Đối Với Bgh Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savannakhet, Nước Chdcnd Lào

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet, tác giả đã xây dựng được một hệ thống các biện pháp giáo dục sau:

1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm

2) Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet

3) Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet

4) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên

5) Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên

Các biện pháp trên phải được xây dựng trên một chỉnh thể thống nhất bám sát những vấn đề thực trạng giáo dục của nhà trường vì vậy không có biện pháp quan trọng hơn mà quá trình thực hiện cần tiến hành đồng bộ các biện pháp.

Năm biện pháp tổ chức giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet đều được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các GV nhà trường quan tâm áp dụng các biện pháp vào thực tiễn trong quá trình giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 12

1. Kết luận

Để nâng cao chất lượng giáo dục KNM cho sinh viên ở các trường CĐSP Savannakhet cần có những nghiên cứu nghiêm túc và toàn diện về vấn đề này. Trong điều kiện nghiên cứu hạn chế, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm đề ra các biện pháp có tính khả thi trong công tác giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào.

Luận văn nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận công tác giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm. Giáo dục KNM là một hoạt động giáo dục thể hiện tính đa dạng và phong phú, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên sư phạm. Đặc biệt trong xã hội hiện đại những KNM sẽ giúp sinh viên thích ứng với cuộc sống, hoạt động có hiệu quả trong công việc, là điều kiện để phát triển con người toàn diện.

Việc nghiên cứu phần lý luận đầy đủ và có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm.

Về lý luận: Luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận về kỹ năng mềm, giáo dục KNM. Đồng thời luận văn cũng làm rõ những vấn đề lí luận về giáo dục KNM như mục đích, mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục KNM; các phương pháp và hình thức giáo dục; Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên sư phạm

Về thực tiễn: Luận văn đã khảo sát thực trạng giáo dục giáo dục KNM cho sinh viên các khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Ngoại ngữ, khoa Mầm non- Tiểu học. Thực trạng nội dung giáo dục KNM mềm ở nhà trường chưa được quan tâm thỏa đáng do chưa đánh giá đúng vai trò của hệ thống các KNM trong cuộc sống và học tập của sinh viên. Chính vì vậy nôi dung giáo dục khá sơ sài, phương pháp và hình thức tổ chức còn mang tính hình thức.

Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường bao gồm:

1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm

2) Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet

3) Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet

4) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên

5) Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên

Các biện pháp này đã được khảo nghiệm qua ý kiến của GV và SV của nhà trường. Qua khảo nghiệm cho thấy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết và có tính khả thi. Đây sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu và vận hành các giải pháp này vào thực tiễn giáo dục KNM của sinh viên nhà trường với tư cách là một giảng viên của nhà trường phát huy vai trò trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với BGH trường Cao đẳng sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào

Thể hiện quan điểm ủng hộ và tạo điều kiện để giảng viên chuyên trách đẩy mạnh các hoạt động giáo dục tổ kỹ năng mềm cho sinh viên nhà trường.

Phát động các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường nâng cao nhận thức về vai trò của các kỹ năng mềm đối với dời sống thực tiễn của sinh viên sư phạm và ý nghĩa của các kỹ năng đối với hoạt động nghề sau khi tốt nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Savannakhet và các tỉnh lân

cận để phát huy sức mạnh tổng hợp trong giáo dục KNM cho sinh viên. Phát huy vai trò nòng cốt của cơ sở giáo dục đào tạo nghề cho các sinh viên sư phạm.

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để các nhóm giảng viên nghiên cứu biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường.

2.2. Đối với đội ngũ giảng viên

Nâng cao nhận thức của bản thân về hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. Đánh giá đúng vai trò của các kỹ năng này đối với sinh viên từ đó có tâm thế chuẩn bị tham gia hoạt động giáo dục này đảm bảo hiệu quả cao.

Đầu tư thời gian tự nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về giáo dục KNM. Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNM của bản thân. Chủ động, tích cực, tự học hỏi, bồi dưỡng các kỹ năng; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên.

Phối hợp chặt chẽ giữa các giảng viên khác trong khoa; trong nhà trường khi thực hiện quá trình tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục, viết tài liệu giáo án tích hợp giáo dục KNM cho sinh viên. Quan tâm tạo động lực cho sinh viên tham gia các hoạt động và đóng góp ý tưởng trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngày càng đạt hiệu quả cao hơn

2.3. Đối sinh viên

Nâng cao nhận thức của bản thân về các kỹ năng mềm cần hình thành, xác định thế mạnh và các kỹ năng bền vững của bản thân đồng thời cũng chỉ ra được những kỹ năng còn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân.

Chủ động khi tham gia các hoạt động giáo dục KNM do nhà trường tổ chức. Phát huy tốt tính năng động sáng tạo của sinh viên, chính sự sôi nổi và tích cực trong các hoạt động là yếu tố giúp sinh viên rèn luyện cho mình các kỹ năng nhanh và bền vững nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đình Chắt (1998), Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của SV trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt - Lâm Đồng.

2. Nguyễn Đức Chính (2012), "Chương trình giáo dục đại học", Giáo dục đại học Việt Nam, Những vấn đề về chất lượng và quản lý, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, tr. 171 -203.

3. Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương (2015), “Phát triển chương trình giáo dục”, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Hữu Đức (2010), Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Nam Định, Đại học giáo dục.

7. Max. A. Eggert (2012), Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể NXB Trẻ.

8. Trịnh Thúy Giang (2004), Một số biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho SV trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 trong quá trình dạy học phần lý luận dạy học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

9. Đào Việt Hà (2014), Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

11. Trần Thanh Hải (2002), Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của SV Sư phạm Trường Đại học An Giang, Viện Khoa học giáo dục.

12. Nguyễn Thị Hằng (2011), Biện pháp hình thành kỹ năng chủ nhiệm lớp cho SV Sư phạm, Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hảo (2015), GD kỹ năng mềm cho SV ĐH của một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam.

15. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Bùi Minh Hiền (2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội, 411.

17. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Nhã (2006), Xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cơ bản cho SV Cao đẳng sư phạm nhằm góp phần hình thành năng lực sư phạm và đáp ứng có hiệu quả yêu cầu yêu cầu giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới trường Trung học cơ sở.

18. Huỳnh Văn Sơn (2012), Phát triển kỹ năng mềm của SV các trường Đại học Sư phạm.

19. Huỳnh Văn Sơn (2013), "Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho SV ĐH sư phạm ", Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 50.

20. Huỳnh Văn Sơn (2012), Kỹ năng giải quyết vấn đề của SV Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong thực tập sư phạm đợt một theo hình thức gửi thẳng.

22. Hoàng Nghĩa Kiên (2013), Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Văn Giang, Hưng Yên, Đại học giáo dục.

23. Peggy Klaus (Thanh Huyền dịch) (2012), Sự thật cứng về kỹ năng mềm, NXB Trẻ.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. Trần Thị Năm (2002), Tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp sư phạm của SV trường Cao đẳng SP Sóc Trăng, Viện Khoa học giáo dục.

29. Ngô Đình Qua, Lê Thị Thanh Chung, Nguyễn Thị Bích Hạnh, (2001), Khảo sát kỹ năng sử dụng bảng phấn của SV Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

30. Petrovxki.AV (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB giáo dục, Hà Nội.

33. Lê Thị Thảo (2010), Kỹ năng giao tiếp của SV Sư phạm Trường Cao đẳng Sư phạm Cần Thơ, Trường ĐHSP TP HCM

34. Bùi Loan Thủy, "Tăng cường GD, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho SV - yêu cầu cấp bách của đổi mới GD ĐH ", Tạp chí Phát triển và Hội nhập (số 8).

II. Tài liệu tiếng Anh

35. Artur Ferreira da Silva, José Tribolet (2007), Developing Soft Skills in Engineering Studies - The Experience of Students’ Personal Portfolio, International Conference about Technical education.

36. Ministry of Education and Training of Australia; (2006), "Australian Core Skills Framework".

37. Ministry of Higher Education of Malaysia, "Framework of Soft Skills Infusion Based on Learning Contract Concept in Malaysia Higher Education".

