Những Hạn Chế Ở Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Kế Thừa Và Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Nhằm Xây Dựng Nhân

110

toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên, đã làm cho sự thay đổi trong đời sống gia đình của đồng bào thiểu số nơi đây theo hướng Tây hoá, Kinh hoá. Nhiều sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay thuộc tên ca sỹ, cầu thủ bóng đá nước ngoài, các nhân vật trong phim Hàn Quốc hơn là về lịch sử dân tộc, văn hoá dân tộc trong lúc đó không ít gia đình chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế mà ít chăm lo đến việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con em mình. Những trào lưu văn hóa lai căng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành thói quen, tình cảm, nhất là tình cảm đạo đức trong giới trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, dẫn tới sự phát triển lệch chuẩn nhân cách trong không ít sinh viên.

3.2.3.2. Những hạn chế ở sinh viên khu vực Tây Nguyên đối với việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng nhân cách toàn diện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Thứ nhất, vẫn còn một số sinh viên có nhận thức chưa đúng đắn về đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, sống thiếu lý tưởng, bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo để chống phá cách mạng.

Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; chúng rêu rao tư tưởng ly khai, tự trị trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tượng dễ bị chúng lợi dụng, lôi kéo là thanh niên trong đó có sinh viên con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Ngoài ra đó còn do sự tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và kinh tế thị trường “thương trường là chiến trường” đã làm xuống cấp về mặt đạo đức, làm khủng hoảng thế giới quan ở một bộ phận sinh viên.

Một số sinh viên bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng tiền, họ xem thường lý tưởng cách mạng, sự nghiệp của cha anh đi trước để lại, coi đó là một thứ xa lạ trong cuộc sống của họ. Họ xem nhẹ việc học tập, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức, các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu

111

số ở Tây Nguyên. Theo kết quả khảo sát của tác giả, có: 38,2% sinh viên sống thiếu định hướng, không lý tưởng (xem phụ lục 11). Một bộ phận khá lớn trong số này nhầm tưởng về tin lành Đề Ga

Tháng 2 năm 2001 có hơn 10 nghìn người tham gia biểu tình bạo loạn ở Tây Nguyên, tháng 4 năm 2004 có trên 4600 người tham gia biểu tình, 80% số này là thanh niên. Tháng 4 năm 2008 cũng đã xảy ra 11 vụ biểu tình, gây rối với trên 2000 người tham gia. Hàng trăm ngàn thanh niên khác cũng bị lôi kéo vào cái gọi là ‘tin lành Đề Ga” mà đa số ngộ nhận, nhầm tưởng đó là tin lành của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên [41, tr.115].

Những con số thống kê chưa đầy đủ này cho thấy yêu nước chân chính, lý tưởng cách mạng trong một bộ phận sinh viên Tây Nguyên có biểu hiện phai nhạt, đi ngược lại lòng yêu nước truyền thống của dân tộc ta, điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển lệch chuẩn nhân cách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Thứ hai, lối sống thực dụng bắt nguồn từ phương Tây đang ảnh hưởng rất lớn đến lối sống truyền thống của không ít người Việt Nam nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, biểu hiện lối sống của sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên hiện nay còn nhiều điều đáng lo ngại: mức độ phổ biến ngại gian khổ 58,5%; sống thiếu định hướng, sống thực dụng tính toán 47,9%; sống gấp, bê tha trong sinh hoạt 25,5%; sống trung bình chủ nghĩa 46,8%; sống a dua buông thả 33% (xem phụ lục 11). Mặt trái của toàn cầu hoá đang làm đứt gãy các giá trị văn hoá truyền thống, lay chuyển nền tảng tinh thần trong một bộ phận sinh viên, sắc thái văn hoá địa phương và tộc người có nguy cơ bị suy giảm mạnh mẽ. Một số sinh viên người dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên cảm thấy tự ty, mặc cảm với văn hoá dân tộc mình. Một bộ phận sinh viên khác còn lười biếng trong học tập, không nghiên cứu khoa học, trung bình chủ nghĩa, tư tưởng

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 15

112

ỷ lại. Điều đó, tất yếu dẫn tới lối sống thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, sống buông thả, thực dụng, có tư tưởng sùng ngoại, thiếu ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc làm suy giảm thành tố đạo đức trong cấu trúc nhân cách ở một bộ phận sinh viên. Một số sinh viên đã rơi vào tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội, nghiện rượu, quậy phá, đánh nhau, vi phạm pháp luật. Ở trường đại học Tây Nguyên kết quả rèn của sinh viên trong năm học 2011 - 2012, xếp loại trung bình 1,6%, xếp loại yếu kém 1,5% [130, tr.10].

Quan hệ tình bạn, tình yêu trong một bộ phận sinh viên có những xu hướng thực dụng, phóng túng thiếu trách nhiệm. Hiện tượng làm “gái bao”, mắc vào tệ nạn mại dâm, “sống thử”, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân trong một số nữ sinh đã tạo ra dư luận không tốt. Do bị ảnh hưởng bởi lối sống lai căng, sách báo, văn hoá phẩm đồi trụy…nhiều bạn nam, nữ sinh viên có lối sống buông thả, hoặc quan niệm “phải sống sành điệu, hết mình, sống theo thời đại, sống thoáng”. Chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, một số nữ sinh tham gia vào hoạt động mại dâm, sống thân phận “tầm gửi” vào các đại gia, tham gia các động lắc, nhiều bạn nữ sinh rơi vào tình trạng “vừa học, vừa làm mẹ”. Phóng sự điều tra về ăn chơi của sinh viên trường đại học Tây Nguyên được trang báo điện tử “ngoisao.net” mục tin tức 24 tháng 11 năm 2012 đã cho thấy sự sa đoạ của một bộ phận sinh viên về cách ăn chơi thâu đêm tại các tụ điểm với các cách thức uống rượu mạnh, sử dụng ma túy, quan hệ nam nữ [142].

Hiện tượng sinh viên vi phạm pháp luật đang là vấn đề nhức nhối, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của sinh viên trước con mắt của mọi người; có những vụ án rất phức tạp, sinh viên đã sử dụng trình độ kiến thức của mình để làm hiện trường giả đánh lừa cơ quan điều tra “Đà Lạt những vụ mất trộm chỉ có ở sinh viên: dựng hiện trường giả, kẻ trộm là người yêu” [143], “vụ sinh viên Cao Anh Quang trường Đại học Đà Lạt cướp laptop của bạn gái ở cùng dãy

113

trọ” [144]. “Nhiều thanh niên sa vào con đường nghiện ngập chất ma tuý, tệ nạn xã hội, say rượu, càn quấy, vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý, đánh mất cả danh dự, sự nghiệp tương lai của mình” [41, tr.224].

Thứ ba, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có thái độ, tinh thần học tập đúng mực. Bên cạnh đại đa số sinh viên chăm chỉ rèn đức, luyện tài vẫn còn một bộ phận sinh viên ý thức chấp hành kỷ luật học tập chưa nghiêm, không ít sinh viên thường xuyên đi học muộn, nghỉ học quá tiết quy định, không có bài kiểm tra giữa môn, nên có một số sinh viên không đủ điều kiện để dự thi kết thúc môn học. Chúng tôi cho rằng, trong cấu trúc nhân cách, năng lực của con người một phần chịu sự chi phối, “quyết định” bởi yếu tố sinh vật, bởi sự truyền đạt thông tin di truyền gen, đặc biệt là gen trội. Nhưng phần lớn năng lực ấy chịu sự chi phối - gần như quyết định - bởi các yếu tố lịch sử - xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác và Ph,Ăngghen khi luận giải về nguồn gốc phát triển năng lực, các ông cho rằng sự phát triển năng lực của con người phụ thuộc vào phân công lao động, vào giáo dục mà Ra-pha-en là một minh chứng. Do đó, không coi trọng giáo dục, thiếu tinh thần, thái độ học tập tốt…thì yếu tố năng lực trong nhân cách sinh viên rất khó có cơ hội để nảy sinh, phát triển.

Ở khu vực Tây Nguyên hiện nay, có không ít sinh viên học để đối phó, học cho xong nên hiện tượng sinh viên không học, đến kỳ thi mang sách ra pho tô, quay cóp, giở sách đã trở thành một tệ nạn trong thi cử. Đặc biệt, có những sinh viên đã vi phạm quy chế trong các kỳ thi, bằng cách sử dụng phương tiện công nghệ cao để làm bài. Trong năm học 2011 - 2012, ở trường Đại học Tây Nguyên, sinh viên chưa cố gắng trong học tập, rèn luyện và vi phạm quy chế thi có chiều hướng tăng lên, cụ thể: đình chỉ 1 năm học với 100 sinh viên (trong đó có 10 trường hợp do vi phạm quy chế thi, đặc biệt là sử dụng thiết bị công nghệ cao như điện thoại di động, qua Bluetooth), cảnh cáo 339 sinh viên [130, tr.10].

114

Về mục đích, động cơ học tập của một bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện đang đặt ra nhiều vấn đề. Một bộ phận sinh viên học chỉ mong sao có bằng cấp còn hàm lượng trí tuệ, chất xám, kiến thức không phải là điều mà họ quan tâm. Chúng ta biết rằng quá trình học tập của sinh viên không chỉ là quá trình được trang bị tri thức lý luận, tri thức khoa học, mà còn là quá trình rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động, bồi dưỡng đạo đức để ngày mai lập thân, lập nghiệp. Những suy nghĩ, hành động của một bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên trong học tập càng làm cho tính chất phức tạp ngoài xã hội dễ xâm nhập vào chính đời sống của họ, làm tha hóa nhân cách sinh viên.

Sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế, tín ngưỡng, văn hoá nghệ thuật ở Tây Nguyên đang tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành động của sinh viên ở khu vực này, nhiều giá trị đạo đức có nguy cơ bị mai một, định hướng giá trị nhân cách trong một bộ phận sinh viên có nguy cơ lệch chuẩn, những hạn chế này cần phải được khắc phục càng sớm, càng tốt.

Nguyên nhân của sự lệch chuẩn đạo đức ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên có thể có nhiều, nhưng trong đó nổi lên mấy nguyên nhân chính sau đây:

Một là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập thế giới đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình toàn cầu hóa - nhất là toàn cầu hóa về văn hóa cũng có những tác động tiêu cực, có những yếu tố đi ngược lại “thuần phong, mỹ tục” của dân tộc ta, ảnh hưởng không tốt đến đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó có sinh viên. Trong lúc đó các trường đại học, cao đẳng chưa có kế hoạch chủ động đối phó và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình này, dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên bị kích động, lôi kéo, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu ý chí vươn lên vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Hai là, lợi dụng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” tại khu vực Tây Nguyên làm phai

115

nhạt niềm tin lý tưởng cách mạng của sinh viên, xa rời văn hoá dân tộc. Tận dụng những thông thoáng trong hợp tác giao lưu quốc tế của đất nước ta, kẻ thù đã ra sức tuyên truyền tư tưởng đa nguyên đa đảng, đòi dân chủ, tự do tôn giáo để kích động sinh viên, làm mất an ninh trật tự. Ngoài ra, chúng còn tung vào nước ta các loại văn hoá phẩm độc hại, lối sống buông thả của Phương Tây để làm cho sinh viên mất đi niềm tin của cuộc sống, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống.

Ba là, sự quản lý sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên nhiều lúc chưa tốt. Mặc dù, đã có Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên nhưng hoạt động vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất của đời sống sinh viên. Các buổi sinh hoạt chính trị đầu khoá tổ chức chưa thật nghiêm túc, hiệu quả chưa cao.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học và cao đẳng tuy có đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Đặc biệt môn đạo “đức học”, môn khoa học trang bị cho sinh viên các giá trị đạo đức, giúp sinh viên nhận thức được đâu là thiện, đâu là ác, đâu là lương tâm - trách nhiệm, là danh dự vẫn chưa trở thành môn học bắt buộc trong giáo dục đại học. Cho đến nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng không đưa môn đạo đức học vào giảng dạy, chỉ có một số trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn, trường sư phạm mới giảng dạy môn học này.

Bốn là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên ở một số trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên với tư cách một chủ thể giáo dục vẫn chưa phát huy hết vai trò là trung tâm tập hợp sinh viên, là đại diện tiếng nói của sinh viên. Bên cạnh những phong trào mang tính đồng thuận cao của xã hội, thì vẫn chưa có những phong trào định hướng giá trị cuộc sống cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đội ngũ cán bộ của tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên vẫn chưa thực sự gắn bó với sinh viên, lắng nghe

116

ý kiến của sinh viên để đồng hành cùng sinh viên trong học tập và rèn luyện, hướng tới sự phát triển toàn diện về nhân cách.

Năm là, nguyên nhân mang tính chất chủ quan nhưng hết sức quan trọng đó là từ chính bản thân sinh viên ở khu vực Tây Nguyên - tầng lớp trẻ, sôi động, nhiệt huyết, nhưng kinh nghiệm sống còn hạn chế. Một bộ phận sinh viên tỏ thái độ thờ ơ về chính trị, phai nhạt về lý tưởng, không ít sinh viên ngại tham gia hoạt động đoàn thể, xã hội. Đây đó đã xuất hiện lối sống cá nhân, thực dụng, lười học, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Tuy đây chỉ là số ít nhưng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh người sinh viên “sinh viên 5 tốt” (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt và hội nhập tốt).

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống (nhất là lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng) nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên và những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đang tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trong đó có khu vực Tây Nguyên. Nhưng có một thực tế khác mà chúng ta phải đối mặt, đó là những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình này, đặc biệt là về văn hoá, đạo đức. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một. Lòng yêu nước, giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đang bị một bộ phận sinh viên Tây Nguyên nhận thức một cách mơ hồ, sai lệch. Không ít sinh viên chưa hiểu đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ ngộ nhận tin lành Đề ga, nhà

117

nước Đề ga là tôn giáo, là nhà nước của đồng bào Tây Nguyên. Họ bị kẻ xấu lợi dụng, bị các thế lực thù địch với cách mạng lôi kéo để chống lại chính quyền cách mạng.

Toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đang là xu thế của thời đại, với tư cách là một thành viên của cộng đồng thế giới, chúng ta không thể đứng ngoài xu thế chung đó. Nhưng vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập là không được hoà tan, hội nhập mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá, nhất là văn hoá đạo đức, để không trở thành “bóng mờ” của dân tộc khác. Do đó, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như: lòng yêu nước; lòng yêu thương con người; tinh thần đoàn kết; đức tính cần cù, tinh thần hiếu học nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thứ hai, đang tồn tại nghịch lý giữa mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn hiện nay.

Mục tiêu đào tạo của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay được quy định ở điều 39 Luật Giáo dục năm 2005 là: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu đó tiếp tục được Luật Giáo dục đại học khẳng định tại điều 5 như sau: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương ứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân”. Với mục tiêu đào tạo nói trên, nhiệm vụ đào tạo của các trường cao đẳng, đại học ở khu vực Tây Nguyên không chỉ đẩy mạnh giáo dục tri thức khoa học, công nghệ, mà còn phải tăng cường giáo dục giá trị đạo đức, lối sống cho sinh

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí