Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.

3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

3.2.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm

Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng và hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên. Để nâng cao năng lực giáo dục bản thân mỗi giáo viên và CBQL phải nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này, đặc biệt trước các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông đang diễn ra mạnh mẽ trong toàn ngành. Mỗi SV cũng cần xác định đúng ý nghĩa và vai trò của các KNM trong việc đảm bảo sự thành công của nghề dạy học cũng như trong cuộc sống.

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho các cấp CBQL và giảng viên và sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục KNM ở trường CĐSP Savannakhet.

Giúp cho Giảng viên nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của người thầy để có ý thức, hành động nâng cao hiệu quả giáo dục với tư cách là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục các KNM cho sinh viên.

Giúp cho CBQL nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu của quản lý giáo dục KNM; quản lý nhà trường là phải có trách nhiệm thúc đẩy, bồi dưỡng cho giảng viên thực hiện nội dung giáo dục toàn diện đối với sinh viên trong đó có giáo dục KNM, đó là một trong những chức năng quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở mình phụ trách.

Giúp cho mỗi sinh viên nhận thức được vai trò của việc trang bị các kỹ năng mềm đối với bản thân. Xác định được mình cần có những kỹ năng nào để làm tốt công việc dạy học su khi tốt nghiệp và những kỹ năng để hòa nhập và thích ứng tốt nhất với cuộc sống.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

* Đối với CBQL: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực giáo dục KNM cho giảng viên của nhà trường. Xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Thực hiện các chế tài để giúp giảng viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển kỹ năng dạy học và giáo dục nói chung cũng như giáo dục KNM nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

* Đối với Giảng viên: Bản thân mỗi giảng viên cần xác định rõ các KNM cần bồi dưỡng cho sinh viên là gì. Các kỹ năng này cần được hình thành ở sinh viên thông qua phương pháp và hình thức tổ chức ra sao. Trên cơ sở xác định các nội dung nói trên giúp giảng viên có khả năng tự bồi dưỡng để đạt được hiệu quả trong công tác giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường

* Đối với sinh viên: Xác định rõ bản thân có thế mạnh về những kỹ năng nào, còn thiếu những kỹ năng nào, làm cách nào để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập trong trường CĐSP và hòa nhập với cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 10

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL và đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc giáo dục KNM. Làm cho đội ngũ GV nhà trường xác định được đây là nhiệm vụ quan trọng. Để thực hiện được nội dung trên, Hiệu trưởng nhà trường cần tiến hành các công việc cụ thể như:

- Tổ chức các hội thảo, các buổi tọa đàm để giảng viên trao đổi và hiểu hơn về tầm quan trọng của việc giáp dục KNM cho sinh viên của nhà trường trước yêu cầu mới của ngành từ đó GV có ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ năng lực giáo dục các KNM. Xây dựng và triển khai học tập và nghiên cứu các văn bản chỉ thị, những quy định, quy chế hướng dẫn về giáo dục KNM cho toàn thể giảng viên

Các buổi thảo luận, tọa đàm như vậy có thể được tổ chức ở các cấp: từ tổ tổ bộ môn của các khoa, các khoa trong trường đề tạo điều kiện cho tất cả GV

được trình bày ý kiến của mình những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên của nhà trường.

- Nhân rộng những nhân tố tích cực, điển hình trong hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên để tăng sức lan tỏa và ảnh hưởng đến các giảng viên khác trong trường và cộng đồng địa phương.

- Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục KNM trên phạm vi trường, khoa để sinh viê tăng cường tham gia từ đó nâng cao nhận thức và khả năng rèn luyện các KNM của bản thân mỗi SV.

- Tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vai trò của các KNM đối với đời sống sinh hoạt, học tập và công tác của SV sau khi tốt nghiệp trường sư phạm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục KNM trong nhừ trường, Quy định rõ vai trò và trách nhiệm của CBQL, giảng viên và SV trong quá trình giáo dục các KNM cho sinh viên.

Hiệu trưởng cần sát sao trong chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục KNM cho SV của nhà trường để mỗi GV nâng cao tính tự giác, tích cực của mình khi thực hiện các hoạt động bồi dưỡng.

Nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí giáo dục các cấp và với các tổ chức chính trị - xã hội ngoài nhà trường giúp giảng viên thuận lợi trong quá trình giáo dục và SV có điều kiện và cơ hội để thể nghiệm các KNM đã hình thành.

3.2.2. Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau thì vai trò, tầm quan trọng của mỗi kỹ năng mềm trong hệ thống kỹ năng mềm dành cho người lao động nhìn chung là không giống nhau. Đối với chương trình đào tạo sinh viên sư phạm

còn chú trọng đến kỹ năng cứng, tức là khối lượng những kiến thức khoa học hay còn gọi là “kỹ năng cứng” khá lớn, vì vậy việc xây dựng một danh mục kỹ năng mềm chứa các kỹ năng cốt lõi dành cho nghề sư phạm là cần thiết để quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho SV trong khuôn khổ lớp học có tính khả thi cao hơn bởi không có đủ thời gian và các nguồn tài nguyên khác để giáo dục tất cả các kỹ năng mềm trong khuôn khổ lớp học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp

- Thành lập nhóm chuyên gia tham gia vào ban soạn thảo danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP. Thành phần Ban soạn thảo bao gồm: Trưởng ban (là chuyên gia về lĩnh vực giáo dục KNM); Thư kí của ban (là người ghi chép và kết nối các thành viên trong các hoạt động của ban soạn thảo trong quá trình làm việc). Ngoài ra Ban soạn thảo cũng cần có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đại diện các phòng ban trong trường để việc xác định danh mục các KNM được toàn diện hơn.

- Ban soạn thảo phổ biến tính cấp thiết và quy trình xác định danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP và chỉ rõ sự phối hợp với các bộ phận, cá nhân của nhà trường để thực hiện đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, Ban soạn thảo xác định các nguồn nhân lực, CSVC và tài chính cần huy động kiến nghị với nhà trường hỗ trợ các điều kiện CSVC khi cần.

- Ban soạn thảo tổ chức hội thảo để các chuyên gia thảo luận, lựa chọn, xác định danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP dựa trên các phân tích khoa học về yêu cầu công việc tương lai đối với SV, bao gồm khoảng 3 kỹ năng mềm (số lượng kỹ năng mềm do Ban soạn thảo quyết định, nhưng không quá 5 kỹ năng để đảm bảo tính khả thi của thời lượng giảng dạy) có ảnh hưởng trực tiếp, liên tục đến việc thực hành nghề nghiệp của SV SP tương lai. Trong trường hợp cần thiết, Ban soạn thảo có thể đề nghị nhà trường thuê chuyên gia tư vấn để hỗ trợ việc xác định danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi.

- Ban soạn thảo tổ chức thăm dò, lấy ý kiến bằng phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc tọa đàm đối với các đối tượng: CBQL cấp trường và cấp khoa, GV và đại diện Hội SV, Đoàn Thanh niên về danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi do Ban soạn thảo đã xây dựng.

- Dựa trên các góp ý thu được từ khảo sát, phỏng vấn, tọa đàm, Ban soạn thảo tiếp tục sửa đổi để hoàn thiện danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP. Đối với các nội dung không sửa đổi, Ban soạn thảo đều giải trình nguyên nhân vì sao không tiếp thu ý kiến.

- Sau khi có được danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP đã được đông đảo CBQL, GV, SV trong nhà trường đồng thuận, Ban soạn thảo công khai danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV website chính thức của nhà trường để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý từ các cơ quan quản lí giáo dục các cấp và các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Dựa trên các ý kiến này Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để ban hành danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi của sinh viên sư phạm.

3.2.2.3. Các điều kiện để thực hiện biện pháp

- Ban soạn thảo danh mục kỹ năng mềm cốt lõi dành cho SV SP lựa chọn được đội ngũ chuyên gia giỏi là các nhà nghiên cứu về kỹ năng mềm từ các khoa như CBQL cấp trường/ Khoa, GV giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục sinh viên của nhà trường.

- Nhà trường cần chuẩn bị đủ điều kiện về nhân lực, thời gian, kinh phí và các phương tiện hỗ trợ để phục vụ tốt cho việc xây dựng danh mục kỹ năng mềm cốt lõi cho SV của nhà trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp:

- Việc thiết kế các tài liệu hướng dẫn tổ chức giáo dục KNM cho SV sẽ góp phần làm tăng hiệu quả và chất lượng GD. Trong đó việc xác định nội

dung giáo dục KNM là rất quan trọng. Theo đó để nội dung phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục của nhà trường, đòi hỏi các trường phải có tài liệu hướng dẫn cụ thể về nội dung giáo dục KNM; phương pháp và các hình thức giáo dục KNM cho sinh viên một cách phù hợp nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

- Nội dung: Trên cơ sở đã có được danh mục các kỹ năng sống cần hình thành cho sinh viên, nhóm giảng viên phụ trách chính hoạt động giáo dục này trong trường CĐSP Savannakhet cần thiết kế được tài liệu hướng dẫn cụ thể các nội dung kỹ năng mềm cần hình thành cho sinh viên của nhà trường. Mỗi kỹ năng có yêu cầu riêng trong tổ chức giáo dục. Giảng viên cần xác định rõ trong tài liệu ứng với các kỹ năng cần tổ chức theo phương pháp nào, hình thức nào. Để thực hiện được các phương pháp và hình thức giáo dục đó cần sự hỗ trợ về điều kiện cơ sở vật chất như thế nào. Tài liệu ban hành sẽ thống nhất nội dung và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục nói trên trong trường CĐSP.

- Cách thực hiện:

+ Lựa chọn nhóm giảng viên có kinh nghiệm trong quá trình giáo dục sinh viên, đại diện GV của Hội sinh viên nhà trường và các giảng viên phụ trách công tác sinh viên của các khoa chuyên môn tham gia vào nhóm biên soạn tài liệu.

+ Thành viên nhóm biên soạn chủ động tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến nội dung giáo dục KNM trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam để nghiên cứu phục vụ việc biên soạn tài liệu.

+ Thiết kế các chủ đề GD KNM phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên và các hoạt động GD diễn ra tại trường. Bản thân GV cần lưu ý khi xác định các nội dung giáo dục được thiết kế dành cho SV phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản trong trường sư phạm như: hoạt động xã hội, học tập, vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… Việc thiết kế các chủ đề GD KNM phải phù hợp với các chủ đề của hoạt động GD ngoại khóa của

SV nhà trường và phải dựa trên phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoại khóa để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế để GD KNM. Việc thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động GD KNM được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐGC KNM: công việc này bao gồm một số việc như: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình GD, GV cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành, xác định rõ đối tượng thực hiện; việc hiểu rõ đặc điểm SV giúp GV thiết kế hoạt động phù hợp với đặc điểm Sv trên địa bàn Savannakhet và các tỉnh xung quanh có đông sinh viên theo học..

Bước 2: Gọi tên cho hoạt động GD KNM: Đây là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý hứng khởi và tích cực ở SV. Việc đặt tên cho hoạt động đảm bảo các yêu cầu: rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động; tạo được ấn tượng ban đầu cho SV.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động GD KNM: Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ảnh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị. Khi xác định mục tiêu phải trả lời các câu hỏi sau: hoạt động này có thể hình thành cho SV những kiến thức ở mức độ nào? Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và mức độ đạt được sau khi tham gia hoạt động.

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động: Căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của sinh viên để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động. Liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những

phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5: Thiết kế chi tiết kế hoạch tổ chức giáo dục KNM: Bước này cần xác định: Bao nhiêu việc phải thực hiện? Các công việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho giảng viên, các phòng ban khoa chức năng và nhiệm vụ dành cho mỗi sinh viên? Yêu cầu cần đạt của mỗi việc?

Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động. Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt được. Khi phát hiện những sai sót, bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào thì kịp thời điều chỉnh. Hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tích hợp giáo dục hoạt động giáo dục KNM hoặc bản kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo dục KNM trên phạm vi khoa và trường.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- CBQL phải tạo điều kiện cho GV được học tập và tham khảo nội dung giáo dục KNM của các tỉnh trên địa bàn quốc gia Lào hoặc học tâp kinh nghiệm của nước bạn trong đó có Việt Nam; hỗ trợ tối đa các điều kiện giúp GV phát huy tính sang tạo cao nhất trong quá trình biên soạn tài liệu.

- Lựa chọn được những GV có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục có các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, giáo dục; kỹ năng phát triển chương trình, kỹ năng nắm bắt đặc điểm của sinh viên, hiểu sinh viên, dự báo được nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên nhà trường.

- Khuyến khích sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài nhà trường, các tổ chức chính trị- xã hội có khả năng phối hợp tố chức giáo dục KNM cho sinh viên nhà trường để đảm bảo tài liệu thiết kế có tính khả thi và có thể áp dụng trong thực tiễn cuộc sống của sinh viên và yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí