Một Số Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên

được phân công. GV phải sáng tạo trong việc thiết kế các module giảng dạy của mình kết hợp với các KNM liên quan. Phong cách giảng dạy nên lấy sinh viên làm trung tâm, nơi sinh viên sẽ tham gia tích cực vào quá trình học tập, trong khi giáo viên đảm nhiệm vai trò như một người trợ giúp.

- Cán bộ đoàn thể trong trường học: thông qua các hoạt động Đoàn Thanh niên và hội SV: hoạt động văn nghệ thể thao, thanh niên tình nguyện… được thiết kế theo các chủ đề có tích hợp nội dung phát triển KNM.

- Tổ chức đoàn thể xã hội và địa phương: tạo môi trường và điều kiện cần thiết để SV thực tập và trải nghiệm thực tế tại cơ sở.

- Phụ huynh SV: quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để SV tự giác học tập. GD giúp SV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KNM trong nghề nghiệp và cuộc sống, thực hiện rèn luyện KNM cho SV trong mọi hoạt động.

- Các trung tâm GD KNM: mở các chương trình, khóa học đào tạo về KNM cho SV. Thông qua các buôi hội thảo, ngoại khóa, giao lưu trò chuyện với doanh nghiệp giúp SV giao lưu trao đổi các kiến thức, kinh nghiệm về KNM có ích cho hoạt động nghề nghiệp sau này.

1.3. Một số cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên

1.3.1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và GDKNM cho học sinh sinh viên

1.3.1.1. Trong cuộc sống và môi trường học ở đại học

Ủy ban J.Deloir của UNESCO (1973) đã đưa khuyến nghị “Bốn trụ cột của việc học”. Đó là một cách tiếp cận KNS, chính là sự kết hợp các kỹ năng tâm lý xã hội (Học để biết là KNS liên quan tới tri thức; Học để làm liên quan

đến kỹ năng thực hành; Học để chung sống là KNS liên quan tới thái độ; Học để tự khẳng định là KNS liên quan tới giá trị).

Từ học sinh THPT sang môi trường CĐ, ĐH sinh viên phải thích nghi với cuộc sống và nhiều hoạt động mới, đặc biệt là các hoạt động học tập và môi trường sinh hoạt.

Hoạt động học tập tại các trường CĐ, ĐH bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, song sự thích ứng của SV đối với hoạt động này chủ yếu ở hai yếu tố: nội dung và phương pháp học tập. Cụ thể, nội dung học tập ở bậc CĐ, ĐH là sự tổng hợp các kiến thức ở trình độ cao, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành. Sinh viên cần thích ứng với tính chuyên môn sâu của khối tri thức được trang bị.

Phương pháp học tập ở ĐH có nhiều sự khác biệt, nó đòi hỏi SV phải tích cực, tự tìm kiếm và tự tổng hợp kiến thức… cách học mang tính chất nghiên cứu. Trong khi đó, ở phổ thông học sinh chưa được làm quen nhiều với phương pháp học này.

Khi học ở phổ thông, đại đa số học sinh học trong môi trường gần gũi với nơi gia đình mình sinh sống. Học sinh có nhiều đặc điểm tương đồng như cùng thành phố, tỉnh, quận huyện, làng xã, có cùng văn hóa, truyền thống, lối sống... Còn môi trường ĐH là nơi tập hợp các SV từ nhiều vùng miền khác nhau, người học có thể đến từ mọi miền đất nước, hoặc các quốc gia khác và sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp). Như vậy, môi trường sinh hoạt ngày càng được mở rộng ở phạm vi tỉnh, quốc gia, thậm chí phạm vi quốc tế. Cuộc sống sinh hoạt trở nên đa dạng, nhiều màu sắc tạo cho SV nhiều điều thú vị.

Một đặc điểm nổi bật nữa, đánh dấu sự khác biệt của SV là ngoài hoạt động học tập, SV còn tham gia nhiều hoạt động khác như: hoạt động nghiên

cứu khoa học, hoạt động học nghề, hoạt động chính trị, xã hội, hoạt động giao lưu... SV tham gia nhiều hoạt động khác nhau và mỗi hoạt động đều có ý nghĩa không thể phủ nhận đối với việc tạo nên những nét tâm lý đặc thù cho độ tuổi SV. Sự phát triển không đầy đủ của một hoạt động nào đó sẽ dẫn đến sự khiếm khuyết trong việc hình thành các năng lực cần có của SV trong tương lai.

Để đạt được kết quả học tập tốt trong các trường ĐH và phát triển nhân cách một cách toàn diện, SV cần phải thích nghi nhanh chóng với hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống sinh hoạt mới. Do đó, ngoài các kỹ năng giao tiếp SV còn phải chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng như: KN làm việc nhóm, KN tư duy sáng tạo, KN học và tự học,…

Việc được trang bị KNM đầy đủ và sớm càng có lợi cho SV, vì khi đó SV có thêm động lực, sự tự tin, lý tưởng để theo đuổi ngành nghề, có phương pháp để làm việc nhanh chóng, khoa học…Sinh viên biết tạo cho mình những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phát triển năng lực ngành nghề.

1.3.1.2. Trong môi trường làm việc sau này

KNM đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị những phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả. Người đã được trang bị KNM biết phương pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn và hòa nhập môi trường làm việc một cách nhanh chóng.

- Trong quá trình tuyển dụng:

Ông Ngô Đình Đức, Tổng giám đốc Công ty giải pháp nguồn nhân lực L&A [31] cho biết: “Nghiên cứu của L & A trong các doanh nghiệp cho thấy 80% thành công của một cá nhân nhờ vào kỹ năng mềm chứ không chỉ nhờ vào

kỹ năng cứng. Nhưng việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều SV chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm’.

Một nghiên cứu khác của L&A [31] cho thấy, khoảng 70% SV ra trường khó xin được việc vì không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết. Cơ hội tìm được công việc thích hợp, lương cao, môi trường tốt ở các công ty lớn hay tập đoàn nước ngoài là khá xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có bề dày hoạt động lâu năm và tổ chức hoàn chỉnh, việc nhân viên thiếu KN giao tiếp, làm việc nhóm, KN thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, KN lập kế hoạch, KN làm chủ bản thân…là hạn chế, khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu.

- Khi đi làm:

Trong khi kỹ năng chuyên môn (KNC) chỉ giúp bạn bước chân qua cánh cửa thì KNM mới là thứ giúp mở ra thêm cho bạn hầu hết các cánh cửa phía trước. Đạo đức nghề nghiệp, thái độ đối với công việc, kỹ năng giao tiếp, trí tuệ tình cảm,…các giá trị cá nhân khác là các KNM không thể thiếu để bạn phát triển nghề nghiệp.

KNM đang ngày càng quan trọng như KNC trong lực lượng lao động ngày nay. Chỉ thuần túy được đào tạo tốt về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ, nếu không được phát triển các kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội nhóm giúp chúng ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn.

Các KNM này đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết với các tổ chức trong bối cảnh phải tìm ra các cách có ý nghĩa để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động. Mỗi KNM đều cần thiết đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của tổ chức, phát triển chúng đóng một vai trò quan trọng và thực sự rất cần thiết phải trợ giúp để cá nhân có được chúng.

1.3.2. Con đường hình thành và phát triển kỹ năng mềm trong trường đại học

- Thông qua chương trình dạy học các môn học chính khóa:

+ Lồng ghép vào các bài học, môn học và các hoạt động giáo dục đào tạo.

+ Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình về phát triển KNM.

- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

+ Thông qua hoạt động Đoàn Thanh niên;

+ Thông qua hoạt động Hội Sinh viên;

+ Trải nghiệm thực tế;

+ Các hoạt động trải nghiệm thực tế của SV.

- Thông qua tự học, tự nghiên cứu của SV.

1.3.3. Các kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên đại học

Hiện nay KNM không chỉ nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý từ những người lao động mà còn nhận được sự quan tâm của SV trong các trường ĐH, CĐ. Nhiều trường ĐH đã xây dựng danh mục các KNM thiết yếu cho SV giúp SV tự đánh giá và tự rèn luyện KNM cho bản thân.

Tiếp theo, Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy các kỹ năng của Thế kỷ 21 tại Đại học Melbourne (Úc), các kỹ năng mà “sinh viên của thế kỷ 21” cần có bao gồm 4 nhóm KNM chính [28]:

- Nhóm kỹ năng tư duy, như: sức sáng tạo, tư duy phản biện, KN giải quyết vấn đề, KN ra quyết định và khả năng tự học suốt đời;

- Nhóm kỹ năng làm việc, như: KN giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm;

- Nhóm kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc, như: sự hiểu biết các kiến thức chung về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT);

- Nhóm kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu, bao gồm: vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

Ở Việt Nam, dù còn chưa nhiều nghiên cứu, song đã có một số cơ sở đào tạo đưa ra “Danh sách” các KNM/ KNS thiết yếu:

a) Phòng Quan hệ doanh nghiệp trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đưa ra “Kỹ năng mềm cho sinh viên” cho cuộc sống và nhà tuyển dụng thường chú ý đến [27]:

1. Kỹ năng giao tiếp

(Oral/soken communication skills)

2. Kỹ năng viết

(Written communication skills)

3. Sự trung thực (Honesty)

4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/ collaboration skills)

5. Sự chủ động

(Self-motivation/ initiative)

6. Lòng tin cậy

(Work ethic/ dependability)

7. Khả năng tập trung (Critical thinking)

8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills) 9.Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)

10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)

11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)

12. Chịu được áp lực công việc

15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)

16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)

17. Tổ chức (Organization skills)

18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)

19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)

20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)

21. Tinh thần học hỏi (Academic/ learning skills)

22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)

23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)

24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 4

13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)

14. Tư duy sáng tạo (Creativity)

(Teaching/ training skills)

25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)

(Working under pressure)


b) Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm sinh viên - ĐH Huế đưa ra các KNM mà SV Việt Nam hiện nay cần có để hội nhập với thị trường lao động [25]:

1. Làm việc nhóm (Team work)

2. Giải quyết vấn đề (problem solving)

3. Kỹ năng giao tiếp (Communication)

4. Quản lý nghề nghiệp (Career management)

5. Tư duy phản biện (Critical thinking)

Nhà trường hiện nay với nhiệm vụ phát triển toàn diện cho người học, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu của thị trường lao động. Theo đó, bên cạnh nội dung, chương trình đào tạo về kiến thức chuyên môn, SV khối ngành kinh tế cần phải được phát triển các KNM phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Vì vậy, nội dung phát triển KNM cho SV khối ngành kinh tế là những KN cơ bản, thiết yếu.

1.4. Đặc trưng hoạt động kinh tế và đào tạo nhân lực khối ngành Kinh tế

1.4.1. Đặc trưng hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế - một dạng thái của hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội. Hoạt động kinh tế với tư cách là một hoạt động sử dụng nguồn lực xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm (hữu hình hay vô hình) thoả mãn nhu cầu khác nhau của con người cho đến nay vẫn là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò nền tảng trong đời sống xã hội loài người. Đối với mỗi quốc gia, thành công trong lĩnh vực phát triển kinh tế luôn là cơ sở quan trọng để tạo dựng những thành tựu trong các lĩnh vực khác.

Nói đến hoạt động kinh tế, người ta trước tiên thường nghĩ đến các hoạt động sản xuất. Đó là việc tổ chức sử dụng theo một cách thức nào đó các nguồn lực (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động, nguyên vật…) nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ thoả mãn nhu cầu của con người. Các sản phẩm hay dịch vụ với tư cách là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất thường được các nhà kinh tế gọi là hàng hoá.

Nếu sản xuất là quá trình biến đổi các đầu vào thành các đầu ra thích hợp với nhu cầu của con người thì tiêu dùng chính là mục đích của sản xuất. Vì đối tượng lựa chọn của hành vi tiêu dùng là hàng hoá nên tiêu dùng cũng là một hoạt động kinh tế quan trọng.

Trao đổi hàng hoá cũng là một hoạt động kinh tế cơ bản của các xã hội hiện đại. Thông qua hoạt động trao đổi, các cá nhân khác nhau có thể nhận được những hành hoá mà mình cần chứ không phải trực tiếp sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá. Nhờ trao đổi, quá trình sản xuất xã hội trở nên có hiệu quả hơn.

1.4.2. Cấu trúc năng lực, phẩm chất của doanh nhân trong hoạt động kinh tế

Hầu hết các doanh nhân thành đạt đều có những phẩm chất cá nhân nhất định, đó là: tính sáng tạo, tính chăm chỉ, lòng quyết tâm, tính linh hoạt, khả năng lãnh đạo, lòng say mê, tính tự tin và „thông minh‟ [26].

- Tính sáng tạo: là tia lửa tạo ra sự phát triển đối với các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đưa tới các cách thức kinh doanh. Đây chính là động lực của sự cải tiến và đổi mới. Nó khiến người ta không ngừng học tập, suy nghĩ sáng tạo ngoài những gì đã được tạo ra.

- Tính chăm chỉ: là điều khiến doanh nhân làm việc cần mẫn, 12 giờ/ngày hoặc nhiều hơn, thậm chí làm việc cả 7 ngày trong tuần, đặc biệt là từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022