Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây

126

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. Nghĩa là giáo dục đại học phải đào tạo được những trí thức trong tương lai toàn diện: vừa hồng, vừa chuyên.

Mục tiêu của giáo dục đại học không chỉ “đào tạo người học có phẩm chất chính trị đạo đức...có trách nhiệm nghề nghiệp...có ý thức phục vụ nhân dân” mà còn phải “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”... đào tạo ra những trí thức tương lai “có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo”.

Trong cấu trúc nhân cách, đạo đức giữ vị trí hết sức quan trọng, nó được coi là thành tố “cốt lõi” của nhân cách, là nền tảng của nhân cách một con người. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên chủ yếu là giúp sinh viên hiểu biết, nắm bắt được nội dung các giá trị đạo đức truyền thống trên cơ sở đó vận dụng, phát huy các giá trị truyền thống trong hoàn cảnh lịch sử mới; biến những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc thành sự thôi thúc nội tâm, tạo lập nên những xúc cảm, tình cảm đạo đức mới thúc đẩy con người hành động, với những hành vi, việc làm chứa đựng giá trị đạo đức cao đẹp.

Đạo đức mới chỉ là thành tố quan trọng của nhân cách nhưng đó chưa phải là tất cả. Một nhân cách phát triển hoàn chỉnh, ngoài thành tố đạo đức ra còn có năng lực. Để có được người trí thức trong tương lai vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, vừa có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất...đòi hỏi các chủ thể giáo dục đại học phải có quan điểm giáo dục toàn diện.

Cả lý luận lẫn thực tiễn đều chứng tỏ rằng, năng lực của một nhân cách, một con người chỉ thực sự phát huy tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả tốt đẹp trên cơ sở một nền đạo đức hướng thiện. Đến lượt mình, một nền đạo đức

127

hướng thiện, một nhân cách đạo đức tốt đẹp cũng chỉ tồn tại và phát triển trên một năng lực chân chính, một năng lực hướng thiện, nếu không thì ‘đức” đó tuy không làm hại ai nhưng cũng không làm lợi gì “cho ai’.

Với ý nghĩa đó, để có được những nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên phát triển toàn diện, đúng hướng, một mặt phải tăng cường giáo dục đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, mặt khác phải chú trọng giáo dục kiến thức chuyên môn toàn diện, giáo dục kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, cái mà nhìn chung sinh viên Tây Nguyên còn rất yếu.

Quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện và hiện thực hoá nó trong giáo dục đại học là thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược được Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đề ra: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [35, tr.32], để giáo dục trực tiếp góp phần quan trọng vào việc: đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

4.2.1. Khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa để giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 17

Con người vừa là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính quá trình ấy. Con người cải tạo hoàn cảnh thông qua hoạt động thực tiễn của mình và nếu như con người do hoàn cảnh tạo nên thì cũng cần tạo ra hoàn cảnh thích hợp cho con người phát triển. Hoàn cảnh, môi trường xã hội là điều kiện chủ yếu để hình thành nhân cách con người. Hoàn cảnh xã hội càng “phức tạp” bao nhiêu, thì sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của con người cũng phong phú bấy

128

nhiêu. Chính vì vậy, phải tạo ra hoàn cảnh (môi trường xã hội) lành mạnh mang “tính người” để hạn chế tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, từ đó, nhân cách và đạo đức của con người mới phát triển đúng hướng. Trái lại con người sẽ mất đi chính mình, khi môi trường xã hội phi nhân tính, con người bị tha hoá, xa lạ với bản chất của chính mình.

Dưới tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, một số sinh viên khu vực Tây Nguyên chạy theo lối sống tự do, thiếu ý thức kỷ luật, có thái độ bàng quan với những người xung quanh. Họ chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình. Họ coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể; coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần; quan tâm tới lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài; lấy lợi ích kinh tế đặt lên trên giá trị đạo đức. Nhiều giá trị đạo đức trong một bộ phận sinh viên đang bị lệch chuẩn, nhất lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần tương, thân tương ái; tình nghĩa thầy trò. Đứng trước tình trạng đó, việc khắc phục những tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa càng trở nên cần thiết.

Một trong những giải pháp góp phần khắc phục tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hóa đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên là phải phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội trong sạch, lành mạnh.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở khu vực Tây Nguyên là để giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo để có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phải phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, bảo đảm phát triển cân đối, hài hoà giữa các khu vực gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển; tạo thêm nhiều việc làm cho

129

người lao động; xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và ổn định xã hội; quan tâm phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc [127].

Mỗi khi vùng đất Tây Nguyên được khai thác một cách hợp lý, tiềm năng Tây Nguyên được thức dậy, đời sống vật chất các đồng bào Tây Nguyên được cải thiện...thì đây là tiền đề, là cơ sở vật chất cần thiết để từ đó chúng ta củng cố và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc, trong đó có giá trị đạo đức. Cũng chính sự phát triển kinh tế mà niềm tin của sinh viên vào chế độ được củng cố, đạo đức của sinh viên phát triển tốt đẹp hơn, mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bị hạn chế.

Sự quan tâm thiết thực, hiệu quả phát triển kinh tế đã đưa lại nhiều cơ hội hơn cho học sinh, sinh viên Tây Nguyên trong học tập, nâng cao trình độ, phát triển tài năng. “Trong 9 năm nguồn vốn tín dụng đã góp phần cho

170.000 lượt hộ thoát nghèo, 83.000 lao động có việc làm ổn định, và hỗ trợ

153.000 lượt học sinh, sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập” [145]. Đây là cơ sở để sinh viên phát huy phẩm chất, năng lực trong học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng nhân cách “vừa hồng” “vừa chuyên”.

Cùng với việc phát triển kinh tế là vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thực hiện tốt chính sách xã hội, đây được coi là một trong những nhân tố góp phần vào xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn hóa hiện nay

Mặt trái của toàn cầu đang tác động mạnh mẽ tới cách nhìn nhận, đánh giá con người theo những chiều hướng khác nhau. Đánh giá nhân cách một con người không chỉ dừng lại ở nhận thức của họ mà phải ở cả hành vi - hành vi hướng thiện là hành vi của những nhân cách tiến bộ. Xã hội đã tạo ra nhiều phương thức để điều chỉnh hành vi, trong đó có đạo đức, pháp luật. Đây là những phương thức điều chỉnh hành vi vừa rộng lớn (đạo đức) vừa trực tiếp, mạnh mẽ (pháp luật). Do đó, để điều chỉnh hành vi con người, ngoài việc giáo dục đạo đức, trong đó có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, cần phải xây

130

dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả và đưa pháp luật vào cuộc sống. Có như vậy, những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa như chủ nghĩa tự do, dân chủ vô tổ chức, đề cao đời sống cá nhân, xem thường ý thức tập thể, mới được hạn chế.

Một trong những nét đặc sắc trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên đó là việc đề ra và tôn trọng các “luật tục”. Đây là những giá trị phong phú và đặc sắc có khả năng tham gia vào chức năng điều chỉnh hành vi của con người Tây Nguyên nói chung, nhân cách sinh viên Tây Nguyên nói riêng. Tính cách, tâm lý của người dân Tây Nguyên nói chung và sinh viên Tây Nguyên nói riêng vốn mộc mạc, phóng khoáng, tự trọng cho nên mỗi khi đã tạo ra được sự gắn kết giữa đạo đức với luật tục và pháp luật thì khả năng quản lý của chính quyền các cấp, của xã hội sẽ không ngừng tăng lên.

Có một thời kỳ dài, luật tục dân tộc và toà án phong tục ở Tây Nguyên bị lãng quên, nếu không nói là bị phủ nhận, thay vào đó là hệ thống pháp luật và toà án của nhà nước. Mặc dù vậy, do sức sống tự thân, luật tục và toà án phong tục vẫn âm thầm tồn tại. Tuỳ theo buôn, hiện vẫn còn có khoảng 50% - 70% vụ việc mâu thuẫn xích mích ở 3 buôn khảo sát được giải quyết nội bộ trong buôn bởi già làng và luật tục [37, tr.209].

Luật tục đóng vai trò tham gia cùng pháp luật quản lý xã hội ở cộng đồng dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đồng thuận xã hội ở cơ sở.

Ở Tây Nguyên hiện nay, những giá trị văn hoá luật tục, đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, cả ba đều thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Sự khác nhau giữa pháp luật và những giá trị văn hoá luật tục, đạo đức là ở các hình thức biểu hiện. Sự điều chỉnh pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, còn những giá trị văn hoá luật tục, đạo đức biểu hiện ý chí của xã hội. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội bằng các điều luật mang tính cưỡng bức. Còn những giá trị văn hoá luật tục, đạo

131

đức điều chỉnh các hoạt động của con người trong quan hệ xã hội chủ yếu bằng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dựa trên dư luận xã hội, sự cắn rứt lương tâm, danh dự. Sự khác biệt và thống nhất giữa những giá trị văn hoá luật tục, đạo đức và pháp luật là cơ sở của tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Cho nên, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật sẽ góp phần nâng cao vai trò của những giá trị văn hoá luật tục, đạo đức trong đời sống xã hội, trên cơ sở đó góp phần điều chỉnh hành vi của người dân nói chung, sinh viên nói riêng theo các yêu cầu, chuẩn mực xã hội đề ra.

Để nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cho sinh viên, các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên cần nghiên cứu lồng ghép thích hợp nội dung giáo dục pháp luật và các lễ hội, sinh hoạt mang tính chất cộng đồng, nhất là các buôn, làng, bon, thôn. Mặt khác, cần tận dụng tối đa vai trò chủ chốt của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng thôn vào tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước ta cho đồng bào dân tộc nói chung và sinh viên nói riêng.

Tây Nguyên là vùng đất có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đây cũng là nơi đang diễn ra những mâu thuẫn phức tạp về kinh tế, chính trị, đặc biệt là những mâu thuẫn trong xã hội như quan hệ dân tộc, tôn giáo, đói nghèo, việc làm; nơi các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, thực tế đó đòi hỏi phải có một chính sách xã hội thật tốt để thúc đẩy sự phát triển trong tương lai, tạo điều kiện cho nhân cách sinh viên phát triển.

Trong mấy năm qua, chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước ta ban hành đều hướng về mục tiêu vì con người. Chính sách 134 và 135 nhằm tạo ra cơ hội xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm mới cho đồng bào dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước ta. Các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên đang thực hiện tốt chính sách xã hội hướng về con người: tỉnh Đăk Nông đã ban Nghị quyết số 152/2004/ NQ-HĐND về việc hỗ trợ kinh phí cho

132

học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số; chính sách cử tuyển các em ở vùng 3 vào các trường đại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ kinh phí cho những người học thạc sỹ, tiến sỹ. Những chính sách như trên là một trong những động lực quan trọng giúp sinh viên học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

4.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Để khắc phục nghịch lý giữa mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay, một trong những giải pháp quan trọng là phải đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên Tây Nguyên phát triển toàn diện.

Để có được những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện cả về thành tố đạo đức cũng như năng lực, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là nội dung không thể thiếu được. Qua học tập, nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống, sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn nguồn cội của mình, từ đó củng cố niềm tin, hình thành động lực thôi thúc sinh viên phấn đấu rèn luyện tài năng vì hạnh phúc bản thân và tiền đồ Tổ quốc.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đã có những đổi thay, có thể có những truyền thống nào đó đã bị vượt qua, nhưng cũng có thể có những giá trị đạo đức mới cần được bổ sung để làm phong phú thêm truyền thống...Vì vậy, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, góp phần xây dựng nhân cách sinh viên phát triển toàn diện là đòi hỏi khách quan của hiện tại và tương lai. Đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế đối với công tác giảng dạy giá trị đạo đức truyền thống ở các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Về nội dung, một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo là nội dung chương trình. Nội dung chương trình càng hiện đại, thiết thực, phù hợp với đối tượng môn học bao nhiêu thì kết quả, chất lượng

133

của quá trình đào tạo càng cao bấy nhiêu. Hiện nay, nội dung chương trình đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sinh viên. Chỉ có các trường thuộc khối sư phạm, y dược và khoa học xã hội và nhân văn đưa môn đạo đức học vào giảng dạy. Còn các khối ngành còn lại chỉ giảng dạy một cách gián tiếp thông qua một số môn học hay các hình thức hoạt động chính trị - xã hội. Nội dung các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tương đối phong phú, bao quát bình diện rộng lớn. Thế nhưng khi giảng dạy (cả trực tiếp, lẫn gián tiếp) chỉ mới đề cập đến một số giá trị có tính chất cốt lõi, như chủ nghĩa yêu nước; chủ nghĩa nhân đạo; chủ nghĩa tập thể...và như vậy thì sự thiếu hụt về nội dung là rất lớn.

Hơn nữa, các chủ thể giáo dục, nhất là đội ngũ giảng viên, không phải ai cũng là người được đào tạo chuyên sâu về khoa học đạo đức, do đó khi chuyển tải nội dung cũng như hiện đại hóa các giá trị đạo đức truyền thống gặp không ít khó khăn, cho dù thực tiễn lại rất cần sự đổi mới ấy. Điều này đòi hỏi ý thức tự khắc phục của các chủ thể giáo dục là rất lớn.

Về phương pháp: nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là truyền thụ cho người học nội dung các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực của xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trên cơ sở đó sinh viên có thể lựa chọn, nhận thức và đánh giá các công việc của mình theo các giá trị chuẩn mực đó. Trong thực tế, việc giảng dạy và tuyên truyền các giá trị đạo đức truyền thống mang lại hiệu quả chưa cao, nội dung chương trình nhiều khi chưa phù hợp; phương pháp giảng dạy và tuyên truyền hiện nay vẫn nặng về thuyết trình, chưa phát huy tính tích cực của sinh viên; người học chưa trở thành “trung tâm” của quá trình sư phạm. Do chưa đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy mà nhiều buổi giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trở nên nhàm chán, sinh viên thấy không thiết thực, họ học với mục tiêu là không phải thi lại, chứ không phải học để từ đó ứng dụng vào thực tế rèn luyện bản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022