Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngoại Khóa


sinh trên lớp cũng như ở nhà. Điều này cũng xuất phát từ nguyên lý giáo dục gắn nhà trường với cuộc sống.

Tự học của HS là việc tự tìm hiểu và nắm vững kiến thức thông qua sự hướng dẫn, định hướng có chủ đích của GV. Trong quá trình học tập lịch sử ở trường THPT, thời gian trên lớp của HS có hạn, GV không thể cung cấp toàn bộ kiến thức của bài học cho HS mà chủ yếu đưa ra vấn đề cốt lõi, định hướng, hướng dẫn HS có cách học và tự học thông qua nguồn tài liệu tham khảo cùng các phương tiện hỗ trợ để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức HS: “Các em độc lập hoàn thành các nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên. Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu (tìm tòi, nghiên cứu từng phần), nó gây hứng thú học tập cho học sinh (nhất là học sinh cuối cấp) và đóng góp phần nào với xã hội (chủ yếu công tác xã hội)” [85, tr.76].

HS tự học những vấn đề lịch sử nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng đều hướng đến các kĩ năng và nhận thức cơ bản là: xác định sự kiện lịch sử trong bối cảnh không gian, thời gian cụ thể; trình bày sự kiện lịch sử; khai thác tư liệu lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử vào học tập và cuộc sống. Trong quá trình tự học ở nhà (có thể là bài cũ hay chuẩn bị bài mới), do có điều kiện về thời gian để HS tìm kiếm tài liệu nhiều hơn, nên GV có thể giao cho HS hoặc nhóm HS tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến nội dung bài học, cụ thể là vấn đề chủ quyền biển, đảo mà GV không có thời gian trình bày trên lớp hoặc cho tìm hiểu vấn đề liên quan đến bài học mới để khi lên lớp có thể hỏi GV để được giải đáp. Mặt khác, nguồn tài liệu về biển, đảo hiện nay khá phong phú, với nhiều kênh thông tin nên dễ dàng cho HS tìm hiểu. Sử dụng tài liệu về biển, đảo sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình tự học của HS.

Thứ nhất, hướng dẫn HS tự học để củng cố và mở rộng kiến thức bài học (trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo)

Giáo dục ý thức chủ quyền trong DHLS vẫn phải đảm bảo mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản của bài học, do đó, nội dung chủ quyền biển, đảo chỉ chiếm một phần nhỏ thời lượng của tiết dạy. Để có thể trang bị đầy đủ, vững chắc hơn cho HS về chủ quyền biển, đảo, ngoài những phần nội dung giáo dục được thực hiện trên lớp, GV cần hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu thêm tài liệu ở nhà. Trong điều kiện các phương tiện tìm hiểu kiến thức về biển, đảo ngày càng đa dạng và thuận lợi, GV kích thích sự ham muốn tìm hiểu vấn đề biển, đảo cho HS, từ đó định hướng cho HS tìm hiểu theo những câu hỏi mà GV đưa ra nhằm củng cố vững chắc kiến thức đã học trên lớp, qua đó, HS có được nhận thức đúng đắn về lịch sử, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo, góp phần nâng cao hiệu quả bài học trên lớp.


Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 23 - lớp 10: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, GV hướng dẫn HS về tìm hiểu thêm tư liệu liên quan đến vấn đề thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng. Sau khi GV giới thiệu cho HS một số tư liệu cần thiết, HS tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin để củng cố và mở rộng kiến thức theo những câu hỏi định hướng sau:

1. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, nghĩa quân Tây Sơn đã tiến hành những trận đánh lớn nào trên mặt trận sông, biển? Nêu ý nghĩa của những trận đánh đó.

2. Chính sách xây dựng quân đội của Vương triều Tây Sơn thể hiện sự quan tâm đến lực lượng thủy binh như thế nào? Trình bày hiểu biết của em về thủy binh thời Tây Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

3. Em biết gì về việc phục hồi và duy trì các đội Hoàng Sa của nhà Tây Sơn để thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam thời bấy giờ?

4. Từ những việc làm của nhà Tây Sơn, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiện nay?

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 14

Như vậy, trên cơ sở tài liệu GV giới thiệu và tự tìm kiếm, dựa vào các câu hỏi định hướng, HS có thể tìm kiếm cá nhân hoặc theo nhóm, lần lượt giải quyết các yêu cầu của GV đặt ra. Phương thức kiểm tra của GV có thể là bài thu hoạch hoặc kiểm tra trực tiếp vào đầu giờ học sau. Đây là phương pháp hiệu quả để củng cố và mở rộng kiến thức chủ quyền biển, đảo cho HS, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng DHLS nói chung, dạy học vấn đề chủ quyền biển, đảo nói riêng trong điều kiện tư liệu về biển, đảo phong phú hiện nay. Qua đó, hình thành cho HS ý thức tự học, tự nghiên cứu về một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm và xây dựng được tư tưởng, thái độ đúng đắn, xác định trách nhiệm và hành động phù hợp, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Thứ hai, hướng dẫn HS tự học để chuẩn bị cho việc học tập bài mới (trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo)

Trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, sự chủ động lĩnh hội kiến thức và chuẩn bị tích cực cho bài học mới của HS là một yêu cầu rất quan trọng. Trong DHLS nói chung, vấn đề chủ quyền biển, đảo nói riêng, GV hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu để chuẩn bị bài học mới là điều kiện để GV tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Đặc biệt, vấn đề chủ quyền biển, đảo trong SGK thường đề cập khá mờ nhạt và gián tiếp nên việc


bổ sung kiến thức từ tài liệu bên ngoài là hết sức cần thiết. Từ việc tự sưu tầm, lĩnh hội kiến thức trước ở nhà, khi lên lớp HS sẽ tham gia hoạt động học tập tích cực, có nhận thức đầy đủ hơn về chủ quyền biển, đảo, từ đó hình thành tư tưởng đúng đắn, xác định đúng trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Ví dụ: Trước khi dạy bài 23, lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975), GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung kiến thức về biển, đảo theo ba câu hỏi định hướng sau:

Nhóm 1, 2: Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong những năm 1973

- 1975 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của sự chi viện đó.

Nhóm 3, 4: Hãy kể những tỉnh, thành phố ở miền Nam có vị trí giáp biển được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, các vùng biển, đảo miền Nam được giải phóng và tiếp quản như thế nào?

Nhóm 5, 6: Nhận xét vai trò của tuyến vận tải bằng đường biển trong quá trình chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).

Trên cơ sở kiến thức cơ bản SGK, HS sưu tầm tư liệu qua sách báo, các phương tiện thông tin, tích cực chuẩn bị cho tiết học tiếp theo theo định hướng của GV. Khi tiến hành bài học cung cấp kiến thức mới trên lớp, GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị thống nhất của nhóm mình, cụ thể:

- Khi dạy mục I: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam, GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày về sự cho viện của miền Bắc cho miền Nam trong những năm 1973-1975; nhóm 2 trình bày ý nghĩa của sự chi viện giai đoạn này đối với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó nhấn mạnh vai trò của tuyến vận tải chi viện bằng đường biển.

- Khi dạy mục III.2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dạy Xuân 1975, Gv yêu cầu đại diện nhóm 3 trình bày các tỉnh, thành phố ở miền Nam có vị trí giáp biển được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975; nhóm 4 trình bày việc giải phóng và tiếp quản các vùng biển, đảo miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

- Khi dạy mục IV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, GV yêu cầu đại diện nhóm 5 trình bày vai trò của tuyến vận tải bằng đường biển trong quá trình chi viện của miền Bắc cho miền Nam; nhóm 6 nêu suy nghĩ về vai trò của biển, đảo trong lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất Tổ quốc.


Trên cơ sở trình bày của đại diện các nhóm HS, GV nhận xét và làm rõ vấn đề chủ quyền biển, đảo liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bài học nội khóa, qua đó, kiến thức về biển, đảo được HS tiếp nhận một cách chủ động, phù hợp khả năng nhận thức của từng đối tượng và làm phong phú thêm nội dung bài học trên lớp.

Như vậy, với việc tự tìm hiểu trước ở nhà thông qua các nguồn tài liệu, với sự hỗ trợ của Internet, HS có thể trải nghiệm để nắm bắt những kiến thức phục vụ cho bài học một cách hiệu quả, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo theo sự định hướng có chủ đích của GV. Đây là biện pháp tạo hứng thú học tập, nghiên cứu cho HS, giúp phát triển năng lực nhận thức và trình bày lịch sử cho HS một cách hiệu quả theo định hướng dạy học phát triển năng lực hiện nay.

3.3. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa

Trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng ở trường THPT, ngoài việc tiến hành bài học lịch sử nội khóa - hình thức tổ chức dạy học cơ bản, còn có các HĐNK. HĐNK trong DHLS có tác dụng tích cực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS, góp phần hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn. Vì vậy, cần nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả hình thức tổ chức dạy học này.

HĐNK là một trong hai hình thức tổ chức DHLS ở trường THPT, có quan hệ chặt chẽ với bài học lịch sử nội khóa. Nó có vị trí là hỗ trợ đắc lực cho bài học lịch sử nội khóa, góp phần làm phong phú và sâu sắc kiến thức của HS về các mặt. HĐNK lịch sử có hai đặc điểm nổi bật là tính tự nguyện và sự phát triển năng lực nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của HS trong học tập. Điều này góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.

Xét về mặt ý nghĩa, HĐNK trong DHLS phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học nói riêng. Vì vậy, tổ chức HĐNK lịch sử nói chung, về chủ quyền biển, đảo nói riêng ở trường THPT có ý nghĩa cả về kiến thức, thái độ và phát triển kĩ năng HS, cụ thể:

Về kiến thức, HĐNK Lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm phong phú, sâu sắc tri thức lịch sử mà HS thu nhận được trong giờ học nội khóa, đặc biệt, kiến thức về chủ quyền biển, đảo được đưa vào linh hoạt và phong phú, giúp HS dễ dàng lĩnh hội, qua đó, các em có được nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Về thái độ, HĐNK lịch sử có tác dụng giáo dục rất lớn đối với HS: thông qua HĐNK bộ môn, những cá tính, phẩm chất, ý thức, khuynh hướng, năng khiếu của HS sẽ được bộc lộ rõ nét và làm cho ý thức tổ chức kỉ luật, tính tự giác của HS được rèn luyện, qua đó ý thức trách nhiệm công dân của HS cũng được bồi đắp.


Về kĩ năng, nếu bài học nội khóa là hình thức bắt buộc, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình quy định về thời gian, nội dung,.. thì HĐNK mở ra khả năng lớn hơn để hình thành các kĩ năng về trí tuệ và thực hành. Việc thực hiện hiệu quả các HĐNK góp phần phát triển ở HS khả năng liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại, hiểu và giải thích được những vấn đề thực tiễn, tích cực tham gia những công tác công ích xã hội, trong đó có công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT gồm hai hướng nội dung chính là: làm phong phú, sâu sắc những kiến thức lịch sử mà HS đã thu nhận được trong bài học nội khóa, nhất là những vấn đề cơ bản nhất của chương trình, khóa trình; những vấn đề về lịch sử địa phương và công tác công ích xã hội. Do vậy, chủ quyền biển, đảo là một nội dung rất phù hợp để tổ chức đa dang các HĐNK. Nó không chỉ có tác dụng thiết thực trong việc củng cố, bổ sung kiến thức bộ môn, giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức mà còn hình thành ở HS ý thức công dân, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phát triển những kĩ năng, kĩ xảo và biết cách vận dụng vào cuộc sống.

Căn cứ vào đặc điểm đối tượng HS, loại hình trường và khu vực địa lí, GV có thể lựa chọn tổ chức HĐNK về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc để giáo dục HS qua một số hình thức và biện pháp gợi ý sau đây:

Một là, tổ chức đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Đây là hình thức ngoại khóa giúp HS có hứng thú tìm hiểu và bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề lịch sử, nhất là vấn đề chủ quyền biển, đảo mang tính thời sự như hiện nay. Thông qua đọc sách, trao đổi, thảo luận giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện tư duy biện chứng để có thể nhận thức vấn đề thấu đáo, sâu sắc, làm nền tảng hình thành những kĩ năng cần thiết cho bản thân.

Hai là, tổ chức cuộc gặp gỡ và nói chuyện với học sinh về chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Các buổi gặp gỡ và nói chuyện lịch sử thường được tiến hành ở quy mô toàn trường với sự tham gia của toàn thể HS. Nhân các ngày kỉ niệm, GV bộ môn đề xuất nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề biển, đảo với sự tham gia của các cựu chiến binh, những người từng tham gia bảo vệ biển, đảo quê hương, các chiến sĩ hải quân, bộ đội biên phòng … Đây là nơi để các thế hệ cùng ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ phía biển.

Ba là, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Đây là một hình thức HĐNK bổ ích giúp HS củng cố, khắc sâu và mở rộng những kiến thức về biển, đảo cho HS, phát triển những kĩ năng, năng lực chuyên biệt của bản thân.


Hình thức tổ chức các cuộc thi hết sức đa dạng và phong phú, tùy vào năng lực của HS mà lựa chọn những hình thức phù hợp, sinh động và hấp dẫn để thu hút sự chú ý và tham gia của đông đảo HS. Người đứng ra tổ chức có thể là tổ chuyên môn Lịch sử - Địa lý - GDCD - GDQP phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bốn là, tích hợp kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề biển, đảo quê hương. Đây là hình thức HĐNK có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các HS trong lớp, trường tham dự. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo. Qua đó, khơi dậy những cảm xúc ở HS, làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử nói chung, vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng.

Năm là, tổ chức tham quan bảo tàng, nhà truyền thống biển, đảo. Hình thức tổ chức HĐNK này có vị trí quan trọng trong DHLS. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống, … không chỉ cụ thể hóa kiến thức về chủ quyền biển, đảo mà còn tạo biểu tượng lịch sử cho HS, tạo ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập, rèn luyện khả năng quan sát, óc thẩm mỹ, tư duy phân tích cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Sáu là, tổ chức diễn đàn với chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Diễn đàn là hình thức tổ chức được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc bày tỏ ý kiến của mình đối với bạn bè, nhà trường, thầy cô và những những người xung quanh về vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Thông qua diễn đàn, HS nói lên suy nghĩ, ý kiến của cá nhân về hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam của các nước khác, cùng với đó là những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình, qua đó thể hiện trách nhiệm bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảy là, tổ chức sưu tầm và triển lãm tư liệu, tranh ảnh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Việc sưu tầm, chọn lọc, phân loại và tổ chức trưng bày hiện vật, tư liệu, tranh ảnh về biển, đảo Tổ quốc nhằm mục đích giới thiệu, phổ biến và tuyên truyền đến mọi người trong xã hội, cộng đồng về qua trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua các thời kì. Đặc biệt, những hình ảnh sống động về các vùng biển, đảo, hình ảnh về các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm giữ đảo… có tác dụng giáo dục cao đối với cộng đồng, nhất là các em HS.

Tám là, tổ chức cho HS thực hiện công tác công ích xã hội. Đây là biện pháp gắn nhà trường với xã hội, rèn luyện năng lực hành động, giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng cho HS. Hình thức hoạt động của công tác này rất phong phú: gây


quỹ giúp nhân dân vùng đảo, thăm hỏi gia đình cựu chiến binh, chiến sĩ hải quân, chăm sóc di tích, dọn dẹp vệ sinh ven bờ biển...

Chín là, hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm tìm hiểu và tuyên truyền về chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Hình thức HĐNK này dựa trên sự tham gia tự nguyện của HS nhằm khuyến khích đam mê tìm hiểu, mở rộng và khắc sâu kiến thức về biển, đảo, đồng thời thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền cho cộng đồng về vấn đề chủ quyền và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo Tổ quốc.

Mười là, hướng dẫn HS tạo lập các trang thông tin blog gắn với chủ đề biển, đảo Tổ quốc. Đây là nơi để các thành viên trao đổi ý kiến, đăng bài viết, phim tư liệu hay những hình ảnh, chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp lý trong việc khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông. Điều đáng lưu ý là, cần thành lập một ban quản trị để thẩm định tính đúng đắn của những bài viết trước khi được đăng.

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi lựa chọn, phân tích, hướng dẫn cụ thể một số hình thức và biện pháp tổ chức HĐNK về chủ quyền biển, đảo như sau:

3.3.1. Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Diễn đàn là hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình đối với bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người xung quanh. Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, ý kiến hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đồng thời đây cũng là dịp để các em lắng nghe, học tập lẫn nhau. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động phù hợp với tâm lí HS.

Đối với giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, việc tổ chức các diễn đàn để trao đổi, thảo luận có ý nghĩa quan trọng. Đứng trước thực trạng thiếu hiểu biết của HS về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, thì việc tổ chức các diễn đàn sẽ phần nào khắc phục được vấn đề này. Thông qua diễn đàn, các em được bày tỏ những suy nghĩ, ý kiến của mình về các hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam của các nước khác; nêu lên những nguyện vọng của mình về vấn đề này,…

Ví dụ: Tổ Lịch sử - Địa lý - GDCD có thể phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức cho HS diễn đàn trao đổi trực tiếp với chủ đề “Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc”. Trong diễn đàn trao đổi, ban tổ chức sẽ đưa ra những nội dung cần trao đổi và các em HS tham gia sẽ tiến hành ý kiến, trao đổi xung quanh những vấn đề sau:


1. Vấn đề xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông.

2. Em có suy nghĩ gì về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông?

3. Để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần phải làm gì?

4. Vai trò và trách nhiệm của HS trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Sau phần diễn đàn mở cho HS được trình bày, trao đổi ý kiến của mình, ban tổ chức kết hợp mời một người có hiểu biết về chủ quyền biển, đảo để nói chuyện với HS. Đây là sự kết hợp nhằm đảm bảo cung cấp những kiến thức chuẩn xác, định hướng đúng đắn về chủ trường của Đảng cho HS sau khi các em cho ý kiến.

Nói chuyện lịch sử là một hình thức HĐNK, có nội dung và yêu cầu cao hơn kể chuyện lịch sử nhằm làm cho người nghe nhận thức được một cách khái quát, được minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện lịch sử cụ thể theo một chủ đề nào đó. Nói chuyện lịch sử phải có chủ đề rõ ràng, gắn với nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS, phù hợp với nội dung chương trình học tập, nhận thức của hầu hết HS, đáp ứng nhiệm vụ chính trị cấp thiết hiện nay.

Người nói chuyện phải là am hiểu sâu sắc về vấn đề biển, đảo. Do đó, người nói chuyện thường là GV, cán bộ nghiên cứu về biển, đảo, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cán bộ làm công tác tuyên huấn, tuyên truyền giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, nhất là các chiến sĩ đã từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Các buổi nói chuyện lịch sử thường được tiến hành với quy mô toàn trường với sự tham gia của toàn thể HS, tạo thành một diễn đàn tuyên truyền rộng rãi. Đây là nơi để các thế hệ cùng ôn lại những trang sử hào hùng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc từ phía biển.

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và hưởng ứng Tuần lễ biển, đảo Tổ quốc, nhà trường có thể tổ chức diễn đàn, giao lưu và nói chuyện về biển, đảo với một trong những chủ đề sau như:

1. Tham vọng bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông.

2. Dư luận quốc tế về tình hình tranh chấp tại Biển Đông.

3. Những chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4. Các tỉnh/thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí