và vị trí mỗi công việc, nhu cầu hiện tại và tương lai của từng loại hình nghiệp vụ hoặc kỹ thuật nghề nghiệp, sau đó lựa chọn nhân sự để có kế hoạch đào tạo, kết hợp các phương pháp và hình thức đào tạo khác nhau như kết hợp giữa đào tạo tại chỗ, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn theo các hình thức chính quy, tập trung, không tập trung hoặc đào tạo từ xa, đào tạo lại,… đồng thời với việc vận dụng các phương pháp đa dạng như hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học,…
_ Doanh nghiệp nên thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực bằng cách trích từ phúc lợi doanh nghiệp hoặc nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tạo quỹ chung cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
_ Doanh nghiệp cần phải sử dụng lao động đúng vị trí, đúng chuyên môn nghề nghiệp và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người có đóng góp xây dựng doanh nghiệp, người có năng suất và hiệu quả lao động cao trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu khoán đến từng người lao động. Bên cạnh đó, cần có chính sách minh bạch giải quyết lao động dư thừa.
KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm thiết lập mối quan hệ, đến nay quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có bước phát triển trên moi lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, văn hóa,… đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế - thương mại. Xét riêng về thương mại, hiện nay Nhật Bản là đối tác quan trọng đối với Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều trên 50 tỷ USD (đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ xét về kim ngạch thương mại với Việt Nam). Riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt đến trên 5 tỷ USD năm 2006 với nhiều mặt hàng như may mặc, hải sản, dầu thô, dây cáp điện, than đá, đồ gỗ, hàng dệt kim, linh kiện điện tử mạch in, đồ nhựa gia dụng,…
Tuy đạt được những thành tựu như trên nhưng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về thị trường Nhật Bản, do đó chưa nắm bắt được thị hiếu, thói quen, đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản, dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam vấn chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường này.
“ Hiểu biết là sức mạnh tối cao” – 300 năm trước đây, Rene Descartes (1596 – 1650), nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, đồng thời được coi là cha đẻ của triết học hiện đại, đã tuyên bố như vậy. Và đến tận bây giờ, sau 300 năm, trong xã hội hiện đại ngày nay, câu nói ở vẫn còn nguyên giá trị. Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày một gay gắt, ai hiểu biết thị trường người đó sẽ thành công. Vì thế, muốn kinh doanh thành công trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiểt phải hiểu biết về thị trường này, hiểu rõ về đặc điểm hành vi tiêu dùng của người Nhật Bản đối với hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh, để từ đó có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của những vị khách hàng vốn được coi là khó tính bậc nhất này.
Cũng với lý do muốn góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm hiểu biết về thị trường Nhật Bản, khóa luận này đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản như tần suất mua sắm, địa điểm tiêu dùng, nguồn thông tin tham khảo, những yếu tố ưu tiên khi lựa chọn mua sản phẩm và phản ứng sau khi mua, phân tích ảnh hưởng của những vấn đề này đối với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá sự phù hợp của hàng hóa Việt Nam với hành vi của người
tiêu dùng Nhật, từ đó đề xuất một số giải pháp về chất lượng sản phẩm, chủng loại, mẫu mã sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng Nhật cũng như giải pháp về phân phối và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh trên thị trường Nhật cùng một số giải pháp khác về công tác nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và đào tạo nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp nên quan tâm để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản.
Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên bản khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2008.
Sinh viên
Dương Thu Quyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Việt Cường (2007), Tìm hiểu văn hóa tiêu dùng của Singapore nhằm tăng cường khả năng thâm nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này, THS.00384, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
2. PGS.TS. Trần Minh Đạo – Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình marketing căn bản, Nxb Giáo dục, Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Nhiễu (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại.
4. Lê Thế Giới & Nguyễn Xuân Lan (2004), Quản trị marketing, NXB Giáo dục, Tái bản lần thứ 2, Việt Nam.
5. PGS.TS. Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Thế Giới, Việt Nam.
6. ThS. Đỗ Cường Thanh – Sở Thương mại Hải Phòng, Những thành tựu và hạn chế về xuất khẩu của Việt Nam – Khuyến nghị về giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, Số 9/2006.
7. TS. Nguyễn Bích Thu (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, Tái bản lần thứ nhất, Việt Nam.
8. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức, Việt Nam.
9. Việt Tường, Xuất khẩu vào Nhật và những lời khuyên của ngài Ken
Arakawa, Tạp chí Ngoại Thương, Số 4 + 5 ngày 20/02/2008.
10. Eiichi Aoki (2007), Nhật Bản: Đất nước & Con người, NXB Văn học, Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam.
11. Ken Akarawa (2007), Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản: Các vấn đề về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn – Export to Japanese market: Technical issues and practical experiences, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam.
12. Philip Kotler (2002), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Tái bản lần thứ 3, Việt Nam.
13. David W.Pearce (2001), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Tái bản lần thứ 2, Việt Nam.
14. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2005), Cẩm nang xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp 2006, NXB Văn hóa thông tin, Việt Nam.
15. Hội thông tin giáo dục Quốc tế (ISEI) (2003), Tìm hiểu Nhật Bản, Kỷ niệm 30 năm Thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
16. Trang web của Tổng cục hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn/
17. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn/
18. Thông tin xúc tiến thương mại VIETRADE: http://www.vietrade.gov.vn/
19. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản: http://www.ncnb.org.vn/
20. Trang Thông tin Nhật Bản: http://www.thongtinnhatban.net/
21. Trang Tin nhanh Việt Nam: http://www.vnexpress.net/
22. Hiệp hội dệt may Việt Nam: http://www.vietnamtextile.org.vn
23. Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn:
24. http://www.agro.gov.vn/news/default.asp
25. Trang web của Trung Nguyên: http://www.trungnguyen.com.vn/
26. Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/
27. Trang web của Công ty Legamex: http://www.legamex.com.vn/home.html
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. David L.Loudon & Albert J.Della Bitta (1993), Consumer Behavior: Concepts and Applications, McGraw-Hill Inc, 4th Edition, USA.
2. Leon G.Schiffman & Leslie Lazar Kanuk (1997), Consumer Behavior, Person Prentice Hall, 9th Edition, USA.
3. Del I.Hawkins, Roger J.Best & Kenneth A.Coney (1998), Comsumer Behavior: Building Marketing Stratedy, McGraw-Hill, 7th Edition, USA.
4. Pacific friend – A window on Japan, August 2001 Vol 25 No.4
5. Pacific friend – A window on Japan, September 2002 Vol 27 No.5
6. Cục Thống kê Nhật Bản: http://www.stat.go.jp/english/
7. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO: http://www.jetro.go.jp
8. Insights, Women consumer market in Japan – the super aging society, MasterCard International, 3rd quarter 2005: www.masterintelligence.com/upload/181/116/China_Affluent-Lifestyles-
S.pdf
9. Trends among Japanese consumers and promising targets: http://www.hawaiitourismauthority.org/pdf/Japan%20Cnsmr%20Trends.pdf
10. Cscout Japan – Global Trend research:
http://www.kilian-nakamura.com/blog-english/index.php/trendspotting- coolhunting-tokyo-japan/
11.Trends in Japan’s Apparel Market:
http://www.cottoninc.com/TextileConsumer/Textile-Consumer-Volume-42/
12. Foodex Japan 2008: http://www2.jma.or.jp/foodex/en/
PHIẾU ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG
Bản điều tra này phục vụ cho đề tài “Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường này”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị!
Họ và tên: ………………………………….. Tuổi: ………………………
Thành phố: ………………………………… Giới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp: ………………………………. Trình độ: …………………
1. Bạn có thường xuyên đi mua sắm không?
1 – 2 lần/tuần 3 – 4 lần/tuần 5 – 7 lần/tuần
2. Bạn thường mua sắm ở đâu?
Nông sản / thuỷ hải sản | Giày dép | Quần áo | Đồ gỗ/ Thủ công mỹ nghệ | |
Siêu thị | ||||
Chợ | ||||
Cửa hàng tiện ích | ||||
Cửa hàng bách hoá | ||||
Cửa hàng chuyên doanh, showroom | ||||
Hội chợ, triển lãm | ||||
Online | ||||
Khác (xin ghi rõ) |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Lan Rộng Của Phong Cách Sống Gắn Liền Với Công Nghệ Thông Tin
- Tăng Cường Kiểm Tra Chất Lượng Hàng Hoá Xuất Khẩu Sang Nhật Bản
- Xây Dựng Và Phát Triển Mạng Lưới Phân Phối Trên Thị Trường Nhật Bản
- Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
3. Bạn hãy đánh số ưu tiên từ 1 đến 8 tiêu chí mà bạn lựa chọn mua hàng hoá.
Nông sản / thuỷ hải sản | Giày dép | Quần áo | Đồ gỗ/ Thủ công mỹ nghệ | |
Thời trang | ||||
Hình thức mẫu mã, bao bì | ||||
Giá cả | ||||
Chất lượng sản phẩm | ||||
Nhãn hiệu | ||||
Khuyến mãi, giảm giá | ||||
Bảo hành | ||||
Môi trường |
4. Khi mua sắm, bạn thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Kinh nghiệm bản thân Quảng cáo Bạn bè, người thân Người bán
Cầu thủ, ca sĩ, diễn viên,…. Internet Khác (xin ghi rõ)…...............................
5. Bạn thường xem chương trình quảng cáo trên những phương tiện nào?
Truyền hình Đài phát thanh Internet Báo chí
Tạp chí Catalogue, tờ rơi Ô tô, xe buýt Các vật phẩm khác
Các phương tiện quảng cáo ngoài trời Khác(xin ghi rõ)…………………………………
6. Khi mua hàng, bạn thích hình thức khuyến mãi nào?
Giảm giá Tặng quà Đưa thêm sản phẩm ghép Khác…….........
7. Sau khi mua hàng, nếu thấy không hài lòng với sản phẩm, bạn:
Đem trả lại người bán Đổi lấy sản phẩm khác
Dùng tạm và phản hồi ý kiến cho người bán Không tỏ thái độ gì
Khác (xin ghi rõ)………………………………………………………………………………........
8. Nếu hài lòng với chất lượng sản phẩm, bạn:
Tiếp tục mua vào những lần sau Giới thiệu cho bạn bè, người quen
Khác (xin ghi rõ)…………………………………………………………………………………
9. Bạn đã dùng những sản phẩm gì của Việt Nam?
Nông sản Thuỷ hải sản Quần áo
Giày dép Đồ gỗ/Hàng thủ công mỹ nghệ Khác(xin ghi rõ)…………
10. Nếu chưa dùng thì nguyên nhân tại sao?..................................................................................
11. Bạn mua hàng Việt Nam thông qua các doanh nghiệp nào?
Việt Nam Nhật Bản Khác(xin ghi rõ)…………………
12. Bạn đánh giá thế nào đối với mặt hàng nông sản của Việt Nam?
Rất không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Giá cả | |||||
Chất lượng | |||||
Sự phong phú, đa dạng | |||||
Bao bì, mẫu mã | |||||
Vệ sinh an toàn thực phẩm | |||||
Khẩu vị |
13. Bạn đánh giá thế nào về mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam?
Rất không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Giá cả | |||||
Chất lượng | |||||
Sự phong phú, đa dạng | |||||
Bao bì, mẫu mã | |||||
Vệ sinh an toàn thực phẩm | |||||
Khẩu vị |
14. Bạn đánh giá thế nào về hàng giày dép của Việt Nam?
Rất không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Thời trang | |||||
Chất lượng | |||||
Kiểu dáng, màu sắc | |||||
Sự phong phú, đa dạng | |||||
Giá cả |
15. Bạn đánh giá thế nào về hàng dệt may Việt Nam?
Rất không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Thời trang | |||||
Chất lượng | |||||
Kiểu dáng, màu sắc | |||||
Sự phong phú, đa dạng | |||||
Giá cả |
16. Bạn đánh giá thế nào về đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam?
Rất không hài lòng | Không hài lòng | Bình thường | Hài lòng | Rất hài lòng | |
Giá cả | |||||
Chất lượng | |||||
Kiểu dáng, màu sắc | |||||
Chất liệu | |||||
Sự phong phú, đa dạng | |||||
Bảo hành |
Xin chân thành cảm ơn!