Hướng Dẫn Hs Khai Thác Và Sử Dụng Các Nguồn Tư Liệu Gốc Phản Ánh Về Chủ Quyền Biển, Đảo


- Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy - học để hướng dẫn HS khai thác đơn vị kiến thức về biển, đảo đã chọn (công việc tổ chức của GV; sự phối hợp của HS với GV, HS với HS).

- Bước 5: Tiến hành hướng dẫn HS khai thác trong quá trình tiến hành bài học (theo các phương án hoạt động đã thiết kế).

- Bước 6: Tổ chức kiểm tra - đánh giá HS sau khi khai thác kiến thức biển, đảo trong SGK về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao, GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng (hình 49, tr.126) để hiểu rõ hơn về cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831-1832), đồng thời xác định được vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của triều Nguyễn, được thể hiện rõ ràng trên bản đồ hành chính và là một phần lãnh thổ thống nhất của quốc gia.

Cách thức hướng dẫn khai thác kiến thức chủ quyền biển, đảo như sau:

- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ lược đồ hình 49, trang 126 SGK.

- Bước 2: GV đặt các câu hỏi nêu vấn đề:

1. Sau cuộc cải cách của vua Minh Mạng, các đơn vị hành chính của nước ta được chia như thế nào?

2. Chủ quyền biển, đảo quốc gia được thể hiện như thế nào trên lược đồ? Hãy xác định vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

3. Em có nhận xét gì về ý thức chủ quyền biển, đảo quốc gia của triều Nguyễn nói chung và thời vua Minh Mạng nói riêng?

- Bước 3: GV gọi HS trả lời các câu hỏi đặt ra; trao đổi những thắc mắc.

- Bước 4: GV nhận xét phần trả lời của HS, phân tích ý nghĩa của lược đồ, liên hệ thực tiễn vấn đề thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

Như vậy, qua việc quan sát lược đồ dưới sự định hướng nhận thức của GV, HS dễ dàng khai thác được nội dung cơ bản thể hiện trên lược đồ. Sau cuộc cải cách của vua Minh Mạng, lãnh thổ được thống nhất và chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên, trong đó, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện rất rõ trên lược đồ. Ngoài ra, lược đồ còn thể hiện rõ các vùng biển, các đảo như Côn Đảo, Phú Quốc… Điều đó thể hiện ý thức rõ ràng của triều Nguyễn trong việc xác lập, thực thi chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông một cách chính thức và liên tục bằng những việc làm cụ thể. Qua việc nhận thức sâu sắc về nội dung thể hiện trên


lược đồ, HS biết trân trọng những việc làm ý nghĩa của các thế hệ đi trước, xác định đúng trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 20, lớp 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, đến nội dung mục III. 2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng, GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức biển, đảo thông qua nội dung cơ bản của Hiệp ước 25/8/1883 (Hiệp ước Hácmăng) như sau:

- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc đoạn chữ nhỏ ở SGK về nội dung cơ bản của Hiệp ước 25/8/1883.

- Bước 2: GV nêu câu hỏi cho 6 nhóm thảo luận và ghi phiếu học tập:

+ Nhóm 1, 2: Nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883 là gì? Có điểm gì giống nhau giữa các Hiệp ước 1862, 1874 và 1883?

+ Nhóm 3, 4: Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam được đề cập trong bản Hiệp ước 25/8/1883 như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Vì sao thực dân Pháp lại coi trọng vấn đề biển, đảo trong các Hiệp ước kí kết với triều Nguyễn?

- Bước 3: GV yêu cầu đại diện HS các nhóm trả lời theo nội dung đã thống nhất trên phiếu học tập.

- Bước 4: GV nhận xét, phân tích nội dung chủ quyền biển, đảo được phản ánh qua các hiệp ước, rút ra bài học kinh nghiệm.

Qua phần trả lời của HS và phân tích của GV, vấn đề chủ quyền biển, đảo phản ánh qua hiệp ước được HS nhận thức rõ ràng, từ đó khẳng định: nhà Nguyễn đã thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp trên toàn cõi Việt Nam, mọi công việc đối nội, đối ngoại đều do Pháp nắm giữ. Đây được xem là một văn bản pháp lý ghi nhận thực dân Pháp đã đặt ách bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam, trong đó có các vùng biển, đảo. Qua đó, GV giáo dục cho HS thấy rằng, vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên Pháp trở thành đại diện cho Việt Nam tiếp tục thực thi, khẳng định chủ quyền biển, đảo nói chung và tại Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng, và đây là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Sở dĩ Pháp coi trọng vấn đề biển, đảo là vì biển, đảo, nhất là các cảng biển có vai trò hết sức quan trọng cả về kinh tế, quân sự, phục vụ đắc lực cho quá trình khai thác thuộc địa cũng như di chuyển lực lượng trong quá trình xâm lược và đô hộ các thuộc địa. Do đó, trong các Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884, vấn đề biển, đảo, nhất là cảng biển được Pháp coi trọng và đưa vào các Hiệp ước kí kết với triều Nguyễn.


Ngoài những ví dụ nêu trên, trong chương trình lịch sử THPT, còn nhiều bài học khác đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cần được khai thác, trong đó, kiến thức về các lần nhân dân ta đấu tranh chống xâm lược và những trận chiến oanh liệt trên các vùng biển, đảo như trận chiến Bạch Đằng (938), chiến thắng Như Nguyệt (1077), chiến thắng Bạch Đằng (1288), chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), chiến thắng Vạn Tường (1965), cuộc hành quân giải phóng quần đảo Trường Sa (1975)… là những kiến thức quan trọng cần hướng dẫn khai thác để giáo dục HS. Thông qua việc hiểu sâu sắc những trận đánh này, GV giúp HS hiểu rõ quá trình đấu tranh gian khổ của các thế hệ người Việt Nam với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, trong đó có các vùng biển, đảo và vị trí quan trọng của biển, đảo trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, hướng dẫn HS khai thác kiến thức về chủ quyền biển, đảo được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp trong các bài học thuộc chương trình SGK một cách khéo léo và linh hoạt là một biện pháp hữu hiệu để giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho HS. Đối với kiến thức phản ánh trực tiếp, GV chọn phương pháp tổ chức hướng dẫn HS phân tích nội dung từ SGK để nắm vững kiến thức chủ quyền biển, đảo được phản ánh và ý nghĩa của kiến thức đó. Còn đối với kiến thức phản ánh gián tiếp, GV cần hướng dẫn HS thảo luận kết hợp với tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan để mở rộng nội dung bài học, khéo léo gắn vấn đề chủ quyền biển, đảo vào kiến thức được đề cập trong SGK. Dù kiến thức phản ánh trực tiếp hay gián tiếp, việc khai thác nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục qua các cấp học, lớp học sẽ giúp HS nhận thức vấn đề chủ quyền biển, đảo một cách có hệ thống, củng cố vững chắc những bằng chứng khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, HS xác định đúng trách nhiệm của mình, có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ và giữ gìn chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.

3.2.2. Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc phản ánh về chủ quyền biển, đảo

Tư liệu gốc là tư liệu mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử đó; là bằng chứng gần gũi nhất, xác thực nhất của lịch sử. Vì vậy, tư liệu gốc “là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể của sự kiện lịch sử , giúp các em khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc “hư cấu” sai sự thực” [85, tr.66].

Hiện nay, trong SGK Lịch sử ở trường phổ thông của Việt Nam chưa đề cập


đến quá trình xác lập chủ quyền, định cư và khai thác trên các vùng biển, đảo, cũng không đề cập đến quá trình mở rộng cương vực đất nước trong diễn trình lịch sử dân tộc. Chính điều này dẫn tới thực trạng HS biết mơ hồ, thậm chí không biết về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở trên Biển Đông nói chung và đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, trong khi những HS hay ngay cả những người lao động chân tay bình thường ở Trung Quốc lại rất thông thạo kiến thức về Biển Đông theo cách của họ. Từ thực trạng đó, việc sử dụng tư liệu phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học nói chung và đặc biệt là DHLS nói riêng là rất cần thiết. Bởi lẽ, việc sử dụng tư liệu về biển, đảo, nhất là tư liệu gốc sẽ cung cấp, mở rộng kiến thức về biển, đảo cho HS, giúp cho HS biết, hiểu một cách sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam để từ đó có thể vận dụng vào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

Sử dụng tư liệu gốc là biện pháp hữu hiệu để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Khai thác những sự kiện trong tài liệu lịch sử gốc thể hiện trực tiếp về chủ quyền biển, đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ cổ sử đến đương đại như: Các văn bản nhà nước (Châu bản, tờ lệnh…), sách điển chế, chính sử, sách địa chí, bản đồ lịch sử, tư liệu và bản đồ của phương Tây và ngay cả của Trung Hoa trước năm 1909.

Hướng dẫn HS khai thác hiệu quả các nguồn tư liệu gốc về chủ quyền biển, đảo, GV tiến hành theo các bước như sau:

- Bước 1: Xác định tài liệu phản ánh về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cần khai thác là tài liệu nào? Phục vụ cho việc dạy học bài nào, kiến thức nào?

- Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của việc khai thác tài liệu được lựa chọn (trên ba mặt: kiến thức, tư tưởng, kĩ năng).

- Bước 3: GV chọn phương pháp hướng dẫn HS khai thác và lĩnh hội tài liệu, sự kiện (phù hợp với đối tượng và mục tiêu giáo dục).

- Bước 4: Phân tích ý nghĩa của việc khai thác tư liệu gốc trong bài học.

- Bước 5: Kiểm tra - đánh giá nhận thức, thái độ của HS sau khai thác.

Ví dụ: Khi dạy bài 25, lớp 10: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX), mục 1: Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao. Mục này không nói cụ thể về chính sách của nhà Nguyễn đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do đó GV sử dụng một số tư liệu gốc về biển, đảo như: bản đồ cổ, các đoạn ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trong một số cuốn sách của các tác giả Việt Nam dưới triều Nguyễn hoặc tư liệu của các nhà


truyền giáo, thương nhân đến buôn bán ở xứ Đàng Trong… Qua đó, GV cung cấp cho HS những kiến thức lịch sử chân thực và cụ thể về chủ quyền lâu đời của Việt Nam trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những minh chứng lịch sử cụ thể và xác thực về sự chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiến trình khai thác nội dung các bản đồ cổ và các đoạn tư liệu gốc như sau:

- Bước 1: GV lựa chọn khai thác nội dung 3 tấm bản đồ cổ (hình 3.1, 3.2, 3.3) và một số đoạn trích tư liệu gốc thể hiện chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Hình 3 1 Bản đồ Bãi Cát Vàng trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ 1

Hình 3.1. Bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”

(Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao)


Hình 3 2 Đại Nam nhất thống toàn đồ Nguồn Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ 2

Hình 3.2. Đại Nam nhất thống toàn đồ

(Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao)


Hình 3 3 Bản Quốc địa đồ Nguồn Trung tâm Thông tin Bộ Thông tin và Truyền 3

Hình 3.3. Bản Quốc địa đồ

(Nguồn: Trung tâm Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Bước 2: Xác định mục tiêu khai thác; biên tập nội dung các bản đồ, tư liệu thông qua phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; chọn phương án tổ chức HS khai thác trên lớp.

- Bước 3: Tổ chức hướng dẫn khai thác: cho HS quan sát các bản đồ, đoạn trích tư liệu, kết hợp các câu nêu vấn đề với thảo luận nhóm và tranh luận, phản biện; yêu cầu HS thống nhất nội dung, ghi lên phiếu học tập và cử đại diện trả lời.

- Bước 4: GV phân tích ý nghĩa các tư liệu gốc, rút ra bài học cần vận dụng tư liệu gốc trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

- Bước 5: Kiểm tra - đánh giá nhận thức HS (có thể tiến hành vào phần củng cố của tiết học hoặc đầu tiết học sau).

Bên cạnh các bản đồ cổ, GV có thể chọn lọc và cung cấp một vài đoạn tư liệu gốc (thành văn) cho HS tham khảo, trải nghiệm và thảo luận như:

+ Năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên soạn Phủ biên tạp lục. Trong Quyển II viết về hình thế núi sông, thành lũy, trị sở, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam có ghi rõ: “Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại


Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày đêm thì mới đến, chỗ gần xứ Bắc Hải” [182, tr.150-151].

+ Trong Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong đó, tập II có ghi rõ quá trình tổ chức thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến đối với các vùng biển, đảo, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Đầu niên hiệu Gia Long, cũng phỏng theo chế độ cũ đặt đội Hoàng Sa. Vua Gia Long vừa sai thủy quân, vừa sai đội Hoàng Sa cùng đi vãng thám, đo đạc. Phía Tây tam đảo có ngôi cổ miếu và có bia khắc bốn chữ “Vạn Lí Ba Bình”” [138, tr.64].

+ Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Trong Đại Nam thực lục chính biên có đoạn chép về Hoàng Sa như: “Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”, hay “Năm Bính Tí, niên hiệu Gia Long thứ 15, vua ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đặc thủy trình” [128, tr.163]. Ngoài ra, sách còn chép về việc vua Minh Mạng sai người ra xây miếu, khắc dựng bia đá để khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là nguồn tư liệu gốc quý giá để giáo dục HS.

+ Tài liệu của nhà địa lí người I-ta-li-a tên là Adriano Balbi trong tác phẩm Compendio di georafia universale, quarta edizione, tomo primo, xuất bản tại Livorno (I-ta-li-a) năm 1824 ghi rõ về quần đảo Hoàng Sa (Paracels): “Quần đảo Hoàng Sa có khảng cách xa bằng nhau từ Hải Nam với nước Nam (Cochinchina) và thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam” [189, tr.680].

GV lựa chọn và hướng dẫn HS khai thác một số tài liệu nói trên (có thể tổ chức bằng biện pháp trải nghiệm, thảo luận nhóm,…) và đặt câu hỏi:

1. Những tư liệu trên phản ánh điều gì về biển, đảo Việt Nam?

2. Em hãy nhận xét ý nghĩa của các loại tài liệu nói trên đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo hiện nay của Việt Nam?

Thông qua các bản đồ cổ sẽ cung cấp cho HS kiến thức về tên gọi của Hoàng Sa và Trường Sa trước đây là “Bãi Cát Vàng”. Đặc biệt ở bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ này vẽ nước Việt Nam tương đối chính xác. Đây là bản đồ hoàn chỉnh cương vực nước ta thời Nguyễn gần như trùng khớp với lãnh thổ và hải giới nước ta sau này, trong đó lần đầu tiên hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa cùng với các đảo nhỏ ven bờ thuộc lãnh thổ Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ và riêng biệt; hoặc ở Bản Quốc địa đồ (trong SGK thời Nguyễn là sách Khải


Đồng Thuyết Ước biên soạn vào năm 1853, đời vua Tự Đức) đã vẽ vị trí các tỉnh và các ngọn núi lớn từ ải Nam Quan cho đến vùng đất Biên Hòa, Vĩnh Long. Trên đó ghi địa danh Hoàng Sa Chử (tức Bãi Hoàng Sa) ở ngoài khơi vùng biển miền Trung Việt Nam. Điều này cho thấy vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và việc giáo dục ý thức chủ quyền cho thế hệ trẻ đã được triều Nguyễn rất coi trọng.

Như vậy, căn cứ vào các bản đồ cổ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Đại Nam Nhất thống toàn đồ, Bản Quốc địa đồ có thể khẳng định rằng: chậm nhất là từ năm 1839, quần đảo Hoàng Sa đã chính thức là một phần của Việt Nam. Từ thế kỉ XV và XVII, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thể hiện nhiều trên bản đồ. Những nguồn tài liệu nói trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lí quốc tế khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác lập từ thời phong kiến, ít nhất là thời các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII).

Ngoài ra, khi dạy về quá trình đô hộ và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, GV khai thác tài liệu gốc từ người Pháp như: Nghị định số 4702- CP ngày 21-12-1933 của Thống đốc Nam Kì ra sắc lệnh sáp nhập đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa; Dụ số 10 ban hành ngày 29-2-1938 tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên; hình ảnh về bia chủ quyền, trạm khí tượng, ngọn hải đăng được dựng ở Hoàng Sa (1938)… Đặc biệt, những tư liệu của người Pháp về việc tổ chức lực lượng ra các đảo, quần đảo của Việt Nam để bảo vệ và khai thác nguồn lợi từ biển là minh chứng cho chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên Biển Đông (do người Pháp đô hộ đại diện nắm giữ và thực thi).

GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tài liệu nói trên và đặt câu hỏi: Những hành động nói trên của chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo hiện nay của Việt Nam?

Những hành động nói trên của chính quyền Pháp cho thấy, trong thời kì này, chính quyền thực dân đã rất quan tâm đến chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tích cực có những hành động nhằm thực thi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa quan trọng, tạo thêm những cơ sở lịch sử và pháp lí vững chắc trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay.

Như vậy, việc sử dụng những tài liệu lịch sử gốc trực tiếp thể hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói trên nhằm giáo dục cho HS nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học. Rèn luyện cho HS các kĩ năng về bộ môn như phân tích,

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí