Giáo Dục Giá Trị Sống Trong Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo

qủa các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn tài chính để mở rộng quy mô tổ chức, số lượng các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống, nâng cao chất lượng các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

GV tổ chức cần tận dụng tối đa nguồn lực của nhà trường để thực hiện việc giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động tập thể cho học sinh. các

Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch hoạt động giáo dục tập thể để GV, các lực lượng giáo dục khai thác và sử dụng hiệu quả, triệt để các không gian giáo dục, phương tiện thiết bị hiện có như sân khấu, hội trường, lớp học, nhà đa năng, phòng truyền thống, sân trường, sân tập thể dục thể thao....cho hoạt động giáo dục tập thể trong đó bao gồm hoạt động giáo dục giáo dục giá trị sống cho HS.

Tăng thêm nguồn kinh phí để mua sắm các phương tiện hỗ trợ tổ chức hoạt động tập thể như âm thanh, máy chiếu, màn hình, mô hình, tranh ảnh...

Khi xây dựng kế hoạch tài chính cho năm học nhà trường cần dành một phần ngân sách phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động tập thể chủ điểm cũng như đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị, cơ sơ vật chất phục vụ tốt cho việc tổ chức các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn Thanh niên, GV cần tích cực huy động sự tài trợ về kinh phí, các phương tiện từ các lực lượng xã hội tại địa phương như các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức hoạt động về văn hóa nghệ thuật, từ hội cha mẹ học sinh...để tranh thủ kịp thời sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài trong quá trình tổ chức giáo dục giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động tập thể.

Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu truyên truyền, hướng dẫn rèn luyện các giá trị sống cốt lõi của bản thân trong mối quan hệ xã hội cho thư viện, phòng truyền thống của nhà trường. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho giáo viên, học sinh trong khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục giá trị sống.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường, giáo viên cần nhận thức được rõ vai trò của trang thiết bị, kinh phí để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục về giá trị sống.

Các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức được vai trò của giáo dục trong việc hình thành giá trị sống cốt lõi cho học sinh để từ đó tích cực tham gia hỗ trợ về kinh phí, phương tiện vật chất cho quá trình này.

Nhà trường có cơ chế phối hợp thường xuyên, tạo lập các mối quan hệ với các lực lượng ngoài trường để tranh thủ những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung cũng như các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS nói riêng.

3.2.5. Giáo dục giá trị sống trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được đề cập đến trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, hoạt động này cùng với hoạt động dạy học cấu thành nên hoạt động giáo dục theo nghĩa rộng trong trường phổ thông.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, giá trị của bản thân, hoạt động này bổ trợ cho hoạt động dạy học để cùng thực hiện các mục tiêu chung của giáo dục. Mặt khác, thông qua hoạt động này có thể đưa học sinh vào các hoạt động trong thực tiễn cuộc sống, lao động để HS được trải nghiệm từ đó hình thành giá trị sống, kĩ năng sống, trang bị thêm kiến thức về đời sống xã hội hay những vấn đề đang được xã hội quan tâm.

Đối với giáo dục giá trị sống cho học sinh, mục tiêu của biện pháp này thể hiện ở góc độ hẹp, tức là thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề về giáo dục giá trị sống ở ngoài giờ học và ngoài nhà trường, qua đó mở rộng môi trường học tập, trải nghiệm, cách tiếp cận về các giá trị sống cho học sinh.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Thiết kế các nội dung (chủ đề) trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục giá trị sống cho học sinh từ chủ đề, nội dung, địa điểm, hình thức, phương tiện, nguồn lực hỗ trợ tổ chức hoạt động phù hợp, có thế mạnh trong giáo dục giá trị sống.

3.2.5.3. Cách thực hiện

Giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo của nhà trường để xây dựng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo lấy giáo dục giá trị sống làm chủ đề hay mục tiêu của hoạt động. Từ kế hoạch đã được định hướng giáo viên xác định các nội dung hoạt động, nội dung hoạt động được thể hiện qua các chủ đề hoạt động.

Khi thiết kế nội dung, chủ đề của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với mục đích giáo dục giá trị sống cho học sinh, GV cần căn cứ vào những yếu tố sau:

- Căn cứ vào cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (bản chất, đặc điểm, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện thực hiện hoạt động).

- Căn cứ vào các giá trị sống cốt lõi của nhân loại, của dân tộc phù hợp với hoàn cảnh địa phương để thiết kế, tổ chức các hoạt động.

- Căn cứ vào hình thức, thời gian và địa điểm của hoạt động trải nghiệm để đưa ra chủ đề giáo dục giá trị sống phù hợp.

- Căn cứ vào trình độ, đặc điểm chung về nhận thức của học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Sau khi xác định nội dung của hoạt động GV thiết kế hoạt động theo qui trình thiết kế một hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức, đơn vị phối hợp, chuẩn bị của GV, HS, những điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để tổ chức hoạt động....Kế hoạch hoạt động phải được phê duyệt của tổ chuyên môn, của Ban Giám hiệu nhà trường.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh hiện nay có thể theo các mô hình sau: hoạt động tự chủ, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động tham quan, hoạt động về nguồn,... .

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu, giáo viên nhà trường phải nhận thức được vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục giá trị sống cho học sinh.

GV có kiến thức về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: nắm được đặc điểm, bản chất, hình thức tổ chức hoạt động, có năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp nội dung giáo dục giáo trị sống cho học sinh.

Nhà trường phải có một khoản tài chính đầu tư cho hoạt động chung của toàn trường và hoạt động cho từng khối lớp.

Nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường như Đoàn Thanh niên, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương để phối hợp trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang được nghiên cứu đề xuất có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Trong đó, biện pháp tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể là cơ sở, tạo động lực để nhà trường triển khai các hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Các biện pháp trọng tâm là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế; giáo dục giá trị sống trong chương trình tổ chức Đoàn thanh niên trường học và giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ học, ngoài trường học. Ba biện pháp này được coi là trọng tâm vì chúng tạo ra sự chuyển biện về nhận thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm và hành vi có giá trị của học sinh theo hướng tích cực. Thông qua các hoạt động tập thể sẽ trang bị cho HS những giá trị sống cốt lõi, tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách toàn diện bản thân. Các biện pháp này đồng thời cũng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.

Biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS có tính chất tạo điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các biện pháp còn lại.

Để thực hiện có hiệu quả quá trình giáo dục giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động tập thể ở các trường THPT cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên.

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm xác định mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất để giáo dục giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang về mức độ phù hợp và tính khả thi của 05 biện pháp đề xuất nhằm giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Tác giả lựa chọn 20 cán bộ giáo viên và 110 học sinh ở 03 trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để khảo sát về mức độ cần thiết và sự phù hợp của các biện pháp đề xuất. Đó là: THPT Sơn Dương, THPT Sơn Nam và THPT Kim Xuyên.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Tác giả sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ giáo viên cốt cán của 03 trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

- Về đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng 3.5 và biểu đồ 3.1, 3.2.


Bảng 3.5: Đánh giá về mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang‌


Stt


Biện pháp

Cán bộ, giáo viên

Học sinh

Rất phù

hợp

Phù hợp

Ít phù

hợp

Không phù

hợp

Điểm TB

Xếp loại

Rất phù

hợp

Phù hợp

Ít phù

hợp

Không phù

hợp

Điểm TB

Xếp loại


1.

Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua

hoạt động tập thể


17


2


1


0


3,8


3


82


14


10


4


3,6


3


2.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt

động tập thể có ưu thế.


18


2


0


0


3,9


1


94


9


5


2


3,8


1


3.

Giáo dục giá trị sống trong các hoạt động Đoàn thanh niên

trường học


16


3


1


0


3,8


4


78


21


4


7


3,5


5


4.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho

học sinh trong hoạt động tập thể.


17


3


0


0


3,9


2


85


19


5


1


3,7


2


5

Giáo dục giá trị sống thông qua

hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ, ngoài trường học.


16


4


0


0


3,8


5


77


20


11


2


3,6


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 13


90

18

16

14

Rất phù hợp Phù hợp

Ít phù hợp

Không phù hợp

12

10

8

6

4

2

0

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5


Biểu đồ 3.1. Mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh do cán bộ giáo viên đánh giá‌


100

90

80

Rất phù hợp Phù hợp

Ít phù hợp

Không phù hợp

70

60

50

40

30

20

10

0

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5


Biểu đồ 3.2. Mức độ phù hợp của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh do học sinh đánh giá‌

Qua bảng 3.5, biểu đồ 3.1, biểu đồ 3.2 cho thấy tất cả cán bộ giáo viên và học sinh đều đánh một cách khá tương đồng về mức độ phù hợp của các biện pháp đã đề xuất để giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể. Trong đó biện pháp: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong hoạt động tập thể được cán bộ giáo viên và học sinh đánh giá ở mức rất phù hợp với tỷ lệ cao. Biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục giá trị sống cho cán bộ giáo viên và học sinh trong hoạt động tập thể; giáo dục giá trị sống trong các hoạt động Đoàn thanh niên trường học cũng được đa số ý kiến đánh giá ở mức độ rất phù hợp nhưng tỷ lệ không cao bằng biện pháp 2 và 3. Biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học, ngoài trường học được học sinh ủng hộ nhiều, tuy nhiên với giáo viên thì còn băn khoăn do điều kiện trải nghiệm ở khu vực còn nhiều khó khăn nhất là phương tiện giao thông và vị trí địa hình...

- Về đánh giá tính khả thi của các biện pháp chúng tôi hỏi ý kiến của cán bộ giáo viên và học sinh. Kết quả về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong kết quả ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.3, biểu đồ 3.4.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí