Thống Kê Kết Quả Thực Nghiệm Từng Phần Của Biện Pháp 1 Và 2


Có thể thấy, việc chuyển biến “ý thức chủ quyền biển, đảo” của HS thông qua dạy học lịch sử là không dễ dàng nhận thấy, nhưng bằng các tiêu chí đánh giá (cả định lượng và định tính) và các mức độ đo, GV có thể nhận ra sự chuyển biến “ý thức” của HS trên cả phương diện kiến thức, thái độ và hành vi.

4.2. Thực nghiệm sư phạm

4.2.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm

4.2.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Công tác thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm:

Một là, vận dụng những vấn đề lý luận và tiến hành các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy DHLS do chúng tôi đề xuất vào thực tiễn dạy học phần lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Qua đó, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp sư phạm và khẳng định giả thuyết khoa học mà luận án đã đề ra.

Hai là, quá trình tiến hành và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ là cơ sở thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp chúng tôi nâng cao, bổ sung những nhận thức về lý luận và từng bước hợp lý hoá hơn việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Ba là, qua thực nghiệm sư phạm các bài lịch sử nội khóa phần lịch sử Việt Nam ở THPT (chương trình chuẩn) và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chúng tôi có những cơ sở khoa học để khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận, cũng như những biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo khi dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung.

4.2.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi chọn HS các lớp 10, 11, 12 tại các trường THPT học theo chương trình chuẩn, chủ yếu trong năm học 2018 - 2019 để tiến hành thực nghiệm sư phạm. Các trường được chọn thực nghiệm đóng trên nhiều địa bàn khác nhau, với sự đa dạng các loại hình trường thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm cả trường ở vùng ven biển, nông thôn, miền núi và đô thị nhằm đánh giá mức độ đạt được về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề ra. Các lớp ĐC và TN được chúng tôi lựa chọn và phân theo 17 nhóm ở 15 trường THPT (11 nhóm thực nghiệm từng phần; 04 nhóm thực nghiệm toàn phần bài nội khóa; 01 nhóm thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa; 01 nhóm theo dõi quá trình) (xem phụ lục 2).

Ở mỗi trường THPT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm từng phần và toàn phần bài lịch sử nội khóa bằng cách chọn một lớp dạy thực nghiệm và một lớp khác


làm đối chứng để so sánh hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Tiêu chí lựa chọn các lớp đã được thống nhất với tổ bộ môn các trường THPT là phải tương đương nhau về số lượng, tỉ lệ nam nữ và nhất là về trình độ, năng lực của HS. Riêng tại trường Quốc Học Quy Nhơn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần bằng một buổi hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp cho 05 lớp khối 11 (11A4, 11A5, 11A6, 11T2, 11X2). Bên cạnh đó, chúng tôi chọn một nhóm gồm 06 HS của lớp 11A5 để theo dõi và nhận xét quá trình chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của các em.

4.2.1.3. Giáo viên thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo cho công tác TNSP được tiến hành tốt, đáng tin cậy và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn những GV có thể đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra. Các GV tham gia thực nghiệm đều tốt nghiệp hệ đại học sư phạm chính quy, chuyên ngành Lịch sử (trong đó 11/17 GV có trình độ thạc sĩ), có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với nghề nghiệp, được HS tin yêu và tự nguyện với công tác TNSP. Phần lớn GV có kinh nghiệm công tác, được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố (12/17 GV) và số ít còn lại là GV dạy giỏi cấp trường. Ngoài các GV trực tiếp dạy và tham gia thực nghiệm còn có sự phối hợp của một số GV khác cùng tổ bộ môn trong việc tiến hành kiểm tra đối chứng, tổ chức hoạt động ngoại khóa và theo dõi sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS.

4.2.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm

4.2.2.1. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm bao gồm: thực nghiệm từng phần các biện pháp giáo dục chủ ý thức quyền biển, đảo thông qua các bài học lịch sử nội khóa; thực nghiệm toàn phần bài nội khóa; biên soạn, lập kế hoạch và tổ chức một buổi ngoại khóa tổng hợp về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Các nội dung thực nghiệm cụ thể là:

1. Thực nghiệm từng phần:

Chúng tôi chọn thực nghiệm từng phần bằng hình thức dạy học bài lịch sử nội khóa với 3 bài trong SGK ở 3 khối lớp 10, 11, 12 (mỗi bài thực nghiệm 2 biện pháp được đề xuất trong luận án), cụ thể:

- Bài 25, lớp 10: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX). Bài này chúng tôi thực nghiệm 2 biện pháp là: hướng dẫn HS khai thác kiến thức phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong SGK; hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tư liệu gốc phản ánh về chủ quyền biển, đảo.

- Bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm


lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873). Bài này chúng tôi thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai thác kiến thức về biển, đảo qua các loại đồ dùng trực quan; hướng dẫn HS sưu tầm, biên tập và sử dụng mẩu chuyện liên quan về chủ quyền biển, đảo.

- Bài 23, lớp 12: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975). Bài này chúng tôi thực nghiệm 2 biện pháp: hướng dẫn HS khai thác và vận dụng kiến thức liên môn về biển, đảo; hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về vấn đề chủ quyền biển đảo.

2. Thực nghiệm toàn phần:

* Thực nghiệm toàn phần bài nội khóa

- Để kiểm chứng tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục trong bài nội khóa, chúng tôi chọn bài 22 - lớp 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (xem phụ lục 5) để thực nghiệm tổng hợp các biện pháp đề xuất ở 4 trường THPT trên các địa bàn khác nhau. Bài 22 - lớp 12 đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và phương pháp để tiến hành thực nghiệm toàn phần bài nội khóa:

+ Hướng dẫn HS khai thác kiến thức về thắng lợi Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965, quân dân miền biển đóng vai trò chủ đạo. GV hướng dẫn HS khai thác lược đồ trận Vạn Tường (hình 69) về tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ ven biển đã đánh bại chiến hạm, xe lội nước của giặc Mỹ.

+ GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức: Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc; một trong những nơi quân Mĩ ném bom sớm nhất là đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); Mĩ ném bom tuyến vận tải biển của ta để ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Dù vậy, tuyến vận tải biển vẫn duy trì chi viện cho miền Nam, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

+ Giáo dục HS qua nội dung Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tổ quốc ta nhất định phải thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Đất nước thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cũng là mong muốn của cả dân tộc ta.

+ Khai thác kiến thức Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng, các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. Mặc dù vậy, với hệ thống phòng thủ vững chắc trên cả đất liền và tuyến biển, quân dân ta đã đập tan âm mưu của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Mặc khác, tuyến vận tải chi viện trên biển vẫn duy trì dù bị địch đánh phá ác liệt.

+ Khai thác nội dung Hiệp định Pari: Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là mục tiêu đấu tranh của cả dân tộc trong các cuộc kháng chiến.


- Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài học được thiết kế với đa dạng các loại tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng trực quan, phim tư liệu… Kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa ở các trường THPT được đánh giá thông qua định lượng (bài kiểm tra) và định tính (theo dõi, ghi chép và nhận xét).

* Thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa

Chúng tôi biên soạn, lập kế hoạch và phối hợp tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp nhiều biện pháp cho HS với chủ đề “Biển, đảo quê hương tôi” (xem phụ lục 7) cho HS 5 lớp 11 tại trường Quốc Học Quy Nhơn. Trong nội dung biên tập dùng tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa, chúng tôi tập trung khai thác nội dung chủ quyền biển, đảo trong SGK; sử dụng các loại tài liệu lịch sử, đồ dùng trực quan về biển, đảo; sử dụng kiến thức của nhiều môn học như Văn học, Địa lí, GDCD, GDQP, Âm nhạc, Hội họa…, đồng thời giới thiệu một số tài liệu cho HS tìm hiểu trước để tham gia buổi ngoại khóa. Buổi ngoại khóa mang tính tổng hợp là sự kết hợp của nhiều biện pháp tổ chức HĐNK được đề xuất trong luận án.

4.2.2.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

*Phương pháp thực nghiệm

- Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với tổ bộ môn lịch sử ở các trường THPT để khảo sát, chọn lựa đối tượng HS và triển khai thực nghiệm sư phạm. Đặc biệt, đối với GV được chọn để trực tiếp tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã cung cấp giáo án, kế hoạch và nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa, đề kiểm tra, phiếu hỏi và trao đổi, thống nhất các yêu cầu, phương án thực nghiệm. Đối với các lớp có tiến hành thực nghiệm, HS không được thông báo trước thông tin về hoạt động nghiên cứu này nhằm đảm bảo tính khách quan của công tác thực nghiệm đề tài luận án.

- Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi phối hợp với GV các trường THPT tiến hành kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để đánh giá định lượng, đồng thời theo dõi để đánh giá định tính sự chuyển biến của HS.

- Thu thập kết quả từ các trường thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê và thang đo sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo để đánh giá một cách khoa học, toàn diện về các biện pháp đã tiến hành. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trực quan qua các bảng thống kê và biểu đồ. Đây là cơ sở để tác giả luận án có những kết luận về tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp.

* Các giai đoạn thực nghiệm

Giai đoạn 1: Thực nghiệm từng phần


Chúng tôi chọn các nội dung của 3 bài khác nhau trong các khóa trình lịch sử Việt Nam cổ - trung đại (lớp 10), lịch sử Việt Nam cận đại (lớp 11) và lịch sử Việt Nam hiện đại (lớp 12) để triển khai thực nghiệm từng phần phù hợp với các biện pháp được trình bày trong luận án. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm từng phần thông qua 3 bài lịch sử nội khóa, chúng tôi chỉ chú trọng thực hiện 2 biện pháp sư phạm ở mỗi bài để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng biện pháp đề ra (qua dự giờ trực tiếp trên lớp và kết quả bài kiểm tra của HS). Đây chính là cơ sở để tiến tới thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa.

Giai đoạn 2: Thực nghiệm toàn phần

- Chúng tôi chọn bài 22 - lớp 12 để thực nghiệm tổng hợp các biện pháp đề xuất cho bài học lịch sử nội khóa ở 4 trường THPT (4 lớp TN và 4 lớp ĐC). Bài 22 - lớp 12 đáp ứng được yêu cầu cả về nội dung và phương pháp để tiến hành thực nghiệm toàn phần. Kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa được đánh giá thông qua định lượng (bài kiểm tra) và định tính (theo dõi, ghi chép và nhận xét).

- Sưu tầm nội dung, thiết kế hình thức và kết hợp các biện pháp ngoại khóa, chúng tôi tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp với chủ đề “Biển, đảo quê hương tôi” dành cho HS 5 lớp khối 11 trường THPT Quốc Học Quy Nhơn năm học 2018 - 2019 vào chiều ngày 19/01/2019. Buổi hoạt động ngoại khóa về chủ đề biển, đảo là sự kết hợp đa dạng và linh hoạt nhiều biện pháp giáo dục được trình bày trong luận án. Trong quá trình biên tập nội dung và thiết kế hình thức, chúng tôi sử dụng phương tiện kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, có sự hỗ trợ của một số GV tổ Sử - Địa - GDCD và các đồng chí trong Ban Thường vụ Đoàn trường THPT Quốc Học Quy Nhơn. Xác định những khó khăn khi tổ chức buổi HĐNK mang tính tổng hợp nhiều mặt về nội dung cũng như biện pháp tổ chức, chúng tôi chú ý việc thực hiện chuẩn xác và phối hợp nhiều biện pháp sư phạm trong nhiều khâu của quá trình tiến hành HĐNK.

- Phối hợp với GV chủ nhiệm, đồng thời là GV bộ môn tiếp tục theo dõi một nhóm gồm 06 HS lớp 11A5 trường Quốc Học Quy Nhơn để đánh giá sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS thông qua quá trình (từ ngày 19/01/2019 đến hết tháng 4/2019). Kết thúc quá trình theo dõi, tác giả luận án cùng với GV chủ nhiệm - GV bộ môn lớp 11A5 thống nhất các nhận xét và đánh giá sự chuyển biến của từng em cũng như đánh giá kết quả chung cho cả nhóm HS.

Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm, rút ra nhận xét và kết luận


Các kết quả thực nghiệm sư phạm (cả về kết quả định lượng và kết quả định tính) được thu thập đầy đủ và kịp thời là cơ sở quan trọng để khẳng định tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất. Kết quả thực nghiệm được xử lý khoa học, chính xác (có sự hỗ trợ của phần mềm thống kê); được đánh giá theo các căn cứ, tiêu chí và thang đo mức độ ý thức chủ quyền biển, đảo của HS. Kết quả được thể hiện qua các bảng tổng hợp so sánh, biểu đồ với sự phân tích khoa học về định lượng, đồng thời đánh giá đúng sự chuyển biến thái độ, hành vi của HS (định tính) sau khi được giáo dục. Ngoài tác giả luận án, quá trình tập hợp thông tin, thống kê, xử lí kết quả còn có sự phối hợp của nhiều GV ở các trường THPT, nhất là phối hợp đánh giá kết quả định tính sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của HS.

4.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

4.2.3.1. Về định lượng

* Định lượng thông qua thực nghiệm từng phần

- Biện pháp 1, 2: Hướng dẫn HS khai thác kiến thức phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong SGK; hướng dẫn HS khai thác và sử dụng tư liệu gốc về biển, đảo

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của biện pháp 1 và 2, chúng tôi chọn bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao để tổ chức hướng dẫn HS khai thác kiến thức phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong SGK và khai thác, sử dụng tư liệu gốc về biển, đảo lồng ghép vào nội dung dạy học. Bài này rất phù hợp cho việc khai thác kiến thức SGK, đồng thời có thể khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc. Các biện pháp này được dạy TN tại:

- Nhóm I - Lớp 10A4, trường THPT Thanh Khê, Đà Nẵng do cô giáo Vương Thị Thu Hiền tiến hành (Lớp ĐC: 10A6);

- Nhóm II - Lớp 10A3, trường THPT Sào Nam, Quảng Nam do thầy giáo Nguyễn Văn Hải tiến hành (Lớp ĐC: 10A2);

- Nhóm III - Lớp 10B, trường THPT Trần Phú, Phú Yên do thầy giáo Võ Ngọc Khoa tiến hành (Lớp ĐC: 10C);

- Nhóm IV - Lớp 10D, trường THPT Nguyễn Thái Bình, Phú Yên do thầy giáo Lê Hoài Tiên tiến hành (Lớp ĐC: 10B).

Sau khi dạy TN với hai biện pháp, chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút cho 4 lớp TN và 4 lớp ĐC, kết quả định lượng thu được ở bảng 4.1:


Bảng 4.1. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 1 và 2



Nhóm


Lớp/ Số bài

Kết quả thực nghiệm (điểm số)

Yếu, kém

(điểm <5,0)

Tr. bình

(5,0; 6,0)

Khá

(7,0; 8,0)

Giỏi

(9,0; 10,0)


I

Đối chứng

42

07

16,67%

20

47,62%

14

33,33%

01

02,38%

Thực nghiệm

42

01

02,38%

14

33,33%

23

54,76%

04

09,52%

Mức

chênh lệch

14,29%

14,29%

21,43%

07,14%


II

Đối chứng

44

07

15,10%

20

45,45%

16

36,36%

01

02,27%

Thực nghiệm

44

02

04,55%

16

36,36%

20

45,45%

06

13,64%

Mức

chênh lệch

10,55%

09,09%

09,09%

11,37%


III

Đối chứng

40

06

15,00%

19

47,50%

15

37,50%

00

00%

Thực nghiệm

40

02

05,00%

16

40,00%

19

47,50%

03

07,50%

Mức

chênh lệch

10,00%

07,50%

10,00%

07,50%


IV

Đối chứng

41

05

12,20%

22

53,66%

13

31,71%

01

02,44%

Thực nghiệm

41

01

02,44%

17

41,46%

18

43,90%

05

12,20%

Mức

chênh lệch

09,76%

12,20%

12,19%

09,76%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - 17


Phân tích kết quả từ bảng 4.1, chúng ta nhận thấy:

- Tỉ lệ HS có điểm giỏi của các lớp TN tăng so với các lớp ĐC: 07,14% (nhóm I), 11,37% (nhóm II), 07,50% (nhóm III), 09,76% (nhóm IV). Đặc biệt, nhóm II có đến 06 HS đạt điểm 9, 10 sau khi tiến hành thực nghiệm.


- Tỉ lệ HS có điểm khá của lớp TN cũng tăng so với lớp ĐC: 14,29% (nhóm I), 09,09% (nhóm II), 10,00% (nhóm III), 12,20% (nhóm IV).

- Tỉ lệ HS điểm trung bình các lớp TN giảm so với các lớp ĐC: 16,67% (nhóm I), 09,09% (nhóm II), 07,50% (nhóm III), 14,64% (nhóm IV).

- Tỉ lệ HS có điểm yếu, kém của các lớp TN giảm rõ rệt so với các lớp ĐC: 14,29% (nhóm I), 10,55% (nhóm II), 10,00% (nhóm III), 09,76% (nhóm IV). Tỉ lệ yếu, kém giảm đều ở cả 4 nhóm trường ở 4 địa bàn khác nhau.

Như vậy, xét cả về mặt định lượng, kết quả nêu trên giúp chúng tôi bước đầu khẳng định: việc sử dụng các biện pháp 1 và 2 được nêu trong luận án là phù hợp và khả thi, giúp HS nhận thức tốt hơn về vấn đề chủ quyền biển, đảo, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

-Biện pháp 3, 4: Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng đa dạng các loại đồ dùng trực quan về biển, đảo; hướng dẫn HS khai thác và sử dụng mẩu chuyện về chủ quyền biển, đảo

Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của biện pháp 3 và 4, chúng tôi chọn bài 19, lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873). Trong bài này, chúng tôi lựa chọn và hướng dẫn HS khai thác kiến thức thông qua các lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu liên quan đến cuộc chiến đấu của quân dân ta ở mặt trận tuyến biển ở Đà Nẵng năm 1858; cuộc chiến đấu trên mặt trận sông, biển ở các tỉnh miền Đông Nam Kì. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn HS sưu tầm, biên tập và sử dụng một số mẩu chuyện liên quan đến cuộc chiến đấu của quân dân các vùng biển, đảo Việt Nam để giáo dục HS. Các biện pháp này được dạy thực nghiệm tại:

- Nhóm V - Lớp 11A5, trường THPT Nguyễn Công Phương, Quảng Ngãi do cô giáo Huỳnh Thị Lựu tiến hành (Lớp ĐC: 11A4);

- Nhóm VI - Lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Thái Học, Khánh Hòa do cô giáo Phan Thị Như Nguyên tiến hành (Lớp ĐC: 11A2)

- Nhóm VII - Lớp 11A5, trường THPT Nguyễn Diêu, Bình Định do thầy giáo Nguyễn Chí Tâm tiến hành (Lớp ĐC: 11A3);

- Nhóm VIII - Lớp 11A3, trường THPT Trưng Vương, Bình Định do thầy giáo Võ Ngọc Hùng tiến hành (Lớp ĐC: 11A2).

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút cho 4 lớp TN và 4 lớp ĐC, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023