3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:
Nhằm bồi dưỡng cho giảng viên của nhà trường những kiến thức, kỹ năng cơ bản về năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức GD KNM cho SV trường CĐSP Savannakhet. Giúp phát triển năng lực của GV về tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên. Đặc biệt khi các năng lực này áp dụng vào thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả.
Trên cơ sở được tập huấn những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục KNM giúp GV chủ động hơn trong việc đổi mới phương pháp sáng tạo trong thực hiện góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động GD KNM nói riêng và các nội dung giáo dục khác trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Không ngừng hoàn thiện các tài liệu GD KNM riêng biệt và tài liệu tích hợp trong các học phần trong chương trình đào tạo của nhà trường; phổ biến mỗi giảng viên; tiến hành xây dựng chương trình GD KNM chi tiết và áp dụng thử trong một thời gian nhất định, sau đó cơ sự đánh giá và điều chỉnh chương trình khi cần.
- Gợi ý phương thức tổ chức khóa bồi dưỡng phương pháp GD KNM cho tất cả GV trong trường đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động GDKNM. Khóa huấn luyện này kết hợp với việc bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của KNM và GD KNM cho sinh viên.
- Đối với giảng viên: Tiếp cận các nguồn tài liệu hướng dẫn GD KNM từ những nguồn tài liệu chính thống và có giá trị, GV thực hiện nghiêm túc chương trình biên soạn, thường xuyên phản hồi để nhà trường điều chỉnh cho phù hợp. Khuyến khích GV tích cực tham gia chương trình tập huấn do nhà trường tổ chức và các chương trình tập huấn bên ngoài về giáo dục KNM để
nâng cao khả năng sử dụng phương pháp giáo dục KNM; có ý thức thay đổi phương pháp theo hướng tích cực hóa người học để đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục KNM; thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp các kinh nghiệm GD KNM cho SV, đặc biệt các kinh nghiệm về phương pháp GD; sử dụng các phương pháp tích cực vào thực tế GD KNM một cách thường xuyên.
Ngoài ra, bản thân GV phải quán triệt tư duy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của SV gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, luôn tạo cho SV tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp, của trường. Trong giờ học tích hợp giáo dục KNM, GV cần tạo cơ hội cho SV được nói, được trình bày quan điểm của mình trước nhóm bạn, trước tập thể lớp, nhất là đối với những HS còn rụt rè, ngại phát biểu, khả năng giao tiếp kém nhờ vậy mag phát triển ở SV những kỹ năng cần thiết.
3.2.4.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
- Thường xuyên yêu cầu và kiểm tra GV sử dụng các phương pháp GD tích cực vào giáo án tích hợp GD KNM. Căn cứ vào điều kiện thực tế tổ chức trao đổi kinh nghiệm GD KNM giữa các GV trong trường.
- Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GD KNM ngay từ đầu năm học đối với hiệu quả giáo dục KNM cho sinh viên trên cả 2 kênh là thông qua dạy học tích hợp và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ. Sử dụng kết quả đánh giá để đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục như mời chuyên gia về giảng dạy, tập huấn thêm hoặc tạo điều kiện để GV tiếp tục rền luyện nâng cao năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức các hoạt động GD KNM cho sinh viên nhà trường
- Có kế hoạch và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với năng lực của từng GV trong tổ chức hoạt động GD KNM cho sinh viên nhà trường, thông qua kết quả đánh giá đối với SV, xem xét và điều chỉnh hoạt động giáo dục, khuyến khích
năng lực thiết kế chương trình và kỹ năng tổ chức thiết kế bài giảng tích hợp và khả năng tổ chức hoạt động GD KNM cho SV
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV là khâu quan trọng trong việc định hướng, kiểm soát hoạt động dạy và học hướng tới đảm bảo mục tiêu dạy học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV có nhiều chức năng như: xác nhận kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV; định hướng, khích lệ sự phát triển kỹ năng của SV.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ thể đánh giá về vai trò, chức năng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng mềm của SV, cụ thể: ngoài việc xác nhận kết quả học tập, rèn luyện còn có chức năng giáo dục đó là hỗ trợ, điều chỉnh, tạo động lực thúc đẩy người học tiếp tục nỗ lực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng mềm và hình thành niềm tin, tình cảm, đạo đức nghề nghiệp cho SV.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng của SV theo hướng đánhgiá trên nhiều kênh, kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá thường xuyên, cần tập trung vào khả năng vận dụng và vận dụng sáng tạo của SV hơn là khả năng tái hiện thể hiện hiểu biết về kỹ năng.
- Phát huy tối đa vai trò của giảng viên bộ môn Tâm lí học và giáo dục học trong quá trình giáo dục KNM cho SV. Huy động lực lượng GV có chuyên ngành này trở thành lực lượng chủ chốt trong tập huấn xây dựng chương trình giáo dục đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm định kỹ năng mềm của SV đảm bảo tính bền vững.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV như các phần mềm xây dựng công cụ đánh giá, đa dạng
hóa các sản phẩm đánh giá kết quả học tập của SV như: bằng hình, video clip, ghi âm...