38. Michigan, US (2012), Lifelong Soft Skills Framework: Creating a Workforce That Works

39. Calista Cheung, Yvan Guillemette và Shahrzad Mobasher Fard (2009), Tertiary Education: Developing Skills for Innovation and Long - term Growth in Canada, OECD.

40. OECD (2009), Skills for Innovation and Research, OECD.

41. Patricla A.Hecker (1997), "Successful Consulting Engineering: a Lifetime of Learning", International Technical Education(11).

42. Roselina Shakir (2009), "Soft Skills at The Malaysia Institudes of Higher Education Learning ", Asia Pacific Educ.Rev

43. Susan H.Pulko và Samir Parikh, "Teaching Soft Skills to Engineers ",

International Journal of Electrical Engineering Education.

III. Tài liệu tiếng Lào

36. ກັ ນ ຕ ະ ນ າ ຫົ ງ ທ ະ ບຸ ນ ແ ລ ະ ສຸ ທໍ າ ມ າ ທໍ າ ມ ະ ຈັ ກ ( 2 0 1 7 ) ,ສຶ ກສາພຶ ດຕິ ກໍ າການຮຽນທ ີ່ ສົີ່ ງຜົ ນຕໍີ່ ຜົ ນສໍ າເລັ ດທາງການຮຽນຂອງນັ ກຮຽນຊັັ້ ນມັ ດທະຍົ ມສຶ ກສາປ ທ 6 , ຄະນະສຶ ກສາສາດມະຫາວິ ທະຍາໄລສະຫວັ ນນະເຂດ.

37. ຈັ ນ ນຸ ສ ອ ນ ພັ ນ ທ ະ ວົ ງ ແ ລ ະ ອ າ ລຸ ນ ແ ສ ງ ຄຸ ນ ເ ມື ອ ງ ( 2 0 1 7 ) , ສຶ ກ ສ າຄຸ ນ ລັ ກ ສ ະນ ະຂ ອ ງຄູ ທ ີ່ ນັ ກ ຮ ຽນ ຕັ້ ອ ງ ກ ານ ໃນ ຍຸ ກ ໂລ ກ ານ ພິ ວັ ດ , ຄະນະສຶ ກສາສາດ ມະຫາວິ ທະຍາໄລສະ ຫວັ ນນະເຂດ.

38. ເ ພັ ດ ສ ະ ຫ ວັ ນ ອິ ນ ທ ະ ວົ ງ ແ ລ ະ ສຸ ລິ ວັ ນ ຄໍ າ ວົ ງ ສິ ດ ( 2 0 1 7 ) ປັ ດໄຈທ ີ່ ເຮັ ດໃຫັ້ ນັ ກຮຽນ ຮຽນ ອີ່ ອນໃນ ວິ ຊາຟ ຊິ ກສາດຊັັ້ ນ ມັ ດທ ະຍົ ມ ປ ທ 5 ໃນໂຮງຮຽນສາມັ ນກິ ນນອນຊົ ນເຜົີ່ - ພອນສະຫວັ ນ ແຂວງ ສະຫວັ ນນະເຂດ ”, ຄະນະສຶ ກສາສາດ ມະຫາວິ ທະຍາໄລສະ ຫວັ ນນະເຂດ.

39. ທິ ນ ນ ະ ກ ອ ນ ໄ ຊ ຍ າ ທິ ລ າ ດ ແ ລ ະ ອຸ ລ າ ພ ອ ນ ຂ າ ວ ທ ອ ງ (20017),ສຶ ກສາປັ ດໄຈທ ີ່ ສົີ່ ງຜົ ນຕໍີ່ ຄວາມຕັັ້ ງໃຈໃນການຮຽນວິ ຊາຄະນິ ດສາດຂອງນັ ກຮຽນມັ ດ ທ ະຍົ ມ ສົ ມ ບູ ນ ອຸ ດົ ມ ວິ ໄລ ແ ຂ ວ ງ ສ ະ ຫ ວັ ນ ນ ະ ເຂ ດ ”,ຄ ະນ ະສຶ ກ ສ າ ສ າ ດມະຫາວິ ທະຍາໄລສະຫວັ ນນະເຂດ

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí