Hình 3.12. Di tích Bến tàu không số Vũng Rô, tỉnh Phú Yên (Nguồn: NCS tự chụp)
Cùng với việc tham quan di tích, bảo tàng, nhà truyền thống, các vùng biển, đảo, GV cùng HS kết hợp thực hiện các hoạt động trải nghiệm công ích xã hội tại những nơi đoàn HS đến tham quan. Công tác công ích xã hội không chỉ có tác dụng củng cố, hiểu sâu hơn kiến thức, mà còn là biện pháp trải nghiệm gắn nhà trường với xã hội, rèn luyện năng lực hành động cho HS. Hình thức hoạt động trải nghiệm công ích rất phong phú và có tính giáo dục cao, tiêu biểu như:
- Tổ chức nói chuyện ở địa phương nhân ngày lễ lớn nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức chủ quyền biển, đảo cho nhân dân vùng biển.
- Tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển, đảo ở địa phương.
- Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ…
- Thăm hỏi các gia đình của cự chiến binh, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc nơi biển, đảo thân yêu.
- Dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực bờ biển; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cư dân vùng biển.
- Vận động quyên góp xây dựng quỹ Vì Trường Sa thân yêu, Hướng về biên giới, hải đảo, Hướng về chiến sĩ nơi đảo xa...
Ví dụ: Nhân hoạt động của Tuần lễ biển, đảo hay ngày Môi trường thế giới, GV phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức cho HS đi về vùng ven biển dọn dẹp, vệ sinh bờ biển, thăm hỏi gia đình các chiến sĩ hải quân hay tổ chức triển lãm ảnh do HS tự vẽ về chủ đề “Biển, đảo quê hương tôi”…
Có thể nói, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo, tổ chức cho HS tham gia vào những hoạt động thiết thực mang tính cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao, giúp cho HS có những trải nghiệm thực tế cuộc sống, hình thành ý thức cộng đồng và tạo ra động cơ học tập đúng đắn, qua đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
x x
x
Qua việc xác định yêu cầu và đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, có thể khẳng định đây là những biện pháp giáo dục vừa cụ thể về cách thức tiến hành, lại vừa đa dạng về hình thức tổ chức, do đó mang lại hiệu quả giáo dục cao đối với HS trên cả ba mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Thứ nhất, các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo được kết hợp cả trong bài nội khóa và HĐNK đa dạng giúp HS có thể khắc sâu, nhớ lâu những kiến thức lịch sử đã học gắn với chủ đề biển, đảo Tổ quốc, tạo biểu tượng lịch sử cụ thể, chi tiết làm nền tảng cho việc nhận thức lịch sử ở các mức độ cao hơn (hiểu và vận dụng), đó là việc hình thành khái niệm, nêu quy luật lịch sử và lý giải được nguyên nhân của những tranh chấp chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Thứ hai, thông qua các bài học lịch sử nội khóa và các HĐNK về chủ đề biển, đảo, nội dung bài học được gắn với thực tiễn, tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của HS, giúp các em thấy được vẻ đẹp của biển trời quê hương, sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cha ông, những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ đất trời, bảo vệ sự yên bình cho biển, đảo Tổ quốc, từ đó hình thành niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các anh hùng dân tộc… Từ đó, HS ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Thứ ba, các biện pháp đề xuất để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo bước đầu tiếp cận theo hướng phát triển năng lực HS, giúp các em có thể phát triển tối đa năng lực về mặt nhận thức, tư duy, cùng như những kĩ năng, năng lực cần thiết cho hoạt động học tập, lựa chọn nghề nghiệp, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, các biện pháp giáo dục mà luận án đề xuất sẽ góp phần phát triển những năng lực chung, đặc biệt là những năng lực chuyên biệt của môn học lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để kiểm chứng các biện pháp đề xuất trong đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở nhiều trường THPT thuộc các địa bàn, loại hình trường khác nhau (tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ) nhằm xác định tính phù hợp, mức độ khả thi và hiệu quả, cũng như khả năng phổ biến rộng rãi các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong DHLS ở trường THPT.
4.1. Những tiêu chí đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” của học sinh
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng là một khâu hết sức quan trọng. Đó là quá trình thu thập và xử lí thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kĩ năng kĩ xảo của học sinh… so với mục tiêu đề ra. Trong việc đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” của HS, chúng tôi vận dụng những nguyên tắc đánh giá chung của bộ môn, đồng thời xây dựng cụ thể các tiêu chí, bao gồm các tiêu chí đánh giá định lượng và các tiêu chí đánh giá định tính.
4.1.1. Các tiêu chí đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng nhằm kiểm tra những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo Việt Nam của học sinh sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục, cụ thể:
- Các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Cơ sở lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam:
+ Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo.
+ Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam:
+ Luật pháp quốc tế; thỏa thuận của các nước ven Biển Đông.
+ Văn bản pháp quy của Việt Nam.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
- Vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh Việt Nam;
- Tiềm năng và thực trạng về tài nguyên, môi trường biển, đảo Việt Nam. Các tiêu chí này có thể đánh giá thông qua kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút,
kiểm tra 1 tiết hay kiểm tra học kì. Trong đó, câu hỏi kiểm tra có thể là trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Kết quả đánh giá được tính bằng điểm số tương ứng với đáp án mà học sinh trả lời được theo yêu cầu nội dung kiểm tra.
* Bảng thang đo theo các tiêu chí định lượng
Mức độ | ||||
M0 (0 – 1) | M1 (2 – 4) | M2 (5 – 7) | M3 (8 – 10) | |
1. Kiến thức về các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. | Không xác định được các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và các đảo, quần đảo lớn trên vùng biển Việt Nam. | Bước đầu xác định được các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và một số đảo, quần đảo lớn trên vùng biển Việt Nam. | Xác định đúng và khá đầy đủ các vùng biển, đảo của Việt Nam và các đảo, quần đảo lớn trên vùng biển Việt Nam. | Hiểu rõ và xác định đầy đủ, chính xác trên lược đồ các vùng biển, đảo, các đảo, quần đảo trên vùng biển Việt Nam. |
2. Kiến thức về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Không nắm được kiến thức về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Nắm được một vài sự kiện về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Biết được khá đầy đủ sự kiện về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Hiểu rõ và đầy đủ các sự kiện về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam. |
3. Kiến thức về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Không nắm được kiến thức về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Chỉ nắm được một vài sự kiện về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Biết được khá đầy đủ sự kiện về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. | Hiểu rõ và đầy đủ các sự kiện về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. |
4. Kiến thức về cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. | Chưa nắm được cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. | Bước đầu biết được cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. | Biết được những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. | Hiểu rõ và đầy đủ cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. |
Có thể bạn quan tâm!
- Khai Thác Và Sử Dụng Kiến Thức Liên Môn Về Chủ Quyền Biển, Đảo
- Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngoại Khóa
- Sưu Tầm Tư Liệu Để Triển Lãm, Kết Hợp Với Tổ Chức Cuộc Thi Tìm Hiểu Về Chủ Quyền Biển, Đảo Tổ Quốc
- Thống Kê Kết Quả Thực Nghiệm Từng Phần Của Biện Pháp 1 Và 2
- Thống Kê Kết Quả Thực Nghiệm Từng Phần Của Biện Pháp 3 Và 4
- Thống Kê Tần Số Lần Điểm Tại Các Giá Trị Điểm Số Và Trung Bình Cộng Của Các Lớp Đc Và Tn Từ Kết Quả Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
Chưa nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Bước đầu biết được chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Biết được cơ bản chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Hiểu rõ và nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | |
6. Kiến thức về vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong lịch sử. | Không biết được vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong lịch sử. | Bước đầu biết được vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong lịch sử. | Biết được khá rõ về vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong lịch sử. | Biết đầy đủ và hiểu rõ và vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam trong lịch sử. |
7. Kiến thức về vai trò của biển, đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. | Chưa biết được vai trò của biển, đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. | Bước đầu biết được vai trò của biển, đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. | Biết được khá rõ về vai trò của biển, đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. | Biết đầy đủ và hiểu rõ về vai trò của biển, đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. |
117
4.1.2. Các tiêu chí đánh giá định tính
Cùng với việc đánh giá định lượng về kiến thức chủ quyền biển, đảo mà HS nắm được, đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” còn phải kết hợp với việc theo dõi quá trình chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi của học sinh trong và sau quá trình sử dụng các hình thức và biện pháp giáo dục (đánh giá định tính). Công việc này rất khó khăn và phức tạp, vì nó phải được thực hiện trong suốt một quá trình lâu dài. Quá trình theo dõi, GV cần quan sát và ghi chép theo một số tiêu chí sau:
- Tinh thần và thái độ học tập của HS trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo (so với các giờ học, hoạt động khác).
- Sự hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo.
- Sự bộc lộ hành vi của học sinh trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc:
+ Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân Việt Nam.
+ Biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
+ Những hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo; khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
* Bảng thang đo theo các tiêu chí định tính
Mức độ | ||||
M0 (chưa chuyển biến) | M1 (bước đầu chuyển biến) | M2 (chuyển biến rõ rệt) | M3 (chuyển biến mức cao) | |
1. Tinh thần và thái độ học tập của HS trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. | Chưa có tinh thần và thái độ học tập tích cực trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. | Bước đầu có tinh thần và thái độ học tập tích cực trong các giờ học, hoạt động có nội dung chủ quyền biển, đảo. | Có được tinh thần và thái độ học tập tích cực trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. | Có tinh thần cao và thái độ học tập tích cực trong các giờ học, hoạt động có lồng ghép nội dung chủ quyền biển, đảo. |
2. Sự hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. | Chưa có hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. | Bước đầu hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. | Hình thành hứng thú và khả năng tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. | Rất hứng thú và có khả năng cao tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận các hoạt động học tập liên quan đến chủ quyền biển, đảo. |
3. Sự bộc lộ hành vi của học sinh trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Chưa bộc lộ hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Bước đầu bộc lộ hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Bộc lộ rõ rệt hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Hăng hái thể hiện hành vi trong và sau quá trình giáo dục về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. |
Chưa thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân Việt Nam. | Bước đầu thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân Việt Nam. | Thể hiện rõ rệt trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân Việt Nam. | Hăng hái và tích cực thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng của công dân. | |
5. Biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Chưa thể hiện lòng biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Bước đầu thể hiện lòng biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. | Thể hiện rõ nét lòng biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Tích cực hành động thể hiện lòng biết ơn các thế hệ người Việt Nam đã dày công xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. |
6. Những hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo. | Chưa có hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo. | Bước đầu có hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo. | Thể hiện rõ hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo. | Tích cực thể hiện hành động thiết thực trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ, giữ gìn tài nguyên và môi trường biển, đảo. |
7. Khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Chưa có khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo. | Bước đầu có khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo. | Thể hiện được khả năng tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. | Tích cực tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo. |