Những Hạn Chế Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối

102

Ý thức trách nhiệm vì cộng đồng: điều này thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Hình ảnh những sinh viên tình nguyện của các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên mãi là dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí của những người dân nơi đây, khi sinh viên giúp họ trong lao động, sản xuất và chăm sóc sức khỏe. Kết quả chiến dịch sinh viên tình nguyện cho thấy: Trường Đại học Đà Lạt chương trình tiếp sức mùa thi năm 2012 đã tìm kiếm được 6.000 chỗ trọ miễn phí, hỗ trợ 20.000 xuất ăn tổng trị giá trên 500 triệu đồng; hàng năm sinh viên đã tự nguyện hiến máu nhân đạo từ 600 đến 700 đơn vị máu [129, tr.3] để chung tay tiếp sức cùng cộng đồng. Trường Đại học Tây Nguyên trong năm học 2011 - 2012 đã có 250 sinh viên tham gia “Mùa hè xanh” xây dựng 38 công trình trị giá 300 triệu đồng và 184 sinh viên tham gia “Tiếp sức mùa thi” đã hỗ trợ cho hàng ngàn thí sinh về nhà ở, xuất ăn miễn phí. Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện hiến máu nhân đạo đã vận động hơn 1.000 lượt sinh viên tham gia hiến máu, có 200 sinh viên tham gia ngân hàng máu sống [130, tr.9]. Hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống của cộng đồng của sinh viên các trường đại học và cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên là sự tiếp nối truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc. Hoạt động tình nguyện đã giúp cho sinh viên có cơ hội thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm đến cộng đồng, xã hội, là môi trường rèn luyện bản thân, trau dồi kỹ năng sống, khả năng làm việc theo nhóm.

Tinh thần đoàn kết biểu hiện thông qua quan hệ giữa cá nhân và tập thể

Bản chất của đời sống loài người là tính cộng đồng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại và phát triển được trong cộng đồng nhất định. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng như là quan hệ giữa bộ phận với chỉnh thể, giữa yếu tố với hệ thống. Bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên là đề cao tính cộng đồng, cá nhân con người chỉ là một thực thể của cộng đồng người ấy. Sinh hoạt tập thể vốn đã tồn tại hàng ngàn năm nay của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên: Cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, không gian văn hóa nhà rông, nhà

103

dài. Đây là những giá trị văn hóa cốt lõi của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên mà ngày nay sinh viên Tây Nguyên đang giữ gìn và phát triển.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể đang là vấn đề hết sức cần thiết. Cho dù chịu sự tác động từ mặt trái của toàn cầu hóa, nhưng sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn giữ được những điểm tích cực trong lối sống của mình. Họ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự ý thức về năng lực cá nhân, mong muốn thể hiện và khẳng định mình, nhưng sinh viên vẫn biết chăm lo đến lợi ích chung. Xu hướng sinh viên đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, gia đình ngày càng thể hiện rõ nét. Các hoạt động như sinh viên tình nguyện, xây dựng nông thôn mới, ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, hoạt động hiến máu nhân đạo (điển hình trường đại học Tây Nguyên đã thành lập “ngân hàng máu sống” có tới 200 sinh viên tham gia sẵn sàng hiến máu bất cứ khi nào, đây là mô hình đầu tiên trong cả nước ở một trường đại học). Từ đó, chúng ta thấy sinh viên ở khu vực Tây Nguyên luôn đề cao trách nhiệm trước cộng đồng, coi sự phát triển của cộng đồng là tiền đề để phát triển cá nhân - nhân cách.

Thứ năm, sinh viên Tây Nguyên đã kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, một trong những yếu tố cơ bản hình thành năng lực ở cấu trúc nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Trong điều kiện toàn cầu hóa với sự phát triển kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám được coi là tài nguyên vô giá đối với mọi quốc gia. Chính vì vậy, đa số sinh viên khu vực Tây Nguyên luôn luôn ý thức được sự cần thiết phải phát huy cao độ truyền thống hiếu học của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Họ luôn chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập. Sinh viên ra sức rèn luyện để trở thành trí thức trẻ có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học. Họ phát huy khả năng sáng tạo, ứng

104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

dụng để tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ nói riêng.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 14

Động cơ học tập của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên: đánh giá một cách tổng quát phần lớn sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay có ý thức tích cực, chủ động trong học tập. Họ hiểu rằng học tập vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi thiết thực của bản thân, là cơ sở để lập thân, lập nghiệp. Không chỉ học ở trường, nhiều sinh viên đã tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng tri thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, học ngoại ngữ, tin học để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho tương lai. Nhiều câu lạc bộ ra đời: Câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ các doanh nghiệp tương lai, câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ, câu lạc bộ Văn học, Nhà quản trị tương lai 2009 - 2010 - 2011. Trường Đại học Đà Lạt đã thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi học thuật, các buổi hội thảo gắn với chuyên đề, chuyên ngành đào tạo thu hút được 50.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia [129, tr.5].

Truyền thống hiếu học của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên thể hiện rõ ở mục đích học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên, có ba mục đích lớn nhất được sinh viên lựa chọn nhiều là: học để làm người 21,5%, học để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 23,1%, học để cống hiến 19,7% (xem phụ lục 10). Nhưng cũng phải thấy rằng hiện nay, khu vực Tây Nguyên đang có những biến động phức tạp khó lường, các thế lực thù địch lợi dụng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa để lôi kéo, mua chuộc sinh viên truyền bá nhiều văn hóa phẩm độc hại. Âm mưu đó đã và đang được thực hiện, ít nhiều có ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của một bộ phận sinh viên.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học ở Tây Nguyên đã thu hút các sinh viên đam mê nghiên cứu tham gia ngày càng đông với những đề tài có giá trị cao về lý luận và thực tiễn. Từ năm 2009 đến năm 2012 trường Đại học Đà Lạt đã có 100 đề tài của sinh viên được thực hiện [129, tr.3]; trường Đại học Tây Nguyên trong năm học 2011 - 2012 sinh viên cũng

105

có 26 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 15 đề tài được lựa chọn tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học khối Nông - Lâm - Ngư - Thủy toàn quốc năm 2013. Ngoài ra sinh viên cũng rất tích cực tham gia các hoạt động khoa học công nghệ được tổ chức lồng ghép vào các cuộc thi như: Hội nghị khoa học tuổi trẻ các khối ngành Y khoa, Nông - Lâm - Ngư - Thủy, Sư phạm; thi olympic vật lý Toàn quốc năm 2012 [130, tr.11].

Thái độ học tập của sinh viên: thái độ học tập của phần đông sinh viên là chủ động, tích cực, số lượng sinh viên học tập đạt kết quả trung bình càng ngày giảm đi, số sinh viên xuất sắc và giỏi càng tăng lên. Trường Đại học Tây Nguyên có 10.008 sinh viên đang theo học, trong đó xếp loại học tập xuất sắc, giỏi, khá đạt 57,8% (xem phụ lục 12). Điều đó cho thấy, sinh viên ở khu vực Tây Nguyên đã có thái độ tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt. Học kỳ I năm học 2011 - 2012 có 1.891 sinh viên nhận học bổng học tập với số tiền là 2.708.990.000đồng; 25 xuất học bổng Happel (30Euro/tháng); 133 suất học bổng khác trị giá 309 triệu đồng [130, tr.8].

Đứng trên quan điểm toàn diện và phát triển chúng ta có thể khẳng định rằng, đại bộ phận sinh viên ở khu vực Tây Nguyên có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí cao trong học tập và rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp; vì hạnh phúc của bản thân và sự phồn vinh của đất nước. Cho dù chịu sự tác động từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, nhưng sinh viên nơi đây vẫn phát huy được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và hiện thực hóa những giá trị đó trong hoàn cảnh lịch sử mới. Điều đó, làm cho nhân cách sinh viên phát triển theo hướng nhân văn, hài hòa, biết trân trọng nâng niu những thành quả của cuộc sống. Những biểu hiện tích cực, tiến bộ của nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên có thể do nhiều nguyên nhân, bước đầu có thể khái quát thành mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu hết sức to lớn, toàn diện “có ý nghĩa lịch sử”, đời

106

sống nhân dân được cải thiện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng nhiều mặt; dân chủ được mở rộng; chính trị - xã hội ổn định; an ninh quốc phòng được giữ vững; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng, có hiệu quả…Tất cả những thành tựu đó tạo cơ sở, tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, cho giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Thứ hai, đó chính là kết quả của đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp là đổi mới trong giáo dục, đào tạo. Đảng ta đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong sự phát triển đất nước. Đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển giáo dục, đào tạo và được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức tư tưởng nói riêng, ở các trường đại học và cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Những buổi sinh hoạt chính trị đầu khóa, các buổi nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và quốc tế.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, môn đạo đức học trong các trường đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên trong mấy năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Thông qua những môn học này, sinh viên được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong cách nhìn nhận đánh giá các vấn đề. Các môn lý luận chính trị đã giúp sinh viên ý thức đầy đủ hơn về việc rèn luyện, học tập trong nhà trường, để phấn đấu trở thành công dân tốt, người trí thức trẻ “vừa hồng” “vừa chuyên”.

107

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên đã tổ chức nhiều phong trào (phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào thi đua học tốt, rèn luyện tốt…). Các phong trào này đã có tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập, rèn luyện của sinh viên.

Thứ ba, về phía sinh viên: đa số sinh viên ở khu vực Tây Nguyên hiện nay có ước mơ, hoài bão lớn, họ ra sức rèn luyện, học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Nhiều tấm gương của sinh viên vượt qua khó khăn gian khổ để học tập tốt, có những sinh viên hy sinh cả bản thân mình vì phong trào tình nguyện. Hình ảnh của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên: năng động, sáng tạo, tiến quân vào khoa học - công nghệ đang là niềm tự hào của gia đình, nhà trường, xã hội. Xứng đáng là thế hệ “Sinh viên Việt Nam làm theo lời bác, học tập tốt, rèn luyện tốt, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

3.2.3. Những hạn chế đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn hóa hiện nay và nguyên nhân của nó

3.2.3.1. Những hạn chế của các chủ thể đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Thứ nhất, hạn chế từ phía Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên tuy được Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên quan tâm, chú ý nhưng vẫn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác nắm bắt tình hình tư tưởng trong sinh viên có lúc chưa kịp thời. Vẫn còn một số vướng mắc về chế độ chính sách của sinh viên là người dân tộc, sinh viên ở vùng

108

sâu, vùng xa. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên vừa thiếu, vừa yếu kinh nghiệm về khả năng đối thoại, giải thích vận động cho sinh viên, nhất là trước những vẫn đề lớn có tính chất “toàn cầu” về kinh tế, chính trị hiện nay.

Nguồn lực, phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác truyên truyền giáo dục giá trị đạo đức truyền thống còn nhiều thiếu thốn và chưa phù hợp với yêu cầu. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường về giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng chưa đồng bộ. Công tác giáo dục về chính sách dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền nâng cao ý thức về phòng chống “diễn biến hòa bình” cũng như tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hóa hiệu quả chưa thật cao. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa tạo ra chuyển biến mới, làm cho sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong đó có giá trị đạo đức trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong 504 phiếu điều tra với câu hỏi: “Thanh niên suy nghĩ đánh giá về chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa cho thanh niên của cán bộ Đoàn - Hội hiện nay” thì có 38,09% ý kiến cho rằng “Nội dung và phương pháp giáo dục phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đông đảo đoàn viên thanh niên”; 31,74% ý kiến cho rằng “Nội dung và phương pháp giáo dục còn cứng nhắc, đơn điệu và nhàm chán, chưa phù hợp với đông đảo đoàn viên thanh niên” [41, tr.130].

Một trong những hạn chế khác của các chủ thể giáo dục này là việc triển khai học tập môn “đạo đức học”. Môn học này từng được coi là môn học bắt buộc đối với các trường đại học, cao đẳng, nhưng với nhiều lý do khác nhau mà môn học này cho đến nay vẫn chưa được triển khai rộng khắp. Hiện nay ở khu vực Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung, môn “Đạo đức học” chỉ được giảng dạy ở các ngành khoa học xã hội nhân văn, sư phạm, còn

109

các ngành khác ít quan tâm, nhiều khi có truyền tải nhưng thông qua những buổi sinh hoạt nhỏ, đi dã ngoại, sinh hoạt ngoại khoá. Chính điều đó, tạo ra rất nhiều khó khăn cho công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc để xây dựng nhân cách và lý tưởng sống cho sinh viên.

Thứ hai, những hạn chế từ phía gia đình đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Sự tác động của toàn cầu hoá, kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng tới đời sống gia đình và sự biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực Tây Nguyên. Trước đây, các gia đình trong buôn làng cổ truyền Tây Nguyên thường bố trí xung quanh khu vực nhà Rông, nhà Dài để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cộng đồng như: hội họp, lễ hội, nghi lễ. Hình thái cư trú đó đã tạo nên quan hệ cộng cư láng giềng - yếu tố đầu tiên tạo nên tính cộng đồng. Từ đó, tạo nên sự cộng đồng về địa vực cư trú: buôn làng đầu tiên là điểm sinh sống của những người cùng huyết thống, sau đó là sự gia nhập của những gia đình khác huyết thống, hình thành nên quan hệ láng giềng đan cài với quan hệ huyết thống. Mọi thành viên trong gia đình, buôn làng đều tự giác, tự nguyện tuân thủ theo nguyên tắc cộng đồng về sở hữu, tự quản và bình quân về phân phối mà luật tục đã quy định. Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được truyền lại cho các thế hệ thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng do già làng tổ chức.

Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, cấu trúc gia đình các dân tộc sinh sống trên địa bàn khu vực Tây Nguyên cũng đang có sự biến đổi. Các gia đình Tây Nguyên không còn dựa trên nguyên tắc bình quân mà đã phân tầng giàu nghèo, không còn thuần tuý xử lý các quan hệ trong nội bộ tộc người mà còn có cả quan hệ liên tộc người, nhất là với các tộc người mới nhập cư. Hình thái cư trú xen kẽ đã phá vỡ tính biệt lập của buôn làng, gia đình trước đây, vừa tạo điều kiện cho giao lưu, tương trợ giữa các gia đình. Dưới tác động của

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí