118
viên. Tại Đại hội lần thứ XI Đảng ta yêu cầu ngành giáo dục - đào tạo phải: “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ; khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” [35, tr.50]. Có như vậy, chúng ta mới có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay mục tiêu và yêu cầu trên nhìn chung vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và tốt nhất. Bên cạnh những sinh viên có ý chí, nghị lực, ham học hỏi, say mê học tập, rèn luyện thì vẫn còn không ít sinh viên khu vực Tây Nguyên mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một số sinh viên còn lười học, vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, gian lận trong thi cử. Vẫn còn một bộ phận sinh viên thích được hưởng thụ, không ý thức được trách nhiệm của mình trước gia đình, nhà trường, xã hội. Tình trạng ăn chơi, đua đòi vượt qúa khả năng cho phép vẫn còn diễn ra ở một số sinh viên; trong tình yêu thì sống hết mình, sống thử; thậm chí có sinh viên tham gia vào tệ nạn ma tuý, mại dâm gây nên mối lo lớn cho cộng đồng xã hội. Điều này, cho chúng ta thấy khoảng cách giữa mục tiêu đào tạo với đời sống đạo đức trong một bộ phận sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay là rất lớn, khoảng cách ấy cần phải được lấp đầy. Đây cũng chính là nghịch lý trong yêu cầu phát triển cấu trúc nhân cách phẩm chất đạo đức và năng lực của sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay.
Thứ ba, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập, nhất là từ phía chủ thể giáo dục.
119
Đạo đức được hình thành chủ yếu từ hai con đường: tự phát và tự giác, trong đó, con đường tự giác chủ yếu thông qua giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Để nhận thức sâu sắc, đầy đủ, ý thức được trách nhiệm về hành vi của mình, sinh viên ở khu vực Tây Nguyên cần được giáo dục một cách có hệ thống giá trị đạo đức truyền thống. Những giá trị đạo đức truyền thống sẽ hình thành ở sinh viên phẩm chất nhân cách, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, mang tính bền vững, xây dựng được niềm tin, lý tưởng đạo đức v.v… Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW (ngày 25 tháng 7 năm 2008) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã đưa ra mục tiêu, yêu cầu mới trong quá trình giáo dục đào tạo thế hệ trẻ là: Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước.
Trước sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng đất Tây Nguyên từ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội (nhất là Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010; Quyết định số 656 - TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000 và 2010; Quyết định 132; 134 của Thủ tướng Chính phủ) trong mấy năm qua công tác giáo dục chính trị , tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên có những bước chuyển tích cực, góp phần xây dựng thế hệ sinh viên ở khu vực Tây Nguyên thời kỳ hội nhập có nhân cách, tri thức, sức khoẻ, tư duy năng động và hoạt động sáng tạo; tiếp nối truyền thống oanh liệt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nêu
120
cao lòng yêu nước, phát huy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ xung kích tình nguyện để hướng tới cộng đồng, có ý chí vươn lên trong học tập, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, thậm chí cả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định: từ nội dung chương trình đến việc giảng dạy và học tập; từ sự quan tâm của các chủ thể giáo dục (nhất là Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên) đến thái độ học tập của sinh viên; từ tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập thế giới cho đến tính bảo thủ, trì trệ trong việc lưu giữ những phong tục tập quán lạc hậu, những hủ tục...trong một bộ phận sinh viên khu vực Tây Nguyên. Những hạn chế này cần phải được tháo gỡ để giáo dục - đào tạo hoàn thành sứ mệnh: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đạt Được Từ Phía Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Học Tập, Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc
- Những Hạn Chế Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Những Hạn Chế Ở Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Kế Thừa Và Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Nhằm Xây Dựng Nhân
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây
- Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Nhân Cách Sinh Viên Khu
- Coi Trọng Giáo Dục Tinh Thần Hiếu Học Nhằm Xây Dựng Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 3
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, một trong những yếu tố, điều kiện đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững. Sự phát triển, hoàn thiện nhân cách một con người không thể xa rời cội nguồn dân tộc, không thể không kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong hoàn cảnh lịch sử mới. Đó là sự tiếp biến văn hoá đạo đức.
Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc góp phần hình thành và phát triển nhân cách sinh viên chủ yếu thông qua hai con đường: tự phát và tự giác. Trong đó, con đường tự giác được thực hiện thông qua giáo dục.
121
Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực. Các chủ thể giáo dục như: Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, gia đình đã có nhiều hình thức hoạt động thiết thực để giáo dục cho sinh viên nhận thức đầy đủ hơn về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đại bộ phận sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tây Nguyên có thái độ tích cực trong việc học tập, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống, có lòng yêu nước, yêu nghề, vị tha, bao dung, có ý chí vượt qua khó khăn thử thách, có tinh thần cộng đồng, có mục đích, phương pháp học tốt.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, bản thân quá trình này cũng có những hạn chế nhất định cần phải khắc phục, nhất là về nội dung, khung chương trình, hình thức giáo dục…Trong lúc yêu cầu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên không ngừng được nâng cao để hướng tới hình thành những nhân cách sinh viên, nhân cách trí thức trẻ trong tương lai ngày một toàn diện, thì công tác này lại còn nhiều bất cập, cần tháo gỡ. Đây đang là một trong những thách thức đối với giáo dục đại học ở Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
122
Chương 4
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
4.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Quan điểm định hướng là một trong những vấn đề phức tạp, do đó có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhưng xuất phát từ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, tác giả luận án xác định, lựa chọn các quan điểm định hướng cơ bản sau đây:
4.1.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống làm cơ sở để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn hóa hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến giáo dục giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng - coi đây là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong thư gửi cho các chiến sỹ cảm tử Thủ đô, ngày 27/1/1947 Người viết: Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại diện cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta trong mấy nghìn năm để lại, có tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em [103, tr.35].
123
Lời căn dặn này chứa đựng trong đó cả một tấm lòng, một niềm tin đối với tuổi trẻ.
Theo Hồ Chí Minh, tuổi trẻ là “mùa xuân của xã hội”, là những chủ nhân tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phụ thuộc một phần rất lớn vào công lao học tập của các em, ở sự quan tâm giáo dục của nhà trường, của xã hội. Trong đó giáo dục những giá trị truyền thống dân tộc nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Người đặt ra cho nền giáo dục nước nhà nhiệm vụ: “Phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [103, tr.102].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta rất coi trọng thanh niên - sinh viên và công tác giáo dục thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng. Đảng ta đã có những Nghị quyết về thanh niên và công tác thanh niên - trong đó đề cập nhiều đến thanh niên trong trường học, như Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị khoá VI, hay Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VII và gần đây là Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương khoá X (ngày 28/7/2008)...Đảng ta luôn đặt thanh niên (trong đó có sinh viên) “ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người” [34, tr.41].
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo đại học nói riêng, Đảng ta “đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [35, tr.216].
Trong điều kiện các thế lực thù địch đã và đang chọn mảnh đất Tây Nguyên thực hiện “âm mưu diễn biến hòa bình”, để thực hiện ly khai, tự trị “Đê Ga tự trị”. Việc quán triệt, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta đã làm sáng tỏ âm mưu phản động ly khai cho sinh viên, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn để không mắc vào âm mưu của các thế lực thù
124
địch. Đồng thời, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với mục tiêu hướng tới xây dựng nhân cách sinh viên, giàu lòng yêu nước, có tri thức, kỹ năng, sức khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.1.2. Đảm bảo tính thống nhất giữa kế thừa và đổi mới đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn, từ trong chiều sâu lịch sử là nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, nơi hội tụ của một vùng văn hóa dân gian truyền thống, hoang sơ, đầy bản sắc. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là từ tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, người dân Tây Nguyên và sinh viên đang phải đối diện với sự xuống cấp về mặt đạo đức, xa rời bản sắc văn hóa, với nguyên tắc, tục lệ của buôn làng. Do đó, kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên là hết sức cần thiết.
Kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó “như là" cái cầu nối giữa cái cũ với cái mới. Trong xã hội, kế thừa cái gì, kế thừa như thế nào... điều đó hoàn toàn phụ thuộc một phần rất lớn vào chủ thể kế thừa.
Giá trị đạo đức truyền thống là những giá trị tốt đẹp, nhưng những giá trị đó được hình thành trong quá khứ. Quá khứ và hiện tại có những tương đồng nhưng cũng có bao nhiêu điều khác biệt, cuộc sống, thực tiễn luôn vận động, biến đổi, nội hàm của các giá trị đó ít nhiều cũng có sự thay đổi theo. Do đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm: kế thừa trên cơ sở đổi mới và đổi mới trên cơ sở kế thừa.
Kế thừa không có nghĩa chúng ta giữ lại toàn bộ những gì mà quá khứ đã tạo ra, “bê” nguyên cái lịch sử tạo ra đặt vào hiện tại - nghĩa là kế thừa một
125
cách nguyên vẹn, không có đổi mới. Nếu như vậy là không biện chứng, không khoa học. Kế thừa nhưng phải biết lọc bỏ những gì không phù hợp với hiện tại, bị thực tiễn “vượt qua”, chỉ giữ lại những gì còn có giá trị, còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay. Điều đó, cũng có nghĩa là “đổi mới” những gì quá khứ trao lại cho chúng ta, làm cho “cái cũ của quá khứ” có giá trị hơn, ý nghĩa hơn trong cuộc sống hôm nay.
Đổi mới không có nghĩa là phủ định sạch trơn những gì tốt đẹp nhất mà lịch sử dày công vun xới, tạo lập. Đổi mới là làm cho những giá trị đó tiếp tục phát huy vai trò, tác dụng, giá trị của mình trong hiện tại. Chẳng hạn, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống yêu nước cho sinh viên Tây Nguyên là giúp cho họ thấy được chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử có những tương đồng những cũng không ít sự khác biệt so với chủ nghĩa yêu nước ngày nay; truyền thống yêu thương con người trong quá khứ và hiện tại cũng không phải là đồng nhất.
Do đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách cho sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng phải đảm bảo tính kế thừa và đổi mới. Quan điểm này cần phải được quán triệt ở cả chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được sức mạnh của quá khứ trong hiện tại. Nhất là quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, đổi mới trở thành cái “tất yếu” lịch sử. Nhưng đổi mới không bao giờ được xa rời cội nguồn dân tộc; không được trở thành “bóng mờ’ của người khác, dân tộc khác.
4.1.3. Gắn giáo dục đạo đức truyền thống với giáo dục toàn diện có ý nghĩa trực tiếp đến xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Mục tiêu của giáo dục đại học của nước ta được quy định ở tại điều 5 Luật giáo dục Đại học (luật số 08/2012/QH13) là: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.