khai thác và sử dụng tài liệu gốc, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời giáo dục cho HS lòng yêu nước, dũng cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình hiện nay.
3.2.3. Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến thức về chủ quyền biển, đảo
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phản ánh những gì đã xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, cách xa hiện tại nên HS khó mà mường tượng ra một cách rõ nét. Hay nói cách khác, HS không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện lịch sử, nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng: “Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm về lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất kì loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào. Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua” [85, tr.44]. Vì vậy, để giúp HS có biểu tượng về sự kiện, khôi phục lại bức tranh quá khứ, khắc sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học, cũng như phát triển tư duy và ngôn ngữ thì trong quá trình DHLS nói chung, nội dung chủ quyền biển, đảo nói riêng, GV và HS phải khai thác và sử dụng các loại đồ dùng trực quan.
Các loại đồ dùng trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT bao gồm: tranh ảnh, hiện vật, phim tư liệu có liên quan đến chủ quyền biển, đảo; các lược đồ thể hiện vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Trong đó, liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo chủ yếu thuộc nhóm đồ dùng trực quan hiện vật (di tích lịch sử, các di vật…), đồ dùng trực quan tạo hình (tranh, ảnh lịch sử…), đồ dùng trực quan quy ước (sơ đồ, lược đồ, niên biểu…).
Thứ nhất, hướng dẫn HS khai thác bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử kết hợp với trao đổi, thảo luận về chủ quyền biển, đảo
Ví dụ: Khi dạy bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) đến nội dung “mục I.3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858”, GV hướng dẫn HS kết hợp sử dụng những hình ảnh và lược đồ, kết hợp tường thuật diễn biến cuộc tiến công của quân Pháp thông qua đường biển để vào nước ta và cuộc chiến đấu của quân dân ta tại mặt trận Đà Nẵng năm 1858. Với sự hỗ trợ của phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint, GV hướng dẫn HS khai thác các lược đồ, tranh ảnh như sau:
- Bước 1: Trình chiếu các lược đồ và hình ảnh, yêu cầu HS cả lớp quan sát.
- Bước 2: GV đặt các câu hỏi nêu vấn đề cho các nhóm:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Việc Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Để Khắc Phục Thực Trạng
- Hướng Dẫn Hs Khai Thác Và Sử Dụng Các Nguồn Tư Liệu Gốc Phản Ánh Về Chủ Quyền Biển, Đảo
- Khai Thác Và Sử Dụng Kiến Thức Liên Môn Về Chủ Quyền Biển, Đảo
- Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Cho Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngoại Khóa
- Sưu Tầm Tư Liệu Để Triển Lãm, Kết Hợp Với Tổ Chức Cuộc Thi Tìm Hiểu Về Chủ Quyền Biển, Đảo Tổ Quốc
Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.
1. Vì sao thực dân Pháp lựa chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
2. Hành động dàn quân và nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (01/09/1858) của thực dân Pháp phản ánh điều gì?
3. Công cuộc kháng chiến của quân và dân ta diễn ra như thế nào? Điều này có ý nghĩa gì? Liên hệ với ngày nay.
- Bước 3: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát lược đồ, tranh ảnh, kết hợp với SGK để thảo luận, ghi phiếu và cử đại diện trả lời các câu hỏi.
- Bước 4: GV nhận xét phần trả lời của các nhóm, kết luận, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho HS về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay.
Hình 3.4. Lược đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia)
Hình 3.5. Lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (Nguồn: Wikipedia)
Hình 3.6. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
(Nguồn: Wikipedia)
Hình 3.7. Nguyễn Tri Phương (Nguồn: Wikipedia)
Hình 3.8. Thành Điện Hải sau đợt oanh tạc của Pháp (Nguồn: Wikipedia)
Như vậy, thông qua việc khai thác các hình ảnh và lược đồ trên, HS sẽ tự tạo ra những biểu tượng lịch sử cụ thể về sự kiện “Chiến sự tại Đà Nẵng năm 1858” một cách rõ nét, sinh động, giúp khắc sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học, đồng thời còn nhận thức được những nội dung cơ bản sau:
- Giải thích được đầy đủ những lý do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Nhận thức được hành động dàn quân và nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (01/09/1858) của thực dân Pháp là một hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng.
- Trước những hành động ngang ngược của thực dân Pháp, quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu anh dũng, quyết liệt, gây cho Pháp nhiều khó khăn, bị giam chân tại Đà Nẵng suốt 5 tháng liền, làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, làm nên những thắng lợi đó không thể không kể đến vai trò của những ngư dân địa phương. Qua đây sẽ giáo dục cho HS lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, ý chí quyết chiến để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hiện nay, khi vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo đang nổi lên ngày một căng thẳng và phức tạp thì mỗi HS cần xác định trách nhiệm của bản thân để phấn đấu, góp công sức vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương. Ngư dân luôn là một lực lượng quan trọng trong công cuộc xác lập, thực thi, khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ hai, hướng dẫn HS khai thác phim tư liệu kết hợp với trao đổi, thảo luận để nắm vững kiến thức về chủ quyền biển, đảo
Ngoài tranh ảnh, bản đổ, lược đồ, GV có thể sử dụng phim tư liệu để hướng
dẫn HS khai thác kiến thức, qua đó giáo dục cho HS về cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của các thế hệ người Việt Nam.
Ví dụ: Khi dạy bài 22, lớp 12, mục II.2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức chủ quyền biển, đảo từ những hình ảnh, phim tư liệu về thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo (Ninh Hòa, Khánh Hòa) như sau:
- Bước 1: Sau khi giới thiệu về tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ, GV cho HS xem một số hình ảnh về đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, sau đó trình chiếu đoạn phim tư liệu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” (đoạn phim được biên tập có độ dài khoảng 1 - 2 phút).
Hình 3.9. Đường Hồ Chí Minh trên biển
(Nguồn: Trung tâm Phim tư liệu Việt Nam)
Hình 3.10. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo
(Nguồn: Trung tâm Phim tư liệu Việt Nam)
- Bước 2: Sau khi HS xem xong những tranh ảnh và đoạn phim tư liệu, GV hướng dẫn khai thác bằng các câu hỏi:
Nhóm 1: Trình bày hiểu biết của các em về đường Hồ Chí Minh trên biển. Nhóm 2: Hình ảnh và đoạn phim tư liệu trên phản ánh điều gì?
Nhóm 3: Tuyến vận tải bằng đường biển có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)?
Nhóm 4: Các em có suy nghĩ gì về hành động của anh hùng Nguyễn Phan Vinh và các chiến sĩ vận tải chi viện bằng đường biển thời kháng chiến?
- Bước 3: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời theo nội dung phiếu học tập, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét, nhấn mạnh kiến thức cơ bản và giáo dục HS: Biển, đảo có vai trò rất quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tuyến vận tải chi viện bằng đường biển từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam đóng vai trò hết sức quan trọng vào sự thắng lợi của quân dân miền Nam trên chiến trường. Hành trình chi viên bằng đường biển chứng kiến biết bao gian khổ, hy sinh, những cuộc chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ trên mặt trận vận tải, nhiều người đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Qua việc phân tích của GV, HS có được xúc cảm lịch sử một cách tự nhiên, từ đó có thái độ và hành vi cụ thể tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương trên tuyến biển vì độc lập, chủ quyền và thống nhất Tổ quốc.
Qua việc cho HS tìm hiểu những đoạn phim tư liệu lịch sử như trên nhằm giáo dục cho các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiểu rõ giá trị của nền hòa bình, độc lập thống nhất mà chúng ta có được phải đánh đổi bằng sự hi sinh, mất mát máu xương của bao thế hệ cha anh đã chiến đấu để giữ vững chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa - phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ ba, hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan hiện vật kết hợp với tư liệu thành văn để nắm vững kiến thức về chủ quyền biển, đảo
Sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật để tạo biểu tượng lịch sử về quá trình chiếm hữu thật sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cũng là biện pháp hữu hiệu để giáo dục HS. Việc sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật để giáo dục cho HS rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục về vấn đề chủ quyền biển, đảo rất cần những bằng chứng lịch sử có tính thuyết phục cao. Để thực hiện một cách
hiệu quả phương pháp này, GV nên tiến hành các tiết học tại thực địa như: bảo tàng, nhà lưu niệm, khu triển lãm những hiện vật, hình ảnh về biển, đảo. Bởi vì, “thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại - bằng chứng thiên nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kì lịch sử, học sinh sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ, và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn” [85, tr.46]. Đây cũng là hình thức phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp DHLS hiện nay.
Ví dụ: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa sau thế kỉ XIX), mục 2 - Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn. GV cùng HS có thể lựa chọn và khai thác nội dung chủ quyền biển, đảo từ các hiện vật như: cửu đỉnh ở Huế, bia chủ quyền, mô hình thuyền của đội Hoàng Sa, các Châu bản, Tờ lệnh, … do các vua Nguyễn ban hành cho đội Hoàng Sa giong thuyền ra biển làm nhiệm vụ. Các hiện vật này được lưu giữ tại bào tàng của nhiều tỉnh, thành phố ven biển như: Bảo tàng tổng hợp Đà Nẵng; Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi; Bảo tàng tổng hợp Khánh Hòa…; đặc biệt, nhiều hiện vật quý được lưu giữ tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Cùng với các hiện vật, GV hướng dẫn HS kết hợp khai thác các nguồn tư liệu thành văn có liên quan đến hiện vật đó để nắm vững kiến thức về lịch sử, trong đó có kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Cách khai thác như sau:
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hiện vật phản ánh chủ quyền biển, đảo.
Hình 3.11. Thuyền bầu của đội Hoàng Sa cuối thế kỷ XVII và bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816 (Nguồn: Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
- Bước 2: GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
Câu 1: Những hiện vật trên là gì? Những vật đó xuất hiện dưới triều đại nào? Câu 2: Những hiện vật trên phản ánh sự kiện lịch sử gì về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam dưới thời phong kiến?
Câu 3: Đánh giá vai trò của triều đình và nhân dân Việt Nam thời phong kiến trong công tác xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Bước 3: HS thảo luận và cử đại diện trả lời (hoặc nộp bài thu hoạch).
- Bước 4: GV nhận xét, phân tích ý nghĩa của các hiện vật và rút ra bài học.
Như vậy, thông qua các hiện vật nói trên, GV giúp HS khẳng định rằng, từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỉ XIX, các triều đại phong kiến nước ta đều có tờ lệnh điều thuyền và lính ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền và khai thác sản vật trên quần đảo Hoàng Sa. Qua đó, GV tạo biểu tượng cho HS về công việc cũng như đời sống hàng ngày của những người lính Hoàng Sa tuy vất vả và gian nguy, nhưng họ luôn hoàn thành nhiệm vụ được Nhà nước giao phó là tiến hành các hoạt động nhằm thực thi chủ quyền lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam. Mặt khác, đây cũng chính là những cứ liệu lịch sử quan trọng, có ý nghĩa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Với những chứng cứ quan trọng này, HS có được nhận thức lịch sử đúng đắn, từ đó có thể vận dụng hiểu biết, kỹ năng của mình trong việc khẳng định và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay.
3.2.4. Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta
Cùng với việc sử dụng hệ thống đồ dùng trực quan đa dạng, việc sưu tầm, biên tập, khai thác và sử dụng mẩu chuyện lịch sử là một biện pháp hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao trong DHLS nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Đây là phương pháp GV hướng dẫn HS dùng các mẩu chuyện để diễn tả lại một cách sống động, hấp dẫn, giàu hình ảnh về một sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử xảy ra trong quá khứ liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam: “Mỗi sự kiện, nhân vật, địa danh đều có ý nghĩa riêng về mặt ngôn ngữ, văn hóa lịch sử. Việc ghi nhớ chúng theo những câu chuyện thú vị đi kèm, giúp HS nhớ dữ liệu không phải bằng cách “học thuộc” mà là nhận thức giá trị của chúng”[12].
Việc khai thác và sử dụng mẩu chuyện lịch sử nói chung, mẩu chuyện lịch sử liên quan về chủ quyền biển, đảo nói riêng cần kết hợp trình bày miệng nhuần nhuyễn, gây xúc động cho người nghe (HS), làm cho họ như được sống lại với sự
kiện ấy. Nội dung mẩu chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sử một cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu nên phải có nội dung liên quan đến bài học lịch sử. Mặt khác, nội dung mẩu chuyện không đặt nặng yếu tố số lượng sự kiện, tri thức được cung cấp mà mục tiêu hướng đến chủ yếu là hiệu quả giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS một cách tự nhiên, giàu cảm xúc, nhất là những tấm gương người thật, việc thật trong suốt chiều dài lịch sử xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Theo chúng tôi, căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi trường THPT và đặc điểm đối tượng HS, có 3 cách khai thác mẩu chuyện lịch sử phản ánh về chủ quyền biển, đảo để giáo dục HS, cụ thể:
Một là, GV sưu tầm, biên tập và kể cho HS nghe trong quá trình tiến hành bài học, sau đó nêu các câu hỏi cho HS trả lời, phân tích ý nghĩa của mẩu chuyện.
Hai là, GV cung cấp tài liệu có mẩu chuyện, hướng dẫn HS biên tập, khai thác và chuẩn bị để kể lại trong quá trình tiến hành bài học, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, phân tích ý nghĩa của mẩu chuyện.
Ba là, GV giới thiệu nguồn tài liệu có mẩu chuyện để HS sưu tầm, biên tập, chuẩn bị và kể lại trong quá trình tiến hành bài học, sau đó GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, phân tích ý nghĩa của mẩu chuyện.
Để việc khai thác và sử dụng mẩu chuyện lịch sử về biển, đảo trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả giáo dục, cần tuân thủ các bước như sau:
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức bài học cần khai thác và sử dụng mẩu chuyện lịch sử về biển, đảo để giáo dục HS.
Bước 2: Sưu tầm và biên tập mẩu chuyện về biển, đảo cần sử dụng, phù hợp với thời lượng giảng dạy và đối tượng HS.
Bước 3: Suy nghĩ về biện pháp hướng dẫn HS sử dụng mẩu chuyện, cách thức tổ chức lớp để HS khai thác nội dung phản ánh từ mẩu chuyện lịch sử đó.
Bước 4: Tiến hành các biện pháp khai thác và sử dụng mẩu chuyện lịch sử về biển, đảo trong bài học; liên hệ thực tiễn bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
Trong các bước nêu trên, việc xác định đúng nội dung, sưu tầm và biên tập mẩu chuyện hợp lý để sử dụng trong dạy học là khâu quan trọng. Việc sư tầm, biên tập các mẩu chuyện lịch sử phản ánh về chủ quyền biển, đảo để khai thác kiến thức nhằm giáo dục HS cần đảm bảo các yếu tố như: tính chính xác của tư liệu, tính phù hợp về nội dung và thời lượng, tính tiện dụng và khả thi. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi bước