Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 15

Khi quan sát hoạt động tổ chức quy trình giáo dục giá trị sống, so sánh với quan sát hoạt động trước đó, tác giả nhận thấy: Hoạt động theo quy trình giáo dục đạt mức độ hình thành giá trị sống tốt hơn do đã dịnh hướng giá trị ngay từ đầu và minh chứng bằng các bước thể hiện mức độ hình thành. Học sinh chú ý lắng nghe, dần chuyển từ hoạt động thụ động sang chủ động, từ thái độ, xúc cảm đến tình cảm và thể hiện hành vi, điệu bộ, cử chỉ tập trung vào chủ đề. Sau khi chương tình kết thúc đã có học sinh thay đổi lại hành vi mà trước đó em đã chưa thực hiện được.

- Về phân tích kết quả định tính.

Khi phân tích hoạt động và thái độ của học sinh trong quá trình hoạt động: Căn cứ vào mức độ trả lời câu hỏi vấn đáp, tính tích cực, hiệu quả của làm việc nhóm kết hợp với sự quan sát học sinh tham gia chúng tôi nhận thấy kết quả hoạt động trước và sau khi thực nghiệm đã có sự thay đổi về nhận thức, thái độ, xúc cảm và thể hiện hành vi. Nếu ở ban đầu các em còn trả lời sai, phân vân, e ngại thậm chí thờ ơ thì khi có không khí thoải mái vui tươi, các tình huống trả lời hài hước, sự cổ động của người xem... Cùng với những cung bậc cảm xúc cũng được điều chỉnh theo đúng tâm lý của các em khiến các em hứng thú và tích cực hơn trong hoạt động.

+ Khả năng vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi: Khả năng vận dụng kiến thức để trả lời đúng câu hỏi ở bước 4 với bước 2 cao hơn do ở đây các em được trả lời đúng lúc, đúng thời điểm mong muốn và trên cơ sở những quan sát những hình ảnh, lắng nghe những tình cảm, nhận thức đúng các giá trị, được vận động....

+ Độ bền của kiến thức sau khi thực nghiệm: Sau 01 tháng chúng tôi trở lại đo kiến thức các em đã lĩnh hội sau khi thực nghiệm thì thấy khả năng lưu giữ những giá trị sống đã giáo dục chắc hơn, các em có ấn tượng với chương trình và dần thay đổi hành vi thói quen trong cuộc sống theo những giá trị đã học. Kết quả này đã khắc phục được tình trạng đơn điệu, cuốn hút, hình thức và chậm hình thành các giá trị sống của các chương trình hoạt động tập thể trước đó.

Như vậy qua tổ chức hoạt động chúng tôi đã trang bị cho học sinh những giá trị sống, làm cơ sở cho học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng, có thể tổ chức sân chơi, dẫn chương trình, đồng thời hình thành cho học sinh tính tự tin, năng động, sáng tạo, tính nhân văn, lòng nhân ái, biết cách đối mặt với các thất bại.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết về giá trị sống và giáo dục giá trị sống, kết quả khảo sát thực trạng về giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể ở các trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với 5 biện pháp: Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế; Giáo dục giá trị sống trong hoạt động Đoàn thanh niên trường học; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và giáo dục trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong hoạt động tập thể. Giữa các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện mục tiêu chung của nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc cần quán triệt và được khảo nghiệm về tính phù hợp và tính khả thi do đó có thể vận dụng trong giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Việc thực nghiệm để đánh giá mức độ định lượng và định tính của biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình phối hợp các hình thức giáo dục giá trị sống trong hoạt động tập thể có ưu thế ở trường THPT huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra của quá trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể đó là:

+ Các trường THPT chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể.

+ Nội dung giáo dục giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể còn ít và chưa được tích hợp thường xuyên.

+ Chưa phát huy được ưu thế của hoạt động tập thể để giáo dục giá trị sống cho học sinh.

Biện pháp có tính khả thi khi nó khắc phục và vận dụng được các yếu tố chi phối, ảnh hưởng như: Pháp luật; Điều lệ, chức trách nhiệm vụ; văn hóa; đạo đức; thời gian; bầu không khí; tâm lý con người; tài chính; các nguồn lực vật chất khác.

Kết quả này khẳng định biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể là khả thi, có tác động làm thay đổi giá trị sống của học sinh THPT về các phương diện: nhận thức, thái độ, xúc cảm và hành vi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết lun

1.1. Về lý luận

Giá trị sống là thước đo của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Đối với nhiều nước trên thế giới, giá trị sống là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học.

Kết quả của luận văn đã xác định được các giá trị sống để hình thành cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động tập thể là các giá trị cốt lõi nhất là: Yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn, giản dị, trung thực, tôn trọng, Hợp tác, bình đẳng, tự do, đoàn kết, khoan dung và trách nhiệm. Kết quả của việc hình thành các giá trị sống này là giáo dục cho các em có phong cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng, điều chỉnh và thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở tri thức, thái độ, xúc cảm và kĩ năng phù hợp.

1.2. Về thực trạng

Giáo dục giá trị sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục tập thể chiếm vị trí quan trọng. Những kết quả được hình thành ở học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động tập thể bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng động lại là kết quả của sự thể hiện những giá trị sống cốt lõi, làm nền tảng quan trọng để các em định hướng tham gia vào đời sống xã hội một cách chắc chắn.

Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đã chứng minh học sinh trung học phổ thông chưa thể hiện rõ các giá trị sống cốt lõi, hoặc có nhưng thiếu vững chắc, khó thể hiện ra ngoài bằng hành vi dẫn đến sự vô cảm hiện nay. Các lực lượng giáo dục đã nhận thức rõ được bản chất, mức độ cần thiết để giáo dục giá trị sống cho học sinh, tuy nhiên còn lúng túng về phương pháp và hình thức tổ chức cũng như nội dung giáo dục cho từng đối tượng.

1.3. Đề xuất biện pháp

Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động theo hướng tích cực. Nguyên tắc được xác định là dựa trên các ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục giá trị sống cho lứa tuổi trung học phổ thông, nhưng vẫn không làm mất đi tính chủ điểm, bầu không khí, thời gian của hoạt động tập thể.

Luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể cho học sinh đáp ứng được các yêu cầu giáo dục. Việc vận dụng các biện pháp trong thiết kế các chủ đề hoạt động tập thể khác nhau nhất là theo từng bước của quy trình sẽ đáp ứng nhu cầu khả năng hoạt động của học sinh THPT trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Các biện pháp này có thể được sử dụng trong các hoạt động tập thể từ cấp lớp đến toàn trường đảm bảo phát huy bản chất, mục tiêu của hoạt động tập thể và nhu cầu hoạt động của học sinh THPT.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND tỉnh Tuyên Quang

Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông chỉ có thể đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội khi nội dung này được tuyên truyền rộng cùng với mục tiêu xoá bỏ tâm lý nặng nề về kết quả thi cử. Đầu tư cơ sở vật chất nhất là nhà đa năng, sân khấu, máy chiếu, tranh ảnh, băng hình… là các trang thiết bị thiết yếu cho hoạt động để các trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động giáo dục tập thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

2.2. Với Sở GD & ĐT Tuyên Quang

Cần phối hợp với Tỉnh Đoàn Tuyên Quang ban hành quy định về tổ chức chương trình giáo dục tập thể cho học sinh trong đó yêu cầu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các hoạt động tập thể của nhà trường. Tổ chức tập huấn đội ngũ làm công tác phong trào có đủ năng lực, niềm đam mê, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh. Sở cũng cần có các công trình nghiên cứu, biện pháp để nâng cao kĩ năng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông.

2.3. Đối với tỉnh đoàn Tuyên Quang

Ban hành chương trình công tác năm học theo hướng chủ điểm, nâng cao và tôn vinh những tấm gương sống có ích, có giá trị trong cộng đồng để tạo sức lan tỏa, làm hình mẫu cho thanh niên Việt nam hiện nay. Phối hợp với Sở GD & ĐT ghi nhận, tổ chức tập huấn đội ngũ làm công tác phong trào có đủ năng lực, niềm đam mê, yên tâm tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.

2.4. Đối với UBND huyện Sơn Dương

Cần huy động nguồn lực cơ sở vật chất, khuôn viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia cho trường học trên địa bàn, cung cấp những tư liệu về kinh tế, văn hóa, dân tộc cho các nhà trường làm căn cứ lựa chọn những giá trị sống cốt lõi đề giáo dục học sinh đảm bảo yêu cầu thực tế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Thanh Âm (2004), Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục.

2. Bộ GD & Đt (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3. Diane Tillman (2009), Những giá trị sống cho tuổi trẻ, biên dịch Đỗ Ngọc Khánh, Ph.D. Thanh Tùng - Minh Tươi, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đại tạng kinh Việt Nam (1992), Trung Bộ I, kinh Ví dụ tấm vải [lược trích], Viện nghiên cứu phật học Việt Nam ấn hành.

5. Đinh Đoàn (2009), Giá trị sống - Nền tảng của kỹ năng sống. Báo Dinhdoan.net

6. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh.

7. Phạm Minh Hạc (1994), “Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới (NXB - Giáo dục Việt Nam - Hà Nội). KX-07.

8. Phạm Minh Hạc (2010), “Giá trị học, cơ sở lý luận góp phần đúc kết xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay”, NXB - Giáo dục Việt Nam - Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2011), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Lương Đình Hải (2015), Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, vass.gov.vn.

11. Nguyễn Công Khanh (2013), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu) (1995) - Luận Ngữ - NXB Văn học.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2010), Giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh THPT- NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.253.

15. Phạm Thị Nga (2014) “ Kế thừa và phát huy các tư tưởng giáo dục giá trị sống từ truyền thống đến hiện đại”,Tạp chí Quản lý giáo dục (58).

16. Phạm Thị Nga, Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở/- Tạp chí Quản lý giáo dục - Số 74.

17. Lê Đức Phúc (1992), "Giá trị, định hướng giá trị", Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 10.

18. Nguyễn Thị Phượng (2015) Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT Hiện nay trong môn giáo dục công dân, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

19. Nguyễn Dục Quang (2014), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các dành cho Giáo viên THPT. Module 41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THPT.

20. Nguyễn Thúy Quỳnh (2010), Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng tâm lí học - giáo dục học trong thời kì hội nhập quốc tế, Trường ĐHSP Hà Nội.

21. Phạm Quỳnh (2014), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS, THPT, modun 36.

22. Hà Nhật Thăng (2001), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn - NXB Giáo dục.

23. Hà Nhật Thăng, Tài liệu bồ dưỡng thường xuyên giáo viên THCS, Modun 41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS

24. Nguyễn Thị Tính (2012), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay -Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2012-TN03-05

25. Trần Văn Tính (2015), Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo - Báo Giáo dục thời đại tháng 10.

26. Trần Trọng Thủy (1993), "Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách". Tạp chí nghiên cứu giáo dục - Số 7.

27. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. KX- 07 - 04, Hà Nội.

28. Dương Thị Cẩm Vân (2015), Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, trường Đại học Vinh.

29. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị quốc gia.

30. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa.

PHẦN PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

(Phiếu khảo sát dành cho học sinh)


Các em học sinh thân mến, với mong muốn tìm hiểu về thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đề nghị các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây.

Ý kiến của em chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không được sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác

Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của em!

I. Thông tin chung

1. Học sinh lớp:…………………………………Giới tính: Nam Nữ 2. Trường:………………………………………………………………

II. Câu hỏi khảo sát

Câu 1: Theo em giá trị sống là gì? (lựa chọn 1 đáp án bạn cho là đúng nhất)

1. Giá trị sống là những giá trị giúp con người khẳng định được bản thân trong đời sống xã hội.

2. Giá trị sống là khả năng làm thay đổi hành vi và ứng xử của mình một cách phù hợp, qua đó giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

3. Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi. Chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.

4. Giá trị sống là một hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn, quan niệm về cái thiện, cái ác được thừa nhận trong xã hội, được cá nhân lựa chọn và thể hiện trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống.

Câu 2: Theo em việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT có quan trọng không? (đánh dấu vào ô tương ứng)

1. Rất quan trọng

2. Quan trọng

3. Ít quan trọng

3. Không quan trọng

Câu 3: Theo em việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT có ý nghĩa như thế nào? (đánh dấu vào ô tương ứng)

1. Góp phần phát huy những giá trị truyền thống trong các hoạt động giáo dục

3. Tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống

2. Là con đường hình thành nhân cách học sinh một cách bền vững nhất

4. Góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm tích cực cho học sinh

5. Góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh

6. Kích thích hứng thú, tính tích cực học tập và tham gia các hoạt động của

học sinh

Câu 4: Em hãy cho biết mức độ các con đường nhà trường đã sử dụng để giáo dục giá trị sống cho học sinh? (đánh dấu vào cột tương ứng)


Stt


Con đường

Mức độ

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

1

Tích hợp trong các môn học





2

Thông qua tổ chức hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp





3

Thông qua hoạt động tập thể





4

Thông qua phương tiện thông tin

tuyên truyền






5

Thông qua chương trình hoạt động

của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 15

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí