

Ví dụ: Đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng của người Việt Nam, mà nhiều ngôi đình còn có nghệ thuật kiến trúc độc đáo và gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, hiện nay một số đình làng tại Thừa Thiên Huế được công nhận là di tích cấp Tỉnh và cấp Quốc gia đang bị xuống cấp, đe doạ nghiêm trọng như Đình làng An Cựu, Đình làng Thế Lại Thượng, Đình làng Bàn Môn… Vì vậy, GV có thể hướng dẫn cho HS khảo cứu thực trạng của các đình làng.

- Mục tiêu:

+ Về kiến thức: HS khám phá được các giá trị của đình làng; yếu tố tác động và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị của đình làng.

+ Năng lực lịch sử:

Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện và khai thác nội dung của DTLS để trình bày được giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa của đình làng.

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được các yếu tố tác động đến đình làng.

Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Đề xuất được giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị của đình làng.

+ Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đề xuất, phân tích và lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để bảo vệ, phát huy giá trị của đình làng.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ thảo luận.

Năng lực tự chủ và tự học: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu giá trị và thực trạng của đình làng.

+ Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ, tuyên truyền, phổ biến giá trị của đình


làng trong cộng đồng; giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Lịch sử (yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm).

- Yêu cầu: Hiểu được nhiệm vụ, phương pháp khảo cứu để viết báo cáo…

- Đối tượng khảo cứu: Các đình làng.

- Thời gian thực hiện: 1 tháng.

- Nội dung khảo cứu:

+ Tìm hiểu về di tích: Sự ra đời; nét độc đáo về kiến trúc, cảnh quan, hiện vật…; sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan…

+ Thực trạng của di tích: Hư hại hay nguyên vẹn, số lần được trùng tu,…; những yếu tố tác động làm biến đổi, hủy hoại di tích (thời tiết, thiên tai, chiến tranh, hoạt động của con người,…).

+ Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền bảo vệ di tích của địa phương…

+ Đề xuất kế hoạch giữ gìn, tuyên tuyền, quảng bá cho di tích…

- Phương pháp khảo cứu:

+ Phương pháp thực địa: HS đến đình làng, quan sát, quay phim, chụp ảnh, thu thập, ghi chép thông tin, miêu tả thực trạng di tích, vẽ sơ đồ về di tích…

+ Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp người chăm sóc đình làng, nhân dân, chính quyền địa phương, du khách, cán bộ Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế...

+ Phương pháp sưu tầm tài liệu LSĐP: Sưu tầm tài liệu từ internet, sách chuyên khảo, báo cáo của địa phương,…

- Kế hoạch khảo cứu: Các thành viên trong nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch cụ thể và ghi rõ nhiệm vụ của mỗi thành viên trong sổ theo dõi.

Ví dụ:Kế hoạch cụ thể của nhóm khảo cứu về Đình làng An Cựu.



Nhiệm vụ

Tên thành viên

Phương pháp tiến hành


Thời gian

Sản phẩm dự kiến


Khảo sát

4

thành viên

Sử dụng điện thoại, máy ảnh để quay phim, chụp ảnh tổng thể và các công trình thuộc đình làng

5 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)

- Ảnh, phim

- Vẽ sơ đồ, miêu tả đình làng


Điều tra


4

thành viên


Phỏng vấn trực tiếp


5 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)

Thông tin về thực trạng/nguyên nhân; mức độ/nguyên nhân thu hút khách du lịch...

Tìm hiểu tài liệu

2

thành viên

Tìm tài liệu trên internet, thư viện, Bảo tàng LS

Thừa Thiên Huế, báo cáo của phường An Cựu, Tạp chí Huế xưa và nay…

5 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)

Tài liệu, tranh ảnh về đình làng An Cựu


Thảo luận lần 1


Cả nhóm


Thảo luận, thống nhất đề cương

1 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)


Đề cương báo cáo

Viết báo cáo

4

thành viên

Trên cơ sở đề cương, nội dung đã thống nhất, viết báo cáo trình bày nội dung nghiên cứu

10 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)


Báo cáo

Góp ý, chỉnh sửa báo cáo

Cả nhóm

Đọc báo cáo, chỉnh sửa những nội dung chưa chính xác, chưa phù hợp

6 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)

Báo cáo được chỉnh sửa


Thảo luận lần 2


Cả nhóm

Thảo luận, thống nhất những nội dung sẽ chỉnh sửa

1 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)

Nội dung sẽ chỉnh sửa trong báo cáo

Hoàn thiện báo cáo

4

thành viên

Trên cơ sở nội dung được góp ý, hoàn thiện báo cáo

7 ngày

(Ghi rõ ngày, tháng, năm)


Báo cáo hoàn chỉnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Đổi mới sử dụng di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - 15

- Thực hiện: HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch. Trong thời gian thực hiện, công việc của HS sẽ được ghi trong sổ theo dõi. GV theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn HS thực hiện nhiệm vụ.

- Viết báo cáo về kết quả khảo cứu: Kết quả cuối cùng được thể hiện bằng một báo cáo. Báo cáo gồm các nội dung sau: Sự ra đời; miêu tả và phân tích giá trị kiến trúc của đình làng; vai trò của đình trong quá trình đấu tranh giải phóng và bảo vệ quê hương; thực trạng của đình làng/nguyên nhân; các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của đình làng.

Sau khi quá trình khảo cứu hoàn tất, GV hướng dẫn cho HS tổ chức triễn lãm học tập để giới thiệu về di tích. Sản phẩm của các nhóm có thể là hình ảnh, poster, phim tư liệu, bản trình chiếu power point...

Có thể nói, khảo cứu di tích là HĐTN có ưu thế phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đặc biệt là khả năng nghiên cứu khoa học của HS. Để hoạt động đạt kết quả, đòi hỏi GV không chỉ nhận thức đúng tầm quan trọng, biết cách xây dựng và tổ chức hợp lý, mà còn là người bạn đồng hành cùng HS trong suốt quá trình học tập.


* Thành lập câu lạc bộ “Nhà Sử học trẻ tuổi”

Câu lạc bộ ở trường học là hình thức HĐTN có tính nghiên cứu, phân hoá, trong đó tập hợp một cách tự nguyện những HS cùng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu về một lĩnh vực để cùng đạt mục đích về học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí… Việc thành lập câu lạc bộ đem đến rất nhiều lợi ích cho HS và nhà trường, như quản lí và giáo dục HS một cách bài bản, sáng tạo; tạo ra môi trường lành mạnh cho các em kết bạn, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau trưởng thành và định hướng nghề nghiệp.

Câu lạc bộ “Nhà Sử học trẻ tuổi” là sân chơi lành mạnh cho HS yêu thích lịch sử, nhằm khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức và qua đó hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, nâng cao kết quả học tập bộ môn. Chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ khá phong phú, nhưng có thể tập trung vào các nhóm nội dung gồm: Trao đổi kinh nghiệm học tập; thảo luận và giải đáp câu hỏi, bài tập lịch sử; sự kiện, nhân vật tiêu biểu của LSDT và địa phương; DTLS của địa phương. Đối với chủ đề DTLS của địa phương, câu lạc bộ cần đa dạng hoá hình thức tổ chức như:

- Tìm hiểu chuyên môn: Lập hồ sơ tài liệu về DTLS ở địa phương.

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục: Bài viết về sự kiện, nhân vật tiêu biểu của địa phương, có lồng ghép nội dung giới thiệu DTLS trên chương trình phát thanh học đường hoặc website của trường; cuộc thi tìm hiểu về DTLS ở địa phương; tham quan DTLS ở địa phương; clip song ngữ giới thiệu về DTLS ở địa phương; vẽ tranh, chụp ảnh, báo tường hoặc triển lãm về DTLS ở địa phương…

- Hoạt động công ích xã hội: Tham gia chăm sóc, bảo vệ và tuyên truyền, quảng bá giá trị DTLS ở địa phương…

- Hoạt động nghiên cứu khoa học: Tổ chức các HĐTN, nghiên cứu khoa học STEM về DTLS ở địa phương.

Như vậy, đến với câu lạc bộ, HS được thoả mãn đam mê khám phá lịch sử, nâng cao hiểu biết, từ đó các em yêu thích bộ môn hơn, tự hào về truyền thống của dân tộc, địa phương và trân quý các di sản của cha ông để lại. Đặc biệt, câu lạc bộ là


môi trường tốt để rèn luyện và phát triển những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, phân tích và xử lí vấn đề, kỹ năng tổ chức, ứng dụng CNTT, nghiên cứu khoa học,… Khi các em có cơ hội thể hiện bản thân thì những năng lực, sở trường tiềm ẩn sẽ được đánh thức. Câu lạc bộ chính là nơi nuôi dưỡng, “chắp cánh” cho những ước mơ, đam mê trở thành những nhà Sử học, những người làm trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, hay hướng dẫn viên du lịch của HS nhằm giới thiệu, quảng bá về DTLS của quê hương đến bạn bè trong nước và quốc tế…

Để câu lạc bộ “Nhà Sử học trẻ tuổi” hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của HS, GV bộ môn Lịch sử cần đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn câu lạc bộ đổi mới về cả nội dung, lựa chọn hình thức gần gũi, để mỗi lần sinh hoạt câu lạc bộ các em được vui chơi thoải mái, hết mình, nhưng chơi mà lại là học, học một cách tự nhiên, hiệu quả.

* Tổ chức dạ hội lịch sử về DTLS ở địa phương

Dạ hội là một HĐTN có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả HS trong lớp, trường tham dự. Dạ hội lịch sử có quy mô khác nhau. Ở quy mô lớn dành cho HS toàn trường cần có kế hoạch chu đáo, sự chuẩn bị công phu, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên… nên thường tổ chức vào dịp kỉ niệm sự kiện, nhân vật tiêu biểu của LSDT hay LSĐP. Ở quy mô nhỏ cho từng khối, lớp, GV lịch sử có thể chủ động tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung và khả năng, cũng như hứng thú của HS.

DTLS ở Thừa Thiên Huế liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 có nội dung phong phú. Đây là thuận lợi để GV tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ kết hợp triển lãm sản phẩm học tập về DTLS ở địa phương giúp HS phát huy năng khiếu, sở trường, vận dụng kiến thức liên môn, phát triển nhiều năng lực khác nhau trong quá trình hoạt động, qua đó thực hiện mục tiêu bồi dưỡng HS lòng yêu quê hương, tự hào và trân trọng những giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương thông qua sự hiểu biết về các DTLS.

Ví dụ: GV tổ chức dạ hội lịch sử quy mô nhỏ cho HS lớp 12 các trường THPT huyện Quảng Điền với chủ đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - nhà chính trị, quân


sự lỗi lạc, tấm gương tài, đức vẹn toàn” tại Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Chương trình gồm 3 phần:

- Hoạt động mở đầu:

+ Biểu diễn một số bài hát về quê hương Quảng Điền (Nắng mưa Quảng Điền, Quảng Điền yêu thương, Quảng Điền chào ngày mới…), về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Nguyễn Chí Thanh sống mãi với nhân dân, Tâm sự với sông Bồ…).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chương trình dạ hội…

- Tham quan, giới thiệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng và Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với các tiểu chủ đề:

+ Nhóm 1: Em là nhà Sử học: Giới thiệu về quê hương, cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

+ Nhóm 2: Em là hướng dẫn viên: Giới thiệu về Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

+ Nhóm 3: Em là nhà quản lý văn hoá: Trình bày các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

- Kể chuyện về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Mỗi nhóm chuẩn bị một câu chuyện về quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Xem kẽ giữa phần thi của các nhóm là trò chơi “đố vui có thưởng” dành cho khán giả. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá hoạt động, phát biểu cảm nghĩ và trao giải thưởng cho các đội.

* Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DTLS ở địa phương

Cuộc thi là hoạt động mang tính thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn tích cực vươn lên để đạt được mục tiêu mong muốn, thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Đây là hình thức trải nghiệm hấp dẫn, lôi cuốn, đáp ứng nhu cầu giải trí, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tạo cho HS động cơ học tập tích cực.

