Thực Trạng Mức Độ Thực Hiện Và Hiệu Quả Sử Dụng Các Giá Trị Sống Của Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang.

Qua phân tích các số liệu ta thấy: Hình thức mang lại hiệu quả tốt nhất vẫn là hình thức sinh hoạt tập thể hàng tuần và hoạt động sinh hoạt chủ điểm theo đợt thi đua. Điều này khẳng định tính ưu việt của 2 hình thức này. Có những hình thức như nói chuyện truyền thống tuy chưa được học sinh đánh giá ở mức độ thường xuyên nhưng lại có hiệu quả khi sử dụng, xếp ở vị trí thứ 3 và ở mức khá. Số liệu cũng khẳng định hình thức có hiệu quả khá nhưng ở mức trung bình thấp nhất đó là sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm, cho thấy chúng ta cần có biện pháp hỗ trợ hình thức này trong các hoạt động giáo dục khác.

Như vậy nhìn chung giữa cán bộ, giáo viên và học sinh có sự đánh giá khá tương đồng về mức độ tổ chức các phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh. Quan điểm của giáo viên cũng khẳng định rõ hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức ở góc độ tốt, khá cần duy trì và phát huy để nâng cao hơn và những phương pháp, hình thức ở mức độ trung bình, yếu cần tìm giải pháp để gắn kết trong hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT.

2.3.2.4. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả sử dụng các giá trị sống của học sinh ở các trường THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Để khẳng định việc nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về giá trị sống. Tác giả tìm hiểu nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về mức độ thực hiện 12 giá trị sống cốt lõi ở học sinh, kết quả thể hiện trong bảng số 2.9


61


Bảng 2.9. Mức độ thể hiện các giá trị sống cốt lõi ở học sinh THPT



STT


Nội dung

Cán bộ, giáo viên

Học sinh

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Điểm TB

Xếp loại

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

Điểm TB

Xếp loại

1

Giá trị hòa bình

4

32

28

6

2,5

8

25

33

48

34

2,4

8

2

Giá trị hợp tác

6

21

38

5

2,4

10

27

31

47

35

2,4

9

3

Giá trị hạnh phúc

10

34

23

3

2,7

2

33

34

52

21

2,6

4

4

Giá trị yêu thương

10

41

16

3

2,8

1

32

55

38

15

2,7

2

5

Giá trị khoan dung

2

15

45

8

2,2

12

20

43

48

29

2,4

12

6

Giá trị khiêm tốn

5

35

18

12

2,5

7

32

40

48

20

2,6

5

7

Giá trị trách nhiệm

8

21

35

6

2,4

9

30

37

51

22

2,5

6

8

Giá trị trung thực

7

36

22

5

2,6

4

15

81

27

17

2,7

3

9

Giá trị tự do

9

29

25

7

2,6

3

35

57

36

12

2,8

1

10

Giá trị tôn trọng

7

31

28

4

2,6

5

28

41

38

33

2,5

7

11

Giá trị giản dị

6

37

23

4

2,6

6

23

29

75

13

2,4

11

12

Giá trị đoàn kết

5

25

31

9

2,4

11

23

39

48

30

2,4

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 10


62

Bảng khảo sát trên đã cho tác giả nhận định: Cán bộ giáo viên và học sinh đã nhận định được tầm quan trọng của các giá trị sống và thực hiện ở mức độ thường xuyên các giá trị sống. Đó là giá trị giản dị, tự do, trung thực, hạnh phúc và yêu thương. Có những giá trị thỉnh thoảng mới sử dụng là hòa bình, hợp tác, khoan dung, đoàn kết, trách nhiệm và khiêm tốn. Kết quả đã thể hiện phần nào khả năng hạn chế khi thực hiện giá trị sống của học sinh trong cuộc sống nhất là những giá trị rất cần học sinh thường xuyên sử dụng như giá trị khoan dung, hợp tác và đoàn kết. Đối chiếu với bảng 2.1 ta thấy mặc dù học sinh đã nhận thức được về giá trị sống nhưng lại thể hiện chưa thường xuyên, chưa đầy đủ các giá trị cốt lõi. Kết quả đó cũng thể hiện chân thực lối sống thanh niên trong xã hội hiện nay, các giá trị sống đang ngày càng bị hiểu sai hoặc bị quên lãng và đi theo đó là lối sống thực dụng, đua đòi, vị kỷ cá nhân, với các tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng. Mặt khác cũng có thể do các giáo viên cho rằng học sinh do áp lực học tập nhiều nên ít biểu hiện hoặc chưa thể hiện bằng hành vi các giá trị sống. Vì vậy, cần phải thực hiện các hoạt động giáo dục giá trị sống ở trong trường THPT nhằm giáo dục các giá trị sống cơ bản cho các em, giúp các em định hướng giá trị cho bản thân mình, hình thành nhân cách trong sáng và có hành vi đúng đắn.

Tiếp tục khảo sát hiệu quả sử dụng các giá trị sống ở học sinh THPT bằng việc đánh giá mức độ tốt, khá, trung bình, yếu. Kết quả thể hiện ở bảng 2.10


63


Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng các giá trị sống cốt lõi ở học sinh THPT



STT


Nội dung

Cán bộ, giáo viên

Học sinh

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Điểm

TB

Xếp

loại

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Điểm

TB

Xếp

loại

1

Giá trị hòa bình

18

30

19

3

2,9

4

31

42

48

19

2,6

6

2

Giá trị hợp tác

4

44

13

9

2,6

12

15

31

66

28

2,2

10

3

Giá trị hạnh phúc

14

42

9

5

2,9

6

33

44

45

18

2,7

4

4

Giá trị yêu thương

22

25

18

5

2,9

5

27

35

55

23

2,5

8

5

Giá trị khoan dung

10

41

12

7

2,8

8

21

32

62

25

2,4

9

6

Giá trị khiêm tốn

8

46

10

6

2,8

9

14

32

65

29

2,2

11

7

Giá trị trách nhiệm

14

38

12

6

2,9

7

27

39

52

22

2,5

7

8

Giá trị trung thực

5

38

20

7

2,6

11

48

46

30

16

2,9

2

9

Giá trị tự do

25

24

21

2

3,1

1

48

48

29

15

2,9

3

10

Giá trị tôn trọng

5

41

14

10

2,6

10

14

30

66

30

2,2

12

11

Giá trị giản dị

22

39

6

3

3,1

2

31

45

45

19

2,6

5

12

Giá trị đoàn kết

21

36

10

3

3,1

3

54

48

27

11

3,0

1


64

Kết quả ta thấy theo đánh giá của cán bộ giáo viên và tự đánh giá của học sinh thì mức độ hình thành các giá trị sống ở học sinh chỉ dừng lại ở mức độ Khá và Trung bình trong đó có 6 giá trị cá cán bộ giáo viên và học sinh đánh giá học sinh đạt mức độ khá là giá trị hòa bình, hạnh phúc, trung thực, tự do, giản dị và đoàn kết. Có 6 giá trị học sinh tự đánh giá ở mức độ trung bình là Hợp tác (2,2), Yêu thương (2,5),khoan dung(2,4), Khiêm tốn (2,2), Tôn trọng (2,2) và trách nhiệm (2,5). Đây là những giá trị gắn bó nhiều với học sinh nhưng lại chua thực sự hiệu quả hình thành ở học sinh. Như vậy có thể nói hiệu quả của các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống chưa hnhf thành nên những giá trị cốt lõi ở học sinh.

Tìm hiểu thêm việc đánh giá mức độ hình thành giá trị sống cho học sinh trong quá trình hoạt động tác giả tiến hành quan sát một hoạt động văn nghệ ở 02 trường THPT Kháng Nhật và Trường THPT Sơn Nam trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2015). Kết quả sau khi quan sát trong và sau khi tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, tác giả nhận thấy các trường chỉ đạt số điểm ở mức độ khá. Các trường đã xây dựng chương trình văn nghệ rất công phu, có sự đầu tư về trang phục, sân khấu và các tiết mục theo đúng chủ đề. Tuy nhiên việc tạo thông điệp sau mỗi tiết mục tức là những giá trị sống chưa được cụ thể hóa thành những hành động để người thể hiện và người xem học và làm theo.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống qua hoạt động tập thể cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thông qua việc khảo sát ý kiến các cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên đang tham gia công tác Đoàn trường học và học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Kết quả thu được ở bảng 2.11 và 2.12

Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể cho học sinh THPT‌


Stt


Những ảnh hưởng

Tổng hợp ý

kiến

Tỷ lệ

%


Thứ tự

1

Sự hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động giáo

dục giá trị sống cho học sinh của giáo viên

37

52,9

4

2

Tài liệu hướng dẫn còn chưa khoa học, phù hợp

với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT

8

11,4

7


3

Chương trình hoạt động chưa có tính pháp lý ràng

buộc phải thực hiện giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT


41


58,6


2


4

Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí hỗ trợ cho

hoạt động tập thể có giáo dục giá trị sống còn thiếu.


39


55,7


3


5

Lãnh đạo nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua

hoạt động tập thể


11


15,7


6


6

Học sinh còn thụ động, thiếu tự tin, chưa tích cực

trong việc thể hiện các giá trị sống trong các kỹ năng hoạt động cụ thể


32


45,7


5


7

Môi trường giáo dục, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Công đoàn, Đoàn TN, chính quyền địa phương, hội cha

mẹ học sinh…) còn ít


45


64,3


1

8

Ảnh hưởng khác

0

0

0

Bảng 2.12: Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể của học sinh THPT.

Stt

Những ảnh hưởng

Tổng hợp

ý kiến

Tỷ lệ

%

Thứ tự


1.

Bản thân còn thụ động, thiếu sự tự tin, chưa tích cực của bản thân trong quá trình

hoạt động


61


43,6


4


2

Trong các hoạt động tập thể, các thầy cô giáo đã quan tâm, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống còn chưa cụ

thể và phù hợp.


84


60,0


3


3

Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống

thông qua hoạt động tập thể còn thiếu.


118


84,3


1


4

Nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục

giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể


91


65,0


2


5

Môi trường giáo dục, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Công đoàn, Đoàn TN, chính quyền

địa phương, hội cha mẹ học sinh…) còn ít


48


34,3


5

6

Ảnh hưởng khác

15

10,7

6

Nhìn vào kết quả bảng 2.11 và 2.12 tác giả nhận định về các yếu tố ảnh hưởng mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể như sau:

- Ảnh hưởng từ giáo viên: Đã có 52.9% ý kiến của GV cho rằng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh còn hạn chế, 60% học sinh cho rằng sự quan tâm, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống còn chưa cụ thể và phù hợp. Về nguyên nhân ảnh hưởng theo đánh giá của giáo viên thì 11,4% cho rằng tài liệu hướng dẫn còn ít và 58,6% cho rằng chưa có tính pháp lý ràng buộc, chủ yếu là do tính cấp bách đặc thù của từng trường học. Thực trạng đó nói lên khả năng tổ chức, hướng dẫn giáo dục các giá trị sống trong các hoạt động tập thể của giáo viên ở trường THPT còn hạn chế. Người tổ chức chủ yếu là giáo viên kiêm

nhiệm công tác đoàn thể nên thời gian và năng lực tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể còn hạn chế. Đơn cử như năng lực làm chủ chương trình, năng lực tạo bầu không khí, tổ chức trò chơi, bao quát hoạt động...

- Ảnh hưởng từ học sinh: 47,1% giáo viên và 43,6 lựa chọn ảnh hưởng này. Có thể thấy do điều kiện kinh tế, địa lý, dân trí nên vẫn còn e ngại, chưa biết cách và chưa phát huy hết khả năng trong mỗi hoạt động. Một số trường có lượng học sinh đông, mặt bằng nhận thức khác nhau nên khó tổ chức, khó đáp ứng được nhu cầu phát triển các giá trị sống cho từng học sinh trong các hoạt đọng tập thể. Từ thực tế đó đặt ra vấn đề cần có những hoạt động tập thể có nội dung cấp thiết, có các kĩ năng mang tính chuẩn mực để giúp học sinh xác định đúng giá trị của mình. Các yếu tố tâm lý tác động hình thành nên tính cách, khí chất sẽ giúp người tổ chức lựa chọn hoạt động tập thể cho phù hợp, qua đó tạo động lực cho học sinh rèn luyện để hình thành giá trị.

- Về ảnh hưởng từ phía nhà trường: Được đánh giá ở 2 góc độ đó là sự quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Kết quả cho thấy:

+ Có 15,7 giáo viên và 65% học sinh cho rằng việc nhà trường ít quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống. Đối với giáo viên tỷ lệ này là ít tuy nhiên theo đánh giá của học sinh vẫn ở mức cao, qua tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này thì được biết: Do giáo viên cho rằng việc tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là quá trình diễn ra giữa giáo viên với vai trò tổ chức, hướng dẫn với học sinh với vai trò chủ thể hoạt động. Do vậy sự quan tâm, động viên của nhà trường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động. Với học sinh thì các em cho rằng cần có sự quan tâm, động viên của các thầy cô giáo mới kích thích các em nâng cao vai trò chủ thể hoạt động của mình.

+ Về về cơ sở vật chất có 55,7% giáo viên và 84.3% học sinh cho rằng cơ sở vật chất thiếu thốn có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Thực tế các trường THPT trong huyện Sơn Dương có cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tập thể còn thiếu như nhà đa năng, sân khấu ngoài trời, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy chiếu, tranh ảnh .... làm ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể nói chung và hoạt động tập thể giáo dục giá trị sống nói riêng

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí