Trung Quốc và một số biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; Lê Quý Quỳnh cung cấp những tư liệu và căn cứ về việc xác định phạm vi và chế độ pháp lí các vùng biển của Việt Nam; Nguyễn Chu Hồi nêu rõ vị thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực.
Đến năm 2019, cuốn sách “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa
- Tư liệu và sự thật lịch sử” của Nguyễn Quang Ngọc được Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành. Đây là kết quả nghiên cứu công phu của các chuyên gia về chủ quyền biển, đảo, qua đó tiếp tục khẳng định vững chắc quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Công trình này là nguồn tư liệu quý giá trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS hiện nay.
Trên các tạp chí: Nghiên cứu và phát triển, Huế Xưa và nay, Xưa và Nay, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự,… có nhiều bài viết về chủ đề biển đảo của các nhà nghiên cứu: Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Hồng Thao, Đinh Kim Phúc, Nguyễn Nhã, Trần Công Trục, Đỗ Bang, Nguyễn Quang Trung Tiến, Lưu Trang, Đoàn Anh Thái,…Cùng với đó, trên các tạp chí, tập san, báo điện tử, website chính thống đăng nhiều bài nghiên cứu, khảo cứu, công bố tư liệu về đến biển, đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số Luận án Tiến sĩ đã nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, biện pháp giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông:
Luận án “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Nguyễn Nhã, bảo vệ năm 2002 là một công trình nghiên cứu công phu nhằm cung cấp những bằng chứng xác thực về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua hệ thống các nguồn tài liệu phong phú, nhất là tài liệu gốc và tài liệu tiếng nước ngoài.
Luận án của Vũ Hải Đăng với đề tài “Những định hướng pháp lý và chính trị nhằm xây dựng một mạng lưới khu vực các khu bảo tồn biển trên Biển Đông”, bảo vệ vào năm 2013 tại trường Đại học Dalhousie, Canada. Đây là một hướng đi mới trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua việc hợp tác bảo vệ tài nguyên - môi trường biển ở khu vực. Đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với luật pháp quốc tế và những thỏa thuận của các nước ven Biển Đông.
Lê Tiến Công với luận án “Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885”, Đại học Khoa học, Đại học Huế năm 2015 đã trình bày những vấn đề về vị trí chiến lược của biển, đảo; việc tổ
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 1
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 2
- Tài Liệu Của Các Tác Giả Trong Nước
- Nhận Xét Chung Các Công Trình Đã Công Bố, Những Vấn Đề Luận Án Kế Thừa Và Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Định Hướng Của Đảng, Nhà Nước, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Về Giáo Dục Nói Chung Và Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Nói Riêng
- Nội Dung Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
chức phòng thủ và bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn. Luận án hoàn thành góp phần khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhất là vấn đề nhận thức vị trí, vai trò của biển, đảo cả nước nói chung và miền Trung nói riêng trong lịch sử cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Có thể khẳng định, công tác nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam rất được quan tâm với nhiều công trình có giá trị cả về khoa học và thực tiễn được công bố. Tuy nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ lịch sử và địa lí nhằm cung cấp tư liệu khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Do đó, các công trình này là cơ sở tư liệu để tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, trong đó có lực lượng học sinh nhận thức rõ về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, từ đó xác định trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng
Các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử rất coi trọng công tác giáo dục ý thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh nói chung, ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này đã ra đời:
1.2.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài:
1.2.1.1. Tài liệu Giáo dục học và Tâm lí học
B.P.Ê-xi-pốp trong Những cơ sở của lý luận dạy học, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1971) (Phan Huy Bính dịch) đã trình bày về các hình thức dạy học và giáo dục học sinh, trong đó kết hợp tiết lên lớp với làm bài ở nhà của học sinh, tổ chức tham quan với lao động kĩ thuật tổng hợp, qua đó giáo dục học sinh toàn diện cả về trí dục, đức dục, văn thể mỹ. Trong cuốn sách này, tác giả rất coi trọng các hình thức giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ, chuẩn mực hành vi cho học sinh, xem đó là điều kiện quan trọng để giáo dục mang lại hiệu quả cao.
I.F. Kha-la-môp, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1979),… đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc lập của học sinh là điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả. Tác giả khẳng định rằng, tri thức trở thành kiến thức thực sự khi học sinh chiếm lĩnh nó bằng một thái độ đúng đắn, sáng tạo, nghĩa là phải tạo được động lực học tập, giáo dục học sinh tinh thần tự học, có ý thức cao trong việc chủ động lĩnh hội kiến thức trên lớp cũng như vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo dục học, tập III của T.A.Ilina, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1979 cũng đề cập
đến đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và sự phát triển của giáo dục bao gồm cả trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động, trong đó, “đức dục” là một nội dung giáo dục được đề cao; hay trong Giáo dục học, tập II của N.V.Sa-vin, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983 nêu lên những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học và giáo dục, đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách học sinh gắn liền với giáo dục lao động và thể chất. Có thể thấy, trong mục tiêu giáo dục ở nhà trường, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức, thái độ gắn liền với thực tiễn lao động và cuộc sống là nội dung rất được chú trọng.
Một số tác giả lại đi sâu nghiên cứu về giáo dục ý thức, tư tưởng, thái độ của HS thông qua HĐNK. Tiêu biểu như: F. Ra-bơ-le (Pháp) có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp. Isma’il Al-Qabbani (Ai Cập) sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá. Hay A.X. Ma-ka-ren-co (Liên Xô), tác giả của cuốn Bài ca sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962 nổi tiếng với quan điểm: “Các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước”[1, tr.52]. Đây là những gợi ý giá trị để lựa chọn biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS ở trường THPT.
1.2.1.2. Tài liệu giáo dục lịch sử
N.G. Đai-ri trong cuốn Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973 đã trình bày một vấn đề quan trọng của việc dạy và học bộ môn, đó là giờ học lịch sử. Giờ học là một hình thức tổ chức dạy học, là một bộ phận của quá trình sư phạm nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tác giả nhấn mạnh, “tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi chúng cho phép hình dung lại quá khứ”, đồng thời khẳng định “công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu tại nơi xảy ra sự kiện lịch sử là một trong những điều kiện hiện có của hoạt động dạy và học để hình thành tư duy độc lập và tính tự lập của học sinh [106, tr.25]. Đây là những gợi ý giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp phù hợp để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh, qua đó định hướng hành vi của các em phù hợp với thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
I.Ia. Lec-ne trong cuốn Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977 hay Phát triển tư duy học sinh trong dạy học Lịch sử (tài liệu dịch và lưu trữ tại phòng tư liệu, Đại học Sư phạm Hà Nội) đi sâu một khía cạnh của phương pháp dạy học lịch sử, đó là dạy học nêu vấn đề để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Quan điểm này có thể áp dụng trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo bằng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo dự án, dạy học tại bảo tàng, di tích, hay tổ chức cho học sinh tự học, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về biển, đảo... Từ đó, việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo được tiến hành một cách tự nhiên, phù hợp với hứng thú và sở trường của học sinh, nhất là trong các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. Các biện pháp giáo dục này có thể tiến hành trên diện rộng, phù hợp với khả năng học sinh trong điều kiện phương tiện công nghệ phát triển như hiện nay.
N.A. Ê-rô-phê-ép trong cuốn Lịch sử là gì?, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981 đã khẳng định chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử trong việc hình thành tư tưởng, phẩm chất, đạo đức cho học sinh, bởi vì “khả năng giáo dục của sử học nói chung, của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học lịch sử, rõ ràng có những yếu tố nghệ thuật” [105, tr.181]. Quan điểm của tác giả về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử được nhiều nhà sử học và nhà giáo dục lịch sử thừa nhận, phù hợp với mục tiêu và thực tiễn giáo dục của các nước, trong đó có giáo dục Việt Nam. Do đó, môn lịch sử rất có ưu thế trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
1.2.2. Tài liệu của các tác giả trong nước:
1.2.2.1. Tài liệu Giáo dục học và Tâm lí học
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong giáo trình Giáo dục học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987; Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008; Trần Thị Tuyết Oanh trong Giáo dục học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006 đều nhấn mạnh đến công tác giáo dục nhân cách, đạo đức cho HS và xem đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở các cấp học, nhằm đào tạo HS đạt 3 mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, hình thành con người Việt Nam có đủ tài và đức phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang biên soạn giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016. Giáo trình gồm có 7 chương, trong đó chương III, các tác giả đã đưa ra khái niệm, các cấp độ và các con đường hình thành ý thức của cá nhân. Đây là cơ sở để hình thành ý thức nói chung, ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng cho học sinh trong dạy học ở trường THPT.
Thái Duy Tuyên trong cuốn Những vấn đề cơ bản của giáo dục học học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999; Đặng Thành Hưng với Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, 2002 nêu quan điểm, hình thức tổ chức
dạy học là một phạm trù riêng biệt, bao gồm các hình thức: lên lớp, ngoài lớp, cả lớp, nhóm, cá nhân và bài học thực hiện dưới những hình thức. Trong đó, việc tổ chức giáo dục HS bằng nhiều hình thức phong phú là một yêu cầu quan trọng trong dạy học ngày nay. Đây là những gợi ý quan trọng để chúng tôi đưa ra các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT.
Gần đây, vấn đề dạy học phát triển năng lực được quan tâm. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội biên soạn Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016. Cuốn sách nêu những vấn đề chung về năng lực, con đường hình thành năng lực và một số biện pháp nền tảng cho tất cả các môn học. Có thể hiểu, năng lực chỉ được hình thành trong môi trường học tập tích cực, khi học sinh có nhận thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn để giải quyết một vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống.
1.2.2.2. Tài liệu giáo dục lịch sử
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục truyền thống, ý thức dân tộc, nhất là trong giáo dục lịch sử. Nhiều bài viết của Người đã nêu bật ý nghĩa của giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức dân tộc. Trong bài “Nên học sử ta”, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Người chỉ rõ: “Dân ta phải biết sử ta. Sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Sử dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [102, tr.171]. Ngoài ra, Người còn chú trọng đến giáo dục ý thức dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên, Nxb Giáo dục phát hành năm 1976; Phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thế Kim, Phạm Hồng Việt biên soạn, Nxb Giáo dục phát hành năm 1992 (tái bản có sửa chữa và bổ sung năm 1998, 1999, 2000, 2001) đã nói rõ về chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử ở trường THPT. Các tác giả xác định: “nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Môn lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này” [76, tr.75-76] . Với vai trò quan trọng như vậy, giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống dân tộc, phẩm chất đạo đức cho học sinh qua dạy học lịch sử ở trường phổ thông là điều rất cần thiết.
Phương pháp dạy học lịch sử (2 tập) do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, 2002 (tái bản và bổ sung 2009,
2012) tiếp tục khẳng định chức năng giáo dục của bộ môn lịch sử, đồng thời nêu lên nguyên tắc, yêu cầu về nội dung, hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học bộ môn, qua đó khẳng định: “Lịch sử có sở trường và ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã xem “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đến tương lai”. Giáo dục thái độ tình cảm, tư tưởng cho học sinh qua dạy học lịch sử là “dạy chữ để dạy người” [79, tr.204].
Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử của Hội Giáo dục lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 tập hợp các chuyên đề chuyên sâu về phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Đặc biệt, chuyên đề III viết về “giáo dục học sinh qua dạy học lịch sử” nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua môn lịch sử, nhất là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm công dân: “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Môn Lịch sử có ưu thế và sở trường trong việc giáo dục này, nhưng cần tránh việc sáo mòn, công thức, không đưa lại hiệu quả gì. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo của giáo viên trong điều kiện cụ thể của mình” [81, tr.290].
Năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội cho phát hành cuốn Lịch sử và giáo dục lịch sử. Cuốn sách tập hợp những nghiên cứu của GS Phan Ngọc Liên trên nhiều lĩnh vực khoa học, nhất là những nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử. Phần III và IV là những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và giáo dục lịch sử như “Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử”, khẳng định một truyền thống quan trọng cần giáo dục cho thế hệ trẻ là “giúp các em phát triển lòng yêu nước chân chính, có trách nhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước” [80, tr.471]. Qua đó, định hướng các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục: giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa hình thành thế giới quan, thực hiện mục tiêu đào tạo và giáo dục truyền thống; tổ chức học tập lịch sử gắn với thực tế cuộc sống; xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục.
Trịnh Đình Tùng trong cuốn Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường THCS, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2005, nêu rõ việc đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, trong đó, các biện pháp nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, tư tưởng, thái độ cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ tương lai có đầy đủ năng lực và phẩm chất, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Thị Côi trong cuốn Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, 2006 đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học, đó là dạy học trên lớp, tự học, hoạt động nhóm, toàn lớp, cá nhân, tham quan học tập ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống, di tích lịch sử; tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực hành. Nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của DHLS, tác giả khẳng định “mục tiêu bài học lịch sử là cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu lịch sử của bài - những sự kiện lịch sử cụ thể, những biểu tượng, khái niệm; xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lí, có hiệu quả; tiến hành việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh” [38, tr.23]. Có thể thấy, vấn đề giáo dục ý thức học sinh được thực hiện gắn với các hình thức tổ chức dạy học, nhất là các hình thức dạy học được tổ chức ngoài lớp.
Trong bối cảnh đổi mới dạy học những năm đầu thế kỉ XXI, cuốn Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông do Phan Ngọc Liên chủ biên được Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 2008. Cuốn sách gồm có 3 phần, trong đó phần II và III về “Đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học lịch sử ở trường phổ thông” là cơ bản nhất. Các tác giả làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, bao gồm nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm công dân cho HS: “Xác định đúng mục tiêu, vai trò của môn Lịch sử, cũng như các bộ môn khác sẽ thấy sự cần thiết tổ chức dạy học có chất lượng mọi môn học để đào tạo tốt thế hệ trẻ” [82, tr.531].
Nguyễn Thị Thế Bình trong cuốn Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh, Nxb Đại học Sư phạm, 2014 đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng tự học cho học sinh, xây dựng hệ thống những kĩ năng tự học và đưa ra các biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Tài liệu này nói về kĩ năng tự học nói chung, nhưng cũng là cơ sở để xây dựng các biện pháp tự học, tự tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong điều kiện các nguồn tư liệu đáng tin cậy về chủ quyền biển, đảo ngày càng phong phú và không khó để tìm kiếm.
Về công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông, Phan Ngọc Liên trong Công tác ngoại khóa thực hành môn Lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, 1968 đã chuyên sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động ngoại khóa lịch sử, từ đó nêu lên những nguyên tắc, cách xác định nội dung, xây dựng hình thức và lựa chọn phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Cuốn sách là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng các hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo.
1.2.2.3. Tài liệu giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng HS, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tiếp phát hành các văn bản, tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thônggồm có 2 phần chính: giới thiệu mục tiêu, cấu trúc của tài liệu, hướng dẫn lựa chọn nội dung, thời gian, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục chủ quyền biển đảo, nhất là vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, phù hợp với đặc điểm học sinh và các vùng miền trên cả nước. Qua tài liệu này, giáo viên và học sinh xác định đúng các chủ đề, lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, rèn luyện những kĩ năng thích hợp nhằm chung tay bảo vệ, khai thác phù hợp các nguồn tài nguyên, môi trường biển, đảo, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh đã khẳng định về chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những văn bản của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các chứng cứ lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; giáo dục học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo trong tình hình hiện nay.
Tài liệu tập huấn công tác tuyên truyền về biển, đảo, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013 đã tập hợp những bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu về biển, đảo và những cơ sở để đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó có bài viết của các tác giả Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Trường Giang… Trên cơ sở những tư liệu lịch sử và pháp lý thuyết phục, các tác giả khẳng định: “việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam qua các triều đại cho đến ngày nay là phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế. Vì vậy, Việt Nam vẫn luôn khẳng định và có đủ căn cứ lịch sử, khoa học, pháp lí để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” [34, tr.46].
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về biển, đảo của thế hệ trẻ, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo biên soạn cuốn 100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014; Hà Nguyễn với 500 câu hỏi đáp về biển, đảo Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2015. Hai cuốn sách nêu rõ vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo; các vùng biển, đảo Việt Nam; quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam ở Biển Đông; xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo; một số hoạt động của thanh niên hướng về biển, đảo Tổ quốc. Các tài