Cuộc thi tìm hiểu về DTLS có thể được tổ chức tại thực địa, hoặc trong khuôn viên nhà trường, lớp học. Đối với những trường không có điều kiện đưa HS đi tham quan, học tập tại di tích, thì tổ chức cuộc thi tìm hiểu là biện pháp khả thi, có hiệu quả cao trong việc giáo dục HS. Ngoài một số cuộc thi như làm báo tường, thuyết


trình, kể chuyện, viết bài theo chủ đề, GV có thể mô phỏng các cuộc thi của Đài Truyền hình Việt Nam (Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kỳ diệu, Ai là triệu phú, Rung chuông vàng, Khám phá tri thức, Theo dòng lịch sử…), các cuộc thi phát huy năng khiếu, sự sáng tạo và định hướng nghề nghiệp cho HS (cuộc thi nhiếp ảnh về DTLS, phóng sự về DTLS, sáng tác văn thơ về DTLS, vẽ về DTLS, thi hướng dẫn viên giới thiệu DTLS)… để lôi cuốn, thu hút đông đảo HS tham gia.

Ví dụ: Chúng tôi phối hợp với Trường THPT A Lưới (huyện A Lưới) tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” vào ngày Chủ nhật (19/5/2019) nhân dịp Kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, tổ bộ môn, chúng tôi đã tiến hành tổ chức theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung cuộc thi, đối tượng tham gia:

+ Tên cuộc thi “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”.

+ Mục tiêu:

Kiến thức: HS tìm hiểu được tiểu sử và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với LSDT; hệ thống DTLS liên quan đến Người ở Thừa Thiên Huế.

Năng lực lịch sử: Năng lực tìm hiểu lịch sử (sưu tầm tài liệu về tiểu sử và hệ thống DTLS liên quan đến Người ở Thừa Thiên Huế); Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (đánh giá được đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với LSDT), Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng (vận dụng kiến thức để nâng cao hiệu quả phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong).

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học (Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu một số DTLS liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế).

Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm (giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ DTLS và chủ quyền đất nước, tiếp thêm động lực để rèn luyện, phấn đấu học tập trở thành công dân có ích cho xã hội).

+ Nội dung câu hỏi được xây dựng đa dạng với các hình thức hỏi dữ liệu, hình ảnh, clip…, chia thành 3 phần:

Phần 1 - Tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Phần 2 - Quá trình hoạt động và những đóng góp của Người đối với LSDT.

Phần 3 - Nhận diện các DTLS liên quan đến thời gian Người sinh sống, học tập và tham gia phong trào đấu tranh trên đất Huế.

+ Đối tượng dự thi: 100 HS lớp 10, lớp 11, lớp 12 của Trường THPT A Lưới.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo:

+ Kế hoạch nêu rõ mục đích chương trình, công tác chuẩn bị, nhiệm vụ của từng bộ phận, lịch trình triển khai cho HS, ra thông báo, hướng dẫn thể lệ cuộc thi.

+ Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo gồm đại diện Phòng Tuyên giáo huyện, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, GV bộ môn Lịch sử.

- Bước 3: Công tác chuẩn bị, thông tin, tuyên truyền, vận động cho cuộc thi:

+ GV bộ môn Lịch sử chuẩn bị nội dung câu hỏi, đáp án, tài liệu tham khảo.

+ Ban Tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất (địa điểm, loa đài, máy chiếu, ghế, bút, bảng…); tổ chức thông tin, tuyên truyền trên bảng tin, website của trường…

+ GV chủ nhiệm phổ biến kế hoạch, thể lệ cuộc thi, hướng dẫn HS ôn luyện...

- Bước 4: Tổ chức cuộc thi:

+ Hoạt động mở đầu: Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ múa, hát về Bác Hồ; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự; giới thiệu thể lệ cuộc thi,…

+ Các hoạt động chính:

Thí sinh ngồi vào một sàn thi đấu hình vuông và được phát bảng, bút, khăn lau. Chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi, thí sinh trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu; nếu sai, sẽ bị loại. Xen kẽ với phần thi là các hoạt động văn nghệ, nhảy dân vũ, trò chơi giành cho khán giả.

Khi trên sàn thi đấu còn 20 người, MC chương trình tổ chức cứu trợ. Ở hoạt động này, thầy cô tham gia một trò chơi vận động nhỏ, lá thăm may mắn đã đưa toàn bộ số thí sinh quay lại sàn thi đấu.

Ở câu hỏi cuối cùng, khi thí sinh giơ bảng cứu trợ, các máy bay giấy chứa đáp án: Di tích Am Bà đã giúp em Nguyễn Thị Hồng Nhung - Lớp 12/3 trả lời đúng câu hỏi: “Tìm điểm sai trong clip tình huống lịch sử”, trở thành người chiến thắng và rung được chuông vàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023