Nhận Xét Chung Các Công Trình Đã Công Bố, Những Vấn Đề Luận Án Kế Thừa Và Tiếp Tục Nghiên Cứu


liệu trình bày nội dung cơ bản, ngắn gọn, minh họa hình ảnh phong phú, phù hợp với tuổi trẻ nói chung, học sinh nói riêng nên mang lại ý nghĩa giáo dục cao.

Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tuyết Mai biên soạn Giáo dục về biển - đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014. Qua 3 tập sách, các tác giả giới thiệu những vấn đề về biển đảo một cách ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, phù hợp với các em học sinh, đặc biệt, cuốn sách hướng dẫn cho giáo viên và học sinh nội dung và phương pháp giáo dục về biển, đảo trong giờ lên lớp cũng như trong các hoạt động ngoại khóa, phù hợp với đặc điểm sinh lí lứa tuổi và điều kiện trường học ở nước ta.

Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung, Lưu Hoa Sơn, Đỗ Văn Thanh biên soạn bộ sách Kể chuyện biển đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014 gồm 4 tập: tư liệu biển đảo Việt Nam; các huyện đảo ở miền Bắc; các huyện đảo ở miền Trung; các huyện đảo ở miền Nam. Bộ sách là các câu chuyện kể về các vùng biển đảo Việt Nam với những hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. Tài liệu này dễ phổ biến trong các nhà trường, nhất là trong các hoạt động ngoại khóa lịch sử để giáo dục học sinh.

Phan Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Đức Anh Sơn biên soạn cuốn Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia dùng trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2015. Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản, có chọn lọc, phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông về chủ quyền biên giới và biển đảo, từ đó, học sinh nâng cao lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biết trân trọng từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc mà các thế hệ ông cha đã chung tay gìn giữ. Dù ngắn gọn nhưng sách có thêm phần chủ quyền biên giới giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Để góp phần tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc đến các đối tượng học sinh khác nhau, nhóm giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoàn thành bộ sách Giáo dục về biển đảo Tổ quốc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Bộ sách gồm 3 tập dành cho học sinh TH, THCS và THPT, đề cập đến những vấn đề cơ bản về biển đảo theo trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh, đồng thời giới thiệu các hoạt động trên mọi miền Tổ quốc với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” trong phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo để làm gương cho các em. Ngoài kênh chữ, các tác giả còn xây dựng nguồn kênh hình minh họa phong phú, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Tuy nhiên, bộ sách chưa có phần hướng dẫn cụ thể các hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử.


Tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, các tài liệu về công tác tuyên truyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong các trường học được phát hành và tổ chức thực hiện ở nhiều môn học khác nhau, tiêu biểu là một số tài liệu sau:

Từ năm học 2011-2012, Sở GD & ĐT Quảng Ngãi hoàn tất soạn thảo nội dung Giáo dục chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép vào môn lịch sử dạy tại các trường THPT trong tỉnh. Nội dung cơ bản của tài liệu là giới thiệu về: lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; vùng đất, phong tục tập quán, các di tích lịch sử quê hương Hải đội Hoàng Sa. Trong đó, tác giả tập trung giới thiệu về đội hùng binh Hoàng Sa vâng mệnh triều đình nhà Nguyễn ra Hoàng Sa,Trường Sa đo đạc thủy trình, khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền lãnh hải Tổ quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX và việc thực thi chủ quyền biển, đảo của các thế hệ cho đến ngày nay.

Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã cho xuất bản cuốn Văn hóa biển đảo Khánh Hòa. Sách đã tập hợp những bài viết đề cập tới việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền và xây dựng quần đảo Trường Sa. Đến cuối năm 2013, Tài liệu giảng dạy và học tập Lịch sử Khánh Hòa ở trường THCS, THPT do Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên đã được Sở GD & ĐT xuất bản, trong đó, nhiều bài học phản ánh tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Khánh Hòa trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng… Tài liệu còn biên soạn các bài ngoại khóa về lịch sử chủ quyền biển, đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa..., tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phổ thông trong tỉnh khi dạy học những nội dung về chủ quyền biển, đảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Tại Đà Nẵng, từ năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT phát hành tài liệu Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu được sắp xếp nội dung phù hợp với chương trình học và độ tuổi của học sinh hai khối THCS và THPT. Ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, bộ tài liệu đã bổ sung nhiều kiến thức về chủ quyền biển đảo, đưa thêm những khái niệm về thềm lục địa, phạm vi chủ quyền biển, đảo... Tài liệu biên soạn dựa trên bằng chứng lịch sử, cơ sở luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế, trong đó nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tài liệu để giáo dục học sinh không chỉ trên địa bàn Đà Nẵng mà còn có thể áp dụng trên phạm vi cả nước.

Nhiều hội thảo khoa học được tổ chức, trong đó vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo được nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục quan tâm. Tại Hội thảo khoa học Quốc gia Vấn đề Biển Đông trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử do Trường

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 5


Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tháng 3 năm 2013 đã thu hút 17 bài viết liên quan đến chủ quyền biển, đảo và giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử. Trong đó, các tác giả Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Quốc Sửu, Nguyễn Thị Thu Thủy, Ninh Xuân Thao, Trần Vân Anh đã nêu lên yêu cầu cấp thiết phải đưa vấn đề chủ quyền biển, đảo vào chương trình giảng dạy lịch sử, cung cấp một số nội dung và đề xuất biện pháp tổ chức giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử các cấp, góp phần thực hiện một nhiệm vụ chính trị quan trọng hiện nay.

Tại Hội thảo khoa học Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hiện nay do Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm 2016, vấn đề giáo dục chủ quyền biển, đảo là một nội dung có nhiều bài viết tham gia và báo cáo. Tiêu biểu như: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có bài Trách nhiệm quốc tế của triều Nguyễn trong vấn đề biển Đông thế kỉ XIX; Kiều Thế Hưng viết Vấn đề biên giới và hải đảo trong dạy học lịch sử: giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khát vọng hòa bình; Tống Thị Nga với bài Đưa vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy môn lịch sử ở các cấp học trong giai đoạn hiện nay; Đỗ Thanh Bình với bài Mấy đề xuất về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển và đảo trong chương trình, sách giáo khoa lịch sử mới ở trường phổ thông Việt Nam; Nguyễn Thị Thế Bình với bài Giáo dục học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Các tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử, đề xuất nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh ở trường phổ thông.

Một số bài viết trên các Tạp chí khoa học, nhiều nhất là Tạp chí Giáo dục đã đề cập đến sự cần thiết, thực trạng và biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh trong dạy học nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua dạy học lịch sử nói riêng:

Bài viết Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2/1992 đã khẳng định ưu thế của môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh, trong đó có giáo dục truyền thống dân tộc và khẳng định:“Việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ không phải vì hoài cổ mà là vì “ôn cố tri tân”. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay, chúng ta cần đi sâu vào quá khứ, tìm một sức mạnh hiện thực làm bệ phóng bay nhanh vào tương lai” [77].

Bùi Minh Tuấn với bài Cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

[168] đăng trên báo Giáo dục và Thời đại, số ngày 20/10/2012 đã khái quát những


nét chính về tình hình biển, đảo ở khu vực và trên thế giới, nêu lên sự cấp thiết và một số biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo học sinh trước tình hình Biển Đông ngày càng có những diễn biến phức tạp, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Tạp chí Giáo dục số 349 (tháng 1/2015), Trần Vĩnh Tường và Phan Khánh Hội với bài “Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT” đã khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh, nhất là thông qua các môn học xã hội, đặc biệt là môn Lịch sử. Trong đó, tác giả nêu lên ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về biển đảo nhằm “giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, qua những nhân vật, sự kiện có thật của quá khứ tạo nên sức thuyết phục, sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ” [173, tr.51], đồng thời nêu lên những biện pháp sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử để giáo dục học sinh.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh, trong bài viết “Một số suy nghĩ về dạy học nội dung biển đảo trong môn Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 301, tháng 7/2015, Nguyễn Thị Côi đề cập đến sự cần thiết phải đưa nội dung biển, đảo vào chương trình phổ thông; các hình thức tổ chức dạy học phù hợp gồm gắn bài giảng trên lớp với thực tế cuộc sống, tăng cường tổ chức ngoại khóa lịch sử về biển đảo cho học sinh…Từ đó đi đến kết luận: “Cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kiến thức lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng, trong đó có vấn đề biển đảo” [39].

Một số luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Vinh, Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh… đã nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn, nội dung, biện pháp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh trong dạy học lịch sử và xem đây là nội dung giáo dục quan trọng của bộ môn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

1.3. Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Nhận xét kết quả các công trình đã công bố

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học và giáo dục đã công bố, vấn đề chủ


quyền biển, đảo của Việt Nam nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh nói riêng đã trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập với nhiều mức độ khác nhau. Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình liên quan đến đề tài được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Cung cấp đầy đủ và toàn diện những tư liệu về bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng.

- Một số tài liệu đã trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục tư tưởng, thái độ cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học nói riêng; hoặc phản ánh thực tiễn công tác giáo dục chủ quyền biển, đảo tại một số địa phương.

Tuy nhiên, các công trình này hoặc chỉ nêu lên những bằng chứng khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt nam, vai trò của biển, đảo; hoặc nêu lên vấn đề lý luận chung về giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử; hoặc đi vào chi tiết công tác giáo dục học sinh trong dạy học lịch sử qua một số nội dung và biện pháp cụ thể, trên một số địa phương. Đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT một cách hệ thống trên cơ sở lý luận khoa học và bám sát thực tiễn.

1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa

Các công trình nghiên cứu có liên quan là cơ sở tư liệu quý giá để chúng tôi có thể kế thừa ít nhiều và tiếp tục hoàn thiện hơn ở đề tài, bao gồm:

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo về vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng.

- Những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Những tư liệu, số liệu thống kê về tiềm năng to lớn của biển, đảo Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng…

- Những bản đồ, lược đồ thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; những mẫu chuyện về tấm gương các anh hùng bảo vệ biển, đảo trong lịch sử; những hình ảnh về chiến sỹ hải quân và nhân dân các địa phương trên cả nước đã và đang bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.


- Cơ sở lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử về giáo dục học sinh trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu

- Cần hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Xác định những kiến thức trong chương trình bộ môn lịch sử cấp THPT cần khai thác và mở rộng để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.

- Nghiên cứu và xây dựng thống nhất những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo để vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Xác định những căn cứ và tiêu chí đánh giá ý thức chủ quyền biển, đảo của học sinh cả về mặt định lượng và định tính.

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

x x

x

Qua quá trình tiếp cận nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi khẳng định, các công trình đã công bố là khá phong phú, có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi hệ thống những vấn đề lý luận, xây dựng nội dung, thiết kế hình thức và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT.

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo, đặc biệt nguồn tài liệu gốc là những tư liệu mang tính khoa học, làm nền tảng để biên tập nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo, bao gồm: chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông; chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học, nhất là vấn đề giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo đức cho HS là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ thống lý luận giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giáo dục lịch sử, nhất là giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức trách nhiệm công dân cho HS qua DHLS ở trường THPT là cơ sở để lựa chọn nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT một cách khả thi và hiệu quả.


Chương 2

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS phải được tiến hành trên nền tảng lý luận vững chắc, phù hợp với thực tiễn DHLS ở trường THPT. Do đó, hệ thống những vấn đề lý luận, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng để tìm ra nguyên nhân là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo đảm bảo tính phù hợp, khả thi và hiệu quả.

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh

* Giáo dục ý thức

- Giáo dục: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm “giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu là “dạy dỗ, rèn luyện” [122, tr.313]. Trong Từ điển tiếng Việt thông dụng, giáo dục được định nghĩa là “hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [87, tr.349]. Còn theo Phạm Viết Vượng, giáo dục là “một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên” [185, tr.9].

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, giáo dục là sự dạy dỗ, tác động vào đối tượng giáo dục một cách có tổ chức, có mục đích, có hệ thống toàn diện về cả đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, để đối tượng đó dần thay đổi, tích lũy nên những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đặt ra.

- Ý thức: Theo Từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu là “sự hiểu biết do mình cảm thấy, do trực giác cảm biết được” [122, tr.952]. Trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng, ý thức được định nghĩa là “khả năng mà con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ; sự nhận thức đúng đắn biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [87, tr.982]. Còn theo Nguyễn Quang Uẩn, ý thức có thể dùng với nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.


Theo nghĩa rộng, ý thức đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng của con người. Theo nghĩa hẹp, ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người, đó là “hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được” [177, tr.56].

Như vậy, ý thức là một phạm trù chỉ có ở con người, đề cập đến khả năng tiếp thu, phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan vào trong tư duy, là sự nhận thức đúng đắn được biểu hiện bằng thái độ và hành động phù hợp với thực tiễn.

Trên cơ sở khái niệm giáo dục ý thức, chúng ta có thể hiểu giáo dục ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người thông qua quá trình giáo dục toàn diện, lâu dài, có hệ thống, logic như ý thức chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc… Qua đó, con người sẽ tiếp thu, hiểu biết sâu sắc, vận dụng những tri thức vào thực tiễn có hiệu quả, góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho công việc và cuộc sống.

* Chủ quyền biển, đảo

- Khái niệm chủ quyền biển, đảo nằm trong khái niệm chủ quyền quốc gia

chủ quyền lãnh thổ quốc gia:

+ Chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo.

+ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

+ Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023