3.2.5.3 Các điều kiện thực hiện biện pháp
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng mềm của SV chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới, hoàn thiện đồng bộ từ nhận thức của các chủ thể đánh giá cho tới việc xác định mục tiêu, tiêu chí đánh giá đối tượng và toàn bộ quy trình kỹ thuật, điều kiện phương tiện... theo hướng tập trung đánh giá năng lực người học.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
- Các biện pháp nêu trên không có biện pháp nào là tối ưu mà phải vận dụng các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ. Mỗi biện pháp có ưu thế và hạn chế riêng trong quá trình giáo dục KNM cho sinh viên.
- Như vậy các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp là mắt xích quan trọng, biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại. Sự vận dụng linh hoạt các biện pháp sẽ tạo ra môi trường hoạt động tốt, các hoạt động GD KNM cho SV sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và rèn luyện những KN cần thiết cho sinh viên, giúp họ có được khả năng thích ứng với cuộc sống và công việc tốt hơn
- Để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNM cần thực hiện nó trong một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp được phân tích ở trên phục vụ chung một mục đích là phát triển KNM cho sinh viên. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này cần tiến hành đồng thời các biện pháp.
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet chúng tôi đã đưa ra các biện pháp và tiến hành khảo sát thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.
3.4.1. Mô tả cách thức thực hiện khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Nhằm thẩm định sự cần thiết, tính khả thi và mức độ phù hợp, hiệu quả có thể đem lại của các biện pháp khi áp dụng vào thực tiễn giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
3.4.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
- Đối tượng: Giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet
- Số lượng: 130 người, trong đó: có 30 GV và 100 SV
- Thời gian khảo nghiệm: Từ tháng 2/2018-tháng 3/2018
- Phương pháp khảo nghiệm: điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL và GV; xử lý số liệu (điểm trung bình các biện pháp được đánh giá và xếp hạng thứ bậc).
3.4.1.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm các biện pháp tác giả đã đề xuất về tổ chức hoạt động giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet để kiểm tra mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Thông qua việc xem xét mục tiêu của biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện cũng như điều kiện thực hiện của từng giải pháp. Tác giả lấy ý kiến của 130 giảng viên và SV nhà trường để đánh giá về tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp này.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm và phân tích
3.4.2.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Về mức độ cần thiết, cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, trong đó các biện pháp (4): Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho SV, (1): Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm và (5): Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên được đánh
giá cao hơn hẳn là 3; 2,94; 2,88. Các biện pháp được đánh giá ít cấp thiết hơn là các biện pháp (2): Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet và (3): Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet với số điểm 2.63 và 2.56 (thấp hơn số điểm trung bình là 2.80).
Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet nước CHDCND Lào
Các biện pháp | Rất cần thiết (3đ) | Cần thiết (2đ) | Không cần thiết (1đ) | Điểm TB | Hạng | |
1. | Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm | 122 | 8 | 0 | 2,94 | 2 |
2. | Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet | 81 | 49 | 0 | 2,63 | 4 |
3. | Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet | 73 | 57 | 0 | 2,56 | 5 |
4. | Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho SV | 130 | 0 | 0 | 3 | 1 |
5. | Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên | 114 | 16 | 0 | 2.88 | 3 |
Trung bình | 2,80 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savannakhet Nước Chdcnd Lào
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Savannakhet
- Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
- Đối Với Bgh Trường Cao Đẳng Sư Phạm Savannakhet, Nước Chdcnd Lào
- Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 13
- Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm savannakhet nuớc CHDCND Lào - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
3.4.2.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp biện pháp giáo dục KNM cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet
Các biện pháp | Rất Khả thi (3đ) | Khả thi (2đ) | Không khả thi (1đ) | Điểm TB | Hạng | |
1. | Tuyên truyền nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Savannakhet về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm | 122 | 8 | 0 | 2,94 | 2 |
2. | Hoàn thiện danh mục các kỹ năng mềm cốt lõi dành cho sinh viên trường CĐSP sư phạm Savannakhet | 114 | 16 | 0 | 2,88 | 3 |
3. | Thiết kế tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet | 90 | 42 | 0 | 2,70 | 4 |
4. | Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên | 130 | 0 | 0 | 3 | 1 |
5. | Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên | 89 | 41 | 0 | 2,69 | 5 |
Trung bình | 2,84 |
Căn cứ vào bảng 3.2 có thể thấy với điểm trung bình khi đánh giá về tính khả thi của các biện pháp dao động từ 2.69 đến 3.0, các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNm cho sinh viên trường CĐSP Savannakhet được đề xuất ở trên được đánh giá là có tính khả thi cao. Từ các kết quả trên có thể nhận thấy,
tất cả số thành viên đánh giá các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNM trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn giáo dục của trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNM của nhà trường nói riêng cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung. Biện pháp 4 “Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Savannakhet thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNM cho sinh viên” là biện pháp được đánh giá cao nhất về tính khả thi. Biện pháp 5 “Đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên” có sự đánh giá thấp nhất về tính khả thi trong hệ thống 5 biện pháp do tác giả xây dựng.