Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
- Đối với xã hội:
Quản lý chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động
+ Góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho người lao động trong một xã hội phát triển.
+ Góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.2.3.3. Quy trình chi bảo hiểm xã hội
Quy trình chi trả BHXH, BHYT được thực hiện theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam [1]:
Hàng năm, BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH do ngân sách nhà nước và do quỹ BHXH đảm bảo của năm sau, dự toán chi quản lý bộ máy gửi BHXH Việt Nam chậm nhất là ngày 25 tháng 10. Sau khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, phê duyệt, BHXH tỉnh thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo với nhu cầu chi trả của từng đơn vị, tổ chức chi trả theo đúng quy định. Trong tháng, nếu có phát sinh chi chế độ BHXH cao hơn số kinh phí được cấp, BHXH các tỉnh phải báo cáo, thuyết minh cụ thể số đối tượng, số tiền chi trả của từng loại chế độ để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí đảm bảo chi trả kịp thời cho người hưởng. Đối với chi quản lý bộ máy, căn cứ dự toán chi quản lý bộ máy BHXH
Việt Nam giao hàng năm, BHXH các tỉnh thực hiện chi theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, quyết toán vào số chi các Mục, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách NSNN. Đồng thời, chủ động sắp xếp các khoản chi trong dự toán được giao để đảm
bảo hoàn thành các nhiệm vụ. Kết thúc năm tài chính, tại các đơn vị dự toán cấp II, III sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa dự toán kinh phí chi quản lý bộ máy được giao (bao gồm cả số dư năm trước chuyển sang) với số thực chi quyết toán trong năm và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong năm nhưng chưa thực hiện chuyển sang năm sau thực hiện tiếp. Tại BHXH Việt Nam sẽ xác định kinh phí tiết kiệm của toàn Ngành để cân đối, sử dụng theo quy định và lập báo cáo quyết toán năm.
Tại BHXH cấp huyện, trong nguồn dự toán BHXH tỉnh phân bổ, phải có trách nhiệm quản lý chi các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng an toàn, đầy đủ, kịp thời và hoạt động chi quản lý bộ máy đảm bảo cho việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH.
1.2.3.4. Quản lý chi bảo hiểm xã hội
Việc quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản ly quỹ BHXH, là công việc mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội to lớn, cụ thể là:
- Thực hiện chính sách BHXH của Đảng và nhà nước đối với người lao động
- Đảm bảo được công sống hàng ngày cho cá nhân và gia đình họ khi gặp rủi ro, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi khả năng lao động, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
- Tạo được lòng tin cho người lao dộng tham gia BHXH, từ đó tạo điều kiện để họ an tâm sản xuất và lôi cuốn mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH.
Muốn quản lý tốt việc chi trả các chế độ BHXH cần phải thực hiện một số nguyên tắc:
- Việc chi trả trợ cấp BHXH chỉ thực hiện với các đối tượng tham gia và đã đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chi BHXH trên cơ sở nộp BHXH và căn cứ vào các chế độ
chính sách, chế độ tài chính hiện hành.
- Chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH, chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh thành phố, quận huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.
- BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là BHXH tỉnh chi BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu chi và trợ cấp 1 lần và lần đầu cho đối tượng đang làm việc và đủ điều kiện hưởng hưu trên 30 năm. Hưu 1 lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- BHXH quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là BHXH huyện, chi trả gồm:
+ Ốm đau, thai sản thuộc các đơn vị do BHXH huyện trực tiếp quản lý.
+ Chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, trợ cấp tử cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn quản lý.
- BHXH các cấp có trách nhiệm quản lý đối tượng hưởng BHXH theo các chế độ quy định, theo dõi đối tượng tăng giảm, đảm bảo chi trả đúng kì, đủ số lượng, thuận tiện.
- Cơ quan BHXH có quyền từ chối chi trả BHXH cho các đối tượng đang hưởng, kho kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vè hồ sơ man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu.
1.3. Quản lý thu chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội
Thu chi tài chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội được qui định, tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ [17]:
1.3.1. Nguồn thu tại cơ quan bảo hiểm xã hội gồm
- Quỹ bảo hiểm xã hội;
- Quỹ bảo hiểm y tế;
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán
Tại các đơn vị BHXH gồm 3 khâu công việc đó là: Lập kế hoạch thu, dự toán chi BHXH, tổ chức thu, chi trả và lập quyết toán báo cáo thu, chi.
1.3.2.1. Lập kế hoạch thu, dự toán chi bảo hiểm xã hội
Đối với cơ quan BHXH tỉnh huyện: căn cứ vào danh sách và quỹ lương mà đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tiến hành kiểm tra, xem xét, tổng hợp lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn BHXH tỉnh, huyện quản lý. BHXH tỉnh căn cứ vào dự toán thu của BHXH các huyện gửi lên kết hợp với phần dự toán thu tại địa bàn tỉnh lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địa bàn toàn tỉnh gửi cho BHXH Việt Nam.
Hàng tháng, cơ quan BHXH tỉnh lập dự toán chi 2 chế độ ốm đau, thai sản của các đơn vị sử dụng lao động do tỉnh trực tiếp quản lý chi và tổng hợp dự toán của BHXH thành dự toán chi BHXH trên toàn huyện gửi cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, trước ngày 25 hàng tháng.
Hàng tháng, hàng quý BHXH tỉnh, huyện căn cứ vào dự toán chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội lập kế hoạch tiền mặt gửi Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng tỉnh, huyện làm căn cứ cấp phát tiền mặt chi BHXH theo quyết định.
1.3.2.2. Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu đều nộp trực tiếp số tiền thu BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại các ngân hàng, số tiền thu được hàng tháng phải chuyển về BHXH tỉnh.
Thực hiện việc chi trả về nguyên tắc BHXH tỉnh, huyện phải chi trả trực tiếp nhưng cũng có thể ủy quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả cho kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, chi trả một lần mai táng phí và cho người hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
1.3.2.3. Lập báo cáo/quyết toán thu, chi
BHXH huyện lập báo cáo thu BHXH và báo cáo thực hiện kế hoạch thu toàn huyện.
Cơ quan BHXH huyện hàng tháng kiểm tra các chế độ thường xuyên hàng tháng do cơ quan BHXH huyện chi trả, lập báo cáo tổng hợp toàn huyện về BHXH.
Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp dự toán thu, chi của các cơ quan, đơn vị liên quan, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, bao gồm:
- Thu, chi bảo hiểm xã hội;
- Thu, chi bảo hiểm y tế;
- Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp;
- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán thu, chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với dự toán chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước, trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
* Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh dự toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tương ứng với mức điều chỉnh theo chế độ mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
* Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu và hướng dẫn quy trình lập dự toán thu, chi quy định.
1.4. Kế toán thu chi của cơ quan bảo hiểm xã hội
1.4.1. Kế toán thu tại các đơn vị bảo hiểm xã hội
Tại các đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu các xã, thị trấn và Bưu
điện huyện:
- Hàng ngày số tiền ghi thu các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của BHXH huyện và bưu điện sẽ được ghi nhận và chuyển tiền về tài khoản thu tại các ngân hàng, kho bạc của cơ quan BHXH mở.
- Tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lí. Hàng ngày, kế toán viên phụ trách tài khoản thu các chế độ BHXH, BHYT, BHTN ra ngân hàng, kho bạc địa phương lấy thông báo có (hoặc 1 liên Ủy nhiệm chi) của đơn vị nộp vào tài khoản thu của BHXH huyện. Từ Ủy nhiệm chi, giấy báo có, kế toán viên phụ trách ghi nhận vào tài khoản tạm thu của đơn vị
- Từ nguồn Ngân sách nhà nước: Hàng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người LĐ có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên;
1.4.1.1. Nguyên tắc và chứng từ kế toán thu bảo hiểm xã hội
* Nguyên tắc
Khi thu tiền các đơn vị phải sử dụng chứng từ theo quy định của BTC. Tất cả các khoản thu của đơn vị phải được phản ánh đầy đủ kịp thời,
chính xác vào tài khoản các khoản thu.
Kế toán phải mở sổ hạch toán chi tiết cho từng hoạt động, từng loại thu riêng đối với từng nghiệp vụ, để làm căn cứ tính chênh lệch thu chi vào thời điểm cuối kỳ kế toán.
Theo dõi chi tiết cho từng tài khoản thu để xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
* Chứng từ kế toán sử dụng
Bảng 1.1. Hệ thống chứng từ thu bảo hiểm xã hội Việt Nam
STT | Tên chứng từ | Mẫu số |
1 | Bảng tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN | C69-HD |
2 | Phiếu tính lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm | C89a-HD |
3 | Phiếu điều chỉnh lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm | C89b-HD |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên - 2
- Bảo Hiểm Xã Hội Góp Phần Thực Hiện Công Bằng Xã Hội
- Vai Trò Của Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội
- Nguyên Tắc Và Chứng Từ Kế Toán Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Khái Quát Chung Về Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên
- Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Máy
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Tài chính Kế toán thu hoạt động sử dụng các mẫu chứng từ theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ngoài ra còn 30 chứng từ theo Thông tư
102/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán BHXH gồm các chứng từ (Bảng 1.1).
1.4.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
Tài khoản phản ánh thu các loại bảo hiểm được sử dụng tại các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội, công văn số 576/BHXH-TCKT ngày 26/02/2020 về hướng dẫn tạm thời một số nội dung thực hiện chế độ kế toán năm tài chính 2019.
* Các tài khoản sử dụng
- Tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ TK 139: Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm
+ TK 142- Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
+ TK 145- Phải thu hoạt động đầu tư quỹ
+ TK 346- Kinh phí cấp cho cấp dưới
+ TK 575: Thu các loại bảo hiểm
+ TK 911: Xác định kết quả
575
1
2
142 112
Ghi chú:
1.Tổng hợp số thu BHXH, lãi chậm đóng cả nước khi quyết toán duyệt
2. Nhận được tiền thu BHXh, BHYT, BHTN do các tỉnh nộp.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ thu tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nguồn: BHXH Việt Nam
- Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
+ TK 139: Phải thu của các đối tượng đóng bảo hiểm
+ TK 142- Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
+ TK 335: Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng
+ TK 339 : Phải trả của các quỹ bảo hiểm
+ TK 342 : Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
+ TK 346- Kinh phí cấp cho cấp dưới
112
+ TK 375: Thu các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện
375
335
139
3.
1
2
339
4
342
142
5
6
7
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ Thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh
Nguồn: BHXH tỉnh Hưng Yên