Định Hướng Của Đảng, Nhà Nước, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Về Giáo Dục Nói Chung Và Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Nói Riêng


kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng nêu rõ quy chế pháp lý từng vùng biển của quốc gia đó.

+ Biển là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất (hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra Đại Dương một cách tự nhiên) [27, tr.55]; còn đảo là khoảng, vùng đất rộng có nước bao quanh ở sông, hồ, biển [27, tr.119]. Theo Luật Biển Việt Nam ban hành năm 2012, điều 19 có nêu rõ: đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau [95].

Qua các khái niệm trên, chủ quyền biển, đảo là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là quyền tối cao của quốc gia ven biển được thực hiện trong phạm vi vùng biển, đảo của quốc gia đó. Chủ quyền biển, đảo gồm quyền đối với vùng nội thủy, vùng lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước đó. Trên các đảo, quần đảo, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

Như vậy, trên cơ sở cách hiểu về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, chúng tôi quan niệm rằng, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinhlà sự phản ánh hiện thực khách quan về chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động giáo dục mang tính hệ thống, khoa học, đa dạng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo một cách đúng đắn, phù hợp với lịch sử, luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế. Từ việc nhận thức, hiểu biết đúng đắn đó, học sinh Việt Nam sẽ có những hành động phù hợp để góp phần khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

2.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng

2.1.2.1. Định hướng về giáo dục nói chung

Giáo dục ở bất kì giai đoạn nào cũng được xem là điều kiện quan trọng bậc nhất để xây dựng và phát triển đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là đối với giáo dục phổ thông.

Nghị quyết số 29-NQ/TW/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định rõ mục tiêu: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành


phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”[4].

Để chỉ đạo công tác xây dựng chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Nghị quyết sô 88/2014/QH13 một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng và mục tiêu giáo dục phổ thông, trong đó chú trọng giáo dục toàn diện, nhất là phẩm chất, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân, giúp HS phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời, biết vận dụng phù hợp nội dung học tập vào đời sống thực tiễn.

Có thể thấy, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coi trọng trong định hướng mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với học sinh ở các trường phổ thông.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển giáo dục chung của đất nước, chương trình lịch sử ở trường phổ thông cũng đã xác định mục tiêu của bộ môn là góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội và vận dụng được kiến thức vào cuộc sống.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cũng xác định rõ mục tiêu giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Như vậy, trong thời kì phát triển và hội nhập, giáo dục được quan tâm đầu tư để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, ý thức trách nhiệm của công dân và thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống là vấn đề rất được coi trọng.

2.1.2.2. Định hướng về giáo dục chủ quyền biển, đảo

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản định hướng nhằm phát huy vai trò của biển, đảo, đồng thời bảo vệ và khai


thác mang tính bền vững đối với các nguồn tài nguyên biển, đảo quốc gia, góp phần vào sự phát triển và hội nhập của đất nước.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 2.2007) đã ban hành Nghị quyết số 09 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó khẳng định “Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc”[3].

Ngày 23 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ thông qua quyết định 273/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, nhấn mạnh: “Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cả trước mắt và lâu dài, nhằm nâng cao ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam; khẳng định việc thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên các vùng biển, hải đảo trong khu vực Biển Đông” [158].

Ngày 22.10.2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[5].

Có thể nói, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng là vấn đề tối quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, trước những tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên thế giới, vấn đề này càng được coi trọng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trở thành nhiệm vụ của cả dân tộc, phù hợp với truyền thống lịch sử cũng như yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, trong đó, lực lượng HS tại các trường THPT cần được giáo dục đúng mức, giúp các em nhận thức đúng đắn và thể hiện ý thức trách nhiệm của mình trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiện nay.


2.1.3. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường THPT

2.1.3.1. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT

Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thể hiện tập trung ở việc quán triệt mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, thông qua chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, nội dung của môn học và tình hình, nhiệm vụ của đất nước trong những điều kiện cụ thể. Trên cơ sở đó, mục tiêu của môn lịch sử ở trường phổ thông được xác định là giúp HS có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Cụ thể:

- Về kiến thức: hướng dẫn HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc, bao gồm: sự kiện cơ bản, niên đại, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất… Những hiểu biết về quan điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ đối với HS. Trên cơ sở đó giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và toàn diện về tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới.

- Về kĩ năng: phải rèn cho HS những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn. Từ việc có quan điểm lịch sử như xem xét các sự kiện và nhân vật, làm việc với SGK và các nguồn tư liệu, HS phải thành thạo các kĩ năng bộ môn như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… Phát huy năng lực tự học, tự phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề độc lập, nâng cao hơn nữa năng lực tư duy và thực hành, năng lực trình bày nói và viết; làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào học tập; tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm của môn học dưới sự định hướng và chỉ đạo của GV; vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào học tập và cuộc sống thực tiễn.

- Về thái độ: phải giáo dục HS những quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về sự phát triển khách quan hợp quy luật về sự phát triển của xã hội loài người nói chung và dân tộc nói riêng, giáo dục cho HS tình cảm, niềm tin vững chắc vào sự phát triển của lịch sử dân tộc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng đất nước. Đồng thời, thông qua kiến


thức của bộ môn lịch sử giáo dục cho các em lòng biết ơn, noi gương theo thế hệ cha anh, phấn đấu học tập, lao động, có ý thức trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của công dân cũng như nghĩa vụ đối với quốc tế. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ, dân chủ, văn minh… Hình thành những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu “dạy chữ để dạy người”.

Trên đây là những mục tiêu nói chung của bộ môn lịch sử. Bên cạnh đó, ở từng cấp học, từng bài học và từng đối tượng HS, với điều kiện dạy học từng vùng miền khác nhau, GV cần đề ra những mục tiêu riêng mang tính cụ thể và định hướng cho việc dạy học lịch sử đạt kết quả tốt nhất.

2.1.3.2. Những nội dung lịch sử Việt Nam ở trường THPT có liên quan đến chủ quyền biển, đảo

Trong chương trình lịch sử THPT hiện hành, phần Lịch sử Việt Nam có những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề chủ quyền biển, đảo:

* Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lớp 10)


Tên bài/chủ đề

Nội dung liên quan đến

chủ quyền biển, đảo

Kiến thức cụ thể cần khai thác và giáo

dục ý thức chủ quyền biển, đảo

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Mục 1: Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc


Mục 2: Quốc gia cổ Cham

– Pa


Mục 3: Quốc gia cổ Phù Nam

Hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, mộ cổ ở Tràng Kênh, Hải Phòng thể hiện tính hướng biển, sự gắn bó cuộc sống với biển của người Việt cổ.

Nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa cận biển, tính hướng biển mạnh mẽ thông qua hoạt động trao đổi buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á.

Cảng thị Óc Eo - một thương cảng quan trọng, cho thấy ngoại thương đường biển Phù Nam rất phát triển. Điều này minh chứng về vai trò của biển, đảo trong phát

triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập (II.TCN-

X)

Mục I. 2. a: Về kinh tế

Kiến thức về nhiều tuyến giao thông đường thủy được hình thành…, chứng tỏ vai trò của thương mại biển đối với nền kinh tế trong lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc.

Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập

dân tộc

Mục II. 2. d: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Kiến thức về vị trí địa lý sông Bạch Đằng; cách bố trí bãi cọc ngầm, lợi dụng chế độ thủy triều trong chiến thắng Bạch Đằng 938 thể hiện vai trò của biển trong

đánh giặc giữ nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 6


Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến

(X-XV)

Mục II: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV

Chính sách quan tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia của các triều đình phong kiến; chính sách xây dựng, phát triển quân đội, đặc biệt là thủy binh…

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

(X-XV)

Mục 3: Mở rộng thương nghiệp

Sự phát triển tấp nập của ngoại thương biển nước ta từ rất sớm, là yếu tố quan trọng thúc đầy phát triển kinh tế.

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm các thế kỉ X-XV

Mục I: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống; II: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược

Mông – Nguyên

Các trận thủy chiến với sự chỉ huy của các vị tướng tài giỏi tác chiến trên sông, biển, làm rạng rỡ nghệ thuật thủy chiến của dân tộc.

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc các thế kỉ X – XV

Mục 4. Khoa học - Kĩ thuật

Thời vua Lê Thánh Tông, triều đình rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ lãnh thổ. Bộ Hồng Đức bản đồ được hoàn thành cuối năm 1469, bao gồm bản đồ cả nước và các địa phương, trong đó thể hiện các

vùng biển, đảo nước ta.

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến các thế kỉ XVI –

XVIII

Mục 4: Chính quyền Đàng Trong

Các chúa Nguyễn có nhiều hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền trên các vùng biển, đảo, nhất là ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiêu biểu là việc cho thành

lập các đội Hoàng Sa.

Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII

Mục 3: Sự phát triển của thương nghiệp

Chủ trương mở cửa của chúa Trịnh, Nguyễn đưa ngoại thương phát triển, dẫn đến sự sầm uất các thương cảng như Hội An, Thanh Hà…cho thấy vai trò của biển

trong phát triển kinh tế.

Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc

thế kỉ XVIII

Mục II. 1: Kháng chiến chống Xiêm (1785)

Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút và người lãnh đạo kiệt xuất Nguyễn Huệ làm nổi bật vai trò của hệ thống sông, biển trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, bảo vệ nền độc lập của

Tổ quốc.

Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI –

XVIII

Mục III. Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật

Lê Quý Đôn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trong Phủ biên tạp lục; bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên

Nam tứ chí lộ đồ thư”

Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều

Nguyễn (Nửa

đầu thế kỉ XIX)

Mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao.

Nhà Nguyễn duy trì các đội Hoàng Sa để thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; lược đồ hành chính từ cải cách của vua Minh Mạng thể hiện rõ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển

Đông.


* Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (lớp 11)


Tên bài/chủ đề

Nội dung liên quan đến

chủ quyền biển, đảo

Kiến thức cụ thể cần khai thác để giáo

dục ý thức chủ quyền biển, đảo

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước

năm 1873)

Mục I.3. Chiến sự tại Đà Nẵng năm 1858


Mục II.2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước

năm 1862

Vị trí chiến lược của cảng biển Đà Nẵng trong việc bố trí hệ thống phòng thủ, di chuyển, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Pháp, buộc Pháp phải thừa nhận sự thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Hiệp ước 1862 buộc triều đình mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thấy vai trò và vị trí quan trọng của biển,

đảo trong lịch sử.

Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến

năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Mục I.2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)


Mục I.3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874


Mục II.1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

Mục III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884

Đường biển là tuyến giao thông huyết mạch đối với cả thực dân Pháp và quân ta. Vì thế, thực dân Pháp lựa chọn con đường biển để phát huy ưu thế hải quân và trang bị hiện đại.

Hiệp ước năm 1874, Pháp đòi hỏi triều đình Nguyễn tiếp tục mở các cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng) và nắm việc thu thuế ở các cảng cho thấy tiềm năng của các cảng biển về kinh tế, quốc phòng.

Pháp tiếp tục sử dụng con đường biển để phát huy ưu thế phương tiện, thuận lợi cho việc chuyển quân và tấn công bất ngờ lên Hà Nội.

Vai trò của cửa biển Thuận An đối với kinh thành Huế cho thấy tầm quan trọng của biển, đảo trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

Với hai hiệp ước 1883 và 1884, chính phủ Pháp trở thành đại diện về mặt chính trị - đối ngoại của Việt Nam, kể cả vấn đề

chủ quyền biển, đảo.

Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt

Nam trong

Mục I.2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Trong giai đoạn 1885 - 1888, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra, trên phạm vi rộng lớn, đặc biệt ở các tỉnh ven biển Bắc Kì và Trung Kì cho thấy sự đóng góp

của quân dân các vùng biển trong cuộc


những năm cuối

TK XIX


đấu tranh chống thực dân giành lại độc

lập, tự do.

Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Mục 1. Những chuyển biến về kinh tế

Pháp mở rộng nhiều cảng sông, cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn phục vụ cho bình định, di chuyển quân và khai thác thuộc địa, thu lại giá trị kinh tế. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của biển, đảo đối với lĩnh vực kinh

tế và quân sự.

Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

(1914)

Mục 1: Phan Bội Châu và xu hướng bạo động


Mục 2: Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Sự du nhập Tân thư, Tân báo cho thấy tầm quan trọng của biển trong hoạt động tuyên truyền tư tưởng mới; phong trào Đông Du cũng hướng đến một quốc gia biển là Nhật Bản.

Trong số những cải cách ở Trung Kì, hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy để

phát triển kinh tế được chú trọng.

Bài 24: Việt Nam trong

những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Mục I.1. Những biến động về kinh tế


Mục III.2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)

Tư sản dân tộc thấy được tiềm năng của vận tải biển như Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi… Những hoạt động này thể hiện tiềm năng kinh tế to lớn từ vận tải biển, vừa thể hiện ý thức bảo vệ, thực thi chủ quyền biển, đảo.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng, trên tàu buôn để tiếp nhận được nhiều thông tin từ những thương nhân, đồng thời còn để mưu sinh và đến được nhiều nước. Hầu như trong buổi đầu hoạt động, Người đi đến rất nhiều nước

đều thông qua con đường biển.

* Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (lớp 12)


Tên bài/chủ đề

Nội dung liên quan đến

chủ quyền biển, đảo

Kiến thức cụ thể cần khai thác để giáo

dục ý thức chủ quyền biển, đảo

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Mục I.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Mục II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt nam

Pháp đẩy mạnh ngoại thương, nhất là thương mại biển; đầu tư nạo vét, mở rộng hệ thống cảng biển để phục vụ chương trình khai thác.

Phong trào của địa chủ và tư sản Việt Nam chống độc quyền cảng Sài Gòn,

chống độc quyền xuất cảng lúa gạo của tư

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí