Sưu Tầm Tư Liệu Để Triển Lãm, Kết Hợp Với Tổ Chức Cuộc Thi Tìm Hiểu Về Chủ Quyền Biển, Đảo Tổ Quốc


Để chuẩn bị cho diễn đàn, nói chuyện về chủ đề “Tham vọng bá chủ của Trung Quốc trên Biển Đông và ứng xử của Việt Nam” cần thực hiện như sau:

* Chuẩn bị:

- Xây dựng chương trình cụ thể cho diễn đàn, giao lưu và nói chuyện: Thời gian, địa điểm, thời lượng, thành phần khách mời và nội dung chương trình.

- Khách mời của diễn đàn, giao lưu, nói chuyện có thể là cán bộ tuyên giáo, cựu chiến binh, lực lượng hải quân, biên phòng trên địa bàn; GV tổ Lịch sử - Địa lý

- GDCD - GDQP; BCH Đoàn trường; giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng...

- Tổ bộ môn kết hợp với BCH Đoàn trường họp mặt Bí thư các lớp để triển khai công việc đến HS các lớp, yêu cầu HS tìm hiểu trước về chủ đề diễn đàn và giao lưu, nói chuyện, đồng thời chuẩn bị những câu hỏi liên quan để trao đổi.

* Nội dung tiến hành:

- Văn nghệ chào mừng (những bài hát, múa chủ đề biển, đảo).

- MC tuyên bố lý do chương trình và giới thiệu thành phần khách mời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

- Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến của mình về chủ quyền biển, đảo.

- Khách mời giao lưu và nói chuyện: Âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông; trách nhiệm của HS - những chủ nhân tương lai của đất nước trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc thân yêu.

- Giao lưu với khách mời: HS đặt câu hỏi trao đổi với khách mời.

- Cho HS xem một vài đoạn phim tài liệu có chọn lọc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong thời gian vừa qua.

- Ghi nhận suy nghĩ và cách nhìn nhận của HS sau khi tham gia chương trình, qua đó, rút ra kinh nghiệm cho bản thân những việc thiết thực cần phải làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

3.3.2. Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Triển lãm với chủ đề biển, đảo Tổ quốc là việc tổ chức trưng bày hiện vật, tư liệu, tranh ảnh về biển, đảo Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực, tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu, phổ biến và tuyên truyền đến mọi người trong xã hội, cộng đồng về qua trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc qua các thời kì. Đặc biệt, những hình ảnh sống động về các vùng biển, đảo, hình ảnh về các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm giữ đảo… có tác dụng giáo dục cao đối với cộng đồng, nhất là các em HS.


Với trình độ của HS các trường THPT, GV bộ môn phối hợp với BCH Đoàn trường hướng dẫn cho các em sưu tầm, biên tập theo chủ điểm các hiện vật, tư liệu, để tổ chức triển lãm, kết hợp với cuộc thi tìm hiểu. Quá trình này cần một thời gian tương đối dài cho HS chuẩn bị. Công việc triển lãm được tiến hành qua các bước:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức triển lãm; chọn chủ đề triển lãm.

- Bước 2: Hướng dẫn HS sưu tầm, biên tập và hệ thống theo các chủ đề.

- Bước 3: Ban Tổ chức tiến hành sơ duyệt các tác phẩm để chọn lọc tác phẩm phù hợp nội dung, hình thức và chủ đề triển lãm.

- Bước 4: Tổ chức triển lãm (chú ý cách bố trí vật phẩm, tư liệu, tranh ảnh).

- Bước 5: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo trong hoặc sau triển lãm.

- Bước 6: Kiểm tra nhận thức, kỹ năng, thái độ HS sau triển lãm và hội thi.

- Bước 7: Tuyên dương, khen thưởng, rút kinh nghiệm.

Qua quá trình chuẩn bị, tổ chức và trực tiếp tham gia triển lãm, HS đã chủ động tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích về biển, đảo Việt Nam, qua đó hiểu rõ vị trí, vai trò, tiềm năng, vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam; góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với biển, đảo quê hương của mỗi HS. Thông qua triển lãm, HS nhận thức được rằng, mỗi tấc đất nơi ven bờ, mỗi dặm dài giữa trùng khơi đều là những biểu tượng của bản lĩnh và khát vọng làm chủ biển cả của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, những người lính đội hùng binh Hoàng Sa trên những chiếc thuyền mong manh ra trấn giữ cửa ải đại dương đến ngày nay, những đoàn tàu của ngư dân cưỡi sóng thu bắt hải sản, những giàn khoan dầu vận hành ngày đêm, những chiến sĩ hải quân vững tay súng nơi đảo xa…đều là sự thể hiện mãnh liệt của ý chí chinh phục và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Kết hợp với hoạt động triển lãm, cuộc thi tìm hiểu về chủ đề biển, đảo vừa là nơi để HS củng cố, khắc sâu và mở rộng những kiến thức đã được học, đồng thời cũng là một sân chơi bổ ích để HS có thể giải tỏa sau những giờ học khá căng thẳng. Đây là một hình thức HĐNK bổ ích theo kiểu học mà chơi, chơi mà học, tại đây các em có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển những kĩ năng, năng lực chuyên biệt của bản thân rất có ích cho quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp sau này, phát huy tính tích cực, chủ động của bản thân trong việc giải quyết các tình huống.

Hình thức tổ chức các cuộc thi hết sức đa dạng và phong phú, có thể là một cuộc thi viết, trò chơi lịch sử, vẽ tranh, triển lãm ảnh về đời sống của những chiến sĩ nơi miền biển, đảo xa xôi đang ngày đêm canh gác, bảo vệ sự yên bình cho Tổ quốc


hay các cuộc thi về kiến thức, kĩ năng trong một trường hoặc giữa các trường với nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng đối tượng cụ thể, tùy vào trình độ, năng lực của HS mà lựa chọn những hình thức phù hợp, sinh động và hấp dẫn để thu hút sự chú ý và tham gia của đông đảo HS. Người đứng ra tổ chức có thể là tổ chuyên môn Lịch sử

- Địa lý - GDCD - GDQP phối hợp với BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Để tiến hành, Ban tổ chức phải làm tốt công tác chuẩn bị, cụ thể:

1. Phổ biến ý nghĩa của cuộc thi cho HS toàn trường nắm rõ.

2. Xây dựng chương trình cho cuộc thi và tiến hành vận động HS tham gia.

3. Thành lập ban giám khảo và thư ký, người dẫn chương trình cho cuộc thi là những người có uy tín trong trường và am hiểu về biển, đảo.

4. Thành lập các đội thi và cho các đội tiến hành công tác chuẩn bị.

Trên cơ sở đó, tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về chủ đề “Hoàng Sa - Trường Sa, Tổ quốc nhìn từ biển”, nội dung chương trình cụ thể như sau:

Phần I: Phần thi Đi tìm ẩn số

Trong phần thi này, Ban tổ chức sẽ chuẩn bị một hình ảnh đã bị che khuất bởi 10 mảnh ghép. Nhiệm vụ của các đội sẽ lần lượt lựa chọn câu hỏi và trả lời các câu hỏi để tháo gỡ những mảnh ghép theo hình thức ghi đáp án vào bảng và tìm ra ẩn số của phần thi (mỗi đội có hai lượt lựa chọn), đội thi lựa chọn câu hỏi trả lời đúng sẽ được 20 điểm, các đội còn lại được 10 điểm, sai không bị trừ điểm. Đội thi nào tìm ra ẩn số của chương trình sẽ bấm chuông, trả lời đúng sẽ được 50 điểm.

Câu 1: …là một huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đáp án: Trường Sa.

Câu 2: Hãy điền từ còn thiếu vào khẩu hiệu của lực lượng Hải quân Việt Nam: “…..là nhà, …..là quê hương”. Đáp án: Đảo/Biển cả.

Câu 3: Hòn đảo nào là nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa? Đáp án: Đảo Trường Sa Lớn.

Câu 4: Các làng nghề thủ công như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) nổi tiếng về ngành nghề nào? Đáp án: Nghề làm gốm.

Câu 5: …là quyền tối cao của quốc gia ven biển được thực hiện trong phạm vi vùng biển, đảo của quốc gia đó. Đáp án: Chủ quyền biển, đảo.

Câu 6: Tuần lễ biển, đảo lấy chủ đề “Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển” được tổ chức vào thời gian nào? Đáp án: Từ ngày 02 - 08/06/2012.

Câu 7: Vị vua nào đã xây dựng chùa miếu và cho trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa với bia khắc “Hoàng Sa Tự của Việt Nam”? Đáp án: Vua Minh Mạng.

Câu 8: Triều Nguyễn chính thức dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa từ năm nào? Đáp án: Năm 1816.


Câu 9: Ai là tác giả chính của công trình “Con đường gốm sứ Việt Nam” tại Hà Nội? Đáp án: Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.

Câu 10: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào? Đáp án: Ngày 23/06/1994.

Ẩn số chương trình Phần II Phần thi Khám phá Trong phần thi này Ban tổ 1

Ẩn số chương trình:


Phần II Phần thi Khám phá Trong phần thi này Ban tổ chức sẽ trình chiếu 2

Phần II: Phần thi “Khám phá”

Trong phần thi này, Ban tổ chức sẽ trình chiếu lược đồ Việt Nam và tiến hành đánh số từ 1 đến 28 biểu trưng cho 28 tỉnh và thành phố giáp biển của đất nước ta. Mỗi đội thi sẽ tự lựa chọn con số thích hợp cho đội mình. Sau khi lựa chọn xong thì tên của địa danh sẽ hiện ra và đội thi sẽ trả lời những câu hỏi có liên quan đến địa danh đó. Để tìm hiểu mỗi địa danh, các đội thi phải trả lời 5 câu hỏi, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Đồng thời, mỗi đội thi có quyền sử dụng ngôi sao hi vọng nhưng chỉ một lần duy nhất, nếu trả lời đúng số điểm được nhân đôi, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Tổng điểm tối đa cho phần thi là 60 điểm.


Ví dụ: Khám phá về tỉnh Phú Yên

1. Chiều dài đường bờ biển của tỉnh Phú Yên là bao nhiêu? Đáp án: 189 km.

2. Phú Yên được coi là kinh đô của loài cá gì? Đáp án: Cá ngừ đại dương.

3. Cảng cá nào có truyền thống về nghề câu cá ngừ đại dương?

Đáp án: Cảng cá phường 6, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (làng biển Phú Câu).

4. Một minh chứng điển hình cho sự tồn tại của đường Hồ Chí Minh trên biển tại Phú Yên? Đáp án: Khu di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô.

5. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, có bao nhiêu chuyến tàu không số cập bến an toàn tại cảng Vũng Rô? Đáp án: 3 chuyến tàu.

Phần III: Phần thi dành cho khán giả

1. Hãy cho biết tên và tác giả của bài thơ sau:

“Khi chia tay anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào em lại dịu êm

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên…”

Đáp án: Chút thơ tình của người lính biển (Trần Đăng Khoa).

2. Hãy cho biết tên và tác giả bài hát sau:

“Mong cánh thư về từ đảo xa. Nơi thành phố này Trường sa vẫn bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển. Khi ngọn triều dâng cao, khi cánh hải âu về. Sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô. Trường Sa ơi biển đảo quê hương…”.

Đáp án: Gần lắm Trường Sa (Tác giả: Huỳnh Phước Long).

3. Tổ chức nào được lập ra trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để đảm bảo tôn trọng việc xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở? Đáp án: Ủy ban ranh giới thềm lục địa.

4. Lễ “Khao lề thế lính” là lễ hội được tổ chức ở đâu?

Đáp án: Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

5. Tên của đội dân binh được thành lập từ thời các chúa Nguyễn với nhiệm vụ ra quần đảo Hoàng Sa điều tra tình hình và tìm các sản vật quý hiếm?

Đáp án: Đội Hoàng Sa.

Phần thi IV: Xem phim về biển, đảo

Đoạn phim “Hải chiến trên đảo đá Gạc Ma”.

Phần thi V: Phần thi hùng biện

Ban tổ chức sẽ chuẩn bị trước những chủ đề và các đội thi sẽ tiến hành bốc


thăm để lựa chọn chủ đề hùng biện của đội mình. Mỗi đội có thời gian là 2 phút chuẩn bị và 5 phút để trình bày. Điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm. Đội nào trình bày quá thời gian bị trừ 10 điểm. Các chủ đề cụ thể sau:

-Chủ đề 1: Vai trò của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam.

-Chủ đề 2: Nhà giàn DK1 - Cột mốc chủ quyền sống trên Biển Đông.

-Chủ đề 3: Tài nguyên và môi trường biển, đảo - những bất cập và hướng giải quyết.

-Chủ đề 4: Trách nhiệm HS trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Cuối mỗi cuộc thi, ban tổ chức tổng kết, nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS.

3.3.3. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển, đảo Tổ quốc

Dạ hội lịch sử là một HĐNK có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các HS trong lớp, trường tham dự. Lực lượng tham gia dạ hội lịch sử thường gồm hai nhóm là: bộ phận biểu diễn và khán giả. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, khơi dậy những cảm xúc làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tư liệu lịch sử, phân tích tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội dung các tác phẩm văn học, lịch sử sân khấu… không chỉ làm phong phú kiến thức, mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật, phát triển năng lực, tư duy nghệ thuật cho HS.

Ví dụ: Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhóm GV lịch sử phối hợp với Đoàn trường tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng hình thức dạ hội lịch sử cho HS với chủ đề: “Biển, đảo trong trái tim tôi”, kế hoạch chi tiết đêm dạ hội như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Tổ chức cho GV và HS toàn trường tham gia tìm hiểu về biển, đảo quê hương, về việc thực thi chủ quyền biển, đảo của nhà nước ta qua các thời kì lịch sử, cung cấp cho HS những chứng cứ pháp lý và cơ sở lịch sử trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Giáo dục HS lòng biết ơn các anh hùng đã ngã xuống vì sự yên bình của Tổ quốc nơi đảo xa; ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo. Thông qua các hoạt động trên, giúp HS thay đổi định kiến về bộ môn Lịch sử (khô khan, nặng kiến thức, không có


ích cho cuộc sống) để thêm yêu môn Lịch sử, say mê tìm tòi, nắm bắt những nguồn thông tin ngoài SGK, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo.

- Thông qua các hoạt động này còn góp phần rèn luyện, phát triển khả năng phản ứng linh hoạt, nhanh nhạy trong việc giải quyết các tình huống, sức sáng tạo vô tận của HS, sự quan sát, phán đoán, suy luận logic… và khả năng trình bày, thuyết trình, diễn đạt, hoạt động nhóm.

II. Kế hoạch tổ chức

- Chủ đề dạ hội được công bố trước để HS có thời gian tìm hiểu.

- Tổ bộ môn Lịch sử chịu trách nhiệm chính về nội dung. Các tổ bộ môn còn lại chịu trách nhiệm phụ trách các khâu tổ chức khác.

- Tổ chức cho GV, HS toàn trường tham gia tại sân trường. Đại diện ba khối lớp 10, 11, 12 được biên chế thành ba đội dự thi.

III. Cấu tạo chương trình (gồm 5 phần thi)

1. Thiết kế logo tên đội thi theo chủ đề biển, đảo

Mỗi đội sẽ đặt tên đội thi của mình có liên quan đến chủ đề biển, đảo. Sau đó, mỗi đội có thời gian là 10 phút để thiết kế logo của đội mình, hết thời gian, mỗi đội thi sẽ cử đại diện lên thuyết trình về nội dung, ý nghĩa và thông điệp mà đội thi muốn gửi đến chương trình qua logo đó, thời gian thuyết trình không quá 3 phút.

2. Văn nghệ về biển, đảo

Mỗi đội sẽ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ có thể là: kịch, múa hát, hoạt cảnh… có trang phục và nội dung liên quan đến chủ đề biển, đảo, thời gian biểu diễn không quá 10 phút. Số điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm.

3. Biểu diễn thời trang về biển, đảo

Các đội thi sẽ thiết kế trang phục dự thi liên quan đến chủ đề biển, đảo. Yêu cầu trang phục dự thi phải được làm từ những vật liệu là các loại chất phế thải như: giấy vụn, báo, ni lông, vỏ chai nhựa, ly, dĩa nhựa, hộp giấy… thân thiện với môi trường. Trong quá trình trình diễn, các đội thi sẽ cử đại diện thuyết trình về ý tưởng và ý nghĩa của trang phục dự thi. Số điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm (nội dung, ý nghĩa, vật liệu, thuyết trình, vẻ đẹp của trang phục, phong cách biểu diễn).

4. Phần thi “Thông thái”

Ban tổ chức chuẩn bị một chuỗi các hình ảnh có liên quan với nhau, nhiệm vụ của các đội thi là quan sát và thể hiện cách hiểu của mình về những hình ảnh đó theo nhiều hình thức như: thơ, ca, kịch… Thời gian quan sát và suy nghĩ là 5 phút, thời gian trả lời không quá 3 phút, số điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm (nội dung, hình thức trả lời, thời gian quy định).


5. Phần thi hùng biện

1. Vai trò của biển, đảo đối với kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.

2. Môi trường biển, đảo - những bất cập và hướng giải quyết.

3. Vai trò của ngư dân trong việc thực thi chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

4. HS cần phải làm gì để chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc?

Có thể thấy, quá trình tổ chức dạ hội, HS không chỉ được trang bị thêm kiến thức lịch sử nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng, mà còn là nơi để các em thể hiện năng khiếu, sự sáng tạo, tạo xúc cảm lịch sử và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đây là hình thức HĐNK hiệu quả để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS trong DHLS ở trường THPT.

3.3.4. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích

Tham quan có vị trí quan trọng trong DHLS ở trường THPT. Bởi vì những dấu vết của quá khứ, những hiện vật tại bảo tàng, nhà truyền thống, di tích,… không chỉ cụ thể hóa kiến thức mà còn tạo biểu tượng lịch sử cho HS giúp khắc sâu kiến thức, tạo ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của HS. Ở trường THPT có thể tổ chức tham quan phục vụ trực tiếp bài học nội khóa và tham quan có tính chất HĐNK, trải nghiệm. Tuy nhiên, nên kết hợp hai loại tham quan này khi tiến hành để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất có thể.

Hiện nay, các di tích, bảo tàng, nhà truyền thống về biển, đảo rất được quan tâm đầu tư, phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống về công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ phía biển, đặc biệt là ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Mặt khác, sự thay da đổi thịt trên các vùng biển, đảo Việt Nam cũng là nơi hấp dẫn đối với HS, giúp các em có sự nhìn nhận chân thực về đời sống của cư dân vùng biển, đảo. Do đó, việc tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm những nơi này là hình thức giáo dục hiệu quả, gắn nội dung giáo dục trong nhà trường với đời sống thực tiễn.

Ví dụ: Tổ chức cho HS tham quan khu Di tích lịch sử tàu không số tại Vũng Rô (Phú Yên). Đây là một minh chứng sống chứng minh cho sự tồn tại của con đường Hồ Chí Minh trên biển, của những con tàu không số với những chuyến hàng vận tải quan trọng viện trợ cho chiến trường khu V và Tây Nguyên, góp phần làm nên thắng lợi to lớn của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Đồng thời, nơi đây cũng chứng kiến tấm gương hy sinh anh dũng của nhiều cán bộ, chiến sĩ cách mạng vì sự thống nhất toàn vẹn đất nước. Qua đó, giáo dục HS biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí