bản Pháp. | ||
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). | Mục III.3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | Khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc, từ rừng núi, nông thôn, đồng bằng đến các vùng biển đảo. Hà Tiên nằm ở ven biển cực nam Tổ quốc là một trong những địa phương giành chính quyền vào 28/8/1945. |
Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946 | Mục III.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ Mục III.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta | Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng với nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược. Các chiến sĩ vũ trang ta đốt cháy tàu Pháp khi vừa cập cảng Sài Gòn, đánh phá kho hàng, phá nhà giam. Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946): Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới, nhượng địa ở Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. |
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) | Mục II.1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 Mục III.2. Hiệp định Giơnevơ | Khai thác lược đồ (hình 53): Hình thái chiến trường trong Đông - Xuân 1953 - 1954, trong đó có cuộc chiến đấu tại các vùng ven biển như Quy Nhơn, Tuy Hòa; trên lược đồ thể hiện rõ các vùng biển, đảo Việt Nam. Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. |
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) | Mục II.1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957) Mục III.2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) Mục IV.2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1961-1965 | Đến cuối 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước; xây dựng và mở rộng thêm nhiều bến cảng như Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy. Phong trào lan rộng khắp Nam Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; lược đồ Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam thể hiện rõ các vùng biển, đảo, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa. Phát triển kinh tế công - thương nghiệp, nhà máy đóng tàu Bạch Đằng được xây dựng; vận tài đường thủy trong và ngoại nước đẩy mạnh; miền Bắc làm nghĩa vụ |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Về Giáo Dục Học Sinh Nói Chung, Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Nói Riêng
- Nhận Xét Chung Các Công Trình Đã Công Bố, Những Vấn Đề Luận Án Kế Thừa Và Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Định Hướng Của Đảng, Nhà Nước, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Về Giáo Dục Nói Chung Và Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Nói Riêng
- Giáo Dục Hs Biết Đánh Giá Về Giá Trị, Tiềm Năng Kinh Tế Biển, Đảo Và Thực Trạng Tài Nguyên, Môi Trường Biển, Đảo Việt Nam
- Thực Tiễn Việc Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Để Khắc Phục Thực Trạng
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
chi viện cho miền Nam, trong đó có chi viện bằng tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển. | ||
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) | Mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ Mục II.1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Mục III.2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ Mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương Mục V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam | Thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), quân dân miền biển đóng vai trò chủ đạo. GV khai thác lược đồ trận Vạn Tường (hình 69) về tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ ven biển đã đánh bại chiến hạm, xe lội nước của giặc Mỹ. Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc; một trong những nơi quân Mĩ ném bom sớm nhất là đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); Mĩ ném bom tuyến vận tải biển của ta để ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Dù vậy, tuyến vận tải biển vẫn duy trì chi viện cho miền Nam. Nội dung Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tổ quốc ta nhất định phải thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Đây cũng là mong muốn của cả dân tộc ta. Mĩ gây chiến tranh phá hoại lần hai, tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng, các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. Mặc dù vậy, với hệ thống phòng thủ vững chắc, quân dân ta đã đập tan âm mưu của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Mặc khác, tuyến vận tải chi viện trên biển vẫn duy trì dù bị đánh phá ác liệt. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là mục tiêu đấu tranh của cả dân tộc. |
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam | Mục III.1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Mục III.2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân | Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975, 1976, nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, các tỉnh ven |
1975 | biển và các vùng biển, đảo miền Trung được giải phóng. Lược đồ diễn biến cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thể hiện vị trí quan trọng của các tỉnh, thành phố ven biển và các vùng biển, đảo ở miền Nam. | |
Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) | Mục I.2. Đường lối đổi mới của Đảng Mục II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) | Đảng chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển và hội nhập; cùng với đó là chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Đây cũng là chủ trương về đối ngoại nhằm bảo vệ Tổ quốc, trong đó có bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, nhất là thông qua đường biển; việc khai thác các nguồn lợi như dầu khí, thủy sản, vận tải biển…góp phần to lớn vào kinh tế. Liên hệ tầm quan trọng của biển, đảo và vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiện nay. |
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, đồng thời bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, trong đó có nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, trong chương trình lịch sử phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27/12/2018, vấn đề chủ quyền biển, đảo rất được coi trọng. Ngoài những nội dung chủ quyền biển, đảo có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong dạy học lịch sử Việt Nam, trong chương trình phổ thông mới (TH, THCS, THPT) có 4 chủ đề về biển, đảo với tổng số 16 tiết, trong đó có 6/16 tiết được tiến hành trong dạy học lịch sử ở cấp THPT, cụ thể như sau:
Số tiết | Tên chủ đề | Nội dung chủ quyền biển, đảo | |
5 | 3 | Biển, đảo Việt Nam | I. Vị trí các vùng biển, một số đảo và quần đảo lớn của Việt Nam. II. Một số mẩu chuyện, bài thơ, tranh ảnh… về bảo vệ chủ quyền biển, đảo. |
8 | 4 | Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | I. Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam II. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo III. Quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo trong lịch sử Việt Nam |
3 | Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | I. Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam II. Vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Nam - Vai trò của biển, đảo trong lịch sử - Vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Nam hiện nay | |
11 | 6 | Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | I. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông - Vị trí và đặc điểm - Tầm quan trọng chiến lược - Nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông II. Việt Nam và Biển Đông - Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam - Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam - Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình |
Có thể thấy, chương trình lịch sử cấp THPT (hiện hành và mới) đều có những nội dung liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là các chủ đề biển, đảo trong chương trình lịch sử mới. Do đó, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử nói chung, phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói riêng là có ưu thế và hoàn toàn khả thi, góp phần tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
2.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
2.1.4.1. Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
* Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
- Phạm vi các vùng biển của Việt Nam:
Cũng giống như các quốc gia ven biển khác, không gian sinh sống của người Việt bao gồm ba bộ phận chủ yếu là đất, trời và biển. Để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển, đảo, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, ngày 25/7/1977, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở để xác định
các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là đường gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị). Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Việt Nam phê chuẩn vào năm 1994), Việt Nam có đầy đủ 5 vùng bộ phận biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đường cơ sở và các vùng biển của Việt Nam được minh họa qua hình 2.1:
Hình 2.1. Các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Nguồn: http:www.nghiencuubiendong.vn)
- Các vịnh trên Biển Đông và phần thuộc chủ quyền Việt Nam:
+ Vịnh Bắc Bộ (Tonkin Gulf) nằm ở phía tây Biển Đông, tiếp giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc, được giới hạn từ kinh độ 105˚36'Đ đến kinh độ 109˚55'Đ và từ vĩ độ 17˚B đến vĩ độ 21B˚ với diện tích khoảng 130.000 km2. Vịnh Bắc Bộ là vịnh kín được bao bọc trong toàn bộ phía tây là bờ biển Bắc Việt Nam, phía bắc và phía Đông là lục địa Trung Hoa, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Vịnh Bắc Bộ thông với Biển Đông qua eo biển Quỳnh Châu ở phía bắc, qua cửa
vịnh phía nam nối giữa mũi Oanh Ca (đảo Hải Nam) và đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) dài 112 hải lý. Năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã phân định ranh giới lãnh hải trên vịnh Bắc Bộ của hai nước. Theo đó, Việt Nam được 53,23% và Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh Bắc Bộ. Trong vùng vịnh Bắc Bộ thuộc Việt Nam có hơn 2.300 đảo lớn nhỏ gần bờ, tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, tiêu biểu là đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) với diện tích 2,5km2.
+ Vịnh Thái Lan nằm sâu về phía tây nam của Biển Đông với 4 quốc gia có bờ biển chung là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Malaixia. Vịnh Thái Lan có
diện tích 293.000 km2 với chiều dài khoảng 833,4 km, chiều rộng trung bình 385 km, độ sâu trung bình 60 m. Vịnh Thái Lan có hàng trăm đảo lớn nhỏ ven bờ, lớn nhất là đảo Phú Quốc (Việt Nam) rộng đến 573 km2.
- Các huyện đảo và quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam:
+ Ở miền Bắc: huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh); huyện đảo Cát Hải (gồm đảo Cát Hải và quần đảo Cát Bà) và huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Đây là các huyện đảo quan trọng ở phía Bắc không chỉ về kinh tế, văn hóa mà còn là các tiền đồn bảo vệ chủ quyền Tổ quốc xưa và nay.
+ Ở miền Trung: huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng); huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa); huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận). Các đảo và quần đảo này giữ vai trò rất quan trọng, án ngữ vị trí chiến lược ở giữa chiều dài đất nước, do đó, các huyện đảo miền Trung có vai trò to lớn về kinh tế, văn hóa, nhất là về quốc phòng - an ninh.
+ Ở miền Nam: huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); huyện đảo Kiên Hải, huyện đảo Phú Quốc và huyện đảo Thổ Chu (Kiên Giang). Đây là các đảo và quần đảo địa đầu cực nam của Tổ quốc, giữ vị trí chiến lược cực kì quan trọng trong lịch sử giữ nước và trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, quần đảo Thổ Chu với điểm cao nhất Hòn Nhạn (cao hơn mực nước biển 40 m) chính là điểm A1 trên đường cơ sở của Việt Nam.
Ngoài các huyện đảo, quần đảo lớn nêu trên, trên vùng biển Việt Nam còn hàng ngàn đảo lớn nhỏ (xã đảo, thôn đảo, đảo nổi, đảo chìm) thuộc các tỉnh duyên hải, nằm trải dài theo bờ biển nước ta. Tất cả các đảo lớn nhỏ đều giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước trên cả lĩnh vực kinh tế, quốc phòng - an ninh.
* Vai trò, vị trí của biển, đảo trong lịch sử dân tộc Việt Nam
- Biển, đảo đã bao đời nay gắn với đời sống kinh tế, văn hóa con người Việt Nam. Kết quả khảo cổ học tìm thấy nhiều dấu tích về người cổ sinh sống ở ven biển hay trên các đảo ở nước ta. Các lớp văn hóa tìm thấy cả về vật chất lẫn tinh thần đã phản ánh những cộng đồng cư dân sinh sống bằng nghề khai thác các nguồn lợi biển đậm nét: khối lượng lớn vỏ các loài nhuyễn thể là nguồn thức ăn quan trọng; trang sức làm đẹp bằng vỏ ốc, vỏ sò...; cổ vật trống đồng Đông Sơn có mặt trong khu vực phản ánh mối giao lưu văn hóa bằng đường biển phát triển sớm. Điều đó chứng tỏ biển, đảo trở thành môi trường sống, là nhân tố hợp thành và nuôi dưỡng các nền văn hóa Việt cổ trên lãnh thổ Việt Nam như nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Champa, văn hóa Óc Eo, góp phần định hình bản sắc văn hóa và tư duy của dân tộc
Việt Nam. Chính các yếu tố biển là tác nhân quan trọng góp phần hình thành tư duy thương nghiệp của dân tộc Việt Nam bên cạnh tư duy nông nghiệp lúa nước truyền thống. Biển được xem là “đường dẫn” để văn hóa Việt Nam “nối thông” với thế giới bên ngoài và lưu lại những dấu ấn văn hóa Việt ở nơi đến.
- Biển, đảo đã góp phần tạo nên những thắng lợi hiển hách trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nước ta từng nhiều lần bị kẻ thù tấn công xâm lược. Lịch sử ghi nhận tới 2/3 các cuộc chiến tranh xâm lược, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công nước ta. Phát huy kinh nghiệm đánh giặc trên các vùng sông, biển, các thế hệ ông cha đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, đánh thắng kẻ thù xâm lược trên mặt trận sông, biển, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
+ Các trận quyết chiến với quân xâm lược trên cửa sông Bạch Đằng năm 938, 981, 1288 hay trên sông Như Nguyệt năm 1077 gắn liền tên tuổi của những người anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, được ghi vào sổ vàng truyền thống oanh liệt của dân tộc ta.
+ Các thế kỉ XVI - XVIII, lực lượng thủy quân Việt Nam đã liên tiếp chiến thắng các đội thủy quân xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tiêu biểu như đánh tan hạm đội của thực dân Tây Ban Nha năm 1595, hạm đội của thực dân Hà Lan năm 1644, hạm đội của thực dân Anh năm 1702 tại đảo Côn Lôn (nay là huyện Côn Đảo). Thời kì Tây Sơn, nghĩa quân do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, trong đó quân thủy là chủ yếu đã tiến công và chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử năm 1785.
+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884), quân dân Đà Nẵng tổ chức kháng chiến anh dũng chống lại sự xâm lược của liên quân Pháp và Tây Ban Nha tại cửa biển Đà Nẵng, làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp. Khi Pháp đưa quân vào các tỉnh miền Đông Nam Kì, quân dân ta tiếp tục gây cho địch những khó khăn, tổn thất to lớn, trong đó có đóng góp đáng kể của quân dân các vùng sông nước và ven biển Nam Kì.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), quân dân Việt Nam nhiều lần chống trả quyết liệt sự xâm lược của kẻ thù trên tuyến sông, biển như: trận hải chiến trên vịnh Bắc Bộ (1964); cuộc chiến đấu bảo vệ tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh trên biển, tiêu biểu là trận chiến ở vịnh Vũng Rô (1965); cuộc chiến đấu của hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa (4-1975); trận chiến với quân Trung Quốc bảo vệ đảo Gạc Ma (3-1988)… Có thể khẳng định, mặt trận tuyến biển giữ vai trò rất quan trọng trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
- Biển, đảo có vị trí quốc phòng - an ninh đặc biệt quan trọng. Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược rất quan trọng không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà của cả châu Á - Thái Bình Dương. Biển, đảo Việt Nam từ xưa đến nay được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia. Các vùng biển, đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng hệ thống đảo ven bờ đã hình thành nên phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng trong thế phòng thủ chiến lược bảo vệ sườn Đông của Tổ quốc. Các đảo và quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu…, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại trên biển Đông, mà còn dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh như đặt trạm ra đa, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền qua lại...Có thể nói, các đảo và quần đảo là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.
Như vậy, trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, các vùng biển, đảo luôn gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Trên khắp các vùng biển, đảo Việt Nam, dấu ấn của lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng vẫn còn lưu giữ. Ngày nay, bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng cách vươn ra biển khơi, khai thác tiềm năng của biển để làm giàu cho đất nước cũng chính là bảo vệ Tổ quốc từ phía biển trong thời kì phát triển và hội nhập.
2.1.4.2. Giáo dục HS hiểu rõ quá trình xác lập và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông từ thời phong kiến đến nay
- Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo qua các nguồn sử liệu:
+ Tư liệu cổ của Việt Nam: Những tư liệu chứng minh quá trình phát hiện và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuất hiện liên tục từ thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVII) , trải qua các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn đến triều Nguyễn (thế kỉ XIX). Tiêu biểu là: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII); Đại Nam nhất thống toàn đồ; Phủ biên tạp lục (1776); Lịch triều hiến chương loại chí; Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên (1844 - 1848); Đại Nam nhất thống chí (1865-1875); Quốc triều chính biên toát yếu; Nam Hà tiệp lục; Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945), bản đồ hành chính của các triều đại... đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là “Bãi Cát Vàng” vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác và bảo vệ các quần đảo này.
+ Tư liệu cổ của Trung Quốc: Nhiều tài liệu viết của người Trung Quốc đã nói đến “Vạn Lý Trường Sa” thuộc về An Nam, tiêu biểu như Hải ngoại kỉ sự của